• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Chủ đề Giai phẩm Xuân Nhâm Thìn - 2012

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Chủ đề Giai phẩm Xuân Nhâm Thìn - 2012

    Chủ đề Giai phẩm Xuân Nhâm Thìn - 2012

    Error - 404" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Lại một mùa Xuân nữa đã và đang trở về.

    Như thông lệ hàng năm Chút lưu lại xin mượn một góc nhỏ nơi này để mở ra một Chủ đề gọi là Giai phẩm Xuân hầu để góp nhặt lại đôi điều cùng tản mạn với một mùa Xuân mới.

    Tất cả những bài viết trong Chủ đề này sẽ là những bài thơ, văn, biên khảo, tạp ghi, tùy bút, hội họa, nhiếp ảnh, truyện cười ... v..... v...... để nói về mùa Xuân - đặc biệt là "xuân của con Rồng".

    Những bài viết, những Tác phẩm có thể là riêng của Quý Anh Chị sáng tác hay sưu tầm hay lượm lặt khắp nơi tùy hỷ.

    Rất mong sự hưởng ứng của Quý Anh Chị và Quý Bạn hữu khắp nơi hầu đóng góp cho Chút lưu lại thêm một món quà tinh thần nho nhỏ để chúng ta cùng nhau chia xẻ trong niềm vui những ngày đầu của một Năm mới.

    Xin kính cầu chúc cho Quý Anh, Quý Chị, Quý Bạn Hữu xa gần trên khắp năm châu cùng toàn Gia Quyến vui đón một Năm mới Nhâm Thìn 2012 thật dồi dào sức khỏe, thật bình an và tràn đầy Thịnh Vượng.

    Chúc Mừng Năm Mới Nhâm Thìn - 2012
    Chút Lưu Lại
    Sống trên đời

    Similar Threads
  • #2

    Chúc Mừng Xuân Nhâm Thìn - 2012

    Chúc Mng Xuân Nhâm Thìn - 2012


    Xuân Nhâm Thìn - 2012 đã và đang trở về.

    Thay mặt Nhóm Thực hiện, Trang nhà Chút lưu lại xin kính cầu chúc cho Quý Anh, Quý Chị, Quý Bạn Hữu xa gần trên khắp năm châu cùng toàn Gia Quyến vui đón một Năm mới Nhâm Thìn - 2012 thật dồi dào sức khỏe, thật bình an và tràn đầy Thịnh Vượng.

    Để hòa cùng trong niềm vui chung của Năm mới, Chút lưu lại sẽ có một Chủ đề nhỏ gọi là Giai Phẩm Xuân Nhâm Thìn. Rất mong sự hưởng ứng của Quý Anh Chị và Quý Bạn hữu khắp nơi hầu đóng góp cho Chút lưu lại thêm một món quà tinh thần nho nhỏ để chúng ta cùng nhau chia xẻ trong niềm vui những ngày đầu của một Năm mới.

    Mọi bài vở và chi tiết liên quan đến Giai Phẩm Xuân Nhâm Thìn xin Quý Anh Chị và quý Bạn hữu vui lòng xem thêm chi tiết ở dưới đây.

    Hoặc Quý Anh Chị vẫn có thể gởi bài cho CLL theo địa chỉ email: chutluulai@gmail.com



    Lưu ý: Xin nhắc nhở với Quý Anh Chị và Quý Bạn hữu rằng : "Biết rồi - Khổ lắm - Nói Mãi mà sao Chút lưu lại vẫn cứ Lãi Nhãi " Vui lòng đửng gởi vào CLL những bài viết có liên quan đến Chính Trị


    Nhóm Thực Hiện rất thành thật Cảm Ơn
    Chúc Mừng Năm Mới Nhâm Thìn - 2012
    Chút Lưu Lại
    Sống trên đời

    Comment

    • #3

      Mục lục Giai phẩm Xuân Nhâm Thìn - 2012

      Mục Lục Giai phẩm Xuân Nhâm Thìn - 2012


      Được sắp xếp thứ tự theo ngày gởi

      01_ Lời Giới thiệu
      02_ Đà Lạt - Thành phố Festival Hoa - Nhiếp ảnh
      03_ Lời cầu chúc sức khỏe Năm Mới Nhâm Thìn 2012 - Lm Nguyễn Hữu Thy - Tùy bút
      04_ Con Rồng trong Kinh Điển Phật Giáo - Thích Thiện Siêu - Biên khảo
      05_ Con Rồng Và Chuyện “Rồng” - Phạm Lưu Vũ - Biên khảo
      06_ Con Trăn Rồng - Vui cười
      07_ Tứ linh - Biên khảo
      08_ Con Rồng trong tâm thức người Việt - Biên khảo
      09_ Việt Nam dòng giống Tiên Rồng
      10_ Giải múa lân vô địch quốc gia trong mười năm Malaysia - Tin tức
      11_ Phong tuc múa lân ngày tết - Văn hóa
      12_ Lịch Việt 2012
      13_ Góp ý
      14_ Góp ý
      15_ Bày mâm ngũ quả Tết thế nào để hợp phong thủy? - Biên khảo
      16_ Tục thờ Ông Địa - Thần Tài: nguồn gốc, cách thờ, cúng kiếng - Văn hóa
      17_ Những lời chúc Tết hay nhất năm 2012, những câu chúc Tết ý nghĩa nhất Tết Nhâm Thìn
      18_ Năm Thìn Nói Chuyện Rồng - Biên khảo
      19_ Tùy bút về Tết - Uất Kim Hương
      20_ Tại sao ông Táo không mặc quần? - Biên khảo - Phiếm Luận
      21_ Năm Nhâm Thìn nói chuyện con Rồng - Phiếm Luận
      22_ Con Rồng Việt Nam -
      23_ Rồng & Truyền Thuyết Về Rồng - Biên khảo
      24_ Các loại Hoa để trưng ngày Tết - Văn hóa
      25_ Lễ hội hoa xuân ĐALAT 2012 - Văn hóa
      26_ Xuân - Thơ TiCa
      27_ Xuân - Thơ Tú_Yên
      28_ Xuân - Thơ TiCa
      29_ Nàng Xuân - Thơ Tú_Yên
      30_ Xuân - Thơ Tú_Yên
      31_ Festival hoa Đà Lạt 2012 - Thời Sự
      32_ Xuân Tình - Thơ TiCa
      33_ Chiều Xuân - Thơ TiCa
      34_ Kỷ niệm về Tết - Quỳnh Chi - Truyện ngắn
      35_ "Kho báu rồng" bằng vàng khối - Văn hóa Thời Sự
      36_ Nắng xuân - Thơ TiCa
      37_ Lão nông 'làm phép' biến gốc tre thành rồng - Tin tức
      38_ Ta chờ Ta... - Thơ Tú_Yên
      39_ Mùa về... - Thơ Tú_Yên
      40_ 12 con giáp được xác lập từ lúc nào? - Biên khảo
      41_ Xuân Ca - Thơ TiCa
      42_ Xuân Quê hương 2012: Rồng thiêng hội tụ - Văn hóa Thời Sự
      43_ Truyền thống cúng đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp) dịp Tết Nguyên Đán - Biên khảo
      44_ Nụ Xuân - Thơ TiCa
      45_ Tháng Giêng - Tôi - Thơ HV
      46_ Bướm Xuân - Thơ TiCa
      47_ Ngày Tết - Lượm lặt đôi điều
      48_ Năm hết Tết đến - Phan - Truyện ngắn
      49_ Mưa Xuân - Thơ TiCa
      50_ Khai Xuân Thạch Khúc - Thơ Vũ Hoàng Chương
      51_ Bài Thơ Xuân cuối cùng của Vũ Hoàng Chương - Thơ
      52_ Thiệp Mừng Năm Mới Nhật Bản - Hội họa
      53_ Xuân_chờ... - Thơ Tú_Yên
      54_ Mùa Xuân về... - Thơ Tú_Yên
      55_ Thư pháp Rồng của Nguyễn Hiếu Tín - Hội họa
      56_ Xuân - Thơ TiCa
      57_ Gió Xuân - Thơ TiCa
      58_ Vui như Tết - Thơ TiCa
      59_ Đêm Xuân - Thơ TiCa
      60_ Tết xa Quê - Thơ Dzạ Lữ Kiều
      61_ Tiếng Trống Mê Linh - Trần thị Lai Hồng - Kịch lịch sử bằng thơ
      62_ Chúc Xuân ...?! - Thơ TiCa
      63_ Xuân - Thơ Tú_Yên - Flash
      64_ Câu đối Tết - Hội họa
      65_ Lộc_Xuân...? - Thơ TiCa
      66_ Chợ Tết Hà Nội xưa - Tùy bút
      67_ Xuân nạn ! - Thơ TiCa
      68_ Chúc Xuân... - Thơ Tú_Yên
      69_ Tết hoa - Tuan Nguyen - Truyện ngắn
      70_ Chúc Xuân - Thơ TiCa
      71_ Nếu biết...Mùa Xuân - Thơ Tú_Yên phổ Nhạc
      72_ Dạo phố … chợ hoa - Thơ Dzạ Lữ Kiều
      73_ Táo Quân CLL - TiCa
      74_ Chúc Xuân - Thơ Tú_Yên
      Đã chỉnh sửa bởi hoangvu; 09-02-2012, 07:48 AM. Lý do: Bổ sung thêm Mục lục mới
      Sống trên đời

      Comment

      • #4

        "Đà Lạt thành phố Festival Hoa"

        "Đà Lạt thành phố Festival Hoa"

        Lễ hội đường phố "Hoa và ánh sáng" là hoạt động chính vào ban đêm của Festival Hoa Đà Lạt 2012, sẽ diễn ra trong 5 đêm (từ 30/12/2011 - 3/1/2012)
        Theo thông tin của ngành chức năng, trong 6 tháng đầu năm 2011, Ngành Du lịch Lâm Đồng đã đón được 1,85 triệu du khách - đạt 53% kế hoạch năm và tăng 16,9% so với 6 tháng đầu năm 2010. Trong 1 triệu 850 ngàn du khách tới địa phương thời gian qua có 88. 813 lượt khách quốc tế - tăng 14,2% so với cùng kỳ và 1 triệu 760 ngàn lượt khách trong nước - tăng 17% so cùng kỳ.
        Chính quyền địa phương và các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch TP. Đà Lạt đang rốt ráo đầu tư, tôn tạo nhiều khu và điểm du lịch để phục vụ ngày càng tốt hơn cho du khách, nhất là trong dịp Festival Hoa Đà Lạt năm 2012 sẽ diễn ra vào đầu năm tới. Ban tổ chức Festival Hoa Đà Lạt 2012 vừa công báo với 18 chương trình, trong đó có những chương trình mới như: Ngày hội vẽ dù hoa, hội chợ làng nghề Việt Nam, khinh khí cầu hoa...
        Ông Nguyễn Vũ Hoàng, Tổng đạo diễn Festival Hoa Đà Lạt 2012 - Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh cho biết: Cái mới, đặc biệt của Festival Hoa Đà Lạt 2012 sẽ không còn nhiều chương trình "sân khấu hóa" hay "phải có giấy mời mới được xem", không mang tính tương tác; mà phần lớn các chương trình sẽ hướng tới công chúng theo đúng nghĩa của "hội" và sẽ diễn ra trong một không gian mở hoàn toàn để mọi người cùng xuống phố, cùng tham gia vào hội.


        Đà Lạt đang gấp rút chuẩn bị cho Festival hoa 2012


        Lễ hội đường phố "Hoa và ánh sáng" là hoạt động chính vào ban đêm của Festival Hoa Đà Lạt 2012, sẽ diễn ra trong 5 đêm (từ 30/12/2011 - 3/1/2012) tại xung quanh khu Hòa Bình có chiều dài 300m trên tổng diện tích 3.500m2. Người đi hội sẽ đi trong không gian nghệ thuật kết hợp bởi 3 yếu tố: Ánh sáng, nghệ thuật đường phố và trang trí hoa. Người xem được hòa mình vào các loại hình nghệ thuật tại các sân khấu nhỏ hoặc cũng có thể nhún nhảy theo các điệu hiphop, sân khấu biểu diễn các loại nhạc cụ Tây Nguyên, hóa trang thành người nổi tiếng, biểu diễn kungfu, xem nghệ sĩ biểu diễn sacxophon, acmonica, làm búp bê len, cắm hoa nghệ thuật diễn ra ở 5 sân khấu xung quanh rạp 30/4; trên đường phố là xe bán hoa, vũ điệu samba đường phố. Lễ hội đường phố sẽ thật sự là đêm hội của công chúng.
        Trong chương trình Diễu hành xe hoa đường phố, người xem sẽ thú vị, ngỡ ngàng do các nghệ nhân tài hoa thể hiện sự sáng tạo trong các chủ đề "Đà Lạt thành phố Festival Hoa". Chương trình Phiên chợ hoa, là một hình thức để công chúng biết sự lao động, sáng tạo để có những loài hoa đẹp trên TP. "ngàn hoa".
        Tiên Sa
        Thương về miền đất lạnh - Thiên Trang

        (HVP mến tặng Hương Bình)
        Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 04-01-2012, 05:33 PM.

