• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Vài Ý Về Ca Huế

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Vài Ý Về Ca Huế

    Vài Ý Về Ca Huế
    Tô Kiều Ngân


    Hát Văn ở Bắc và hát Chầu Văn ở Huế đều là những điệu nhạc lễ, chỉ được hát tại các đền điện, am, miếu, phủ… trong các dịp cúng bái, lễ hội. Các cụ ta xưa tuyệt đối cấm con cháu không được hát những điệu hát này bất cứ nơi nào khác, cho đó là điều "không nên". "Không nên" là không nên làm, nhưng ở Huế, "không nên" còn có nghĩa là vi phạm vào những điều thiêng liêng cấm kỵ. Người ta gọi hành động đó là "báng bổ" thần thánh. Chẳng hạn như những tên "trời đánh, thánh vật" ê a câu hát bắt chước điệu "chầu văn":

    Ông lên ông nhảy lom xom
    Bà lên bà nhảy đổ om nước chè

    Om là cái nồi nhỏ bằng đất nung dùng nấu cơm, nấu nước của dân quê; ông đây là ông Hoàng Ba, ông Hoàng Năm… còn Bà là Bà Chúa Thượng Ngàn, Bà Thiên Y A-Na hay Lê Sơn Thánh Mẫu… thường xuất hiện trong các am miếu, sau một hồi nhảy nhót theo tiếng nhạc bèn ban phép, ban lộc cho các đệ tử.

    Bài "Hát chầu văn Huế" là một điệu nhạc rất sôi nổi, chuyển động nhún nhảy giống hệt điệu nhảy "Samba" của phương Tây. Khi người cung văn hát lên, đàn nguyệt đánh theo và bộ gõ tham dự tối đa: chuông đồng, mõ gõ, sanh tiền, trống da thực hiện phần đệm thật xôm tụ, rôm rả. Nhịp nhạc sôi nổi, tiếng đàn thanh thót, lời ca véo von cộng với mùi nhang trầm sực nức, hương hoa thơm ngát dễ làm cho các vị đã hóa trang thành ông Hoàng, bà Chúa đang trùm tấm khăn đỏ ngồi trước điện thờ dễ dàng quay đảo. Chỉ cần 10 phút sau là họ hét lên và bắt đầu nhảy múa theo nhịp nhạc. Ông hay Bà đã "lên" và sẵn sàng truyền lệnh, ban phép …

    Nội dung "hát chầu văn" là những lời tán tụng, ca ngợi công đức, phép thuật của các thần thánh. Hầu hết đều là thơ lục bát được nhạc hóa thành vũ điệu, lúc nào các "Bà Chúa Thượng Ngàn" hay "Mộc tinh Chúa lá" xuất hiện, các cung văn sẽ nhanh chóng chuyển cung, đổi điệu, hát giọng líu lo như tiếng nói của đồng bào Thượng.

    Ơ … rừng mái, rừng me
    Rừng sim, rừng trúc, rừng tre, rừng vầu
    Năm ba cô tố nữ theo hầu
    Cô đeo chỉ thắm, cô xâu hạt vàng…

    Đó là lời ca tả cảnh Bà Chúa Thượng cùng đoàn tùy tùng du ngoạn chốn sơn lâm, còn với các ông Hoàng Năm, Hoàng Ba thì có những câu:
    Cũng có lúc ông chơi đèo Ngang, Tĩnh Nghệ
    Lúc ông về giáng hạ bút son…

    Các ông sẽ ban phép bằng cách dùng bút son vẽ lên những hàng chữ ngoằn nghoèo. Không ai đọc đuợc. Những chữ này may vào túi vải, đeo lên cổ trẻ con sẽ không bị yêu quỷ xâm hại, ai bị bệnh đốt đi, dùng tàn tro hòa với nước lã uống vào sẽ hết bệnh ngay!

    Dù tin hay không tin những việc này thì từ lâu người ta đã coi Hát Chầu Văn là điệu nhạc lễ, là nhạc thờ cúng, không phải là nhạc… chơi. Ay thế mà không hiểu từ bao giờ, Hát Chầu Văn đã hiện diện trong nhạc mục Ca Huế trên sông Hương. Nhạc lễ đã … xuống đò và trở thành một điệu hát chính trong chương trình. Người ta đổi lời, dùng những bài thơ lục bát tình tứ để hát mà vẫn giới thiệu là "Hát Chầu Văn".

