• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Chủ đề Giai phẩm Xuân Nhâm Thìn - 2012

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Chủ đề Giai phẩm Xuân Nhâm Thìn - 2012

    Chủ đề Giai phẩm Xuân Nhâm Thìn - 2012

    Error - 404" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Lại một mùa Xuân nữa đã và đang trở về.

    Như thông lệ hàng năm Chút lưu lại xin mượn một góc nhỏ nơi này để mở ra một Chủ đề gọi là Giai phẩm Xuân hầu để góp nhặt lại đôi điều cùng tản mạn với một mùa Xuân mới.

    Tất cả những bài viết trong Chủ đề này sẽ là những bài thơ, văn, biên khảo, tạp ghi, tùy bút, hội họa, nhiếp ảnh, truyện cười ... v..... v...... để nói về mùa Xuân - đặc biệt là "xuân của con Rồng".

    Những bài viết, những Tác phẩm có thể là riêng của Quý Anh Chị sáng tác hay sưu tầm hay lượm lặt khắp nơi tùy hỷ.

    Rất mong sự hưởng ứng của Quý Anh Chị và Quý Bạn hữu khắp nơi hầu đóng góp cho Chút lưu lại thêm một món quà tinh thần nho nhỏ để chúng ta cùng nhau chia xẻ trong niềm vui những ngày đầu của một Năm mới.

    Xin kính cầu chúc cho Quý Anh, Quý Chị, Quý Bạn Hữu xa gần trên khắp năm châu cùng toàn Gia Quyến vui đón một Năm mới Nhâm Thìn 2012 thật dồi dào sức khỏe, thật bình an và tràn đầy Thịnh Vượng.

    Chúc Mừng Năm Mới Nhâm Thìn - 2012
    Chút Lưu Lại
    Sống trên đời

    Similar Threads
  • #16

    ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi TiCa
    Chủ đề Giai phẩm Xuân Nhâm Thìn - 2012







    Cái chủ đề rất hay, rất thích hợp - dĩ nhiên rồi ! Nhưng nó cũng đòi hỏi cách quản lý khéo léo nữa kìa. Chẳng hạng vừa rồi, trước post này tôi đã làm công việc vô duyên mà từ xưa đến giờ tôi chưa hề làm qua. Vào khen topic hay. Sau đó tôi vào trang nhà của CLL. Chụp hình cái màn ảnh máy vi tính (Prt-Sc).



    Quí vị thừa biết nó ra làm sao rồi ! Cái vị trí quan trọng nhất, có giá trị cao nhất của trang mạng lại hiển thị ra hai bài y hệt như nhau. Dễ hiểu thôi - bởi vì một cái là sticky post, còn bài nọ là bài đầu tiên của topic. Ta thử đặt câu hỏi - liệu người viếng CLL lần đầu tiên... họ sẽ nghĩ gì? Chắc chắn ngoài cái ấn tượng ban đầu không tốt ra họ còn cho là khùng mới làm như vây. Càng cài tự động chừng nào - giảm thiểu nhân lực của BĐH được bao nhiêu thì cái hậu quả tai hại nó càng lớn bấy nhiêu (default automatic settings) - Chỉ cần post vài câu vô duyên vào topic nào là tên tác giả - chủ topic đó sẽ hiện ở trang nhà liền.



    Lẽ ra trang nhà phải là nơi chỉ có bài mới có chất lượng không ai vạch áo cho người xem lưng đâu. Thường là sau khi moderate (Tôi đã và đang làm MOD cho nhiều diễn đàn). Dĩ nhiên làm công việc này chẳng những đòi hỏi khá nhiều nhân lực lẫn nhiệt tâm nhiệt tình mà còn đòi hỏi một ban biên tập có trình độ thật cao, hiểu thật rộng. Tôi, Tú_Yên và nhiều nhân vật ẩn danh trong nhóm dạy sáng tác thơ nói chung - thơ Đường Luật nói riêng mà tôi đang cộng tác, có thừa khả năng để làm việc này giúp CLL. Tiếc rằng ông tôi đã qua đời rồi (thơ đăng hở Phong Hoá 1958) nếu không ông cũng sẽ giúp CLL một tay - sửa bài cho đám hậu sinh. Dù muốn dù không tôi cũng muốn hoàn tất tâm nguyện của ông tôi - Bảo tồn văn hoa nghệ thuật nước nhà. Điều mà Hoàng Vũ của CLL chủ trương. Đó cũng là lý do tại sao tôi - TiCa tham gia CLL.

    Thân chào!

    TiCa
    KTS Nguyễn Xuân Hòa
    (562) 591-2177 USA



    ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Tú_Yên
    .

    Lời muốn nói

    * Thân chào BĐH - DĐ CLL và anh hoangvu

    Tú_Yên mới tham gia DĐ, bài vỡ ít ỏi và chưa đóng góp được gì cho nơi nầy.
    Tuy vậy, trong những lúc tình cờ (mà đôi khi cũng có thể là cố ý), TY đã đi loanh quanh DĐ để tìm hiểu về cách sinh hoạt của các ACE thành viên, cũng như cách QL của BĐH CLL.

    Quả thật TY rất vui khi đọc bài viết của anh hoangvu : Lời nhắn gửi với tất cả mọi người khi đến với CLL.
    Đó là tấm lòng hướng về Văn học Nghệ Thuật cũng như sự tâm huyết muốn duy trì những gì tốt đẹp, thơ mộng...mà cũng là món ăn tinh thần độc đáo, không thể nào thiếu đối với những người có tâm hồn nhạy cảm trước những gì tốt đẹp, hài hòa mà tạo hóa đã ban cho nhân sinh.

    Một thú vui tao nhã và thanh thoát - Một sự hòa hợp tuyệt vời giữa con người và những gì chung quanh...Đó chính là Văn học Nghệ Thuật - là Thơ_Ca - là sự rung động của tâm hồn...

    ......

    Có lẽ người ta sẽ nghĩ rằng "dường như DĐ nầy...không được CHĂM CHÚT" lắm...khi ngay đầu trang chính đã có sự lượm thượm như vậy !! (Sorry)

    Hôm nay, khi đọc bài viết của anh TiCa - TY đã không dằn được lòng mình.
    Cùng những suy tư, cùng những trăn trở.
    TY muốn được nói lên tất cả những gì mà TY đã nghĩ đối với một trang Web (đầy tiềm năng) - với tấm lòng thiết tha vô vàn cùng con chữ của người QL - là anh hoangvu.

    Với một người đầy tâm huyết và nhiệt tình đối với Văn học Nghệ thuật như anh hoangvu - TY thiển nghĩ : Những điều anh TiCa đóng góp...bộc trực nhưng chân tình - chính là những gì...để cho BQL CLL cần suy gẫm...

    - Trang nhà CLL
    Là bộ mặt chính, nói lên tính cách cũng như giá trị của DĐ !
    Người tham quan sẽ khó mà dời chân, nếu được đọc những bài viết đầy ý nghĩa và sâu sắc...- dù chỉ sau một lần tình cờ ghé thăm.

    Vì vậy, những bài viết để "chưng" ra nơi nầy, TY (cũng cùng ý nghĩ như anh TiCa) - phải là những bài viết thực sự có giá trị - cả về câu_từ_âm điệu cũng như bố cục, nội dung - phải là những bài viết "chuẩn" - cần đủ - để đại diện cho cả một tập thể ACE trong DĐ.

    TY không hiểu nhiều về tin học, nhưng qua cách nhìn từ các trang Web trên cộng đồng mạng - thì để có bài chọn lọc cũng không hẵn là khó khăn nếu chúng ta quyết lòng.

    Chính những sáng tác viết về mùa Xuân (Nhâm Thìn 2012) mới thực sự là tiêu điểm chính cho một Giai Phẩm Xuân.
    ...

    Trên đây chính là "Lời muốn nói" mà TY xin được gửi gắm đến BĐH CLL - bằng cả tấm lòng của một người luôn yêu thích Văn học.

    Rất mong nơi nầy sẽ thực sự trở thành mái nhà chung cho những ai nhiệt tình, tâm huyết, cùng chung sở thích và luôn muốn được chan hòa trong một môi trường ấm áp và đầy ắp sự sẻ chia chân thành.

    Thân mến !


    Tú_Yên
    Cảm ơn Chị TY và Anh TC đã đóng góp cho CLL một ý kiến rất tuyệt vời. Đây là cũng một điều mà riêng chính bản thân của HV cũng rất là "khó chịu" khi phải ứng xử với Trang chính theo như "Mặc định" của Trang chính đã setup.

    Mấy hôm nay bản thân Hv cũng rất trăn trở với điều này. Chẳng hạn nếu không đưa Chủ đề GPXNT vào trang trên thì nó có một chút gì đó không phải là "Những ngày của đầu một Năm mới" nhưng nếu mình đưa nó (Chủ đề này) vào trang trước thì HV biết chắc rằng nó quá ư là luộm thuộm nếu không nói là "không thể nào chấp nhận được".

    Chính vì vậy nên trước khi Anh TC gởi ý kiến vào đây thì HV cũng đã "layout" ra một tấm thiệp khác gởi lên trang trước hầu tạm thời tránh đi sự trùng lập của hai Chủ đề cùng một trang.

    HV đang "tìm cách" chỉnh sửa lại như thế nào để cho nó phù hợp theo như ý kiến của Chị TY, Anh TC .... và lẽ tất nhiên cho tất cả mọi người.

    Hy vọng rằng Quý Anh Chị sẽ cảm thông cho CLL . Ước mong rằng Chủ đề này sẽ thêm nhiều ý nghĩa hơn với sự đóng góp rất thuơng yêu và chân tình từ Quý Anh Chị và Bạn hữu.

    Cầu chúc Chị TY và Anh TC một ngày thật bình an và vui tươi.
    Sống trên đời

    Comment

    • #17

      Bày mâm ngũ quả Tết thế nào để hợp phong thủy?


      Ngày Tết, mâm ngũ quả được xem là quan trọng trong thờ cúng tổ tiên. Hiện có nhiều quan niệm về bày mâm ngũ quả. Những lý giải ở các góc độ khác nhau sẽ giúp có mâm ngũ quả đẹp và hợp phong thủy ngày Tết.

      Ý nghĩa của mâm ngũ quả

      Theo ông Lê Quang Khang, chuyên gia văn hóa, Hội Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, mâm ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa bao trùm là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, thể hiện lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên. Mâm ngũ quả cúng ngày Tết cũng là yếu tố thể hiện thành quả làm việc của một năm. Ngoài ra, tùy ở những góc độ mâm ngũ quả còn có các ý nghĩa khác.

      Mâm ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu sắc khác nhau. Con số 5 thể hiện ước muốn của người Việt Nam mới sẽ đạt ngũ phúc lâm môn: Phú, quý, thọ, khang, ninh. 5 màu sắc thể hiện ý nghĩa nguồn của cải năm phương đưa về kính lên tổ tiên. Như nải chuối có màu xanh tượng trưng Đông phương, quả bưởi có màu vàng tượng trưng Trung phương, quả hồng có màu đỏ tượng trưng Nam phương, quả lê có màu trắng tượng trưng Tây phương và một loại quả có màu sẫm khác tượng trưng Bắc phương. Năm màu sắc này cũng tượng trưng ngũ hành trong vũ trụ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

      Con số 5 trong mâm ngũ quả còn thể hiện lịch sử tín ngưỡng dân tộc. Ví dụ, đạo Phật có ngũ giới, tức 5 điều quy định của đạo Phật. Đạo Lão với ngũ hành. Đạo Khổng là ngũ thường. Nguyên nhân chọn ngũ quả thay vì chọn các yếu tố khác bởi người xưa quan niệm hoa quả có nhiều hạt, múi, chùm. Điều này thể hiện mong ước sang năm mới sẽ sinh sôi phát triển cả trong sản xuất lẫn cuộc đời.


      Theo chuyên gia phong thủy Trọng Hùng, hiện nay mâm ngũ quả cũng được bày biện phù hợp với tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng


      Số chẵn và lẻ

      Theo chuyên gia phong thủy Trọng Hùng, hiện nay mâm ngũ quả cũng được bày biện phù hợp với tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng. Ví dụ, mâm ngũ quả của người Bắc bao giờ cũng có nải chuối - thể hiện sự che chở của đất trời cho con người. Nhưng người Nam lại cho rằng từ chuối có âm đọc chệch nghe giống từ "chúi", thể hiện sự đi xuống, không ngẩng lên được.

      Người Nam cũng không trưng quả cam bởi câu "quýt làm cam chịu". Mâm ngũ quả của người Nam thường có các loại quả mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài (là những loại quả có âm khi đọc chệch nghe như câu "cầu sung vừa đủ xài), thêm 3 trái thơm làm chân đế thể hiện sự vững vàng. Trong khi đó, với người Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày trên mâm ngũ quả, kể cả quả ớt, miễn sao đẹp mắt là được.

      Ngày nay, do trái cây phong phú, nhiều loại, con cháu muốn thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, tổ tiên, đồng thời cũng thể hiện tính trình bày thẩm mỹ, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn. Người ta không câu nệ cứng nhắc là 5 quả nữa mà có thể bày đến 8, 9 hay thậm chí 10 quả, không kén chọn số chẵn hay lẻ. Và dù có bày nhiều hơn nhưng người ta vẫn gọi là mâm ngũ quả.

      Nhưng với các ý nghĩa trên nên khi bày mâm ngũ quả, người ta có những quy ước dân gian. Ví dụ, mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì. Số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính loại, không tính quả. Ví dụ, chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng là 15 hay 16 quả.


      Theo Hiền Lê (Bee)

      Comment

      • #18

        Tục thờ Ông Địa - Thần Tài: nguồn gốc, cách thờ, cúng kiếng

        Tục thờ Ông Địa - Thần Tài: nguồn gốc, cách thờ, cúng kiếng?

        ÔNG ĐỊA

        ÔNG THẦN TÀI

        Không phải chỉ ở Việt Nam mới có tục thờ Ông Địa - Thần Tài, mà hấu như các nước trong khu vực Đông Nam Á (vì tôi chỉ biết Đông Nam Á) đều có tục thờ này.

        Tục thờ Thần Tài có xuất xứ từ Trung Quốc, còn ở nước ta tục thờ Thần Tài xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ XX. Trong các hộ tiểu thương Nam Bộ, Thần Tài được thờ trong gia đình và trở nên gần gũi, thân thiết với mọi người.
        Theo truyền thuyết xưa, có một người lái buôn Trung Hoa tên là Âu Minh khi đi qua hồ Thanh Thảo tình cờ gặp Thủy Thần, được Thủy Thần cho một người gia nhân tên là Như Nguyện. Âu Minh đem Như Nguyện về nuôi ở trong nhà, từ đó công việc làm ăn của Âu Minh mỗi ngày một phát đạt. Trong một ngày Tết, vì một lý do nào đó, Âu Minh đánh Như Nguyện. Như Nguyện quá sợ hãi bèn chui vào đống rác và biến mất. Từ đó Âu Minh làm ăn thua lỗ, chẳng mấy chốc nghèo xác nghèo xơ.
        Người ta bảo Như Nguyện là Thần Tài và lập bàn thờ Như Nguyện, cũng chính vì thế mà bàn thờ Thần Tài thường nằm ở một góc khuất trong nhà. Theo điển tích này, trong 3 ngày Tết có tục kiêng quét nhà, hót rác vì sợ làm mất thần Tài ẩn trong đống rác.
        Cũng có quan niệm cho rằng Thần Tài là một dạng thổ thần kiểu Thần Đất (thổ địa), vị thần hộ mệnh của xóm làng, cai quản đất đai, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng. Khi những người dân Việt đi khai hoang, bước đầu họ gặp nhiều khó khăn và ý niệm về các vị thần hình thành từ đó làm chỗ dựa tâm linh của họ trên con đường mưu sinh. Thần Đất là vị thần bảo hộ cây trái, hoa màu thể hiện tính nông nghiệp và là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc. Đây cũng là dấu ấn của thời kỳ kinh tế thương nghiệp.
        Một điển tích khác lại cho rằng Thần Tài nguyên là Bố Đại La Hán, còn gọi là Nhân Yết Đà Tôn Giả ở Ấn Độ (là một trong thập bát La Hán). Ông là người chuyên bắt rắn, ông mang túi vải to trên lưng vào rừng bắt rắn độc, nhổ bỏ răng độc rồi thả rắn đi. Người Trung Quốc cho là Bố Đại đầu thai tại nước Lương tên là Phó Đại Sĩ, tính tình vui vẻ, ăn mặc xốc xếch, vai mang cái tủi vải thật to, ai cho gì cũng dồn vào túi rồi đem phân phát cho trẻ em. Do đó có tượng Thần Tài đứng có mang túi to, hai tay đưa thẳng lên trời cười thoải mái, tượng trưng cho sự may mắn, thành công.
        Theo tín ngưỡng dân gian, Thần tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình, nên mỗi gia đình, nhứt là gia đình mua bán hay kinh doanh đều có bàn thờ Thần tài, đốt nhang nghi ngút để cầu xin Thần tài cho mua may bán đắt, trúng mối lời nhiều, đem lại nhiều tiền bạc sung túc. Người đời rất quí trọng tiền bạc nên rất quí trọng Thần tài. Những nhà kinh doanh đều có lập bàn thờ Thần tài rất long trọng, đặc biệt bàn thờ Thần tài không được đặt trên cao mà phải đặt ngay trên mặt gạch nền nhà.
        Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 09-01-2012, 06:26 PM.