        Comment

        • #5

          Lời cầu chúc sức khỏe Năm Mới Nhâm Thìn 2012

          Lời cầu chúc sức khỏe
          Năm Mới Nhâm Thìn 2012
          Lm Nguyễn Hữu Thy


          Vào đầu năm mới, tất cả mọi người bất cứ tuổi tác hay điạ vị, đều mong ước cho mình và cầu chúc cho những người thân của mình có được sức khỏe tốt. Đó là một điều cầu mong chính đáng và hợp lý, vì sức khỏe nói chung, về thể xác cũng như tinh thần, luôn là yếu tố đóng vai trò chủ yếu trong cuộc sống hạnh phúc của mỗi người. Nhưng ước mong và cầu chúc có được sức khỏe tốt mới là điều kiện khởi đầu, còn thuần tuý thuộc lãnh vực ý thức. Trong khi sức khỏe tốt của mỗi người lại tùy thuộc vào sự chuyên cần chăm lo tập luyện, thăng tiến và bảo vệ sức khỏe hằng ngày của người ấy qua cách sống và sự thực hành hợp lý trong cuộc sống.

          Để giúp quý vị và các bạn có thêm ý tưởng và sự định hướng trong việc bảo vệ sức khỏe của mình một cách đúng đắn, hợp lý và hữu hiệu, tôi xin chuyển đến quý vị và các bạn một vài cách thực hành cụ thể, mà tôi đã nhận được qua E-Mail của một người bạn.

          Điều tiên quyết cần phải có là dù bận bịu công việc đến đâu, bạn cũng không bao giờ được phép lơ là sao nhãng việc chăm lo sức khỏe của mình. Tiếp đến là:

          Cách ăn uống, ngủ nghỉ:

          1. Trong ngày hãy uống thật nhiều nước, nhưng vào buổi tối thì uống ít đi.

          2. Mỗi ngày không uống quá hai cốc cà phê và một ly rượu. Còn cà phê đen đặc, thuốc lá và rượu là ba kẻ thù độc hại mà não bộ chúng ta không đủ sức chiến đấu trong một lúc.

          3. Hãy tránh thức ăn quá nhiều chất béo và dầu mỡ, không ăn quá nhiều đồ ngọt. Luôn tránh xa nguồn điện cao thế.

          4. Trong bữa cơm tối không nên ăn quá no. Nếu uống thuốc vào buổi tối, thì không nên uống xong là đi nằm ngủ ngay.

          5. Cần ngủ nghỉ đầy đủ, trung bình ngủ ít nhất 6 tiếng mỗi ngày.

          6. Nếu gặp khi khó ngủ thì tránh đừng nằm nghĩ ngợi linh tinh, hết chuyện này đến chuyện kia, nhất là đừng bực mình vì không ngủ được.

          7. Hãy dành thời giờ đi bộ. Mỗi ngày đi bộ ít nhất ba cây số hay một giờ đồng hồ.


          Cách sử dụng điện thoại:

          1. Không sử dụng điện thoại di động khi biểu thị nguồn điện giảm xuống còn một vạch. Bởi vì bức xạ lúc ấy lớn hơn 1000 lần so với lúc bình thường.

          2. Hãy nghe điện thoại bằng tai trái, vì khi nghe điện thoại bằng tai phải sẽ có nguy cơ làm tổn thương đến đại não.


          Việc nên làm khi gặp phải điều không vui:

          1. Hãy bình thường hóa nó một chút.

          2. Hãy nhìn khía cạnh tích cực chứa ẩn trong đó.


          Cần phải quên :

          1. Quên đi tuổi tác.

          2. Quên đi quá khứ không vui.

          3. Quên đi điều làm mình bực mình và sự oán giận.


          Cần phãi có :

          1. Cần có được người hiểu và yêu mình chân thành.

          2. Cần có người tri kỷ.

          3. Cần có tư tưởng hướng thiện, lạc quan và thăng tiến.

          4. Cần có được mái ấm gia đình.


          Cần phải biết :

          1. Biết ca hát, dù hát không hay. Vì khi gặp điều buồn, nếu bạn cố gắng hát nho nhỏ được một bài nào đó, bạn sẽ thấy nỗi buồn của bạn vơi đi rất nhiều.

          2. Biết nhảy múa, dù múa không giỏi.

          3. Biết nhìn ra được cái đẹp và cái tích cực trong cuộc sống.

          4. Biết mỉm cười với cuộc đời, để cuộc đời mỉm cười lại với bạn.

          5. Biết tha thiết và ân cần, rộng lượng và hào hiệp.


          Không được làm:

          1. Không để quá đói rồi mới ăn.

          2. Không để quá khát rồi mới uống.

          3. Không để nhíp mắt lại rồi mới đi ngủ.

          4. Không để quá mệt lã rồi mới chịu nghỉ.

          5. Không để bệnh quá nặng rồi mới chạy chữa.

          6. Không chờ đến lúc quá muộn, để rồi ngồi ân hận.

          Trên đây là những điều tôi xin gửi đến quý vị và các bạn như những gợi ý, hầu giúp quý vị và các bạn có thêm ý tưởng và phương tiện trong việc trau dồi, thăng tiến và bảo vệ sức khỏe của mình. Bởi vì, chỉ khi có được một thân thể khỏe mạnh tráng kiện, tức có được sức khỏe tốt, thì người ta mới dễ dàng có được một tinh thần lành mạnh, sáng suốt và cao thượng. Bởi vậy, người La-tinh xưa từng nói “Mens sana in corpore sano”: Một tinh thần lành mạnh trong một thân xác tráng kiện, là thế. Và nhờ thế, người ta mới cảm nhận được sự tươi đẹp và sự hạnh phúc của cuộc sống mà Thiên Chúa đã ban tặng cho họ. Nhất là khi người ta có được một sức khỏe tốt và lành mạnh trọn vẹn cả tinh thần lẫn thể xác, thì người ta mới có thể phấn khởi hoàn thành được bổn phận sống ở đời của mình, đó là “mến Chúa yêu người” một cách đầy đủ, dễ dàng và hữu hiệu hơn.

          Tất cả những điều đó tôi chân thành cầu chúc quý vị và các bạn trong năm mới Nhâm Thìn 2012 này.

          Lm Nguyễn Hữu Thy

          Comment

          • #6

            Con Rồng trong Kinh Điển Phật Giáo

            Con Rồng trong Kinh Điển Phật Giáo
            Thích Thiện Siêu

            Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Thường lệ đã thành truyền thống, đầu năm mới rằm tháng giêng, các Phật tử đều đến chùa làm lễ cầu an. Trước hết là cầu an cho mình và sau đó là cầu an cho gia đình và xã hội. Đây là một việc làm tốt đẹp để un đúc Bồ-đề tâm và thực hành Bồ-tát hạnh.

            Hôm nay là ngày đầu tiên tụng kinh Pháp Hoa cũng là thực hiện ước muốn đó, thay mặt chư Tăng, tôi chúc các Phật tử thân tâm an lạc và cầu nguyện chư Phật, chư vị Bồ-tát, chư vị thiện thần gia hộ cho gia đình các Phật tử và tất cả chúng ta đều được an lành, cát tường như ý.

            Năm nay là năm Rồng, tôi sẽ nói chuyện Rồng trong kinh điển Phật giáo và dân tộc ta.

            Rồng là con vật như thế nào? Chưa ai thấy hết, nhưng khắp nơi trên thế giới rất nhiều người tin tưởng có Rồng và hình dung con Rồng mỗi nơi mỗi khác. Ở Ấn Độ gọi Rồng là Naga, Trung Hoa gọi là Long, Việt Nam ta gọi là Rồng. Đó là con vật có hình dạng mình rắn, đầu sư tử, chân cọp. Tuy là tưởng tượng nhưng nó đã trở thành tín ngưỡng phổ thông, rất được quần chúng yêu mến, họ vẽ ra nhiều cách và chính trong sách vở thời xưa, hình dáng con Rồng cũng khá phong phú không kém ngày nay.

            Trước hết tôi xin nói về con Rồng Việt Nam.

            Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là do Lạc Long Quân gặp nàng Âu Cơ ở Động Đình Hồ, sau đó sinh ra một cái bọc trăm trứng, từ bọc đó nở ra trăm người con. Lạc Long Quân là cốt Rồng, Âu Cơ là cốt Tiên, khi sinh ra 100 người con như vậy, Rồng vốn ở nước, Tiên ở núi cho nên mới chia 100 người con ra hai phần: 50 người đi theo cha xuống biển, 50 người đi theo mẹ lên núi, từ đó dân tộc ta có nguồn gốc là con Rồng cháu Tiên.

            Khi dân tộc ta có nguồn gốc con Rồng cháu Tiên thì chúng ta là dòng giống Rồng Tiên. Dòng giống Rồng Tiên vốn là dòng giống cao cả, oai phong, dũng cảm. Rồng Tiên có sức mạnh phi thường và khả năng biến hóa khôn lường.

            Đời Lý có vua Lý Công Uẩn, con nuôi của Thiền sư Lý Khánh Vân, được sự dạy dỗ giúp đỡ của Thiền sư Vạn Hạnh, là hai vị Thiền sư đầu đời Lý rất nổi tiếng về đạo hạnh và trí tuệ thông bác hơn người.

            Khi ấy gặp lúc vua Lê Ngọa Triều cuối đời Tiền Lê là một vị hôn quân, sa đọa, hung ác, dân tình oán thán. Vua này ăn chơi trác táng nên đã sinh bệnh không thể ngồi dậy thiết triều được, mỗi khi thiết triều chỉ nằm mà thôi, cho nên có danh là Lê Ngọa Triều. Trước tình hình như vậy, ngài Vạn Hạnh Thiền sư cùng Đào Cam Mộc, một vị đại thần trong triều sắp đặt đưa Lý Công Uẩn lên làm vua, lập nên triều đại nhà Lý trị vì trên 200 năm rất vững chắc.

            Khi lên ngôi, vua tự xưng là Lý Thái Tổ. Từ đất Hoa Lư, vua Lý Thái Tổ nghĩ rằng, đất nước đã độc lập, không thể ở một nơi đất đai chật hẹp, giao thông không thuận tiện, ngài nghĩ, tại sao trẫm không dời đô về một chỗ khác cho thuận tiện hơn cho việc triều chính, tiện cho việc đối nội lẫn đối ngoại. Từ đó vua mới ra chiếu dời đô về đất Hà Nội bây giờ. Trong khi về đến Hà Nội thấy một con Rồng vàng bay lên, nên vua mới lấy đó để đặt cho Kinh đô nước ta là Thăng Long. Thăng Long là thủ đô của nước Việt Nam lúc bấy giờ. (Thăng Long tức là Rồng bay lên). Rồng bay lên thì cũng có thể hạ xuống, chỗ hạ xuống là ở tỉnh Bắc Ninh, nên mới có Vịnh Hạ Long, tức là vịnh Rồng hạ xuống.

            Rồng bay lên từ Hà Nội lấy thủ đô là Thăng Long và hạ xuống ở vịnh Hạ Long (tỉnh Bắc Ninh). Chỗ này bây giờ là một di tích thiêng liêng và là kỳ quan thế giới được Liên hiệp quốc công nhận.

            Ở miền Nam có một con sông gọi là sông Cửu Long, tức là sông có 9 con Rồng (tức chín luồng nước hợp lại như chín con Rồng giao nhau), và có bến Nhà Rồng ở thành phố Hồ Chí Minh. Như thế là Việt Nam chúng ta từ vị khai tổ ở Bắc, nguồn gốc đầu tiên theo truyền thuyết là Lạc Long Quân và nàng Âu Cơ, đến khi Lý Thái Tổ lên ngôi vua và hạ chiếu dời đô về Hà Nội, đặt tên là Thăng Long, rồi có vịnh Hạ Long ở Bắc Ninh là nơi Rồng hạ xuống, tất cả đều có dính dáng đến Rồng.

            Như vậy nước Việt Nam chúng ta từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau đầu, đuôi và giữa đều có Rồng. Theo địa lý thì miền Bắc là đầu Rồng, ở giữa cố đô Huế cũng có bệ Rồng (triều nhà Nguyễn) là mình, và vào trong Nam là chân Rồng, đâu đâu cũng có Rồng hết. Mà Rồng là một linh vật nhanh nhẹn, thông minh, biến hóa khôn lường, đó là một hình tượng rất được dân chúng ưa chuộng. Việt Nam chúng ta là con Rồng cháu Tiên thì chúng ta phải bảo vệ, xây dựng và giữ gìn nó như thế nào để xứng đáng là con Rồng cháu Tiên.

            Như vậy là tôi đã nói sơ lược về Rồng có dính đến truyền thuyết dân tộc Việt Nam ta.