    Nhạc lễ gì mà lại có những câu nói về "Ngưu Lang Chúc Nữ", về "tình sử Huyền Trân" như một đoạn trích dẫn sau đây:
    … Ngưu Lang, Chúc Nữ u sầu
    Con chim ô thước bắt cầu Sông Ngân
    Nam Bình lại nhớ Hành Vân
    Nhớ xưa tình sử Huyền Trân đau lòng …

    Thật chẳng đâu vào đâu nhưng du khách Tây phương lại rất khoái. Họ vỗ tay đôm đốp vì "cắm thuyền sông lạ một đêm thơ", bất ngờ nghe được một nhịp điệu kích động, gần gũi với nhạc nước họ mà lại được biểu diễn bởi những nhạc cụ thô sơ, nghèo nàn của phương Đông. Còn Nam Bình, Nam Ai … họ chỉ nghe réo rắt, lê thê … chẳng thông ngôn ngữ thì làm sao mà cảm được!

    Nghe Ca Huế còn một điều bất ưng nữa là có nhiều bài ca không biết ai là tác giả? Người ca không biết, người hướng dẫn chương trình cũng không biết. Có lần câu hò: "Trước bến Văn Lâu" có người cho là của Vua Duy Tân, có người bảo là của cụ Nguyễn Khoa Vy, về sau lục sách vở mới hay là của cụ Ưng Bình Thúc Gia Thị. Sở dĩ không biết ai là tác giả vì hầu hết các bài ca Huế đều phổ biến bắng cách chép tay hay truyền khẩu, vì không in ra nên không rõ tên người sáng tác. Trong khoảng 70 năm trở lại, ở Huế có những nhân vật quen sáng tác các bài Nam Bình, Nam Ai, Tứ Đại … có thể kể những tên tuổi như: Ưng Bình Thúc Giạ Thị, Võ Chuẩn, Cụ Thượng Nguyễn Hy, cụ Nguyễn Khoa Vy, Thầy giáo Vân Am, Nguyễn Bá Nhiệm, nhạc sỹ Bữu Lộc và nhiều người khác nữa. Gần đây nhà thơ trẻ Võ Quê cũng vừa ra một tập Khúc Tri Âm gồm nhiều bài ca Huế. Vì không biết tác giả là ai nên người M.C. thường giới thiệu gọn là: "sau đây mời quí vị nghe bài Nam Ai "Năm canh xót phận" lời ca xưa "do nghệ sỹ T.H. trình bày".

    Giới thiệu như vậy thì khỏe quá, bài nào không biết thì cứ phán đại rằng đó là "lời ca xưa", mặc dù nói như thế xem ra có vẻ tắc trách và ít nhiều làm buồn lòng người sáng tác. Sáng tác một bài Nam Ai, Nam Bình… có khác gì làm một bài thơ,gửi gắm vào đó biết bao tâm tư, tình cảm. Lẽ nào lại phớt lờ tên người sáng tác. Nên chăng các cơ quan Văn Hóa Huế đô ra tay sưu tầm, in ấn, bài nào tìm được tác giả thì ghi vào, khi trình diễn thì nhớ giới thiệu để cho các thế hệ em cháu sau này còn có tài liệu mà nghiên cứu, sử dụng.

    Một hiện tượng khác tưởng cũng cần đề cập đó là gần đây nhiều cuốn băng Video, nhiều đĩa VCD Ca Huế, khi trình diễn màn Hò Giả Gạo, các nghệ sỹ nam thì mặc áo gấm, đội khăn đóng, nữ thì mặc áo lụa thêu hoa, đội khăn vành giây chẳng khác gì các cung phi trong Đại Nội. Mặc như thế để hò giả gạo, vốn là một điệu hò chân quê, mộc mạc của trai gái nông thôn e không thích hợp, đừng nói là quá trái khoáy đến độ khôi hài! Lẽ nào các nhà đạo diễn Ca Huế lại không chú ý đến điều này?
    Sống trên đời

    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom