“Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ…”
Vầng sáng của những ngọn đèn Sài Gòn vẫn rực rỡ hơn các thành phố khác nhưng dưới ánh đèn xanh đỏ ấy là những số phận và những cuộc đời rất khác nhau.
Từ xa xưa ở Nam bộ đã có câu ca: Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ, đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu… như sự khẳng định “đẳng cấp đô thị” và sự phồn hoa của Sài Gòn.
Đô thị hấp dẫn
TP.HCM hiện nay đã hơn 7 triệu dân, là đô thị lớn nhất nước. Thành phố có sức hấp dẫn rất mạnh, nó như muốn thu hút tất cả về phía mình…, từ những người có tài trí, vật lực coi Sài Gòn là “đất dụng võ” để thi thố tài năng và gây dựng sự nghiệp đến những người quá nghèo khó, không còn ruộng đất ở quê nhà đến đây với hy vọng đổi đời và cả những kẻ có máu “giang hồ” cũng tìm đến để “hành nghề”. Nếu nhìn từ dân trí thì thành phố có từ người thất học đến các giáo sư, tiến sĩ, nhìn từ mức sống thì có từ “kẻ ăn không hết” đến “người lần không ra”, nhìn về đạo đức thì có từ kẻ lưu manh đến người “đạo cao đức trọng”…
Bức tranh thị dân muôn mặt ấy tự nó nói lên sự phân hóa xã hội rất sâu sắc trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy muốn hiểu thế nào là “thành phố sống tốt” - như đang có nhiều nghiên cứu, không chỉ dựa vào những “tiêu chí” do các nhà quản lý đô thị đặt ra mà còn phải hiểu những nhu cầu chính đáng và thiết yếu về cuộc sống của từng nhóm cư dân. Làm như vậy để biết cái gì đã tốt và cái gì chưa tốt, “thành phố sống tốt” với ai và chưa tốt với ai.
Nét vẽ đâu thể xóa
Những người nghèo khổ từ khắp nơi kéo về thành phố kiếm sống bằng cách bán sức lao động cơ bắp như làm phụ hồ, khuân vác, gánh hàng rong, đạp xe ba gác… Phần lớn trong số họ là “dân nhập cư”: không hộ khẩu, không đoàn thể, thuê nhà cấp bốn… Thu nhập thấp và không ổn định nhưng nếu không có họ hay họ không làm tất cả những công việc mà “dân thành phố chính cống” không muốn làm thì đời sống đô thị này sẽ ra sao? Kinh tế thành phố đang tăng trưởng rất nhanh nhưng họ được hưởng lợi ít nhất. Họ không có cơ hội đặt chân đến những chung cư cao cấp, những siêu thị, trung tâm mua sắm đầy ắp hàng hóa đắt tiền… Vì không được thụ hưởng bao nhiêu những thành quả tăng trưởng và hiện đại hóa của thành phố nên họ cũng không quan tâm đến các “tiêu chí thành phố sống tốt”. Với họ không có khái niệm GDP/đầu người. Họ chỉ lo tìm được việc làm để đủ cơm áo gạo tiền hằng ngày. Mặc dù không chiếm đa số nhưng họ là một bộ phận không thể loại bỏ khỏi đời sống đô thị, giống như một nét vẽ không thể bôi xóa nhưng lại có thể làm cho bức tranh đô thị xấu đi hoặc đẹp hơn…, tùy thuộc vào việc chính quyền có giải pháp nâng cao đời sống và trình độ dân trí cho họ hay không.
Nhìn từ trên cao…
Nhóm người thuộc hàng “đại gia” và quan chức lớn thì không còn phải lo về đời sống vật chất, họ không còn ở mức cần ăn no, mặc đủ mà phải là ăn ngon, mặc đẹp và tiện nghi cao cấp. Nhóm này được hưởng lợi nhiều nhất từ sự tăng trưởng nhanh của thành phố. Họ làm giàu khá nhanh và sống khá cách biệt trong các khu đô thị hiện đại. Họ ở và làm việc trong phòng máy lạnh, di chuyển bằng xe hơi riêng nên hầu như không bị ảnh hưởng bởi khói bụi hay ngập nước… Vì thế với họ, thành phố sống tốt phải có những tiêu chí rất cao về mỹ quan đô thị, giao thông, môi trường, chất lượng dịch vụ, văn hóa nghệ thuật, thẩm mỹ kiến trúc… Các yếu tố đó đang được hiện đại hóa từng ngày nhưng dường như không theo kịp đà tăng dân số cơ học quá nhanh.
TP.HCM cũng là nơi thu hút nhiều nhất giới trí thức của mọi miền đất nước. Nhóm này cũng bị chi phối rất nhiều bởi các yếu tố của đời sống vật chất ngày nay như cơm áo gạo tiền, ách tắc giao thông, môi trường ô nhiễm… nhưng họ quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề văn hóa-xã hội, khoa học, kỹ thuật, công nghệ... Với họ, thành phố sống tốt phải bao gồm cả các tiêu chí về tự do, dân chủ, luật pháp và sự tôn trọng nhân dân của các cấp chính quyền… như lời Bác Hồ đã dạy.
Học sinh, sinh viên là thế hệ chủ nhân tương lai của thành phố, hiện họ còn phụ thuộc gia đình nên chưa bị tác động mạnh bởi những khó khăn về cuộc sống vật chất. Họ cũng chưa đủ bản lĩnh để phân biệt và chọn lọc những giá trị văn hóa tốt đẹp trong môi trường văn hóa mang đậm nét thị trường. Một đô thị có nhiều tệ nạn xã hội và tràn ngập văn hóa phẩm không lành mạnh thì không thể gọi là môi trường sống tốt đối với họ.
Nhiều nhà nghiên cứu về đô thị cho rằng dân số quá đông và mật độ cư trú quá cao vừa là “mẫu số” vừa là “ẩn số” của các mặt tiêu cực trong đời sống đô thị. Đó là hệ quả không thể tránh khỏi của tình trạng “quá tải dân số của siêu đô thị” mà ngày nay, ngay cả các nước giàu có nhất thế giới cũng chưa khắc phục được.
TP.HCM chưa thành “siêu đô thị” nhưng đã có những biểu hiện “quá tải dân số” khá rõ trên các mặt giao thông, môi trường và tệ nạn xã hội. Thế nhưng trong quy hoạch phát triển, thành phố đang hướng tới 10 triệu dân đến lúc đó sẽ như thế nào là câu hỏi chưa có lời giải thuyết phục. Phải chăng dân số lớn đang là một trong những “tiêu chí văn minh-hiện đại” của đô thị Việt Nam trong khi thế giới đang tìm con đường khác cho phát triển đô thị hiện đại?
Về mặt lý thuyết, người ta có thể soạn thảo được một bộ “tiêu chí thành phố sống tốt” rất hoàn hảo nhưng để các “tiêu chí” ấy biến thành hiện thực lại là chuyện khó hơn ngàn lần và hầu như không thể hoàn thành cùng một lúc. Vì thế phải có lộ trình từng bước, từ thấp lên cao theo khả năng thực tế. Tiêu chí ấy không chỉ căn cứ vào tính hiện đại của cơ sở hạ tầng hay vào GDP cao, mà quan trọng hơn là cư dân của thành phố có cảm thấy tự hào là chủ nhân của một thành phố do chính bàn tay họ xây dựng nên!
Vầng sáng của những ngọn đèn Sài Gòn vẫn rực rỡ hơn các thành phố khác nhưng dưới ánh đèn xanh đỏ ấy là những số phận và những cuộc đời rất khác nhau.
Từ xa xưa ở Nam bộ đã có câu ca: Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ, đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu… như sự khẳng định “đẳng cấp đô thị” và sự phồn hoa của Sài Gòn.
Đô thị hấp dẫn
TP.HCM hiện nay đã hơn 7 triệu dân, là đô thị lớn nhất nước. Thành phố có sức hấp dẫn rất mạnh, nó như muốn thu hút tất cả về phía mình…, từ những người có tài trí, vật lực coi Sài Gòn là “đất dụng võ” để thi thố tài năng và gây dựng sự nghiệp đến những người quá nghèo khó, không còn ruộng đất ở quê nhà đến đây với hy vọng đổi đời và cả những kẻ có máu “giang hồ” cũng tìm đến để “hành nghề”. Nếu nhìn từ dân trí thì thành phố có từ người thất học đến các giáo sư, tiến sĩ, nhìn từ mức sống thì có từ “kẻ ăn không hết” đến “người lần không ra”, nhìn về đạo đức thì có từ kẻ lưu manh đến người “đạo cao đức trọng”…
Bức tranh thị dân muôn mặt ấy tự nó nói lên sự phân hóa xã hội rất sâu sắc trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy muốn hiểu thế nào là “thành phố sống tốt” - như đang có nhiều nghiên cứu, không chỉ dựa vào những “tiêu chí” do các nhà quản lý đô thị đặt ra mà còn phải hiểu những nhu cầu chính đáng và thiết yếu về cuộc sống của từng nhóm cư dân. Làm như vậy để biết cái gì đã tốt và cái gì chưa tốt, “thành phố sống tốt” với ai và chưa tốt với ai.
Nét vẽ đâu thể xóa
Những người nghèo khổ từ khắp nơi kéo về thành phố kiếm sống bằng cách bán sức lao động cơ bắp như làm phụ hồ, khuân vác, gánh hàng rong, đạp xe ba gác… Phần lớn trong số họ là “dân nhập cư”: không hộ khẩu, không đoàn thể, thuê nhà cấp bốn… Thu nhập thấp và không ổn định nhưng nếu không có họ hay họ không làm tất cả những công việc mà “dân thành phố chính cống” không muốn làm thì đời sống đô thị này sẽ ra sao? Kinh tế thành phố đang tăng trưởng rất nhanh nhưng họ được hưởng lợi ít nhất. Họ không có cơ hội đặt chân đến những chung cư cao cấp, những siêu thị, trung tâm mua sắm đầy ắp hàng hóa đắt tiền… Vì không được thụ hưởng bao nhiêu những thành quả tăng trưởng và hiện đại hóa của thành phố nên họ cũng không quan tâm đến các “tiêu chí thành phố sống tốt”. Với họ không có khái niệm GDP/đầu người. Họ chỉ lo tìm được việc làm để đủ cơm áo gạo tiền hằng ngày. Mặc dù không chiếm đa số nhưng họ là một bộ phận không thể loại bỏ khỏi đời sống đô thị, giống như một nét vẽ không thể bôi xóa nhưng lại có thể làm cho bức tranh đô thị xấu đi hoặc đẹp hơn…, tùy thuộc vào việc chính quyền có giải pháp nâng cao đời sống và trình độ dân trí cho họ hay không.
Tương phản. Ảnh: HTD
Những ai thuộc nhóm chỉ sống bằng đồng lương hằng tháng và buôn bán nhỏ, đặc biệt là người “phố nhỏ, ngõ nhỏ, nhà tôi ở đó” thì khi mùa mưa đến khó tránh khỏi vài lần bị nước cống và nước mưa tràn vào nhà. Nếu lệnh cấm “xe ba bánh tự chế” được thi hành triệt để thì lấy gì để chở vài trăm gạch nếu phải sửa nhà, lấy gì chở những đồ dùng không thể khiêng vác..? Cuộc sống của họ gắn liền với gần 4 triệu chiếc xe gắn máy - nó như “đôi chân nối dài” - nên họ vừa bị coi là “thủ phạm”, vừa là “nạn nhân” của vấn nạn kẹt xe triền miên. Họ còn bị tác động mạnh bởi những đợt tăng giá điện, nước, học phí, thuốc chữa bệnh... Nhóm này đang chiếm tỷ lệ dân số đông nhất nên mức sống và cảm nhận của họ là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá những “tiêu chí thành phố sống tốt” có thực tế hay không.Nhìn từ trên cao…
Nhóm người thuộc hàng “đại gia” và quan chức lớn thì không còn phải lo về đời sống vật chất, họ không còn ở mức cần ăn no, mặc đủ mà phải là ăn ngon, mặc đẹp và tiện nghi cao cấp. Nhóm này được hưởng lợi nhiều nhất từ sự tăng trưởng nhanh của thành phố. Họ làm giàu khá nhanh và sống khá cách biệt trong các khu đô thị hiện đại. Họ ở và làm việc trong phòng máy lạnh, di chuyển bằng xe hơi riêng nên hầu như không bị ảnh hưởng bởi khói bụi hay ngập nước… Vì thế với họ, thành phố sống tốt phải có những tiêu chí rất cao về mỹ quan đô thị, giao thông, môi trường, chất lượng dịch vụ, văn hóa nghệ thuật, thẩm mỹ kiến trúc… Các yếu tố đó đang được hiện đại hóa từng ngày nhưng dường như không theo kịp đà tăng dân số cơ học quá nhanh.
TP.HCM cũng là nơi thu hút nhiều nhất giới trí thức của mọi miền đất nước. Nhóm này cũng bị chi phối rất nhiều bởi các yếu tố của đời sống vật chất ngày nay như cơm áo gạo tiền, ách tắc giao thông, môi trường ô nhiễm… nhưng họ quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề văn hóa-xã hội, khoa học, kỹ thuật, công nghệ... Với họ, thành phố sống tốt phải bao gồm cả các tiêu chí về tự do, dân chủ, luật pháp và sự tôn trọng nhân dân của các cấp chính quyền… như lời Bác Hồ đã dạy.
Học sinh, sinh viên là thế hệ chủ nhân tương lai của thành phố, hiện họ còn phụ thuộc gia đình nên chưa bị tác động mạnh bởi những khó khăn về cuộc sống vật chất. Họ cũng chưa đủ bản lĩnh để phân biệt và chọn lọc những giá trị văn hóa tốt đẹp trong môi trường văn hóa mang đậm nét thị trường. Một đô thị có nhiều tệ nạn xã hội và tràn ngập văn hóa phẩm không lành mạnh thì không thể gọi là môi trường sống tốt đối với họ.
Nhiều nhà nghiên cứu về đô thị cho rằng dân số quá đông và mật độ cư trú quá cao vừa là “mẫu số” vừa là “ẩn số” của các mặt tiêu cực trong đời sống đô thị. Đó là hệ quả không thể tránh khỏi của tình trạng “quá tải dân số của siêu đô thị” mà ngày nay, ngay cả các nước giàu có nhất thế giới cũng chưa khắc phục được.
TP.HCM chưa thành “siêu đô thị” nhưng đã có những biểu hiện “quá tải dân số” khá rõ trên các mặt giao thông, môi trường và tệ nạn xã hội. Thế nhưng trong quy hoạch phát triển, thành phố đang hướng tới 10 triệu dân đến lúc đó sẽ như thế nào là câu hỏi chưa có lời giải thuyết phục. Phải chăng dân số lớn đang là một trong những “tiêu chí văn minh-hiện đại” của đô thị Việt Nam trong khi thế giới đang tìm con đường khác cho phát triển đô thị hiện đại?
Về mặt lý thuyết, người ta có thể soạn thảo được một bộ “tiêu chí thành phố sống tốt” rất hoàn hảo nhưng để các “tiêu chí” ấy biến thành hiện thực lại là chuyện khó hơn ngàn lần và hầu như không thể hoàn thành cùng một lúc. Vì thế phải có lộ trình từng bước, từ thấp lên cao theo khả năng thực tế. Tiêu chí ấy không chỉ căn cứ vào tính hiện đại của cơ sở hạ tầng hay vào GDP cao, mà quan trọng hơn là cư dân của thành phố có cảm thấy tự hào là chủ nhân của một thành phố do chính bàn tay họ xây dựng nên!
TS NGUYỄN HỮU NGUYÊN
Comment