            Bây giờ tôi nói Rồng có liên quan đến kinh điển Phật giáo. Trong kinh sách Phật có 3 lần Rồng xuất hiện.

            Lần thứ nhất là lúc Đức Phật Giáng sinh thì có 9 con Rồng phun nước tắm cho Phật, gọi là Cửu Long phún thủy (Chín con Rồng phun nước để tắm cho Phật). Đó là một tích sử rất xa xưa, bây giờ ở miền Trung ít thấy, còn miền Nam thì nhiều. Các chùa miền Nam khi họ khắc hoặc chạm trổ tượng, bao giờ cũng có tượng Đản sinh, xung quanh có 9 con Rồng đứng hầu, là lấy tích sử Đức Phật ra đời có 9 con Rồng phun nước tắm cho Phật. Đó là Rồng xuất hiện trong kinh sách Phật giáo lần thứ nhất.

            Lần thứ hai là trên đường Đức Phật đi giáo hóa sau khi Ngài Thành đạo. Sau ngày Thành đạo, Ngài đến Lộc Uyển thuyết pháp độ cho 5 vị Tỳ kheo Kiều Trần Như xong, Ngài liền nghĩ đến hạng căn cơ nào tiếp theo có thể tiếp nhận được giáo lý của Ngài? Ngài quán biết tại xứ Ấn Độ lúc bấy giờ có 3 anh em ông Ca-diếp gọi là Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp, Già-da Ca-diếp và Na-đề Ca-diếp, rất nổi tiếng là hàng ngoại đạo rất được kính trọng mà ở đấy họ đang thờ Thần lửa. Ngài muốn hóa độ cho 3 anh em Ca-diếp bằng cách: Hôm ấy Ngài đi qua chỗ cư trú của ông Ca-diếp anh, thì trời tối nên xin vào ở trọ và ngủ lại. Ông anh Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thấy Ngài hình dung phương phi rạng rỡ, nét mặt thanh thoát, tự tại, giải thoát, ông liền hỏi Ngài: Đạo nhơn có mạnh khỏe không mà xem người vui vẻ như thế? Ngài mới trả lời rằng: "Vô bệnh đệ nhất lợi, thiểu dục tri túc đệ nhất phú, thành tín đệ nhất thân, Niết-bàn đệ nhất lạc" (không bệnh là lợi nhất, biết đủ là giàu nhất, thành tín là thân nhất, Niết-bàn là vui nhất). Vì Phật giáo có những cái nhất như thế nên Phật tử chúng ta khi học hỏi giáo lý của Ngài, đã thâm nhập giáo lý ấy thì cũng rất tự tại và an vui.

            Ngài nói xong rồi và hỏi: Ông có bằng lòng cho tôi trọ lại một đêm không? Ông ta trả lời: Cho Đạo nhơn trọ lại tôi không tiếc gì; nhưng tiếc rằng bây giờ đây Tăng chúng đồ đệ của tôi đông quá, không có chỗ để cho Ngài tạm trú, duy chỉ còn một chỗ ở nơi đền thờ Thần Lửa ở bên góc kia, Ngài có thể tạm trú ở đó có được không? Ngài nói, chỗ nào cũng được, ông chỉ cho tôi trọ lại một đêm thì tôi cám ơn vô cùng. Khi đó ông Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp nói rằng: Tuy tôi nói là nói vậy, nhưng trong đền thờ Thần Lửa đó nguy hiểm lắm, tôi sợ tánh mạng của Ngài bất an, không toàn vẹn được, vì trong đó có con Hỏa Long (Rồng Lửa), hễ người nào vào đó lạ hơi thì nó sẽ phun khói, phun lửa ắt sẽ bị tiêu hết, không cách gì tránh được. Ngài nói cám ơn và xin ông chớ lo. Ông vui lòng chấp nhận cho tôi ở là tốt lắm rồi.

            Đến khi Đức Phật vào ở trong đền thờ Thần Lửa đó, con Rồng Lửa ngửi thấy mùi hơi lạ, nó từ trong động trườn ra phun khói. Khi khói phun tới chỗ Ngài, nhưng lạ thay, khói đó dội ngược trở lại nơi chính nó. Nó lại phun lửa, lửa chưa tới Ngài mà dội ngược lại nơi nó. Khi đó con Rồng Lửa mất hết cả thần thông, không làm sao hại Ngài được, nên nó gô mình lại (cuộn tròn) nằm cong núp vào một góc để tránh khói lửa do nó phun ra. Thấy vậy, động lòng từ bi, Đức Phật liền đưa bình bát ra và con Rồng Lửa bay vào đó để lánh nạn, nên trong kinh có chữ hàng Long phục Hổ (hàng phục Rồng và hàng phục Cọp). Vì sao Ngài hàng phục được các loài hung dữ như vậy? Vì Ngài lấy đức từ bi, lấy lửa tam-muội để hàng phục các loài hung dữ ấy.

            Lại nói ông Ca-diếp anh, khi thấy lửa trong đền nổi lên, thầy trò ông liền hối nhau múc nước để dội vào trong đền. Thầy trò ông càng dội nước, thì lửa càng bùng lên dữ dội, không cách nào dập tắt được. Ông lấy làm lo lắng cho tính mạng của Ngài và đâm ra hối hận vì đã để Ngài ngủ trong đó.
            Bất thình lình, Đức Phật ung dung ôm bình bát từ trong đền thờ Thần Lửa bước ra, thầy trò ông Tần-loa Ca-diếp vô cùng ngạc nhiên, kính phục và bước lại hỏi Ngài. Thưa Đạo nhơn, lâu nay không có ai dám đối địch với con Rồng Lửa hung dữ này cả, nay sao Đạo nhơn hàng phục nó một cách dễ dàng như vậy? Khi gặp Đức Phật ông ta trầm trồ ngợi khen Đức Phật, nhưng trước mặt đồ chúng đệ tử của ông, ông lại nói: Tuy Đạo nhơn ấy có thần thông như vậy nhưng chưa bằng ta.

            Khi đệ tử vào trong động để đốt lửa thì lửa không cháy. Ông Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp nghĩ chắc đây là ông Đạo nhơn làm cho lửa không cháy, chứ không ai vào đây hết, liền quay qua hỏi Đức Phật có đúng không? Đức Phật trả lời: Phải, chính Ta làm. Phật hỏi lại. Vậy các ngươi có muốn đốt lửa lên không? Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thưa: Dạ, ưng lắm. Vì chúng tôi đang thờ Thần Lửa nên chúng tôi phải đốt lửa cho cháy mãi mãi, không được để cho lửa tắt. Ngài bảo họ tới đốt thì lập tức lửa bừng cháy và cháy mãi, cháy cao, không tài nào làm cho ngọn lửa nhỏ lại được. Ông Ca-diếp anh nói, chắc là vị Đạo nhơn này làm rồi chứ không con ai lẫn vào đây nữa! Ông liền hỏi Ngài có phải Ngài làm không? Đức Phật trả lời: Phải. Phật hỏi lại, thế các ngươi có muốn tắt lửa không? Ông mừng quá nói: Dạ muốn. Phật lấy tay chỉ vào thì lửa tắt. Đến khi hết củi để đốt, đồ đệ đem búa ra bửa thì búa mới nhấc lên trời thì không tài nào hạ xuống được. Ông Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp nói: Chắc ông Đạo nhơn này làm chứ không ai khác? Ông liền hỏi Phật, có phải Đạo nhơn làm không? Phật nói: Phải. Vậy các ngươi có muốn hạ búa xuống không? Ông nói: Dạ muốn. Thế là Phật chỉ tay một cái thì búa liền hạ xuống.

            Tuy thấy thần lực của Đức Phật như vậy, nhưng ông Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp tự ái nghĩ rằng, xưa nay mình lãnh đạo một số đồ công chúng đông đảo và tự cho mình đã đắc thần thông, giờ đây phép thần thông của ông Đạo nhơn này quá vượt trội mình. Tuy vậy, trước mặt đệ tử ông, ông vẫn luôn miệng nói: Mặc dầu vậy nhưng vẫn chưa bằng ta. Ta đã chứng quả A-la-hán rồi, chứ ông Đạo nhơn này chưa chứng quả A-la-hán. Đức Phật với tâm mình biết tâm của người khác liền nói: Này ông bạn tốt, ông nói như vậy là không đúng sự thật, ông chưa chứng được A-la-hán. Vì nếu ông đã chứng quả A-la-hán rồi thì không còn tâm hơn thua so sánh. Giờ ông còn cái tâm niệm ngã nhơn hơn thua đó chưa hết, ông chưa phải là người đã chứng quả A-la-hán.

            Khi đó Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp mới kính phục Đức Phật và nói: Thưa Đạo nhơn, tôi biết cái đạo của Ngài cao hơn cái đạo của tôi, và cho tôi xin làm đệ tử với Ngài. Đức Phật liền chấp nhận. Thế là ông Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp anh trở thành đệ tử của Đức Phật cùng với 500 đồ chúng đệ tử của ông. Khi đã làm đệ tử của Phật rồi thì bao nhiêu khí cụ thờ Lửa ông sai đem liệng xuống sông Hằng.

            Hai người em cũng tu theo đạo thờ Thần Lửa như anh mình ở khúc dưới sông Hằng, thấy đồ thờ Thần Lửa của anh mình sao trôi bồng bềnh trên sông như vậy, họ đoán chắc anh mình có tai nạn gì xảy ra rồi đây. Hai người em liền đi ngược dòng sông để tìm hiểu thực hư ra sao, thì gặp anh mình và đồ chúng đi theo sau Đức Phật. Họ lấy làm lạ vô cùng vì nghĩ anh mình là người có uy tín, tu theo đạo Thờ Lửa là đạo cao thượng, tại sao giờ lại đi theo sau ông Đạo nhơn lạ lùng thế này? Họ liền hỏi anh thì được người anh kể lại cho nghe hết mọi chuyện về Đức Phật. Khi ấy hai người em thấy đạo lực anh mình cao cường như vậy mà cũng thua Phật, liền bàn bạc với nhau và cuối cùng, họ xin đi theo Phật luôn cùng với đồ chúng mỗi người 125 vị. Cộng có 250 đệ tử của hai anh em cũng theo Ngài tu luôn. Như vậy cả ba anh em cộng lại là 750 người đi theo Phật, 500 còn lại là đệ tử của Ngài Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên cùng các vị đệ tử khác, nên trong kinh thường nói: Thiên nhị bách ngũ thập nhơn câu (1250 Tỳ kheo đông đủ trong hội thuyết pháp) của Phật. Như vậy là Rồng xuất hiện lần thứ hai trong kinh Phật.

            Bây giờ Rồng xuất hiện lần thứ ba.
            Các Phật tử đã tụng Kinh lâu ngày rồi có nhớ ở phẩm nào không? Chính nó xuất hiện ở phẩm Đề-bà-đạt-đa. Trong phẩm Đề-bà, Đức Phật phúc chúc cho các vị đệ tử thuyết pháp và các vị Bồ-tát phát nguyện đem Kinh Pháp Hoa đi giáo hóa. Ngài Văn Thù cũng phát nguyện trước Đức Phật là sẽ đem Kinh Pháp Hoa đi giáo hóa các nơi.
            Có một hôm, trong hội chúng Đức Phật nói rằng: Các đệ tử của Ta đem Kinh đi giáo hóa khắp nơi, Văn-thù-sư-lợi cũng đem Kinh đi giáo hóa ở Long Cung là chỗ vua Rồng ở, Văn Thù sẽ đến đây ngay hôm nay. Vừa nói xong thì Bồ-tát Văn Thù từ biển xuất hiện. Trí Tích Bồ-tát hỏi Ngài Văn Thù: Mấy lâu nay Ngài đi giáo hóa dưới Long Cung có được nhiều người theo không? Văn Thù trả lời: Thưa Đại sĩ, dạ đông lắm, không kể xiết. Trí Tích Bồ-tát hỏi Ngài Văn Thù rằng: Ngài dạy cho đệ tử pháp môn gì mà người ta theo đông như vậy? Ngài nói: Tôi dạy Kinh Pháp Hoa. Trí Tích Bồ-tát nói: Kinh Pháp Hoa là bộ Kinh thâm diệu, trong khi Ngài giáo hóa như vậy có thấy ai có căn cơ lanh lợi, ngộ hiểu được pháp tu hành thành Phật mau chóng không? Ngài Văn Thù nói: Có. Người ấy là ai? Dạ đó là Long Nữ (là con của Rồng).

            Long Nữ mới 8 tuổi mà đã có căn trí rất lanh lợi, tu hành có thể thành Phật đạo một cách mau chóng. Nói vừa xong thì Long Nữ hiện lên. Khi Long Nữ hiện lên thì Ngài Xá-lợi-phất nghi, Ngài nghĩ rằng: Thân người nữ có 5 sự chướng như Đức Phật đã nói: Một là, thân người nữ không được làm Ma vương; hai là không thể làm được vua Trời Phạm Thiên; ba là không thể làm vua Trời Đế Thích; bốn là, không được làm Chuyển Luân Thánh Vương; năm là, không được làm Phật. Thân người nữ có 5 điều chướng ngại như vậy, nhưng ở đây Long Nữ đã là người nữ, mà lại là thân Rồng, thuộc loài súc sinh, thì làm sao mà nói thành Phật mau chóng được? Ngài Xá-lợi-phất nghi lắm. Biết Xá-lợi-phất nghi như vậy nên Long Nữ liền nói rằng: Thưa Tôn-giả Xá-lợi-phất kính mến, giả sử tôi đem chuỗi ngọc này cúng dâng lên Đức Thế Tôn, Đức Thế Tôn liền nhận xâu chuỗi ngọc đó, thời gian đó có mau không? Ngài Xá-lợi-phất trả lời: Rất mau. Long Nữ thưa lại rằng, tôi nay thành Phật cũng mau chóng như thế. Vừa nói xong thì chuyển thân Long Nữ biến thành nam nhân và thành Phật ngay trước hội chúng.

            Ở đây chắc các Phật tử cũng nghe nói thân người nữ có 5 điều chướng đó nên không thể làm Ma vương (Chúa tể loài Ma), không thể làm được Phạm thiên vương (làm chúa tể cõi thế gian), không thể làm được Trời Đế Thích (tức là vị trời làm chủ cõi trời 33), không được làm vua Chuyển Luân Thánh Vương (tức là một ông vua đem Chánh pháp cai trị muôn dân). Ông vua đó mỗi lần ra đời thì có bảy thứ báu xuất hiện theo ông, trong các thứ báu đó có một thứ xe báu, khi nào muốn đi thì chiếc xe ấy hiện đến và ông cỡi lên xe ấy để chu du thị sát khắp bốn châu thiên hạ, để quan sát dân tình mà cai trị. Xe ấy đi khắp đông, tây, nam, bắc chỉ trong một canh giờ mà thôi là về chỗ cũ; và thứ năm là, không được làm Phật. Chuyển Luân Thánh Vương là ông vua Thế gian, Đế Thích là ông vua cõi trời Tam thập tam ở Dục giới. Còn Phật là ông vua pháp (Pháp vương). Thân người nữ có trở ngại là không làm được năm chức vị đó cho nên gọi là ngũ chướng. Nói như vậy có khác nào nói rằng, trong Phật Pháp không có sự bình đẳng, trong Phật Pháp cho người nữ thấp hơn người nam hay sao? Nếu nói người nữ thấp hơn người nam thì tại sao có chỗ Phật dạy rằng: "Tất cả chúng sanh đều có tánh Phật". Đã có tánh Phật thì bất luận nam nữ đều có thể thành Phật. Cho đến với loài súc sinh nếu có tánh tự giác, đều có Phật tánh thì trước sau đều có thể thành Phật được hết.

            Tại sao nói thân người nữ có 5 chướng nên không làm được 5 chức vị đó? Chúng ta biết rằng trong nhà Phật, chữ chướng có 3 thứ:

            - Phiền não chướng.
            - Nghiệp chướng.
            - Báo chướng.

            Khi tụng kinh lễ Phật, chúng ta đều có nguyện: Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não. Phiền não chướng tức là tham, sân, si, tật đố, kiêu mạn, ích kỷ, ganh tỵ...Tất cả những tật xấu đó gọi chung là phiền não. Những thứ phiền não nầy làm cho tâm người ta bất an, bị sầu muộn, bị dằn vặt, buồn bực, lo lắng như lửa đốt, nên gọi là phiền não. Chúng ta muốn tu nhưng vì các thứ đó nó ngăn ngại nên không tu được. Muốn giải thoát nhưng bị 5 thứ đó làm cho chướng ngại nên không giải thoát được. Muốn được an vui thì bị các phiền não đó làm ta buồn bực không vui được.

            Tự chúng ta chiêm nghiệm suy nghĩ về chúng ta cũng đủ hiểu. Tôi lấy một ví dụ: Hằng ngày chúng ta đi tụng kinh rất siêng năng, nhưng hôm đó có người rao lên rằng: Nếu ai đó đến với tôi đúng 6 giờ sáng tôi sẽ biếu cho một thỏi vàng. Chắc chắn khi ấy lòng tham nổi dậy nên cũng có người bỏ tụng kinh, thế là chướng rõ ràng, vì sao? Vì nó ngăn trở con đường tu giải thoát của mình, đó gọi là phiền não chướng. Mình biết rằng sân si là một điều không tốt, là một điều tai hại (nhất niệm sân tâm khởi, bát vạn chướng môn khai, nghĩa là một khi khởi một niệm sân si thì muôn điều chướng ngại nổi lên). Mặc dầu biết như vậy, nhưng khi một ai nói một tiếng về mình mà mình không bằng lòng, thì mình sẽ nổi sân liền, không làm sao mà tu được. Đang đi tụng kinh, giữa đường mà gặp một người nào đó không quen, quẹt vào làm cho mình bị rách áo thì liền quay trở lại sừng sộ cãi lộn với họ đã, chứ còn tụng kinh thì thôi để mai, mốt tụng cũng được. Đó tức là phiền não chướng, vì nó làm chướng ngại con đường giải thoát, con đường tu tập, làm chướng ngại sự tìm đến cảnh an vui thanh tịnh của mọi người.

            Thứ hai là nghiệp chướng, tức là cái nghiệp làm chướng ngại con đường tu tập của mình. Tôi thí dụ: Sáng nay đi tụng kinh Pháp Hoa ở chùa Từ Đàm, nhưng khi đạp xe qua chợ Bến Ngự thấy có quán cà phê mùi thơm bốc ra hấp dẫn, thèm quá mình không cưỡng lại được, thôi thì phá lệ ghé qua uống một cốc đã. Cái nghiệp uống cà phê nó lôi đi theo nghiệp uống cà phê, nghiệp ham mê bóng đá nó lôi đi theo nghiệp bóng đá, nghiệp ưa đánh lộn nó lôi theo nghiệp ưa đánh lộn. Bao nhiêu cái nghiệp đó ở nơi chúng sanh hoặc nhiều hoặc ít đều có hết. Nếu nghiệp đó mình không thắng nổi hắn, phải đi theo hắn thì đời đời chìm đắm theo nó, chứ không tiến lên con đường giải thoát, giác ngộ được, nên gọi là nghiệp chướng.

            Thứ ba là báo chướng. Báo chướng nghĩa là sinh ra đã gặp quả báo. Có người ưa đi tụng kinh quá mà sao bữa nay trong người không khỏe, bị đau bụng, mai đau chân, mốt nhức đầu, không sao đi tụng kinh được. Họ cũng biết giáo pháp của Đức Phật dạy quí báu vô cùng, muốn đi nghe quá nhưng bữa nay hai tai nó ù, không nghe được. Nghe người ta diễn tả rằng: Tượng Đức Phật rất trang nghiêm, thanh thoát, tự tại, an lạc, họ muốn thấy tượng Đức Phật, muốn chiêm ngưỡng tượng Đức Phật nhưng vì hai con mắt bị mù không thấy được nên gọi là báo chướng.

            Vậy khi nói thân người nữ bị năm chướng không làm được 5 chức vị đó là thuộc về loại chướng nào? Nó thuộc về báo chướng chứ không phải nghiệp chướng, cũng không phải phiền não chướng. Bởi thân ta có khi không luận nam hay nữ, khi đã dứt hết phiền não chướng rồi thì không còn phiền não nữa. Trong hiện thân dứt hết phiền não, dứt hết nghiệp chướng rồi thì không còn phiền não và không còn nghiệp chướng nữa, nhưng cái thân báo chướng nơi mình khi sinh ra đã mang cái thân đó. Trong khi mang nó thì thân đàn ông khác, thân đàn bà khác. Thân nam giới có nhiều tự tại hơn, trái lại, thân nữ giới có nhiều cái triền phược hơn, vì bị nhiều triền phược nên cũng bị nhiều ngăn ngại: Do vậy người nữ không được làm Đế Thích, không được làm Ma vương, không được làm Chuyển Luân Thánh Vương, không được làm Phạm Thiên Vương, và không được làm Phật, vì đó là báo chướng chứ không phải nghiệp chướng, không phải phiền não chướng. Bởi vì phiền não chướng cũng y như nam giới, nghiệp chướng cũng y như nam giới không khác gì hết, nhưng vì dư báo trong hiện tại làm chướng ngại, nên không thể làm chủ năm chức vị đó mà thôi. Năm chướng này là năm chướng thuộc về báo chướng chứ không phải phiền não hay nghiệp chướng gì hết. Báo chướng là cái dư báo do mình tạo nghiệp đời trước, nên ngày hôm nay phải chịu báo thân như vậy, cho nên có những vị đắc đạo trong hiện thân, Đức Phật cũng thành đạo trong khi hiện thân chứ không phải Ngài thành đạo lúc nhắm mắt, thế nhưng cái dư báo của sắc thân đó, Ngài cũng phải chịu. Ví như đau ốm, rét lạnh, nhức đầu sổ mũi...là thuộc về báo chướng.

            Các vị A la hán cũng vậy, trong hiện tại chứng quả A la hán thì chính các vị đó đã dứt hết phiền não chướng, nghiệp chướng nhưng cũng còn mắc báo chướng nên phải chịu sự triền phược của cái nghiệp báo đó. Như trong kinh có nêu câu chuyện: Có một vị đã chứng A la hán rồi nhưng khi đi khất thực không có ai cúng dường.

            Đó là ngài Losaka, vì lẽ trong kiếp trứơc bà mẹ của Ngài rất mộ đạo, hay cúng dường bố thí cho các bậc tu hành, trái lại, ngài thì hay ghét mấy vị đi khất thực. Thấy ngài đâu là ngài ối đổ nấy, vì vậy nên không có ai dám đến nhà của ngài để khất thực, mặc dầu pháp khất thực của các nhà sư thì không phân biệt nhà nào hết, nhà nào cũng phải đi ngang qua cả.

            Nhưng bữa đó, có một vị Bích Chi Phật đến khất thực nơi nhà của ngài, khi ấy ngài không có ở nhà. Bà mẹ đem cúng dường Bích Chi Phật những thực phẩm tốt nhất. Khi vị Bích Chi Phật vừa đi ra khỏi thì gặp Losaka trở về, thấy vậy liền tra hỏi vị Bích Chi Phật rằng: Ông vào xin trong nhà tôi có gì không? Ngài trả lời: Có. Ông biểu ngài đưa bình bát cho ông coi và thấy trong bình bát có thức ăn. Ông giành lấy bình bát của ngài và đổ xuống đất và lấy chân chà cho nát. Vì tạo nghiệp không tốt đối với vị Bích Chi Phật nên kiếp sau, ngài bị luân hồi và sanh vào trong nhà người chài lưới ở miền biển rất nghèo. Làng này lâu nay làm ăn cũng khá, bữa được bữa mất nhưng không bao giờ đói. Nhưng từ khi sanh ngài ra thì nhà ấy và làng buôn luôn luôn bị mất mùa, đói kém. Họ bèn điều tra xem xét và được biết kể từ khi ngài có mặt thì làm thiệt hại cả làng, nhưng chưa ai dám nói ra.

            Một hôm để xác minh có phải ngài là người làm cho cả làng bị thiệt hại như vậy không, họ bèn chia làng ấy ra làm hai thôn: Thôn trên và thôn dưới. Thôn không có ngài Losaka ở thì làm ăn phát đạt, trái lại, thôn có ngài Losaka sinh và đang ở đó thì luôn luôn mất mùa, đói kém. Khi đã biết chính ngài là người làm cho cả thôn bị đói kém, họ liền đuổi hai mẹ con ngài đi. Cả hai mẹ con dắt nhau đi xin, nhưng tới đâu cũng không ai cho gì hết. Khi bà mẹ để ngài ở nhà đi xin một mình thì họ cho rất nhiều, còn nếu mang ngài đi theo thì không ai cho cả. Bà mẹ cảm thấy chán nản và định bỏ rơi con. May thay một hôm gặp ngài Xá-lợi-phất, ngài nhìn thấy Losaka mặc dầu mắc quả báo như vậy, nhưng có căn chủng rất tốt nên ngài nhận đem về nuôi dạy. Ngài dạy cho Losaka học và tu hành, sau đó không bao lâu thì chứng quả A la hán. Mặc dầu chứng quả A la hán nhưng đến khi đi khất thực, khất đâu cũng không được. Buổi sáng ngài đi khất thực thì các thí chủ chưa mở cửa. Ngài đợi gần trưa đi khất thực thì người ta đã cúng dường cho mấy vị trước rồi, đến khi ngài đi tới thì hết thức ăn. Khi ngài đi chặng giữa cũng có người cúng, nhưng khi ngồi ăn thì quạ xuống giành mất, cứ như vậy nên ngài phải chịu đói luôn. Thấy vậy ngài Xá-lợi-phất liền đi khất thực đem về cho ngài ăn. Khi đưa cơm cho ngài Losaka ăn, ngài vừa bưng bình bát lên thì cơm liền biến mất. Ngài Xá-lợi-phất phải tự bưng bình bát để Losaka ăn. Ngài tuy chứng A la hán nhưng vẫn bị quả báo như vậy. Sự việc của ngài Losaka mà tôi vừa kể trên là bị báo chướng chứ không phải bị nghiệp chướng lại càng không phải bị phiền não chướng.
            Trong kinh Pháp Hoa nơi Phẩm Đề-bà mà ngài Xá-lợi-phất nghi Long nữ không thể thành Phật được, vì thân người nữ có 5 chướng ngại nên không thể thành Phật được, là thuộc về báo chướng chứ không phải nghiệp hoặc phiền não chướng. Qua đó chúng ta mới thấy tính cách bình đẳng của Phật, Ngài nói: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh như nhau, không có gì sai khác".

            Hôm nay nhân chuyện năm Rồng, tôi kể chuyện Rồng như vậy để các Phật tử rõ và chúng ta cũng nên biết rằng, học Phật phải biết nghiệp chướng là gì, phiền não chướng là gì, báo chướng là gì, để chúng ta sách tấn tu tập, hầu dứt trừ ba thứ chướng đó để được tự tại an vui và giải thoát.

            Trích "Phật Ở Trong Lòng" của HT Thích Thiện Siêu
            Sống trên đời

            Comment

            • #7

              Con Rồng Và Chuyện “Rồng”

              Con Rồng Và Chuyện “Rồng”
              Phạm Lưu Vũ

              Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Thế giới có biết bao nhiêu con vật được/bị cho là có nguy cơ tuyệt chủng cao, đặc biệt ở Việt Nam ta thì còn nhiều hơn nữa, bởi những loài hiếm quý (hiếm cho nên quý) ấy, con thì cho những vị thuốc cực trị giúp kéo dài mạng sống hoặc giảm bớt những cơn động kinh, sì – trét như sừng tê, cao hổ, mật gấu…, con thì cho những món khoái khẩu, khoái lim dim, khoái từ bàn nhậu đến giường êm hoặc chí ít cũng lạ lẫm, kích thích trí tò mò muốn nếm thử một lần cho biết mùi trần như bò cạp, kì giông, bổ củi…

              Chỉ có con rồng, chắc không có tên trong sách đỏ bởi tự cổ chí kim, (may mà) chẳng có ai thấy nó hiện hữu bằng xương bằng thịt trên đời (nếu hiện hữu, chắc chắn rồng phải nằm trong sách đỏ bởi nghe nói gan rồng ngon lắm). Vậy mà có thời, dù có làm bằng gỗ, đá hay đất sét, thậm chí vẽ bằng mực nho trên tường, trên giấy… thì cả họ hàng tổ tông nhà rồng cũng suýt có nguy cơ tuyệt chủng bởi đã hàng ngàn năm, nó trót (bị) lấy làm biểu tượng cho quyền lực của phong kiến [thối nát] cần phải đạp đổ bằng cách xóa sổ cho tiệt nọc.

              Suýt bị thôi chứ chưa tuyệt chủng hẳn. May quá! Và thế là chỉ vài chục năm, sau mấy cuộc cách mạng tưng bừng, vợ chồng con cái nhà rồng (vợ rồng tên là phượng) mang gien cũ có, gien mới có lại hiện lên sừng sững khắp nơi nơi, lại há miệng nhe nanh huýt gió, lại ve vẩy khúc đuôi uốn lượn cầu kì của mình trong khắp các đình chùa, miếu mạo mới xây lại trên cái nền từng bị đập tan tành trước đó, trong các nhà thờ họ đương, gia tộc, trong những tòa dinh thự đại gia, biệt phủ, trong những, v.v và vân vân…

              Thế mới biết dân ta vốn… trọng đại (hơn hẳn những xứ trọng… lỗ mũi khác). Con rồng vì cái sự kì vĩ (tưởng tượng) của nó nên trước khi các hạng vua chúa láu cá vơ vào cho mình, tìm đủ mọi cách đánh tráo, mục đích làm cho lẫn lộn giữa nó và mình, giữa mình và nó…, thì hẳn rồng vốn đã là một biểu tượng của sức mạnh siêu nhiên, của tâm linh trong tâm thức người Việt. Xin các nhà khoa học, các bậc nghiên cứu hãy thôi tìm cách chứng minh rồng là con này con nọ có thật trên đời. Bởi nếu thiên hạ tin vào chứng minh của các vị thì những con này con nọ ấy lập tức lại có nguy cơ tuyệt chủng thì oan cho chúng lắm. Cái gì đó đã thuộc về tâm linh thì người trần mắt thịt làm sao nhìn thấy (mà sao cứ phải nhìn thấy mới được?). Chẳng qua “vẽ rắn thêm chân” đời này qua đời khác, riết mãi thì… thành rồng đó thôi. Điều ấy xem ra cũng chẳng khác thuyết tiến hóa của cái ông Đác – Uyn kia mấy tí. Một đằng thì tiến hóa trong thiên nhiên, thông qua đấu tranh sinh tồn, một đằng thì “tiến hóa” trong… trí tưởng tượng. Nhờ có Đác – Uyn mà loài người mới biết tổ tiên của mình thì ra là khỉ. Nay cũng nhờ các họa sĩ, các điêu khắc gia đời này sang đời khác… mà các loài rồng tre, rồng gỗ đá, đất sét kia mới biết tổ tiên của chúng thì ra nguyên là rắn rết. Chỉ/bịa ra điều này, người viết cũng chẳng sợ loài rắn rết kia nó thù oán (không đùa được đâu nhé), bởi chẳng nói thêm thì họ hàng nhà rắn vốn đã nằm gọn sẵn trong mấy cái [lẩu] sách đỏ từ lâu rồi.

              Trẻ con nhà quê từ nghìn xưa đã có trò chơi rồng rắn. Ấy là một lũ trẻ, đứa nọ nối đứa kia túm lưng áo nhau đi quanh sân hoặc lòng vòng trong các ngõ xóm. Đứa đi đầu bịt mắt bằng một dải khăn đen, hai tay quờ quạng tìm lối đi. Sao lại phải bịt mắt? Bịt mắt mà lại dẫn đầu nghĩa là cái đám rồng ấy không có đầu, thế nghĩa là “quần long vô thủ” (lũ rồng không đầu, chính là quẻ “Càn” trong kinh Dịch). Hay đó là con rồng mù? Mỗi lần đứa bịt mắt đụng phải bức tường hay vật cản thì cả đám lập tức ùn lại, uốn khúc. Uốn khúc rồi lại dãn ra, rồi lại uốn… nom rất sinh động. Rõ ràng đứa đi đầu ấy nếu không bịt mắt thì sẽ không thể làm thành con rồng. Ghê thật. Trò chơi rồng rắn ấy khác gì một bài đồng dao?

              Thời Lê sơ có câu chuyện rồng rắn rất kì lạ. Kể rằng hoàng tử Nguyên Long (con thứ Lê Lợi) sinh năm quý mão (1423), giờ dậu. Lúc sinh ra, dưới đất thì hương thơm ngào ngạt, trên trời có mây lành quấn quýt. Bình Định Vương Lê Lợi mời một vị thầy tướng tới xem. Thầy tướng phán hoàng tử có chân mạng đế vương, lại có cốt cách chân long, bèn đặt tên là Nguyên Long. Lúc bấy giờ con trưởng là Tư Tề đã được phong thái tử. Nay thấy xuất hiện thêm đứa em có mạng đế vương thì làm sao mà vui được. Tư Tề nghĩ đến cái ngôi thái tử của mình, không khéo thì thằng em chân long này nó đoạt mất, bèn rắp tâm rình cơ hội để hãm hại. Bấy giờ ở trước sân hành cung Bình Định Vương có đặt một con rồng bằng đá rất to đang há miệng phun châu. Năm Nguyên Long lên 3 tuổi, một hôm chơi ở sân, không hiểu trời xui đất khiến thế nào mà trong một lúc, những người trông coi nhất loạt bỏ đi đâu hết cả. Tình cờ đúng lúc ấy thái tử Tư Tề đi qua. Thấy chú bé Nguyên Long đang lẫm chẫm tìm cách trèo lên lưng con rồng. Tư Tề bèn tiện tay xách Nguyên Long bỏ quách vào miệng rồng. Nguyên Long chẳng tỏ vẻ sợ hãi gì hết, lại còn tỏ ra thích thú, vừa cười khanh khách vừa bò sâu vào phía trong. Bỗng miệng con rồng đá từ từ khép lại. Tư Tề thấy thế kinh ngạc, toát mồ hôi ướt đầm lưng áo. Bụng nghĩ Nguyên Long thế là đi đứt, Tư Tề tuy có hơi hoảng, song chợt nghĩ đến cái ngôi thái tử của mình, biết đâu ấy là do trời muốn giúp mình trừ bỏ kẻ tranh cạnh sau này. Mà việc vừa xảy ra lại không hề có ai chứng kiến, bèn yên chí đổi sợ làm mừng mà nhanh chóng rời khỏi chỗ ấy.

              Hoàng tử Nguyên Long mất tích không đầy một khắc sau đó thì được phát hiện. Ngay lập tức, cả hành cung Bình Định Vương náo loạn. Những người theo hầu hoàng tử lúc đó hoảng hốt rụng rời. Phen này khối kẻ rơi đầu. Bao nhiêu người được huy động, song tìm mãi vẫn không thấy tăm hơi hoàng tử đâu. Điều kì lạ là không ai để ý đến miệng con rồng đá trước há to là thế, mà giờ lại khép chặt. Cho đến tận ngày hôm sau, Bình Định Vương Lê Lợi đành phải mời thầy về cúng. Thầy cúng bày hương án khấn suốt một canh giờ, gọi đủ tên các thổ địa, thần linh rồi đốt sớ, rút thẻ… Rút ngay được tấm thẻ có chép mấy câu: “cửu canh nhập long; cửu niên tại vị; xuất dương cận xà”. Thầy cúng nghĩ mãi vẫn không hiểu thế nghĩa là gì. Bất chợt ngẩng lên nhìn thấy con rồng đá. Ngay lúc ấy, miệng con rồng từ từ mở ra. Bên trong có một làn hơi phả ra ngoài, nhẹ như làn khói. Hoàng tử Nguyên Long từ trong họng con rồng đá lụi cụi bò ra, mặt mũi tươi tỉnh nhoẻn một nụ cười… Mọi người ai cũng kinh ngạc cho là chuyện lạ. Lúc ấy vừa đúng 9 canh giờ, kể từ khi hoàng tử mất tích.

              Thái tử Tư Tề tất nhiên cũng chứng kiến cảnh đó, một lần nữa kinh sợ mất vía. Tư Tề biết chắc thế là Nguyên Long có thần giúp. Từ đó bỏ hẳn ý định, tuyệt không dám tìm cơ hội hãm hại Nguyên Long nữa. Về sau, Lê Lợi quả nhiên giáng Tư Tề xuống quận vương, song vì một lý do hoàn toàn khác chứ không dính gì đến câu chuyện trên. Nguyên Long được phong hoàng thái tử thay cho Tư Tề. Năm Lê Lợi mất, Nguyên Long mới lên 11 tuổi, thế mà đường hoàng chấp chính, đứng (vì còn nhỏ quá) nhận lễ triều hạ của trăm quan, tự mình nghe và xử lý chính sự mà không cần Thái Hậu hay bất cứ một vị đại thần nào phụ chính (quả đúng là chân long). Nguyên Long (tức Lê Thái Tôn) làm vua cho đến khi mất chỉ quá tuổi vị thành niên một ít, vậy mà đã thiết lập được kỉ cương triều chính, lại thẳng tay trừng trị một loạt khai quốc công thần cậy có công lộng quyền nhũng nhiễu…

              Bấy giờ quan Thừa chỉ Nguyễn Trãi đã về hưu, trở về quê ở làng Nhị Khê – Côn Sơn mở trường dạy học. Một đêm nằm mơ, Nguyễn Trãi thấy một người đàn bà có chửa đến cầu xin ông cứu mạng. Nguyễn Trãi nhận lời song vẫn không hiểu câu chuyện thực ra là thế nào. Hôm sau, trong lúc học trò phát cây dựng trường, thấy một con rắn bụng chửa từ trong lùm cây bò ra, đám học trò hò hét đuổi theo chặt đứt một khúc đuôi, làm giập cả bụng trứng. Tối hôm đó Nguyễn Trãi đang chong đèn đọc sách, bỗng từ trên nóc nhà, một con rắn cụt đuôi ở đâu bò lên, nó há miệng nhả một giọt máu tươi xuống giữa quyển sách, giọt máu thấm ướt đúng ba trang giấy. Nguyễn Trãi rùng mình nghĩ đến một điềm gở, trong lòng bỗng giày vò một nỗi ân hận mơ hồ…

              Lê Thái Tôn lên ngôi, vì ghét đám khai quốc công thần đã sớm tối mắt vì quyền, lợi, chỉ nhăm nhe đấu đá tranh giành địa vị, lại cấu kết bè phái để bóp nặn thiên hạ, bèn vời Nguyễn Trãi trở lại làm quan, song vẫn cho phép ông ở tại Côn Sơn, chỉ thỉnh thoảng mới phải vào triều chầu vua. Nguyễn Trãi lúc ấy mới cưới một người thiếp là Nguyễn Thị Lộ. Thị Lộ nguyên là một cô gái bán chiếu, vừa đẹp người vừa hay chữ. Hai người làm quen, tình tự với nhau qua bài thơ xướng họa “chiếu gon” về sau nổi tiếng cả chính sử lẫn dã sử. Thị Lộ thường ra vào triều cùng Nguyễn Trãi. Và sắc đẹp cùng sự thông minh, hay chữ của nàng [chẳng may] đã khiến ông vua trẻ Lê Thái Tôn mê mẩn. Nhà vua lập tức vời nàng vào cung, phong làm Lễ nghi học sĩ, tiếng là dạy các cung nữ, song thực chất là để tiện việc gần gũi với nàng.

              Và thế là bi kịch của chính Lê Thái Tôn, của Nguyễn Trãi cùng cả 3 dòng họ của mình bắt đầu từ đây. Sử chép Lê Thái Tôn một hôm đi duyệt binh ở Chí Linh, lúc trở về ghé qua Côn Sơn thăm Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ, tiện thể ngủ đêm ở đấy. Nhà vua thức suốt đêm cùng Thị Lộ, gần sáng bỗng đột ngột băng hà… Khi ấy ngài mới 20 tuổi, làm vua vừa được chín năm.

              Ngay lập tức Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ bị bắt giam. Nguyễn Trãi bị khép vào tội chủ mưu giết vua, tru di 3 họ. Ngày Nguyễn Trãi ra pháp trường, lại thấy một con rắn cụt đuôi ở đâu bỗng bò đến chứng kiến. Xong việc, nó lẩn nhanh xuống sông, bơi đi tuyệt tích.

              Tất cả những việc kinh người ấy có phải là sự trả thù ghê gớm của con rắn bụng chửa ngày trước? Chỉ biết rằng đến lúc ấy, mấy câu trên tấm thẻ trước kia mới được giải nghĩa. Hoàng tử Nguyên Long nằm trong họng con rồng đá đúng 9 canh giờ (“cửu canh nhập long”); lên làm vua đúng 9 năm (“cửu niên tại vị”). Ôi, giá như cái sự “nhập long” trước kia của ngài kéo dài thêm ít canh giờ nữa, thì Nguyễn Trãi cùng cả 3 họ của mình chắc đã không phải gặp nạn, và lịch sử, hẳn sẽ phải khác đi nhiều lắm. Chỉ còn câu cuối (“xuất dương cận xà”), không biết có phải nghĩa là, ngài rốt cuộc đã bị xuất hết dương khí bên cạnh cái tinh con rắn (xà) hay không mà thôi.

              Viết nhân tết năm Thìn 2011-2012
              PLV
              Sống trên đời

              Comment

              • #8

                Con Trăn Rồng

                Con Trăn Rồng

                Mùa nước năm đó, có một đêm trời mưa bão làm đổ ổ quạ ngoài cây tràm một. Lũ cò, diệc bị gió đánh rơi lướt khướt, rã cánh té đầy đường. Ở những lùm cây rậm, loài dơi quạ đeo thành đùm bằng cái thùng thiếc sát vào các nhánh cây. Rừng tràm U Minh đêm đó nổi sóng ì ùm không thua gì sóng biển. Vợ chồng con cái tui ngủ trên túp chòi có sàn gác, bị giông đẩy đưa tựa như ngồi xuồng nan trên biển.

                Độ nửa đêm, tui nghe bên dưới sàn gác có tiếng động ở gần những bụi chung quanh. Chuyện đó thì cũng chẳng có gì là lạ. Thường những đêm mưa giông như vậy, lũ thú rừng bị ướt ổ, lạnh, đâm ra quạu, cắn lộn nhau kêu ầm ầm.

                Đến sáng thiệt mặt, dượng Tư nó từ đàng nhà mang một cái giỏ trên vai đi lượm cờ rót, dài dài lại nhà tui. Tui thì còn ngồi co ro trên sàn gác, chưa chịu dậy. Đang ngồi bập bập điếu thuốc, tui bỗng nghe dượng Tư nó la bài hãi bên dưới :

                - Trời đất quỉ thần ơi! Cái con gì dị hợm kỳ đời, anh Ba ơi!

                Tui lật đật với cây mác thông, tuột xuống thang gác, chạy tới xem. Là tay thợ rừng đã từng sành sỏi, nhìn con vật đó tui cũng phải bí lù, không thể hiểu nổi là giống vật gì. Cái mình là mình con trăn, nhưng trăn sao đầu lại có sừng? Cái đầu là đầu con rồng, nhưng tại sao rồng gì lại không chân mà nghe tiếng kêu "bét bét"?

                Con vật bắt đầu bò đi. Mình nó láng ngời, sụông óng, đầu nó có sừng chà chôm, cổ nghểnh lên, miệng cứ kêu "bét bét". Tui đặt tên đại cho nó là con trăn rồng. Nhưng dượng Tư nó không chịu, dượng bảo là con trăn gấm vừa nuốt một con nai, đầu nai còn ló ra ngoài nên nhìn thấy nó lạ lùng như vậy.

                Con trăn rồng ấy cứ bò tới, nghểnh cổ, quơ sừng, kêu bét bét.
                Sống trên đời

                Comment

                • #9

                  Tứ linh

                  Tứ linh
                  Tứ linh có nghĩa là 4 loài linh vật, chúng có mặt trong văn hóa của nhiều nước phương Đông, nhất là những nước ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc Tứ linh bao gồm: long, lân (ly), quy, phụng. Tương truyền, mỗi khi con vật nào trong tứ linh xuất hiện là báo điềm lành có thánh nhân ra đời.Tứ linh và tứ quý(tùng, cúc, trúc, mai) có mặt phổ biến trong hội họa, điêu khắc dân gian, nhất là ở các đình chùa và thường đi chung với các đề tài hoa lá, mây nước...
                  Thực tế, tứ linh gồm Long, Lân, Quy, Phụng được dân gian bắt nguồn từ bốn linh thần gồm Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. Chúng được người xưa tạo ra từ bốn chòm sao cùng tên ở bốn phương trời. Chúng mang bên mình bốn nguyên tố tạo thành trời đất theo quan niệm của người xưa (lửa, nước, đất và gió). Và việc chọn nơi để làm thành kinh đô phải hội tụ yếu tố hòa hợp giữa các nguyên tố ấy.
                  Long
                  Về nguồn gốc của rồng thì theo cơ sở văn hóa việt nam thì con rồng có nguồn gốc từ việt nam sau đó mới du nhập vào trung quốc. Chúng ta cũng thấy gần các triều đại cổ của trung quốc vua có biểu tượng là kỳ lân, trong khi tục xâm mình có hình rồng lại có từ thời Hùng Vương( Tất nhiên chúng ta thấy rõ là rồng việt nam khác rồng trung quốc nhưng về hình dạng gần giống nhau). Rồng có chín đặc điểm quan trọng sau:
                  Thân của rắn
                  Vẩy cá chép
                  (81 vảy dương và 36 vảy âm)
                  Đầu lạc đà
                  Sừng hươu
                  Mắt tôm hùm
                  Bùng của con sò
                  Gan bàn chân của hổ
                  Vuốt của chim ưng
                  Mũi, Bờm, Đuôi của sư tử
                  LÂN

                  Hay gọi kỳ lân vì lân là tên con cái, con đực gọi là kỳ
                  Lân có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, do không húc ai bao giờ nên sừng này là hiện thân của từ tâm. Phần nhiều lân có sừng nai, tai chó, trán lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng rộng, thân ngựa, chân hươu, đuôi bò. Thực ra trong tạo hình của người Việt chúng không tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc này. Chúng thường được thể hiện trong tư cách đội tòa sen, làm chỗ dựa cho Văn Thù bồ tát hay các Hộ Pháp, và nhiều khi ngồi trên đầu cột cổng hay xuất hiện trên mái nhà. Trong những tư cách này chúng xuất hiện cho sức mạnh của linh vật tầng trên, cho trí tuệ và như thể chúng có khả năng kiểm soát tâm hồn những người hành hương.
                  Một dáng hóa thân khác của kỳ lân là con long mã, bao giờ cũng được thể hiện chạy trên sóng nước (lấy từ tích Vua Vũ trị thủy). Người ta thường hiểu rằng: long là rồng, rồng thì bay lên , nghĩa là tung, tượng trưng cho kinh tuyến, thời gian - mã là ngựa, chạy ngang, là hoành, tượng trưng cho vĩ tuyến, không gian. Như vậy long mã tượng trưng cho sự tung hoành của nam nhi, cho thời gian và không gian, long mã chạy là biểu hiện cho vũ trụ vận động, đồng thời tượng trưng cho thánh nhân.
                  Quy
                  Quy đã xuất hiện trong truyện cổ tích từ thời An Dương Vương, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là bóng dáng của thần Visnou, một tối thượng thần của đạo Bà la môn. Trong tạo hình, người ta bắt đầu thấy Quy từ năm 1126 trong tư cách đội bia ở chùa Linh Ứng, Thanh Hóa, từ đó tồn tại thường xuyên dưới hình thức đội bia; mãi đến tận thế kỷ 15 mới thấy đội hạc
                  Quy là vật hợp bởi cả âm lẫn dương: bụng phẳng tượng trưng cho đất (âm), mai khum tượng trưng cho trời (dương). Hình tượng rùa đội bia tượng trưng cho hạnh phúc, phát triển và sự chịu đựng. Đó là quan niệm dân gian.
                  Quy là cao quý , nhiều khi nó là chủ nguồn nước (rùa phun nước thiêng), là một linh vật của đất Phật.
                  Phụng
                  Phụng là tên con mái, con trống gọi là loan. Phụng có mỏ diều hâu dài, tóc trĩ, vẩy cá chép, móng chim ưng, đuôi công... Các bộ phận của phụng đều có ý nghĩa của nó: đầu đội công lý và đức hạnh, mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, đuôi là tinh tú, lông là cây cỏ, chân là đất. Như vậy nó tượng trưng cho bầu trời, khi nó bay hoặc múa (phụng vũ) là tượng trưng cho sự hoạt động của vũ trụ. Vì thế phụng là hình tượng của thánh nhân, của hạnh phúc. Nếu rồng có yếu tố dương, tượng trưng cho vua chúa thì phụng lại có yếu tố âm nên tượng trưng cho hoàng hậu và người đàn bà
                  Phụng tương ứng với Chu Tước,
                  (trong truyện phong thần cũng có nhắc tới cặp loan phụng, tình chúng như sắt đá. nó đề cặp con mái là phụng, con trống là loan.)

                  TRONG TỨ LINH THÌ ÂM DƯƠNG HÀI HÒA, LONG LÂN QUY PHỤNG, TRONG ĐÓ CON THỨ 2 VÀ THỨ 4( LÂN, PHỤNG) ĐỀU LÀ GIỐNG MÁI, CÒN LẠI( LONG QUY) LÀ GIỐNG ĐỰC.
                  Tứ linh là điển tích trong văn học; nghệ thuật trang trí tủ thờ, tranh khảm trai, thậm chí trong cả nghệ thuật múa cung đình.

                  Phụng là trống và Loan (Hoang) là mái

                  HVP SƯU TẦM
                  Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 06-01-2012, 05:18 PM.

                  Comment

                  • #10

                    Con Rồng trong tâm thức người Việt

                    Con Rồng trong tâm thức người Việt
                    Phan Thuận An

                    Not Found" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Mặc dù con rồng là một con vật tưởng tượng đầy tính siêu nhiên, nhưng bóng dáng của nó đã trở thành rất phổ biến trong đời sống xã hội nước ta, và cũng đã tiềm ẩn trong tâm thức sâu thẳm của mọi người dân Việt.

                    Con rồng đã cùng với những nhân vật có thật trong lịch sử dân tộc, như Lý Thái Tổ thấy rồng vàng xuất hiện nên đặt tên Kinh đô mới là Thăng Long; và sống cùng với những con vật trong nghệ thuật Việt Nam, như qua bộ tứ linh: long, lân, qui, phụng. Và nó vẫn tồn tại đến ngày nay, chẳng những nằm yên trong sử sách, trong các tác phẩm mỹ thuật (điêu khắc, hội họa, trang trí), mà còn múa bay, bay lượn một cách sống động và hấp dẫn trong các lễ hội dân gian.

                    Con rồng Việt đã ra đời từ thời Hồng Bàng với truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên" chứa đầy huyền thoại. Ẩn phục mấy ngàn năm, nó bay lên vào năm 1.010 vào đầu đời Lý, rồi đi theo con đường phát triển của dân tộc trong gần 1.000 năm nay để sinh ra một đàn 9 con chung sống trên vùng đồng bằng Cửu Long ở Nam Bộ. Cuộc đời của con rồng Việt cũng lâu dài và sức sống của nó cũng mãnh liệt như chính lịch sử tiến hóa của dân tộc.

                    Từ con rồng là một biểu trưng cho nguồn cội của giống nòi, nó hóa thân thành một hình tượng của quyền lực tối cao trong thiên hạ: ông vua. Yết kiến "long nhan" không phải nhìn thấy "mặt rồng" mà là được gặp con người đứng trên trăm họ. Vua và rồng như hình với bóng. Hình ảnh con rồng đã được các triều đại quân chủ Việt Nam từ thời Lý đến thời Nguyễn dùng để trang trí trên các công trình kiến trúc cung đình từ Thăng Long thuở ấy đến Cố đô Huế hiện nay.

                    Khi thấy dân chúng bắt chước hình ảnh con rồng để tô vẽ, đắp nối, khắc chạm tại các công trình kiến trúc trong dân gian như nhà ở, đình chùa, miếu mạo, thì triều đình cấm không làm rồng đầy đủ cả 5 móng và tô điểm đẹp đẽ như rồng của vua. Trước luật lệ khắt khe đó, họ lại làm rồng từ 4 móng trở xuống với hình thức đơn giản hơn, nhưng vẫn là rồng. Con rồng phổ biến trong dân gian tuy đơn giản, nhưng vô cùng linh hoạt và bay bướm. Nhiều vật thể đã được người nghệ sĩ tài hoa cách điệu hóa thành rồng để đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ và thỏa mãn ước vọng thăng hoa của nội tâm lãng mạn. Một đóa hoa, một nhành lá, một cành mai, một thân trúc, một gốc tre đều có thể kiểu thức hóa thành rồng với hàng trăm mô-típ trang trí tuyệt vời.

                    Nhưng con rồng không phải chỉ dùng để trang trí, mà nó còn có một ý nghĩa sâu xa trong sinh hoạt đời thường của người Việt: biểu tượng cầu mưa, ước mong phồn thực. Từ thuở xa xưa, nhân dân ta sống chuyên về nghề trồng lúa nước. Đã làm ruộng nước thì cần phải có mưa thuận gió hòa. Đối với nông dân trong mấy ngàn năm qua, hiện tượng cơn lốc cuốn nước ngoài biển khơi là hình ảnh con rồng thò đầu xuống đại dương uống nước để lên trời làm mưa tưới tắm ruộng đồng. Bất cứ thời nào, mưa cũng là một nhu cầu thiết yếu, một điều kiện sống còn đối với nông nghiệp. "Đến ngày nay, người dân quê Việt Nam vẫn thường coi những hiện tượng của khí tượng như gió lốc cuốn nước biển, là hình ảnh của rồng hút nước gây mưa" (1).

                    Hơn 90% người Việt sống bằng nghề nông. Chính các vua chúa ngày xưa cũng xem nghề nông là "bản nghệ" (nghề gốc, nghề chính, nghề quan trọng nhất trong nước), thương nghiệp chỉ là "mạt nghệ" (nghề ngọn). Cho nên, dù được trang trí ở đâu (trong cung đình, ngoài dân gian) và bất cứ thời đại nào (Lý, Trần, Lê, Nguyễn), hình ảnh con rồng vẫn luôn luôn đi kèm với mây trời và sóng nước. Do vậy, con rồng đã trở thành phúc thần của người làm ruộng là một điều tất yếu, và trở nên bản mệnh của người làm vua cũng là một lẽ tất nhiên.

                    Người xưa cũng đã thường xem con rồng là một linh vật. Nó đứng đầu trong "tứ linh" như đã thấy. Qua ca dao, người bình dân Việt Nam quan niệm con rồng như là một hình ảnh đẹp, có giá trị về cả thể chất lẫn tinh thần. Nó cũng thuộc về loài vật, nhưng là loài vật cao cấp nhất. Có nhiều câu ca dao đã sử dụng hình tượng con rồng để nói bóng về một con người cao sang hay một cái gì đáng quí:

                    - Trứng rồng lại nở ra rồng
                    Liu điu lại nở ra giòng liu điu
                    - Một ngày dựa mạn thuyền rồng
                    Còn hơn muôn kiếp ở trong thuyền chài
                    - Dẫu ngồi cửa sổ chạm rồng
                    Trăm khôn nghìn khéo không chồng cũng hư

                    Tuy nhiên, đối với dân ta, con rồng không phải luôn luôn là một thực thể bất khả xâm phạm. Có khi người ta dùng hình ảnh nó như một thứ để giễu cợt mỉa mai kẻ bất chính, không có thực tài mà cao ngạo:

                    Rồng nằm bể bắc phơi râu,
                    Đến khi nước cạn hở đầu hở đuôi

                    Trẻ con cũng đem hình ảnh con rồng ra để dùng vào trò chơi đố:

                    Đầu rồng đuôi phụng le te,
                    Mùa xuân ấp trứng, mùa hè nở con
                    (Cây cau)

                    Từ một con vật trong huyền thoại của nền văn minh nông nghiệp xa xưa (Long của Trung Hoa, Makara của Ấn Độ, Rồng của Việt Nam), nó đã được đưa vào nằm trong cổ thư. Rồi từ chữ nghĩa trong sách vở, con rồng lại bò ra khỏi trang giấy để hiện hình trên các công trình kiến trúc, rồi đi vào trong đời sống văn hóa, xã hội và tâm thức của nhân dân ta. Con rồng chẳng những là biểu tượng của sự cao quý và quyền lực, mà còn là hình ảnh quen thuộc và gần gũi trong đời sống dân dã. Trong văn hóa truyền thống của người Việt, có lẽ không có một con vật nào mà chức năng đã được biến hóa một cách linh hoạt bằng con rồng.
                    Sống trên đời

                    Comment

                    • #11

                      Việt Nam dòng giống Tiên Rồng.


                      Sự Tích Lạc Long Quân và Âu Cơ

                      Cách đây lâu đời lắm, ở Lĩnh Nam có một thủ lĩnh tên là Lộc Tục, hiệu là Kinh Dương Vương, sức khoẻ tuyệt trần, lại có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Một hôm, Kinh Dương Vương đi chơi hồ Ðộng Ðình, gặp Long Nữ là con gái Long Vương, hai người kết thành vợ chồng và ít lâu sau sinh được một trai, đặt tên là Sùng Lâm. Lớn lên Sùng làm rất khoẻ, một tay có thể nhấc bổng lên cao tảng đá hai người ôm. Cũng như cha, Sùng Lâm có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Khi nối nghiệp cha, chàng lấy hiệu là Lạc Long Quân.
                      Lúc bấy giờ ở đất Lĩnh Nam còn hoang vu, không một nơi nào yên ổn, Lạc Long Quân quyết chí đi du ngoạn khắp nơi.
                      Ðến vùng bờ biển Ðông Nam, Lạc Long Quân gặp một con cá rất lớn. Con cá này đã sống từ lâu đời, mình dài hơn năm mươi trượng, đuôi như cánh buồm, miệng có thể nuốt chửng mười người một lúc. Khi nó bơi thì sóng nổi ngất trời, thuyền bè qua lại đề bị nó nhận chìm, người trên thuyền đều bị nó nuốt sống. Dân chài rất sợ con quái vật ấy. Họ gọi nó là Ngư tinh. Chỗ ở của Ngư tinh là một cái hang lớn ăn sâu xuống đáy biển, trên hang có một dãy núi đá cao ngăn miền duyên hải ra làm hai vùng.
                      Lạc Long Quân quyết tâm giết loài yêu quái, trừ hại cho dân, Lạc Long Quân đóng một chiếc thuyền thật chắc và thật lớn, rèn một khối sắt có nhiều cạnh sắc, nung cho thật đỏ, rồi đem khối sắt xuống thuyền chèo thẳng đến Ngư Tinh, Lạc Long Quân giơ khối sắt lên giả cách như cầm một người ném vào miệng cho nó ăn. Ngư Tinh há miệng đón mồi. Lạc Long Quân lao thẳng khối sắt nóng bỏng vào miệng nó. Ngư Tinh bị cháy họng vùng lên chống cự, quật đuôi vào thuyền của Lạc Long Quân. Lạc Long Quân liền rút gươm chém Ngư Tinh làm ba khúc. Khúc đầu hoá thành con chó biển. Lạc Long Quân lấy đá ngăn biển chặn đường giết chết con chó biển, vứt đầu lên một hòn núi, nay gọi hòn núi ấy là Cẩu Ðầu Sơn, khúc mình của Ngư Tinh trôi ra xứ Mạn Cẩu, nay còn gọi là Cẩu Ðầu Thủy, còn khúc đuôi của Ngư Tinh thì Lạc Long Quân lột lấy da đem phủ lên hòn đảo giữa biển, đảo ấy nay còn mang tên là Bạch Long Vĩ.
                      Trừ xong nạn Ngư Tinh, Lạc Long Quân đến Long Biên. ở đây có con cáo chín đuôi sống đến hơn nghìn năm, đã thành tinh. Nó trú trong một hang sâu, dưới chân một hòn núi đá ở phía Tây Long Biên. Con yêu này thường hoá thành người trà trộn trong nhân dân dụ bắt con gái đem về hang hãm hại. Một vùng từ Long Biên đến núi Tản Viên, đâu đâu cũng bị Hồ Tinh hãm hại. Nhân dân hai miền rất lo sợ, nhiều người phải bỏ cả ruộng đồng, nương rẫy, kéo nhau đi nơi khác làm ăn.
                      Lạc long quân thương dân, một mình một gươm đến sào huyệt Hồ tinh, tìm cách diệt trừ nó.
                      Khi Lạc Long Quân về đến tới cửa hang, con yêu tinh thấy bóng người, liền xông ra, Lạc Long Quân liền hoá phép làm mưa gió, sấm sét vây chặt lấy con yêu. Giao chiến luôn ba ngày ba đêm, con yêu dần dần yếu sức, tìm đường tháo chạy, Lạc Long Quân đuổi theo chém đứt đầu nó. Nó hiện nguyên hình là một con cáo khổng lồ chín đuôi. Lạc Long Quân vào hang cứu những người còn sống sót, rồi sai các loài thuỷ tộc dâng nước sông Cái, xoáy hang cáo thành một vực sâu, người đương thời gọi là đầm Xác Cáo, đời sau mới gọi là Tây Hồ.
                      Dẹp yên nạn Hồ Tinh nhân dân quanh vùng lại trở về cày cấy trên cánh đồng ven hồ, và dựng nhà lập xóm trên khu đất cao nhất gọi là làng Hồ, đến nay vẫn còn.
                      Thấy dân vùng Long Biên đã được yên ổn làm ăn Lạc Long Quân đi ngược lên vùng rừng núi đến đất Phong Châu. ở vùng này có một cây cổ thụ gọi là cây chiên đàn, cao hàng nghìn trượng, trước kia cành lá sum suê tươi tốt che kín cả một khoảng đất rộng, nhưng sau nhiều năm, cây khô héo, biến thành yêu tinh, người ta gọi là Mộc Tinh. Con yêu này hung ác và quỷ quyệt lạ thường. Chỗ ở của nó không nhất định, khi thì ở khu rừng này, khi thì ở khu rừng khác. Nó còn luôn luôn thay hình đổi hạng ẩn nấp khắp nơi, dồn bắt người để ăn thịt. Ði đến đâu cũng nghe thấy tiếng khóc than thảm thiết, Lạc Long Quân quyết ra tay cứu dân diệt trừ loài yêu quái. Lạc Long quân phải luồn hết rừng này đến rừng kia và qua nhiều ngày gian khổ mới tìm thấy chỗ ở của con yêu. Lạc Long Quân giao chiến với nó trăm ngày đêm, làm cho cây long đá lở, trời đất mịt mù mà không thắng được nó. Cuối cùng Lạc Long Quân phải dùng đến những nhạc cụ như chiêng, trống…nó khiếp sợ và chạy về phía Tây Nam, sống quanh quất ở vùng đó, người ta gọi là Quỷ Xương Cuồng.
                      Diệt xong được nạn yêu quái, Lạc Long Quân thấy dân vùng này vẫn còn đói khổ thiếu thốn, phải lấy vỏ cây che thân, tết cỏ gianh làm ổ nằm bèn dậy cho dân biết cách trồng lúa nếp, lấy ống tre thổi cơm, đốn gỗ làm nhà sàn để ở, phòng thú dữ. Lạc Long Quân còn dậy dân ở cho ra cha con, vợ chồng. Dân cảm ơn đức ấy, xây cho Lạc Long Quân một toà cung điện nguy nga trên một ngọn núi cao. Nhưng Lạc Long Quân không ở, thường về quê mẹ dưới thủy phủ và dặn dân chúng rằng: "Hễ có tai biến gì thì gọi ta, ta sẽ về ngay! "
                      Lúc bấy giờ có Ðế Lai từ phương Bắc đem quân tràn xuống phương Nam. Ðế Lai đem theo cả người con gái yêu rất xinh đẹp của mình là Âu Cơ và nhiều thị nữ. Thấy Lĩnh Nam phong cảnh tươi đẹp, lại nhiều chim muông, nhiều gỗ quý. Ðế Lai sai quân dựng thành đắp lũy định ở lâu dài. Phải phục dịch rất cực khổ, nhân dân chịu không nổi, hướng về biển Ðông gọi to: "Bố ơi! Sao không về cứu dân chúng con!". Chỉ trong chớp mắt, Lạc Long Quân đã về.
                      Nhân dân kể chuyện, Lạc Long Quân hóa làm một chàng trai rất đẹp, có hàng trăm đầy tớ theo hầu, vừa đi vừa hát đến thẳng chỗ Ðế Lai ở. Lạc Long Quân không thấy Ðế Lai đâu cả, mà chỉ thấy một cô gái nhan sắc tuyệt trần cùng vô số thị tỳ và binh lính. Cô gái xinh đẹp đó là Âu Cơ. Thấy Lạc Long Quân uy nghi tuấn tú nàng đem lòng say mê, xin đi theo Lạc Long Quân. Lạc Long Quân đưa Âu Cơ về ở trong cung điện của mình, trên núi cao. Ðế Lai về, không thấy con gái đâu, liền sai quân lính đi tìm khắp nơi. Hết ngày này qua ngày khác. Lạc Long Quân sai hàng vạn các ác thú ra chặn các nẻo đường, xé xác bọn chúng làm cho chúng khiếp sợ bỏ chạy. Ðế Lai đành thu quân về phương bắc.
                      Lạc Long Quân ở với Âu Cơ được ít lâu thì Âu Cơ có mang, sinh ra một cái bọc. Sau bảy ngày cái bọc nở ra một trăm quả trứng. Mỗi trứng nở ra một người con trai. Trăm người con trai đó lớn lên như thổi, tất cả đều xinh đẹp khoẻ mạnh và thông minh tuyệt vời.
                      Hàng chục năm trôi qua, Lạc Long Quân sống đầm ấm bên cạnh đàn con, nhưng lòng vẫn nhớ thuỷ phủ. Một hôm Lạc Long Quân từ giã Âu Cơ và đàn con, hóa làm một con rồng vụt bay lên mây, bay về biển cả. Âu Cơ và đàn con muốn theo Lạc Long Quân, nhưng không đi được, buồn bã ở lại trên núi. Hết ngày này qua ngày khác, họ mỏi mắt trông chờ mà vẫn biền biệt tăm hơi. Không thấy Lạc Long Quân trở về. Nhớ chồng quá, Âu Cơ đứng trên ngọn núi cao hướng về biển Ðông lên tiếng gọi: "Bố nó ơi! Sao không về để mẹ con chúng tôi sầu khổ thế này".
                      Lạc Long Quân trở về tức khắc. Âu Cơ trách chồng:
                      - Thiếp vốn sinh trưởng ở núi cao, động lớn, ăn ở với chàng sinh được trăm trai, thế mà chàng nỡ lòng bỏ đi, để mặc con thiếp sống bơ vơ khổ não.
                      Lạc Long Quân nói:
                      - Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên.
                      Hai người từ biệt nhau, trăm người con trai toả đi các nơi, trăm người đó trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương. Vua Hùng chia ra làm mười năm bộ, đặt tướng văn, võ gọi là lạc hầu, lạc tướng. Con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mỵ nương. Ngôi vua đời đời gọi chung một danh hiệu là Hùng Vương.
                      Lạc Long Quân là người mở mang cõi Lĩnh Nam, đem lại sự yên ổn cho dân. Vua Hùng là người dựng nước, truyền nối được mười tám đời.
                      Do sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ, nên dân tộc Việt Nam vẫn kể mình là dòng giống Tiên Rồng.

                      Dòng máu Lạc Hồng
                      Dòng máu Lạc Hồng, bốn nghìn năm
                      Dòng máu đỏ tươi chảy trong tim mình
                      Nòi giống Lạc Hồng, giống rồng tiên nguyện ôm bao đời đất mẹ
                      Nhịp trống hào hùng, mãi còn vang, bao lớp người đi ra nơi biên thùy
                      Hình bóng mẹ già, đứng đợi con, tạc vào sử sách....hào hùng.......
                      Việt Nam ơi ! yêu mến ngàn đời
                      Yêu lũy tre xanh, có con sông chảy quanh
                      Nào ta hát, khúc hát Lạc Hồng, là muôn cánh chim bay rợp biển Đông
                      Việt Nam ơi ! Hãy nắm chặt tay, tiến bước đi lên viết thêm trang sử vàng
                      Nào ta hát, khúc hát Việt Nam, con cháu rồng tiên
                      Con cháu Lạc Hồng, tự hào hai tiếng Việt Nam

                      Comment

                      • #12

                        Giải múa lân vô địch quốc gia trong mười năm Malaysia - Huyện Nam(giải nhất)


                        Nếu có thời gian , qd mời mọi người theo dõi sẽ thấy rất hay...
                        nhìn con Lân múa bạn sẽ có cam giác là một con vật thật , có tình càm , nhảy nhót vui đùa , ranh mãnh... từ đôi mắt dến cái miệng rộng và 2 lỗ tai phe phẩy như nghe ngóng , đôi chân và <vẻ mặt> ngập ngừng khi sắp phải nhảy lên những cái cột , thật là sinh động chứ không phải là 2 người đội đầu lân đang múa , xin mời...
                        Đã chỉnh sửa bởi quynh dao; 07-01-2012, 11:38 PM.
                        <Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng>

                        Comment

                        • #13

                          phong tuc múa lân ngày tết

                          Múa lân ngày Tết
                          Múa lân là một môn nghệ thuật múa dân gian của người Á Đông có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên đán và Tết Trung thu. Theo truyền thuyết dân gian con lân tượng trưng cho sự thái bình, thịnh vượng. Với ý nghĩa đó, múa lân từ lâu đã trở thành một tập tục không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân Á Đông nói chung, trong đó có người Việt Nam trong các ngày hội, ngày lễ và tết.

                          Vào những ngày đầu năm mới, tại các đường phố nội ô TP Mỹ Tho, đâu đâu cũng nghe tiếng trống rộn rã, xập xình của đoàn múa lân, làm cho không khí, sắc xuân càng thêm tươi vui, rộn ràng. Các chủ nhà, cơ sở sản xuất kinh doanh ở TP Mỹ Tho thường rước lân vào nhà múa chúc phúc, cầu may mắn từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 10 tết.

                          Múa lân đòi hỏi người múa phải có kỹ thuật, tay nghề, biểu diễn theo bài bản rõ ràng. Múa lân bao gồm những động tác linh hoạt, vừa múa, vừa lắc, nghiêng, ngó…Để biểu diễn được thành công và có nhiều tiết mục hay, hấp dẫn phục vụ người xem, người múa phải có lòng say mê yêu nghề và siêng năng tập luyện.

                          Trong quá trình múa lân, tiếng trống giữ vai trò chủ đạo. Khi lân múa: nhịp trống nhanh, khi lân quỳ: nhịp trống chậm lại, lân ngủ: nhịp trống thưa và nhẹ, lân thức: nhịp trống rộn ràng… Một bài múa được gọi là thành công phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa người múa, ông địa và tiếng trống. Người múa lân càng giỏi võ thì hình tượng con lân càng trở nên sống động và hấp dẫn. Nhất là ở những màn biểu diễn khó như: múa trên tấm ván đặt trên trái banh gỗ lớn, múa trên Mai Hoa Thung.

                          Hiện nay, các bài múa lân được sử dụng phổ biến nhất trong dịp tết là: lân leo cột, lân vờn ông địa, lân ăn dưa hấu, lân thượng lâu đài… Ông Địa cũng có một vai trò rất quan trọng và dễ gây ấn tượng cho người xem với những động tác như: địa chào, địa dắt lân… Đây là một nhân vật gây hài không thể thiếu trong múa lân.

                          Ở thành phố Mỹ Tho, những năm gần đây phong trào múa lân phát triển mạnh. Vào năm 2002, toàn thành phố chỉ có 3 đội đến nay có tất cả 10 đội lân. Các đội lân ở TP Mỹ Tho chủ yếu hoạt động nghiệp dư, thường biểu diễn trong các dịp lễ, tết. Mỗi đội múa lân có từ 20 đến 40 thành viên.

                          Múa lân đã làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của người dân thành phố Mỹ Tho nói riêng, cả nước nói chung. Hình ảnh của những chú lân nhảy múa sinh động trong tiếng trống rộn ràng đã góp phần tô điểm cho ngày tết thêm vui tươi, náo nhiệt.

                          Nguồn tin: Ủy ban nhân dân thành phố Mỹ Tho
                          <Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng>

                          Comment

                          • #14

                            LỊCH VIỆT 2012 - ĐẸP &amp; Ý NGHĨA NHẤT TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY

                            LỊCH VIỆT 2012 - ĐẸP & Ý NGHĨA NHẤT TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY









                            Vua Quang Trung đại phá quân Thanh


                            Bình tây đại nguyên soái Trương Định



                            Danh tướng nhà Trần :Trần nhật Duật



                            Trần quang Diệu - Tướng trụ cột của Tây Sơn



                            Hưng đạo Vương Trần quốc Tuấn



                            Bà Triệu Ẩu : Cởi sóng thần , diệt kình ngư



                            Trai gái nước Việt quyết giữ gìn bờ cỏi



                            Chúa Nguyễn Hoàng đang khai phá miền nam nước Việt



                            Tướng Nguyễn thiện Thuật



                            Cụ Phan thanh Giản chống Pháp



                            Thượng tướng Thái sư Trần quang Khải


                            Comment

                            • #15



                              Hương Bình thân mến chào cả nhà và riêng chào chị Tú Yên cùng anh TiCa , trong topic này là một topic dành riêng cho những gì nói về mùa Xuân và đặc biệt là mùa xuân của năm con rồng -2012.thường khi một topic mà được chủ nhà đã giới thiệu ngay từ đầu trang sẽ tập trung những phong tục , tập quán những gì liên quan đến ngày xuân ,tuy nhiên lần này đặc biệt bên cạnh những niềm vui Xuân đó còn có những góp ý chân tình và thẳng thắn của chị Tú Yên cũng như anh TiCa để thay đổi cho hoàn chỉnh hơn mới lạ hơn , ở đây mình xem như sẽ có những đổi mới trong năm mới.Thật sự mà nói những góp ý của chị Tú Yên cũng như anh TiCa rất là hay và chính xác.Tuy nhiên , cũng như tất cả chúng ta ở đây ngoài những niềm vui trong trang nhà theo như HB biết cũng là một sự cố gắng rất nhiều của anh HoangVu , bởi vì những công việc đời thường phải lo chu toàn vì thế anh HV cũng rất là bận rộn nhiều khi phải đi liên hệ trong công việc của hãng anh không kịp thông báo mà vội vã khi vào đến phi trường vội gửi tin nhắn nhờ HB trong coi giùm , chính vì những điều này nên HB cũng cố gắng trong khả năng của mình làm những gì mà mình làm được...Thật sự mà nói làm admin của một diễn đàn không đơn giản cũng chẳng khác gì làm dâu trăm họ , ngoài những suy nghĩ cách trình bày làm sao để trang nhà luôn sinh động và hợp với từng mùa admin còn phải xem bài vở hoặc sắp xếp lại những gì sai xót chưa kể nhiều bạn vào đây chỉ để quảng cáo làm trang nhà thêm lộn xộn , bởi vì thật sự không phải ai vào đây cũng có một sự tự giác và nhiệt tình mà chỉ là như để thỏa mãn cái vui của mình mà chẳng bao giờ nghĩ đến những khó khăn của người sáng lập ra , nói chung cũng chỉ là muốn đem lại niềm vui cho tất cả bạn bè năm châu từ trong nước cũng như ngoài nước.Hôm nay được xem những ý kiến của chị Tú yên và anh TiCa , HB rất cám ơn và chắc chắn khi anh HV xem những lời góp ý chân tình này sẽ cảm động và sẽ cố gắng hơn nữa để trang nhà ngày càng sinh động và phong phú hơn ,HB mong rằng sẽ còn có thật nhiều những sáng kiến cũng như những đóng góp chân tình như thế này để nâng cao giá trị của trang nhà cll ngày càng phong phú và đa dạng hơn về văn hóa và nghệ thuật điều mà tất cả chúng ta những người VN dù trong hay ngoài nước cũng đều cần thiết.
                              Năm cũ gần qua và năm mới sắp đến HB thân mến chúc tất cả các anh chị em và toàn thể các bạn năm châu một năm mới thật nhiều sức khoẻ - mọi sự như ý.
                              Thân mến
                              Hương Bình

                              Comment

                              Working...
                              X
                              Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom