Người chèo đò trên bến sông Chợ Dinh với tôi mãi mãi là hình ảnh sâu đậm khó quên.
Bến đò Chợ Dinh nơi sông Hương đổ về. Từ nhà tôi nhìn xuống, dòng sông Hương lấp lánh màu xanh biếc. Sông rộng từ 200 đến 300 mét, lượng khách qua lại trên sông liên tục, trong đó phần nhiều là những người buôn gánh bán bưng, từ các làng như Ngọc Anh, Tây Thượng, Nam Phổ, Dưỡng Mong, … của Huyện Phú Vang qua bán tại Chợ Dinh, gánh hàng trên vai, đôi dóng trĩu nặng. Mỗi ngày trên chuyến đò ngang ấy, bao nhiêu người qua sông? Vậy mà, người chèo đò vẫn miệt mài lao động không mõi mệt đưa khách sang sông.
Bến đò Chợ Dinh có 2 người chèo đò: Cụ Chằng và anh Sanh.
Cụ Chằng tuổi đã khá cao, người dong dỏng cao, khuôn mặt rắn rõi, đôi mắt hơi nhỏ nhưng còn tinh anh, tóc hoa râm, ngắn gọn. Cụ ở gần nhà tôi, phía bên hông trái, đi qua một hàng rào già tàu xanh mướt.
Anh Sanh, dáng người gọn, nhỏ, thấp, còn trẻ và tính cách nhanh nhẹn, thoăn thoắt. nhà ở sát mé sông, kề bến đò.
Tiền thu phí khách qua sông, không hiểu thế nào, tôi chỉ thấy Bác Oanh, cha nuôi anh Sanh nhận mỗi cuối buổi từ hai người chèo đò trao lại, giá cước qua lại cho mỗi người đâu chỉ 50 xu.
Mỗi buổi sáng tinh mơ, người ta đã thấy cụ Chằng đi qua nhà tôi, xuống bến đò. Bến sông có 2 chiếc đò ngang, mỗi ngày 2 người thay nhau chở khách qua lại và người chèo đò ngày ấy vẫn hì hục chèo đưa khách qua sông, không phải có thuyền máy như bây giờ.
Sức chở của đò chỉ khoảng 20 người, kèm theo gồng gánh, nếu hàng chở theo quá nhiều thì phải gạt bớt.
Tôi đã để mắt theo dõi những chuyến đò của bến sông Chợ Dinh. Lòng vẫn ngập ngừng lo âu, cầu mong những chuyến đò qua lại bình yên.
Những mùa hè, ngày nắng chói chang, người chèo đò, áo maillot, hoặc có khi lưng trần trùng trục, mồ hôi nhễ nhại, đôi tay để trên chèo, động tác thoăn thoắt, chiếc đò trôi đi nhẹ nhàng trên mặt nước xanh rờn phẳng lặng, bình yên.
Mùa đông rét mướt, những ngày mưa giông bão, người chèo đò run lập cập chống đỡ thiên nhiên hung bạo. Mặt nước nỗi sóng, con đò chồng chềnh. Tôi thấp thõm dõi theo người chèo đò vật lộn với thiên nhiên để đưa khách qua sông an toàn.
Có mùa mưa lũ kéo đến, gió to, sóng lớn. Nước cuồn cuộn, một màu đỏ ngầu. Con nước đã dâng cao, mực nước đã vượt bến cả trăm mét, lên đến mạn đường Chi Lăng, người chèo đò vẫn bình tỉnh đưa khách qua sông. Buổi chợ vẫn họp, nhưng chợ dời đến bên kia đường, dưới mái đình thờ của xóm.
Nguy hiểm thay người chèo đò!
Khiêm tốn thay cuộc đời của họ!
Âm thầm, lặng lẽ, sống trong điều kiện khổ cực triền miên, người chèo đò vẫn làm việc vui vẽ, không một lời oán thán, hay phô trương sự khó nhọc.
Ngày ấy cách đây đã 40 năm, tôi đã nghe Hùng Cường hát bản nhạc “Ông lái đò” với lời thơ dẫn nhạc theo từng đoạn làm xao xuyến lòng tôi. Tôi đồng cảm với tác giả Hiếu Nghĩa. Ông cũng đã chứng kiến nhiều lần sinh hoạt trên bến đò, mới làm được những vần thơ hay như thế:
“Tôi đã gặp một chiều trên bến nước
Ông lái đò ngồi đợi khách sang sông
Gió đưa nhẹ đôi hàng lau lã lướt
Ông lái đò đôi mắt mõi mòn trông…”
Tôi đã trãi qua tuổi thơ của tôi, thời gian cắp sách đi học, ngót 22 năm ròng rã, nhưng chuyến đò đưa khách qua lại trên sông vẫn chưa một lần bị sự cố.
Hình ảnh những chuyến đò trên bến sông Chợ Dinh cùng người chèo đò vẫn luôn ám ảnh tôi với những kỉ niệm thật dịu dàng, thân yêu.
Buổi sáng, buổi chiều trôi qua, khi màn đêm buông xuống, cảnh bến đò Chợ Dinh yên tĩnh, tịch mịch. Những đêm mùa đông mưa lạnh, tôi ngồi bên cạnh bếp than, lửa còn đỏ rực. Tôi nghe tiếng gió vi vút dưới bến đò, văng vẳng như đâu đây tiếng gọi đò ơi! Tôi nói với bà nội:
- Mệ! Có tiếng ai gọi đò?
Bà nội la tôi:
- Bậy nờ! Bây chừ làm chi có ai gọi đò !
- Có mệ nà, con nghe mà !
Bà nội nhỏ giọng :
- Như rứa thì chỉ có ma gọi đò đó !
Tôi hơi run, măc dù lòng vẫn tự nghĩ, làm sao có ma. Nhưng tôi vẫn nghi hoặc. Nhiều lần, tôi nghe cha tôi kể nơi này ngày trước, ban đêm, người ta vẫn nghe tiếng gọi đò. Có khi tiếng rổn rẻng như tiếng va chạm kim loại, tiếng kéo lê của những sợi xích trên các ngọn cây ở dãy nhà đối diện, mỗi lúc mỗi rõ rồi xa dần. Đó là những người tù Việt Minh bị Pháp bắt được, áp tãi rồi bắn chết dọc đường. Tôi xích lại gần nội :
- Có ma thiệt không mệ ?
- Có cha răng không, thì khi nớ mi nghe tiếng gọi đò đó.
Tôi phì cười :
- Có khi mình nghe lộn răng mệ.
Bà nội mĩm cười nói :
- Rứa có người gọi lúc ni thì làm răng mà chèo, chỉ có điên !
Tôi nghĩ bà nội cũng kì thật, nói sao cũng được. Thôi xem như mình không nghe. Lúc nầy tôi bỗng nhiên nhớ cụ Chằng. Tôi không biết cụ có bao giờ nghe tiếng gọi đò ban đêm chưa, nếu nghe cụ có xuống chèo để đưa khách sang sông không ? Chắc là không, như bà nội nói chỉ có điên. Ngày mai, tôi sẽ hỏi cụ về chuyện này. Bà nội nói :
- Đi ngủ hè!
Tuy nhiên rạng sáng ngày hôm sau, mãi lo đi học, tôi lại quên mất chuyện hồi hôm. Cho đến hôm đám giổ mẹ tôi, cụ Chằng qua nhà để cha tôi nhờ phụ việc : khiên bàn ghế mượn từ nhà hàng xóm, làm heo, chạy bàn, ...lúc đó nhớ lại chuyện ma gọi đò, tôi hỏi :
- Cụ, ban đêm có lúc tui nghe tiếng gọi đò, có phải đó là ma gọi không ?
Cụ Chằng nghiêm sắc mặt :
- Ma gọi đò đó, những người bị chết sông, bị chết trận, bị giặc Pháp giết, linh hồn vất vưỡng, ban đêm vẫn thường hay gọi đò.
- Rứa cụ nghe được, cụ có ra chèo không ?
- Có mà điên à !
Cụ Chằng vừa trả lời vừa cười ha hả :
- Thôi tau phải đi làm heo đã, kẻo ba mi lại la tau.
- Cho tui đi theo với !
- Ừ mau lên!
Đó là những thời khắc hạnh phúc, mãi mãi là những gì quý báu nhất.
Quá khứ tái hiện như vừa mới hôm qua, cùng với con sông , bến đò, những người buôn gánh bán bưng, những cô, cậu học trò cùng với những người thân quen hôm nào còn nghe âm thanh, tiếng cười, giọng nói, những cuộc cải vã, vậy mà bây giờ nhớ lại đã 50 năm.
Và người chèo đò năm xưa bây giờ có còn không?
Ôi thời gian !
Bến đò Chợ Dinh nơi sông Hương đổ về. Từ nhà tôi nhìn xuống, dòng sông Hương lấp lánh màu xanh biếc. Sông rộng từ 200 đến 300 mét, lượng khách qua lại trên sông liên tục, trong đó phần nhiều là những người buôn gánh bán bưng, từ các làng như Ngọc Anh, Tây Thượng, Nam Phổ, Dưỡng Mong, … của Huyện Phú Vang qua bán tại Chợ Dinh, gánh hàng trên vai, đôi dóng trĩu nặng. Mỗi ngày trên chuyến đò ngang ấy, bao nhiêu người qua sông? Vậy mà, người chèo đò vẫn miệt mài lao động không mõi mệt đưa khách sang sông.
Bến đò Chợ Dinh có 2 người chèo đò: Cụ Chằng và anh Sanh.
Cụ Chằng tuổi đã khá cao, người dong dỏng cao, khuôn mặt rắn rõi, đôi mắt hơi nhỏ nhưng còn tinh anh, tóc hoa râm, ngắn gọn. Cụ ở gần nhà tôi, phía bên hông trái, đi qua một hàng rào già tàu xanh mướt.
Anh Sanh, dáng người gọn, nhỏ, thấp, còn trẻ và tính cách nhanh nhẹn, thoăn thoắt. nhà ở sát mé sông, kề bến đò.
Tiền thu phí khách qua sông, không hiểu thế nào, tôi chỉ thấy Bác Oanh, cha nuôi anh Sanh nhận mỗi cuối buổi từ hai người chèo đò trao lại, giá cước qua lại cho mỗi người đâu chỉ 50 xu.
Mỗi buổi sáng tinh mơ, người ta đã thấy cụ Chằng đi qua nhà tôi, xuống bến đò. Bến sông có 2 chiếc đò ngang, mỗi ngày 2 người thay nhau chở khách qua lại và người chèo đò ngày ấy vẫn hì hục chèo đưa khách qua sông, không phải có thuyền máy như bây giờ.
Sức chở của đò chỉ khoảng 20 người, kèm theo gồng gánh, nếu hàng chở theo quá nhiều thì phải gạt bớt.
Tôi đã để mắt theo dõi những chuyến đò của bến sông Chợ Dinh. Lòng vẫn ngập ngừng lo âu, cầu mong những chuyến đò qua lại bình yên.
Những mùa hè, ngày nắng chói chang, người chèo đò, áo maillot, hoặc có khi lưng trần trùng trục, mồ hôi nhễ nhại, đôi tay để trên chèo, động tác thoăn thoắt, chiếc đò trôi đi nhẹ nhàng trên mặt nước xanh rờn phẳng lặng, bình yên.
Mùa đông rét mướt, những ngày mưa giông bão, người chèo đò run lập cập chống đỡ thiên nhiên hung bạo. Mặt nước nỗi sóng, con đò chồng chềnh. Tôi thấp thõm dõi theo người chèo đò vật lộn với thiên nhiên để đưa khách qua sông an toàn.
Có mùa mưa lũ kéo đến, gió to, sóng lớn. Nước cuồn cuộn, một màu đỏ ngầu. Con nước đã dâng cao, mực nước đã vượt bến cả trăm mét, lên đến mạn đường Chi Lăng, người chèo đò vẫn bình tỉnh đưa khách qua sông. Buổi chợ vẫn họp, nhưng chợ dời đến bên kia đường, dưới mái đình thờ của xóm.
Nguy hiểm thay người chèo đò!
Khiêm tốn thay cuộc đời của họ!
Âm thầm, lặng lẽ, sống trong điều kiện khổ cực triền miên, người chèo đò vẫn làm việc vui vẽ, không một lời oán thán, hay phô trương sự khó nhọc.
Ngày ấy cách đây đã 40 năm, tôi đã nghe Hùng Cường hát bản nhạc “Ông lái đò” với lời thơ dẫn nhạc theo từng đoạn làm xao xuyến lòng tôi. Tôi đồng cảm với tác giả Hiếu Nghĩa. Ông cũng đã chứng kiến nhiều lần sinh hoạt trên bến đò, mới làm được những vần thơ hay như thế:
“Tôi đã gặp một chiều trên bến nước
Ông lái đò ngồi đợi khách sang sông
Gió đưa nhẹ đôi hàng lau lã lướt
Ông lái đò đôi mắt mõi mòn trông…”
Tôi đã trãi qua tuổi thơ của tôi, thời gian cắp sách đi học, ngót 22 năm ròng rã, nhưng chuyến đò đưa khách qua lại trên sông vẫn chưa một lần bị sự cố.
Hình ảnh những chuyến đò trên bến sông Chợ Dinh cùng người chèo đò vẫn luôn ám ảnh tôi với những kỉ niệm thật dịu dàng, thân yêu.
Buổi sáng, buổi chiều trôi qua, khi màn đêm buông xuống, cảnh bến đò Chợ Dinh yên tĩnh, tịch mịch. Những đêm mùa đông mưa lạnh, tôi ngồi bên cạnh bếp than, lửa còn đỏ rực. Tôi nghe tiếng gió vi vút dưới bến đò, văng vẳng như đâu đây tiếng gọi đò ơi! Tôi nói với bà nội:
- Mệ! Có tiếng ai gọi đò?
Bà nội la tôi:
- Bậy nờ! Bây chừ làm chi có ai gọi đò !
- Có mệ nà, con nghe mà !
Bà nội nhỏ giọng :
- Như rứa thì chỉ có ma gọi đò đó !
Tôi hơi run, măc dù lòng vẫn tự nghĩ, làm sao có ma. Nhưng tôi vẫn nghi hoặc. Nhiều lần, tôi nghe cha tôi kể nơi này ngày trước, ban đêm, người ta vẫn nghe tiếng gọi đò. Có khi tiếng rổn rẻng như tiếng va chạm kim loại, tiếng kéo lê của những sợi xích trên các ngọn cây ở dãy nhà đối diện, mỗi lúc mỗi rõ rồi xa dần. Đó là những người tù Việt Minh bị Pháp bắt được, áp tãi rồi bắn chết dọc đường. Tôi xích lại gần nội :
- Có ma thiệt không mệ ?
- Có cha răng không, thì khi nớ mi nghe tiếng gọi đò đó.
Tôi phì cười :
- Có khi mình nghe lộn răng mệ.
Bà nội mĩm cười nói :
- Rứa có người gọi lúc ni thì làm răng mà chèo, chỉ có điên !
Tôi nghĩ bà nội cũng kì thật, nói sao cũng được. Thôi xem như mình không nghe. Lúc nầy tôi bỗng nhiên nhớ cụ Chằng. Tôi không biết cụ có bao giờ nghe tiếng gọi đò ban đêm chưa, nếu nghe cụ có xuống chèo để đưa khách sang sông không ? Chắc là không, như bà nội nói chỉ có điên. Ngày mai, tôi sẽ hỏi cụ về chuyện này. Bà nội nói :
- Đi ngủ hè!
Tuy nhiên rạng sáng ngày hôm sau, mãi lo đi học, tôi lại quên mất chuyện hồi hôm. Cho đến hôm đám giổ mẹ tôi, cụ Chằng qua nhà để cha tôi nhờ phụ việc : khiên bàn ghế mượn từ nhà hàng xóm, làm heo, chạy bàn, ...lúc đó nhớ lại chuyện ma gọi đò, tôi hỏi :
- Cụ, ban đêm có lúc tui nghe tiếng gọi đò, có phải đó là ma gọi không ?
Cụ Chằng nghiêm sắc mặt :
- Ma gọi đò đó, những người bị chết sông, bị chết trận, bị giặc Pháp giết, linh hồn vất vưỡng, ban đêm vẫn thường hay gọi đò.
- Rứa cụ nghe được, cụ có ra chèo không ?
- Có mà điên à !
Cụ Chằng vừa trả lời vừa cười ha hả :
- Thôi tau phải đi làm heo đã, kẻo ba mi lại la tau.
- Cho tui đi theo với !
- Ừ mau lên!
Đó là những thời khắc hạnh phúc, mãi mãi là những gì quý báu nhất.
Quá khứ tái hiện như vừa mới hôm qua, cùng với con sông , bến đò, những người buôn gánh bán bưng, những cô, cậu học trò cùng với những người thân quen hôm nào còn nghe âm thanh, tiếng cười, giọng nói, những cuộc cải vã, vậy mà bây giờ nhớ lại đã 50 năm.
Và người chèo đò năm xưa bây giờ có còn không?
Ôi thời gian !