        Comment

        • #19

          QD nghe nói ông Dịa cũng rất thương con nít lắm phải không anh HVP? con nít muốn ăn chuối đang cúng cho ông địa chỉ cần vái mấy cái rồi bẻ ăn liền mà không bị ông Địa <la> đâu hén
          Đã chỉnh sửa bởi quynh dao; 09-01-2012, 06:34 PM.
          <Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng>

          Comment

          • #20

            ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi quynh dao View Post
            QD nghe nói ông Dịa cũng rất thương con nít lắm phải không anh HVP? con nít muốn ăn chuối đang cúng cho ông địa chỉ cần vái mấy cái rồi bẻ ăn liền mà không bị ông Địa <la> đâu hén
            Tại vì ÔNG ĐỊA hay cười toe toét, phơi lỗ rúng (rốn), mập mạp nên con nít khoái chọc lỗ rúng (rốn) Ông Địa cho ổng cười hòai, vì cười thì cái lỗ rúng (rốn) rung rinh
            Ông Địa không hề biết giận biết hờn ai hết cho dù OAN NHƯ ÔNG ĐỊA
            Chuyện chúng ta không làm mà bị người khác gán cho mình làm là một nổi oan, gặp trường hợp như vậy, người ta thường ví như nỗi oan của ông Địa


            Bé thương ông Địa
            Ơi ông địa có cái bụng ngộ ghê,
            Cầm cái quạt ông nhảy múa say mê.
            Ơi ông địa có gương mặt thật duyên
            Ông mãi cười như không biết mõi miệng.
            Đi xem múa lân hay là xem múa rồng,
            Em thích nhất ông địa vì ông địa rất vui.
            Ông địa không dám trèo cao như lân như rồng.
            Ông đứng múa dưới đường trông mặt thấy mà thương.
            Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 09-01-2012, 07:31 PM.

            Comment

            • #21

              Những lời chúc Tết hay nhất năm 2012, những câu chúc Tết ý nghĩa nhất Tết Nhâm Thìn

              Những lời chúc Tết hay nhất năm 2012, những câu chúc Tết ý nghĩa nhất Tết Nhâm Thìn
              1. Năm hết Tết đến - Đón Rồng tiễn Miu - Chúc ông chúc bà - Chúc cha chúc mẹ - Chúc cô chúc cậu - Chúc chú chúc dì - Chúc anh chúc chị - Chúc luôn các em - Chúc cả các cháu - Dồi dào sức khoẻ - Có nhiều niềm vui - Tiền xu nặng túi - Tiền giấy đầy bao - Đi ăn được khao - Về nhà người rước - Tiền vô như nước - Tình vào đầy tim - Chăn ấm nệm êm - Sung sướng ban đêm - Hạnh phúc ban ngày - Luôn luôn gặp may - Suốt năm con Rồng.
              2. Kính chúc mọi người một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc!!! Vui trong sức khoẻ, trẻ trong tâm hồn, khôn trong lý tưởng, trưởng thành trong…. tất cả mọi lĩnh vực….
              3. Chúc mọi người khoẻ như hổ, sống lâu như rùa, mắt tinh như đại bàng, nhanh nhẹn như thỏ, tinh ranh như cáo, ăn nhiều như … heo, mau ăn chóng nhớn, tiền vô như nước, phúc lộc nhiều như dịch châu chấu tràn về.
              4. Năm con Rồng, chúc mọi người vui vẻ như Chim Sẻ, khỏe mạnh như Đại Bàng, giàu sang như chim Phụng, làm lụng như chim Sâu, sống lâu như Đà Điểu nhé!
              5. Mùa xuân xin chúc - Khúc ca an bình - Năm mới phát tài - Vạn sự như ý - Già trẻ lớn bé - Đầy ắp tiếng cười - Trên mặt ngời ngời - Tràn đầy hạnh phúc - Xuân đến hy vọng - Ấm no mọi nhà - Kính chúc ông bà - Sống lâu trăm tuổi - Kính chúc ba mẹ - Sức khoẻ dồi dào - Đôi lứa yêu nhau - Càng thêm nồng ấm - Các em bé nhỏ - Học giỏi chăm ngoan - Chúc Tết mọi người - Năm mới hoan hỉ - Gặp nhiều niềm vui…
              6. “Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều. Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu. Gia đình hạnh phúc bè bạn quý. Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều”
              7. Mùa Xuân này có nhiều người hỏi thăm và muốn ghé đến nhà bạn. Họ tên là Hạnh phúc, May mắn và Thịnh Vượng. Hãy mở cửa đón chào họ nhé!
              8. Sang năm mới chúc mọi người có một bầu trời sức khoẻ, một biển cả tình thương, một đại dương tình cảm, một điệp khúc tình yêu, một người yêu chung thủy, một tình bạn mênh mông, một gia đình thịnh vượng. Chúc các bà, các ông, các cô, các chú, các chị, các anh sang năm mới vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, làm việc như thơ, đời vui như nhạc, coi tiền như rác, coi bạc như rơm, chung thủy với cơm và sắc son với phở.
              9. Chúc mừng năm mới. Chúc 365 ngày hạnh phúc 52 tuần như ý 12 tháng an vui 8.760 giờ thoải mái 52.600 phút may mắn và 1 Năm mới an khang thịnh vượng - phát tài phát lộc.
              10. Năm mới Tết đến. Rước hên vào nhà. Quà cáp bao la. Mọi nhà no đủ. Vàng bạc đầy hũ. Gia chủ phát tài. Già trẻ gái trai. Sum vầy hạnh phúc. Cầu tài chúc phúc. Lộc đến quanh năm. An khang thịnh vượng.

              [IMG]Link[3].jpg[/IMG]
              Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
              Phúc lộc đưa nhau đến từng nhà
              Vài lời cung chúc tân niên mới
              Vạn sự an khang vạn sự lành

              Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều
              Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu
              Gia đình hạnh phúc bè bạn quý
              Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều

              Đầu xuân năm mới chúc BÌNH AN
              Chúc luôn TUỔI TRẺ chúc AN KHANG
              Chúc sang năm mới nhiều TÀI LỘC
              Công thành danh toại chúc VINH QUANG

              CUNG kính mời nhau chén rượu nồng
              CHÚC mừng năm đến, tiễn năm xong
              TÂN niên phúc lộc khơi vừa dạ
              XUÂN mới tài danh khởi thỏa lòng
              VẠN chuyện lo toan thay đổi hết
              SỰ gì bế tắc thảy hanh thông
              NHƯ anh, như chị, bằng bè bạn
              Ý nguyện, duyên lành, đẹp ước mong

              Cung chúc tân niên một chữ nhàn
              Chúc mừng gia quyến đặng bình an.
              Tân niên đem lại niềm Hạnh Phúc.
              Xuân đến rồi hưởng trọn niềm vui

              Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều
              Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu.
              Gia đình hạnh phúc bè bạn qu.
              Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều

              Tui cũng xin chúc bà con
              Đàn ông lủng lẳng hai hòn còn nguyên
              Đàn bà thêm đẹp, nhiều duyên
              Trẻ con nho nhỏ có tiền ăn chơi!


              Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 09-01-2012, 09:29 PM.

              Comment

              • #22

                Năm Thìn Nói Chuyện Rồng



                Năm Nhâm Thìn, sưu tầm một vài câu ca dao, tục ngữ nói chuyện Rồng để góp vui trong 3 ngày tết.

                Rồng là linh vật có tên trong bộ 12 con giáp, với tên gọi là Thìn. Khác với 11 linh vật kia, có thể là vật nuôi trong nhà hay vật hoang dã mà mọi người ai cũng biết, nhưng còn Rồng thì chẳng ai nhìn thấy dung nhan bao giờ. Đó là sản phẩm của sự tưởng tượng, chỉ hiện diện trong các huyền sử, huyền thoại, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, cổ tích, chuyện dân gian mà thôi, nhưng hình ảnh con rồng lại rất thân quen với mọi người Việt Nam.

                Nói về Rồng, đầu tiên phải nói đến đó là: Rồng là cội nguồn, tổ tiên của dân tộc Việt Nam chúng ta. Là Người Việt Nam ai cũng biết dân tộc ta ra đời bằng truyền thuyết Rồng - Tiên. Cha là Lạc Long Quân (gốc Rồng), kết hôn với mẹ là Âu Cơ (Tiên Nữ), rồi sinh ra trong bọc trăm trứng, nở trăm con. Dân tộc ta xem như giống Rồng Tiên. Không biết có phải từ nguồn gốc này hay không, mà đất nước Việt Nam ta có hình dáng cong cong chữ S, như con Rồng nằm uốn, ôm trọn, gìn giữ bờ cỏi non sông đất nước. Trên hình dáng con Rồng đó xuất hiện nhiều địa danh gắn với rồng, như: Thăng Long, (Vua Lý Công Uẩn nằm thấy giấc mộng Rồng bay đã cùng triều thần và toàn dân dựng nên một thủ đô Thăng Long ngàn năm văn hiến của dân tộc); hay như Vịnh Hạ Long (kỳ quan thế giới) và nhiều địa danh khác mang tên long, như: Long An, Long Khánh, Vĩnh Long, Bình Long, Phước Long, Long Thành, Long Hải, Long Biên .. Đặc biệt trên đất nước chúng ta có con sông Cửu Long. Đây là con sông lớn từ cao nguyên xứ Tây Tạng, có chiều dài hơn 4000 cây số, chạy qua các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. Có hai nhánh đổ về Việt Nam là: Tiền Giang và Hậu Giang, hai con sông này có 9 nhánh đổ ra biển, có tên gọi là sông Cửu Long (tức 9 con Rồng).

                Rồng, đối với người Việt Nam ta không những là biểu tượng của sự tôn kính, là bản mệnh của vua, là đại diện cho quyền lực, sức mạnh thống trị, mà dân gian cũng có thể dùng hình tượng rồng để bày tỏ sự linh thiêng cao quý của mình. Do vậy, rồng được khắc chạm khắp các lăng tẩm, đình chùa, am miếu hoặc những nơi thờ phụng khác. Chỉ khác biệt là rồng tượng trưng cho vua, mỗi chân có 5 móng, rồng của các quan 4 móng, dân chúng chạm khắc trong các đình chùa, miếu đền chỉ được làm hình con rồng 3 móng. Vì là con vật được tượng trưng cho cao quí, sang trọng, quyền năng và nhân hậu nên các vua tự xem mình là rồng, những gì thuộc về nhà vua đều thêm chữ long vào: long bào (áo vua); long nhan (mặt vua); long xa (xe vua đi); long sàng (giường nằm của vua); long án (bàn viết của vua); long kỷ (ghế của vua); long thuyền hay long châu (thuyền của vua); long nhi (con vua) .. Từ xưa cho tới nay, trong các đám cưới trên vách, bên bàn tiệc, trên lễ vật thường có hình ảnh rồng- phượng chan hòa, đó là biểu tượng của sự giao duyên và hạnh phúc lứa đôi mọi người mong muốn.

                Trong kho tàng ca dao, tục-ngữ, thành ngữ rồng là biểu tượng của sự cao quý, lý tưởng, may mắn, tốt đẹp, đồng thời còn có biểu hiện của sự sang hèn, tốt xấu, may mắn: "Làm trai lấy được vợ hiền, như cầm đồng tiền mua được của ngon. Phận gái lấy được chồng khôn, xem bằng cá vượt vũ môn hóa rồng". Trong cuộc hôn nhân đó, phận gái 12 bến nước, biết bến nào trong, đục chỉ dựa vào may rủi mà thôi. Nhưng nếu lấy được người chồng khôn thì có thể làm thay đổi cuộc đời. Đây là niềm hạnh phúc nhất đối với người con gái đi lấy chồng. "Rồng bay phượng múa" thể hiện sự xuất chúng, tài ba của người có chữ viết đẹp, nét chữ lả lướt, bay lượn, uốn khúc. "Cá chép hóa rồng" để nhắc nhở người đời, nếu chăm chỉ học hành, chịu thương chịu khó, không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên thì nhất định một ngày nào đó sẽ thành đạt; tuy nhiên, cũng có nhiều người không cần nỗ lực phấn đấu cũng vươn lên tột đỉnh vinh quang !!!

                Thật là vinh hạnh khi "Rồng đến nhà tôm" chỉ một kẻ nghèo hèn, chức vụ nhỏ bé, khi vinh dự được người giàu sang, quyền quý thương tình chiếu cố đến tận nhà thăm viếng mình. Nhưng đây thật sự là một nét văn hóa giao tiếp, bày tỏ sự nhún nhường của chủ nhà đối với khách, thể hiện được lòng hiếu khách, cung cách giao tế nho nhã, lịch thiệp của người xưa. Những người nói hay nhưng làm thì dở; nói huyên thuyên, thao thao bất tuyệt, nói đủ chuyện trên trời dưới đất, nhưng lại biếng nhác, làm việc thì không không ra đầu ra đuôi, người ta ví "Nói như rồng leo, làm như mèo mửa". Lúc đầu thì hô hào hoành tráng, càng về sau làm không ra gì "Đầu rồng, đuôi tôm". "Rồng vàng tắm nước ao tù, người khôn ở với người ngu bực mình": Rồng vàng là rồng quý, mà phải đi tắm nước đục ở ao tù thì thật là điều bất đắc dĩ, cũng như vậy người khôn ngoan mà phải chung sống, ở chung, làm việc chung với kẻ ngu đần thì thật là hết sức bực mình. "Trong lưng chẳng có một đồng, lời nói như rồng cũng chẳng ai nghe". Đồng tiền là rất quan trọng, tiền thể hiện địa vị trong xã hội, có tiền mua tiên cũng được, không tiền thì dù có hô hào lớn tiếng thì cũng không ai nghe. "Ăn như rồng cuốn" ví những người ăn nhiều, ăn vội vã, ăn không coi nồi, trái với "ăn như mèo" là ăn ít, ăn từ tốn. Hầu hết các cô gái, những người phụ nữ đều ăn như mèo, không dám "ăn như rồng cuốn", vì để giữ eo thon. "Rồng giao đầu, Phụng giao đuôi, nay tui hỏi thiệt: mình thương tui không mình" ? thể hiện tình cảm ái ân. Phụng giao đuôi thì rõ rồi, còn Rồng giao đầu thì .. linh vật, đến sự giao hoan cũng khác.

                Năm Nhâm Thìn nhắc nhở chúng ta hãy sống xứng đáng với danh hiệu là "con Rồng cháu Tiên". Nói phải đi đôi với làm, làm đến nơi đến chốn, đừng có "Nói như rồng leo, làm như mèo mửa". Mọi người hãy tỏ lòng nhân ái, bao dung đối xử với nhau, để được tràn đầy vui tươi, hạnh phúc.

                Xuân Nhâm Thìn năm 2012, kính chúc mọi người có sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt, thăng quan tiến chức như Rồng thăng vậy./.


                PHẠM HƯƠNG

                Comment

                • #23

                  Dân tộc ta xem như giống Rồng Tiên. Không biết có phải từ nguồn gốc này hay không, mà đất nước Việt Nam ta có hình dáng cong cong chữ S, như con Rồng nằm uốn, ôm trọn, gìn giữ bờ cỏi non sông đất nước. Trên hình dáng con Rồng đó xuất hiện nhiều địa danh gắn với rồng, như: Thăng Long, (Vua Lý Công Uẩn nằm thấy giấc mộng Rồng bay đã cùng triều thần và toàn dân dựng nên một thủ đô Thăng Long ngàn năm văn hiến của dân tộc); hay như Vịnh Hạ Long (kỳ quan thế giới) và nhiều địa danh khác mang tên long, như: Long An, Long Khánh, Vĩnh Long, Bình Long, Phước Long, Long Thành, Long Hải, Long Biên .. Đặc biệt trên đất nước chúng ta có con sông Cửu Long. Đây là con sông lớn từ cao nguyên xứ Tây Tạng, có chiều dài hơn 4000 cây số, chạy qua các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. Có hai nhánh đổ về Việt Nam là: Tiền Giang và Hậu Giang, hai con sông này có 9 nhánh đổ ra biển, có tên gọi là sông Cửu Long (tức 9 con Rồng).

                  Bản đồ Việt Nam giông con rồng

                  Hahaha! Chú Mây tính đố Việt Nam có bao nhiêu con Rồng, HB giải thich hết rôi ! Thôi thì chú Mây mượn câu sấm Trạng Trình
                  LONG VĨ XÀ ĐẦU KHỞI CHIẾN TRANH
                  Đó là năm nào? Bao giờ?
                  Quý bạn CLL nào biết xin giải đáp dùm
                  Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 10-01-2012, 05:58 PM.

                  Comment

                  • #24

                    Hai mươi năm qua, thèm một cái Tết đúng nghĩa như những ngày thơ bé. Lúc còn thơ thì hớn hở phụ Ba gói bánh chưng, nấu bánh chưng. Rồi dọn bàn phụ Ngoại cúng Giao thừa. Rồi thì đốt pháo...Cảm giác của phút Giao thừa sao mà thiêng liêng chi lạ. Cười giỡn cũng không được lớn tiếng, sợ bị người lớn la là xui xẻo cả năm. Mong được mặc chiếc áo mới nhất ngày mùng Một. Được lì xì, được ăn cái bánh chưng đặc biệt nhỏ xíu mà nhiều thật nhiều thịt, Ba gói bằng những chiếc lá thừa cuối cùng cho mỗi đứa con.

                    Để rồi, hơn mười năm trước, hớn hở mua vé về thăm quê đúng ngày 28 Tết, những mong sẽ được đi dạo chợ hoa Nguyễn Huệ để được mặc chiếc áo dài, chụp hình làm dáng bên những nhành mai, chậu cúc. Trời xui đất khiến thế nào, một tuần trước khi đi, chỗ bán vé gọi lại, nó bảo nó không có vé. Mình tức quá, gần khóc luôn. Đòi kiện nó vì rằng mình đã trả tiền, đã đặt chỗ trước nhiều tháng, chỉ chờ mỗi cái vé được in ra. Nó xin lỗi rồi đền lại cho mình cái vé khác nhưng lại về VN đúng chiều 30 Tết.

                    Thiệt đúng là không có gì thê thảm hơn vào chiều 30 Tết cho một người vừa trở về từ nơi xa. Bà con không còn nhiều, bạn bè tứ tán sau gần mười năm mất liên lạc. Mình chơ vơ lạc lõng trong không khí chiều cuối năm. Đi dạo phố xá, người người lo dọn dẹp rác rến, những đống rác to lù lù cửa chợ Bến Thành....Buồn vô kể. Kỷ niệm không ùa về mà chỉ còn cảm giác nao nao, chán chán...Rồi bắt đầu đói bụng, mình và xã xệ đi kiếm quán ăn, chẳng còn nơi nào mở cửa. Đi cả tiếng đồng hồ, trở về lại khách sạn Hương Sen trên đường Đồng Khởi, gọi đồ ăn của khách sạn. Nó đưa ra mấy dĩa đồ ăn, Tây chẳng ra Tây, Tàu chẳng ra Tàu, Việt chẳng ra Việt, ngán ngẫm, buồn rầu muốn phát khóc.

                    Rồi tiếng pháo bông bùm bụp nổi lên báo hiệu giao thừa, nhìn xuống đường, thấy bà con đi chơi đầy đường Đồng Khởi, hai đứa mình mệt vì đi kiếm đồ ăn cả buổi tối không được nên không còn háo hức xuống đường để hòa vào dòng người nữa. Thế là, thôi đi ngủ đi để mai dậy sớm đi chơi.

                    Liên lạc được với bạn, tụi nó bận cúng đất đai, bận gia đình nội ngoại...Cả hai đứa, chẳng đứa nào dám đi thăm xông đất nhà bạn bè cũ. Xa lâu rồi, biết tính tình tụi nó thay đổi ra sao? Để rồi hai đứa lại dắt nhau lang thang khắp nơi nhìn những dãy nhà phố đóng cửa im ỉm...Cũng chẳng có ai mở cửa bán hàng ăn ngày mùng Một. Thế là lại trở về khách sạn gặm đồ ăn lai lai, nhờn nhợn...

                    Mùng Hai Tết, tụi bạn của cả 2 đứa mới liên lạc và rủ đi chơi. Thuê xe đò chở cả đám đi Vũng Tàu ngày mùng Bốn Tết. Cũng chả có gì vui vẻ. Sao ngày xưa, chả cần đi đâu mà cũng thấy vui, thấy ấm áp. Giờ về lại, thấy mọi người, nụ cười cũng méo mó, không ấm như ngày xưa...Nỗi buồn này lại nối tiếp nỗi buồn khác...Thế là thề rằng không về thăm quê dịp Tết nữa. Mỗi một năm qua đi, con người mỗi thay đổi. Ngày xưa, không biết Ba Mẹ mình có cùng cảm giác chán ngán như mình bây giờ không nhỉ? Sao không bao giờ nghe kể lại?

                    Thế là từ đó, Tết ở đâu cũng vậy, xa hay gần cũng thế. Chiều ngày đưa ông Táo về trời, hay ngày Ba Mươi Tết, nhớ tiếng pháo nổ, mùi pháo nồng nồng, năm nào cũng vậy, xã xệ không thể nghỉ làm sớm, mình lại lon ton chở con đi ra chỗ tập trung người Việt đông nhất nơi đây để ngửi...pháo. Mua cho con mấy đồng pháo ném xuống đất kêu lẹp bẹp. Dăm phút nửa tiếng rồi về. Để rồi mới năm ngoái đây thôi, cũng dẫn con đi, cũng mua pháo nhưng nó lại nói: "Không cần đâu Mẹ! Con không thích nữa! Mùi pháo hôi quá" Nó lại đòi về nhà. Nó không có cảm giác nao nao chờ Tết như mình ngày còn bé. Mình chỉ mong nhìn thấy nó nao nao như thế để nhớ lại cảm giác ngày còn bé....Mọi năm còn háo hức đi mua mai giả về rồi ra sân sau lựa cành cây nào có thế đẹp nhất, chặt vào rồi mấy mẹ con gắn gắn, sửa đi sửa lại. Mấy năm rồi, không còn háo hức chưng mai nữa, vì có ai rảnh mà ngắm nghía nữa đâu. Bận quá mà, mùng Một Tết cả vợ, cả chồng còn đi làm, con còn đi học thì vui thú gì nữa? Chỉ còn đêm Ba Mươi, mấy năm trước còn bắt mấy đứa nhỏ ra khấn vái Trời Đất, cúng chung với mẹ. Năm rồi, mệt quá, nên dặn xã xệ hay thức khuya hơn vợ, rằng thì là chờ đúng Giao thừa ra thắp nhang mâm ngũ quả, gạo, muối nước để xin Trời cho một năm mới an lành. Rồi sáng mai ngủ dậy vợ sẽ dẹp bàn cúng giùm. Dặn xã xệ chờ Giao thừa mở cửa trước đi ra sân một vòng rồi trở vào để xông đất. Thế là xong Tết!


                    Đó, đó là cái Tết xa quê. Tết Tây của người thì không có cảm giác, Tết của lòng thì không còn nữa....Mất cảm giác thật rồi!

                    UKH
                    SJ Jan 10, 2011

                    Comment

                    • #25

                      ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi TiCa


                      (Phe ta ghẹo phe mình cho vui chơi! Không có ý gì khác. Thanks hvpavchst for posting!)



                      Lộn ... ?

                      Tuyệt đấy! Nhâm Thìn chúc quá hay
                      Ngôn từ_câu chữ tựa Rồng bay
                      Hay là đứng gió Rồng "lủng lẳng" ?
                      Bí quá nên Rồng lộn - tới đây...?


                      TiCa
                      1.10.12

                      Năm mới, hỉ xả, hoạ thơ cười chung với mọi người, cấm giận!

                      Con rồng nó chẳng đeo...chuông
                      Sao mờ ai chúc luông tuồng dị ta?
                      Nếu mà tháo cái...chuông ra
                      Con rồng cũng vưỡn cứ là rồng con!

                      Comment

                      • #26

                        ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Mayvienxu View Post
                        Dân tộc ta xem như giống Rồng Tiên. Không biết có phải từ nguồn gốc này hay không, mà đất nước Việt Nam ta có hình dáng cong cong chữ S, như con Rồng nằm uốn, ôm trọn, gìn giữ bờ cỏi non sông đất nước. Trên hình dáng con Rồng đó xuất hiện nhiều địa danh gắn với rồng, như: Thăng Long, (Vua Lý Công Uẩn nằm thấy giấc mộng Rồng bay đã cùng triều thần và toàn dân dựng nên một thủ đô Thăng Long ngàn năm văn hiến của dân tộc); hay như Vịnh Hạ Long (kỳ quan thế giới) và nhiều địa danh khác mang tên long, như: Long An, Long Khánh, Vĩnh Long, Bình Long, Phước Long, Long Thành, Long Hải, Long Biên .. Đặc biệt trên đất nước chúng ta có con sông Cửu Long. Đây là con sông lớn từ cao nguyên xứ Tây Tạng, có chiều dài hơn 4000 cây số, chạy qua các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. Có hai nhánh đổ về Việt Nam là: Tiền Giang và Hậu Giang, hai con sông này có 9 nhánh đổ ra biển, có tên gọi là sông Cửu Long (tức 9 con Rồng).

                        Bản đồ Việt Nam giông con rồng

                        Hahaha! Chú Mây tính đố Việt Nam có bao nhiêu con Rồng, HB giải thich hết rôi ! Thôi thì chú Mây mượn câu sấm Trạng Trình
                        LONG VĨ XÀ ĐẦU KHỞI CHIẾN TRANH
                        Đó là năm nào? Bao giờ?
                        Quý bạn CLL nào biết xin giải đáp dùm
                        Sao qd thấy giống con cá ngựa quá anh 2 ơi , thiệt đó

                        LONG VĨ XÀ ĐẦU KHỞI CHIẾN TRANH
                        Còn câu đố dễ ợt là năm 2012 , đúng chưa anh 2...
                        Đã chỉnh sửa bởi quynh dao; 10-01-2012, 11:03 PM.
                        <Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng>

                        Comment

                        • #27

                          LONG VĨ XÀ ĐẦU KHỞI CHIẾN TRANH

                          Sao qd thấy giống con cá ngựa quá anh 2 ơi , thiệt đó
                          Con rồng ăn chưa no, khi nào cái bụng phình ra thì mới giống
                          LONG VĨ XÀ ĐẦU KHỞI CHIẾN TRANH
                          Còn câu đố dễ ợt là năm 2012 , đúng chưa anh 2...
                          quynh dao xem ở đâu mà đoán năm 2012
                          Thử đối chiếu sấm Trạng Trình với những biến cố đã và đang xảy ra



                          Thử luận bàn về những câu sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đối chiếu với những biến cố đã xảy ra :
                          Cơ tạo hóa phép mầu khôn tỏ,
                          Cuộc tàn rồi mới rõ thấp cao.
                          Thấy sấm từ đây chép vào,
                          Một mảy tơ hào chẳng dám sai ngoa.
                          ----------
                          Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh,
                          Can qua xứ xứ khổ đao binh.
                          Mã đề dương cước anh hùng tận,
                          Thân Dậu niên lai kiến thái bình.

                          Hùm gầm khắp nẻo gần xa.
                          Mèo kêu rợn tiếng quỷ ma tơi bời,
                          Rồng bay năm vẻ sáng ngời,
                          Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng,
                          Ngựa lồng quỷ mới nhăn răng,
                          Cha con dòng họ thầy tăng hết thời.
                          Chín con rồng lộn khắp nơi,
                          Nhện giăng lưới gạch đại thời mắc mưu.
                          Lời truyền để lại bấy nhiêu,
                          Phương Ðoài giặc đã đến chiều bại vong.
                          Hậu sinh thuộc lấy làm lòng,
                          Ðến khi ngộ biến đường trong giữ mình.
                          --------
                          Lời bàn :
                          Những biến động về mặt ngoại giao và quân sự đáng chú ý trong năm Canh Dần 2010 vừa qua, giữa Mỹ và Trung Cộng liên quan đến vấn đề chủ quyền Biển Đông, cũng như sự kiện một chiến hạm của Nam Hàn bị ngư lôi tàu ngầm Bắc Hàn thụt chìm vào tháng 3/2010, đã huy động lực lượng Đệ Thất Hạm Đội của Mỹ với những cuộc tập trận trên biển Đông vào mùa Hè và ở Hoàng Hải vào mùa Thu năm Canh Dần 2010, với các quốc gia đồng minh của Mỹ ở Á Châu, như mọi người đã biết. Nên có thể nói như sấm TT đó là "Hùm gầm khắp nẻo gần xa".
                          Những biến cố cách mạng mùa Xuân năm Tân Mão 2011 đã và đang xảy ra trên thế giới, đặc biệt là ở lục địa Châu Phi nói chung và Bắc Phi nói riêng, như Lybia hiện nay đang còn trong khói lửa... cũng như những dấu hiệu xuống hiệu ở Á Châu có tên cách mạng Hoa Nhài từ 2 tuần nay, và bắt đầu rục rịch ở VN với lời kêu gọi cách mạng Hoa Mai của Tuổi Trẻ Yêu Nước, hay cách mạng Hoa Sen của sinh viên VN, thì đúng là những tiếng kêu của dân gian trong năm con Mèo này, làm cho tơi bời những chế độ quỷ ma độc tài ở Bắc Phi, và làm lo sợ cho đảng CS Tàu cũng như đảng CSVN. Nên nếu đối chiếu với câu sấm TT là "Mèo kêu rợn tiếng quỷ ma tơi bời", thì cũng không thể bảo là hoàn toàn sai.
                          Còn nếu luận giải "Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh" có nghĩa là "đầu năm (đuôi) con Rồng" (Long vĩ=đuôi con rồng) tức là Nhâm Thìn 2012, vì Nhâm thuộc về đuôi của Can, và còn có câu "Can qua xứ xứ khổ đao binh" có nghĩa là qua Can Nhâm năm Thìn 2012 khắp nơi khổ vì đao binh, tức là thế chiến thứ 3 sẽ xảy ra là điều cũng rất có lý. Vì với những dấu chỉ cách mạng hiện nay ở Bắc Phi và lục địa Châu phi sẽ dẫn đến bất ổn xã hội, kinh tế, chính trị ở những xứ này để đừng nói là nội chiến, do những bàn tay lông lá của quỷ ma ngoại bang xúi dục để gây ảnh hưởng. Nên sự tranh giành quyền lợi giữa thế hệ trẻ yêu chuộng tự do dân chủ theo Âu Mỹ, và lớp già bảo thủ cuồng tín theo Hồi giáo ở những xứ này là điều tự nhiên không tránh khỏi.
                          Vả lại, ai cũng biết là Phi Châu đã bị Tàu cộng bỏ tiền ra mua bọn lãnh tụ để khai thác tài nguyên và tranh giành ảnh hưởng với Âu Mỹ, từ cả chục năm nay và đã nuôi quân khủng bố ở đó, nên sẽ lợi dụng tình thế "nước đục thả câu" để gây chiến tranh và bán súng đạn, đồng thời là cách gián để gây chiến tranh với Âu Mỹ. Và rồi bắt buộc Mỹ và Âu Châu phải nhảy vào, như hiện tại Anh quốc đang gởi quân biệt kích vào Lybia, để giải tỏa bè lũ Gadafi dưới sự đồng ý của Mỹ. Và từ đó chiến tranh khủng bố sẽ bùng nổ và leo thang ở Âu Châu để làm dân hoảng sợ và quân đội các nước này ngày đêm phải lo đi lùng để diệt quân khủng bố, thì chính phủ các nước tự do đồng minh của Mỹ không thể gởi quân tham chiến trên các xứ đang muốn có nền dân chủ.
                          Nhưng trái lại, Tàu cộng đã gởi quân đi khắp thế giới để đánh mướn và gài gián điệp vào các nước muốn theo Âu Mỹ này. Thêm vào đó, Tàu cộng có thể gây ra một dư luận quốc tế đổ tội cho CIA Mỹ về chiến tranh khủng bố ở Âu Châu và nội chiến ở Phi Châu, mà do Tàu giựt dây. Lúc đó dư luận sẽ chú ý đến Âu Châu và Phi Châu mà không còn lưu ý đến Á Châu, thì Tàu cộng sẽ rảnh tay ra lệnh cho Bắc Hàn đánh Nam Hàn, và đồng thời cũng sẽ tiến quân để thôn tính VN, đánh chiếm Đài Loan, và có thể luôn cả Thái Lan, để mới có thể bao vây Ấn Độ, là điều mà Tàu cộng hằng mơ ước. Vì vậy bắt buộc Mỹ phải can thiệp vào chiến tranh Đông Nam Á và phải đánh cho Tàu cộng tiêu luôn để diệt nạn CS tại Á Châu, và là mối đe dọa cho hòa bình thế giới.
                          Nếu có chiến tranh như vậy, thì mới ứng nghiệm lời sấm của Trạng Trình là : "Mười phần chết bảy còn ba ; Chết hai còn một mới ra thái bình", hay những câu sấm Trạng Trình tiên đóan về vận mệnh nước Việt Nam từ thế kỷ 20 đến thế kỷ 21 sau đây, mà tôi thiết nghĩ chúng ta nên đọc lại để thấy sự ứng nghiệm của những lời sấm này của thánh hiền cách nay hơn 500 năm đã đúng đến mức độ nào :
                          Đảng Dân đại bại tan tành
                          Cầu cùng đảng cộng ra tranh chiến cùng
                          Tu binh mãi mã chiêu hùng
                          Núp lưng đảng cộng phục hưng nước nhà
                          Rồi sau sanh sự bất hoà
                          Lại cùng đảng cộng can qua chiến trường
                          Non cao biển cả đôi đường
                          Phân ranh biên giới tỏ tường mới an
                          Vầng hồng lộ khắp bốn phang
                          Tây phương cuốn gió tìm đường đào giông
                          Bập bồng Tần quốc bập bồng
                          Là nơi chiến địa huyết hồng chảy lan
                          Hải hồ rửa máu nghỉ an
                          Tiền Âu hậu Á Thiên Hoàng định phân
                          Thân gà dạ khỉ đấy chừ
                          Thì là ngọn lửa mới thâu dịu lần
                          Kỳ Phang thay đổi cuộc trần
                          Chó kia gặp chủ nó cần sủa tru
                          Quân minh dân sự ôn nhu
                          Heo kia thong thả ngao du đầy đường
                          Chuột rày gặp cảnh bình an
                          Trâu kia thong thả nghênh ngang đồn điền
                          Cọp rày làm chúa lâm điền
                          Quân thần cộng lạc miên miên cửu trường.
                          -------------------------
                          Những câu sau đây xác định rõ nơi chiến địa là Tần quốc, tức nước Tàu :
                          Bập bồng Tần quốc bập bồng
                          Là nơi chiến địa huyết hồng chảy lan
                          Hải hồ rửa máu nghỉ an
                          Tiền Âu hậu Á Thiên Hoàng định phân
                          Thân gà dạ khỉ đấy chừ
                          Thì là ngọn lửa mới thâu dịu lần
                          Và hai câu cuối của đoạn này cũng xác định thời gian chiến tranh chấm dứt là : "Thân Dậu niên lai kiến thái bình".
                          Ngoài ra những câu sau đây cũng diễn tả tư tưởng của những câu trên:
                          Rồng bay năm vẻ sáng ngời (Rồng : Nhâm Thìn 2012; năm vẻ=năm Châu; sáng ngời=khói lửa)
                          Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng (Rắn : Quý Tỵ 2013)
                          Ngựa lồng quỷ mới nhăn răng (Ngựa : Giáp Ngọ 2014)
                          Cha con dòng họ thầy tăng hết thời
                          Chín con rồng lộn khắp nơi
                          Nhện giăng lưới gạch đại thời mắc mưu.
                          Lời truyền để lại bấy nhiêu
                          Phương Ðoài giặc đã đến chiều bại vong
                          Hậu sinh thuộc lấy làm lòng
                          Ðến khi ngộ biến đường trong giữ mình
                          Ðầu Can võ tướng ra binh
                          Ất là trăm họ thái bình âu ca.
                          ..........
                          Lời bàn :
                          "Chín con rồng lộn khắp nơi" : 9 con rồng=9 nước Á Châu:Tàu,Việt Nam, Đài Loan, Inđônêsia, Phi Luật Tân, Nhật, Nam Hàn, Bắc Hàn, Thái Lan)
                          "Nhện giăng lưới gạch đại thời mắc mưu" : Nhện giăng lưới gạch="world wide web" với facebook, twitter, điện thoại di động được xây dựng chắc chắn như lưới gạch, mà giới trẻ dùng để thông tin và kêu gọi xuống đường như chúng ta đã thấy. Nên "đại thời mắc mưu" là các chế độ độc tài cố vị của thời đại internet đã bị mắc mưu mạng nhện là như vậy.
                          "Phương Ðoài giặc đã đến chiều bại vong" : Phương Đoài là phương Tây, nhưng chữ Đoài trong Kinh Dịch có nghĩa là đầm hay hồ, nên phương có Hồ Tây là Hà Nội ; và chữ giặc dùng để nói quân xâm lăng từ phương Bắc, tức quân Tàu.
                          "Đầu Can võ tướng ra binh": câu này giải cho câu "Mã đề Dương cước anh hùng tận", có nghĩa là năm Giáp Ngọ 2014 sẽ có tướng giỏi ra trận để dứt điểm chiến tranh, và có thể phải hy sinh để cứu quân cứu nước, vì ba chữ"anh hùng tận".
                          ---------------
                          Nên nếu dựa trên những lời sấm tiên tri chưa bao giờ sai của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, thì có những điều trùng hợp đang xảy ra như là dấu chỉ của thời đại để cho ai muốn "thuộc lấy làm lòng", có nghĩa là tâm tư, suy nghĩ để tu thân hầu :"đến khi ngộ biến đường trong giữ mình". Do đó, những lời luận bàn trên đây của tôi cũng không ngoài mục đích để cho ai muốn suy nghĩ thì hãy tâm tư về ý nghĩa của những dấu chỉ thời đại để "giữ mình" tức tu thân, chứ không bắt ai phải tin vào đó như là một tín điều. Và nếu có bậc huynh trưởng nào cao kiến hơn về những câu sấm này, thì cũng xin chú giải cho mọi người đều biết.
                          Vì có lời chép rằng : "Khi các ngươi thấy mây kéo lên ở phía tây, các ngươi nói ngay: "Mưa đến nơi rồi", và xảy ra đúng như vậy. Khi thấy gió nồm thổi, các ngươi nói : "Trời sẽ oi bức", và xảy ra đúng như vậy. Những kẻ đạo đức giả kia, cảnh sắc đất trời, thì các ngươi biết nhận xét, còn thời đại này, sao các ngươi lại không biết nhận xét? Sao các ngươi không tự mình xét xem cái gì là phải ?"
                          .....
                          (Chờ xem)
                          Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 11-01-2012, 12:39 AM.

                          Comment

                          • #28

                            Tại sao ông Táo không mặc quần?

                            Người Việt Nam mình theo phong tục Á Đông, trong nhà phải thờ cúng có đủ 3 ông Thần Tài, Thổ Địa , Ông Táo

                            Truyện Ông Táo thì ai ai cũng biết, nhưng có lẻ chưa biết :
                            TẠI SAO ÔNG TÁO KHÔNG MẶC QUẦN?

                            Truyền thuyết kể lại rằng ông Táo ở truồng không mặc quần. Ông Táo chỉ đội mũ, đi hia không mặc quần như thấy qua câu thơ của một nhà văn:
                            Đội mũ đi hia, chẳng mặc quần.
                            Tranh ảnh, hình vẽ, đồ mã diễn tả ông Táo không bao giờ có quần. Câu ca dao dưới đây cho thấy ông Táo ở trong bếp “ít mặc”, không cần mặc quần và ở trong bếp nên cũng không phải lo về vấn đề ăn uống.
                            Ông Táo không phải lo ăn, lo mặc nên chẳng phải lo gì nhiều so với ông Cả:
                            Ông Cả ngồi trên sập vàng,
                            Cả ăn, cả mặc, lại càng cả lo.
                            Ông Bếp ngồi trong đống tro,
                            Ít ăn, ít mặc, ít lo, ít làm.
                            THẦN TÁO NGÀI LÀ AI ?
                            -Trước khi đi tìm nguồn cơn, khúc nhôi của chuyện này, ta hãy tìm hiểu xem tại sao lại gọi thần bếp là Thần Táo, Táo Quân
                            . Táo là gì? Táo có gốc Tá – có nghĩa là Lửa, Mặt Trời. Ta thấy từ “tá” đi đôi với từ “hỏa” như trong những từ ghép “tá hỏa”, “tá hỏa tam tinh”.
                            Cổ ngữ Mường Việt gọi các vị thần tổ phái nam thuộc dòng mặt trời, dòng lửa là Tá ví dụ Tá Cần, Tá Cài.
                            Theo bài hát tế Đẻ Đất Đẻ Nước tức Mẹ Đất Mẹ Nước ở Thanh Hóa thì vua Hùng vương Dịt Dàng và Tá Cài cùng sinh ra từ trăm cái trứng của bà Ngu Cơ, tức bà Âu Cơ:
                            Trứng một đẻ ra ông Dịt Dàng,
                            Trứng hai đẻ ra ông Lang Tá Cài,
                            Trứng ba nở ra ông Lang Tá Cần…
                            Dịt Dàng là Việt Vương tức Hùng Vương dòng vua mặt trời hừng rạng, thái dương.
                            Ba Tư ngữ Tarr là thần lửa. Ai Cập ngữ Ptah, Tatom, Tatum là thần mặt trời. Tá là tổ, là tỏ, là mặt trời, là lửa. Ông Táo là ông Tá–, ông Lửa, tức ông Thần Bếp Lửa. Từ táo liên hệ tới lửa nên còn có các nghĩa phụ khác là khô, cứng như bị “táo bón”, cây “táo”. Cây táo là loại cây chịu đựng được khô hạn.
                            Quả táo cũng được phơi khô dùng để hầm thức ăn và làm vị thuốc. Quả táo là quả khô có dương tính. Ông Táo là Thần Bếp lửa. Bếp là gì ?
                            Bếp là nơi có lửa nấu thức ăn nước uống. Bếp có gốc bế– ruột thịt với bễ có nghĩa là ống thổi lửa như ống bễ thợ rèn, kéo bễ thổi lửa, như thường ví hai cái lỗ mũi như hai cái ống bễ.
                            Bếp liên hệ với bật là làm sáng lên như bật đèn, bật lửa, bật diêm quẹt… Bễ, bếp, bật… liên hệ với Phạn bhà-, sáng, làm sáng lên. Vậy bếp liên hệ với lửa.
                            Tóm lại ông Táo là ông Lửa, ông Thần Bếp Lửa.
                            TẠI SAO ÔNG TÁO LẠI GỌI LÀ THẦN TÁO QUÂN?
                            Ông Táo Bếp Lửa được gọi là là Thần (Thần Táo) và Quân (Táo Quân). Tại sao? Thần là danh xưng gọi các bậc siêu phàm dòng Nòng, âm, Nước ngành Thần Nông ngược với từ Thánh danh xưng gọi các bậc siêu phàm dòng Nọc, dương, lửa ngành Viêm Đế.
                            Thần liên hệ với nước như thấy thần, thận còn có nghĩa là con sò lớn, con trăn nước lớn (theo th=tr, thần = trăn), thần biến âm với thận cơ quan làm ra nước tiểu…, với h câm, thần = tần, một loại rau cần mọc dưới nước như thấy qua từ đôi tần tảo (rau cần và rong)
                            (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Như thế Thần Táo là ông Thần Lửa thuộc dòng âm, Nước. Đây là lý do ta có từ đôi bếp núc hay bếp nước. Ông Táo là Thần Bếp Nước.
                            Và tại sao Thần Táo lại gọi là Quân? Quân cũng là một tước vị thuộc dòng Nòng, âm, Nước. Ví dụ như Lạc Long Quân thuộc dòng âm, lửa-nước, Mặt Trời Nước nên mới gọi là Quân chứ không gọi là Đế hay Vương. Quân là mầu quả mồng quân, mầu huân, mầu tím đen, mầu tối.
                            Lạc Long Quân là mặt trời tím, mặt trời chiều tím, mặt trời lặn, mặt trời hoàng hôn, Lạc dương, Mặt Trời Nước. Mầu tím đen, mầu thâm đen biểu tượng cho nước.
                            Như vậy Táo Quân giống như Lạc Long Quân thuộc dòng lửa nước nên cả hai đều có tước vị là Quân. Điểm này cũng giải thích tại sao Táo Quân thường mặc đồ mầu đen, mầu âm, mầu của nước âm. Ông đội mũ cánh chuồn mầu đen. Hai cánh chuồn là hai cây nọc mang dương tính. Hai nọc là hai dương, thái dương, lửa.
                            Hai cái nọc dùi vào nhau làm ra lửa. Nhưng hai cái nọc cánh chuồn có đầu thon tròn nên là nọc dòng âm. Hai nọc cánh chuồn diễn tả lửa âm, lửa-nước, lửa dòng âm. Hai cánh chuồn giống hai tai con thỏ.
                            Hai tai thỏ là hai nọc đầu tròn biểu tượng cho thái dương dòng âm, nước ứng với Mặt Trời Nước Lạc Long Quân vì thế mà con thỏ dùng làm biểu tượng cho mặt trăng, một thứ mặt trời đêm
                            . Mặt Trời đêm Lạc Long Quân có một biểu tượng là con thỏ (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt) vì có một khuôn mặt là ông trăng như thấy qua câu ca dao:
                            Ông giăng mà lấy bà giời,
                            Mồng năm dẫn cưới, mồng mười rước dâu.
                            Ông trăng là Lạc Long Quân và bà giời là Âu Cơ (Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt).
                            Táo Quân đi ủng (boot), một thứ giầy lội nước cho khỏi ướt chân. Ủng biến âm với úng (đọng nước) như úng thủy.
                            Rõ ràng qua tước vị, danh xưng, mầu áo, mũ, ủng ta thấy Táo Quân thuộc dòng Lửa-Nước giống như Lạc Long Quân.
                            TẠI SAO THẦN TÁO LẠI CỠI CÁ CHÉP VỀ CHẦU TRỜI?
                            Theo truyền thuyết, thần Táo cỡi cá chép về chầu Ngọc Hoàng. Trong các món đồ cúng ông Táo có món cá chép còn sống bơi trong chậu nước để ông Táo dùng làm phương tiện di chuyển về trời.
                            Tại sao Thần Táo lại cưỡi cá chép? Ông Táo có thể cỡi cá chép bay về trời vì cá chép có thể hóa ra rồng bay lên mây, lên trời được. Cá chép “hóa rồng” thấy qua câu ca dao sau này:
                            Bao giờ cá chép hóa rồng,
                            Bõ công cha mẹ bế bồng ngày xưa.
                            Theo truyền thuyết thì:
                            Mồng bốn cá đi ăn thề,
                            Mồng tám cá về, cá vượt Vũ-môn.
                            Vũ-môn là một chỗ có nhiều ghềnh thác trên Trường Giang tức sông Dương Tử thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay. Cứ đến ngày mồng tám tháng tư thì cá chép ở các nơi qui tụ về chỗ ghềnh thác này để thi nhẩy.
                            Con nào nhẩy vượt qua được ba bậc của ghềnh thì hóa thành rồng.
                            Qua con cá chép này một lần nữa ta thấy Táo Quân liện hệ với Lạc Long Quân, cả hai cùng thuộc dòng âm, lửa nước, cùng liên hệ với cá chép
                            . Thật vậy, cá chép hóa rồng cũng là một biểu tượng của Rồng Lạc Long Quân. Người Mường thờ cá chép, coi cá chép là biểu tượng của Lạc Long Quân. Chúng ta cũng vậy.
                            Chứng tích cá chép liên hệ đến Lạc Long Quân thấy qua câu sử miệng ca dao cổ ở làng Lệ Mật, Gia Lâm ngoại ô Hà Nội:
                            Đến ngày 23 tháng ba,
                            Dân trại ta vượt Nhị Hà thăm quê,
                            Kinh Quản, Kinh Cự đề huề,
                            Hồ Tây cá nhảy đi về trong mây.
                            Cứ đến ngày 23 tháng 3 âm lịch, dân làng Lệ Mật đánh cá ở giếng đình để lấy “cá đóng dấu đem dâng thánh ăn gỏi. Đó là những con cá chép có dấu son đỏ trên vẩy. Dân làng bảo đó chính là Hồ Tây cá nhẩy đi về trong mây” (Đặng Văn Lung, tr.61). Hồ Tây là hồ Thầy, hồ Mặt Trời Lặn, hồ Lạc Long Quân. Cá nhẩy đi về trong mây tức là cá hóa long chính là cá chép, cá biểu của Lạc Long Quân.
                            Cũng chính vì cá chép dùng làm phương tiện về trời của thần bếp lửa vào cuối tháng chạp mà chúng ta gọi nó là cá “chép”. “Chép” biến âm với “chạp”. Cá chép là cá tháng chạp. Chép và chạp đều có nghĩa là “hai”. Thật vậy với h câm, ta có chạp = cạp, cặp.
                            Tháng chạp là tháng cặp, tháng hai. Theo biến âm ch=k như chênh = kênh, ta có chép = kép, có nghĩa là hai: “rộng làm kép, hẹp làm đơn”. Người Việt chúng ta gọi tháng 11 ta là tháng một và tháng 12 ta là tháng chạp, tháng cặp, tháng hai và tháng một ta gọi là tháng giêng:
                            Tháng giêng ăn tết ở nhà,
                            Tháng hai trồng đậu, tháng ba trồng cà.
                            …Tháng một, tháng chạp nên công hoàn toàn
                            Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 12-01-2012, 05:31 PM.

                            Comment

                            • #29

                              NĂM NHÂM THÌN NÓI CHUYỆN CON RỒNG

                              NĂM NHÂM THÌN NÓI CHUYỆN CON RỒNG

                              Sau 11 năm xa vắng, năm nay Rồng trở lại với mọi người theo tiếng gọi tâm linh Nhâm Thìn. Chuyện của 11 con giáp khác Rồng không bàn thêm, nhân dịp năm mới Rồng xin nói chuyện con rồng

                              Trong số 12 con giáp thì rồng là con vật huyền thoại. Theo quan niệm truyền thống của Trung Hoa và Việt Nam, rồng là con vật thần linh, mạnh mẽ nhất được con người ngưỡng mộ, yêu quí, tôn thờ. Chuyện con rồng cháu tiên gắn với huyền thoại Âu Cơ - Lạc Long Quân là niềm tự hào chung cho tất cả các dân tộc Việt Nam. Rồng đi vào cuộc sống của con người trong hầu hết các hoạt động sản xuất, kiến trúc, lễ hội, mỹ thuật, thậm chí cả trong miếu mạo, đình chùa… ở phương Đông, con rồng đứng đầu trong bốn loài vật tượng trưng cho sự phong lưu, sức mạnh của con người, gọi là tứ linh. Đó là Long - Ly - Qui - Phượng(rồng, lân, rùa, phượng).
                              Trong 12 con giáp, rồng không thuộc thế giới động vật mà chúng ta có để nuôi. Xuất xứ của rồng không giống các con vật khác. Chúng ta chưa có ai gặp “con rồng” thật bao giờ, nhưng hình ảnh của con rồng thì ai cũng biết. Con rồng tương trưng cho sự cao cả, anh hùng, vĩ đại, sức mạnh phi thường. Thật ra, con rồng cũng như các con vật thần linh khác xuất hiện trong hoàn cảnh loài người chưa hiểu được các hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên như sấm, sét, mưa bão, lụt lội và trong đời sống như bệnh hoạn, đói, rét. Khi đó con người đã tưởng tượng ra những “vị thần” có phép mầu giúp cho con người thoát khỏi mọi tai nạn và được hưởng cuộc sống thanh bình, hạnh phúc…
                              Thìn: Âm gốc Hán đọc là Thần, từ chỉ thời gian mở đầu buổi sáng của một ngày. Từ nghĩa đó, “thần” còn được chỉ mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Trong lịch phương Đông lấy chữ “thần” làm chi thứ năm trong 12 chi, đọc là Thìn (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn…). Trong một ngày thì từ 7 giờ đến 9 giờ là giờ Thìn.. Năm Thìn là năm ứng với con Rồng, còn chữ Thìn không có nghĩa là rồng, mà chữ rồng âm Hán Việt gọi là Long. Rồng là con vật tưởng tượng, hư cấu từ những hình tượng của những con vật có thực. Không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều dân tộc có biểu tượng con rồng với nội dung khác nhau. Trong cuốn Bách khoa toàn thư sớm nhất của Trung Quốc miêu tả: “Rồng là loại động vật có vẩy, lúc ẩn lúc hiện, có thể nhỏ có thể to, có khi ngắn có khi dài, mùa xuân thì bay lên trời, thu đến thì chìm sâu dưới nước…”. Sách Sơn Hải kinh viết: “Thần rồng mở mắt là ngày, nhắm mắt là đêm, thở là mùa hạ, thổi là mùa đông, không uống, không ăn, không thở, hễ thở thì thành gió, thân dài nghìn dặm, mình rắn, có chân…”. Rõ ràng rồng chỉ là con vật thần kỳ do con người tưởng tượng ra. Xuất sứ của rồng còn nhiều bí ẩn. Các nhà nghiên cứu đến nay đều cho rằng rồng là vật bắt nguồn từ tô tem rắn xưa kia. Rồng chính là con rắn, “rắn thêm bốn chân thú, đầu ngựa, đuôi linh cẩu, sừng hươu, móng chó, vẩy và râu cá…”. Con rồng chuyển hoá, tượng trưng cho quyền uy tối thượng. Chỗ ở của vua gọi là “long cung”, giường vua ngủ là “long sàng”, mình vua là “long thể”, mặt vua là “long nhan”, áo vua mặc là “long bào” thêu con rồng năm móng… Trong dân gian, rồng tượng trưng cho linh thiêng và điềm lành. Năm rồng là năm đại cát, ai tuổi rồng thì sẽ thành đạt, vẻ vang. “Mả táng hàm rồng” là ý chỉ người nào đó có hồng phúc. Hình tượng con rồng có muôn vàn dáng vẻ, mầu sắc rực rỡ, không những thấy trong thơ ca, tiểu thuyết, hội hoạ, đồ mỹ nghệ, điêu khắc, kiến trúc chùa chiền, cung điện qua các thời đại mà còn đi sâu vào phong tục tập quán dân gian. Những ngày lễ, tết, hội hè đều có hình bóng con rồng.
                              Theo các nhà khoa học, hiện nay có một số loài thằn lằn hình thù giống như con rồng thần thoại nên được gọi là rồng, phân thành bốn loại: Rồng đất, rồng bay, rồng Kômôđô và rồng châu Uc.
                              @ Rồng đất.Thuộc họ kỳ nhông. Khi gặp người hoặc các con vật khác thì rồng đất đứng ngẩn tò te (vì vậy đồng bào miền núi gọi là con tò te), giương vây, cong đuôi lên doạ nạt. Rồng đất Việt Nam dài 40 – 50 cm, hình dạng giống con tắc kè. Lưng có hàng gai chạy dài mút đuôi, chân rồng rất cao, có năm móng sắc. Khi doạ nạt đối phương, rồng đất đứng khuỳnh chân, giương toàn bộ vây gai lên, miệng banh ra như những hình con rồng chạm trổ trên các đình chùa cổ đã được cách điệu. Rồng đất ăn sâu bọ, có ích cho nông nghiệp. Nó có mặt ở nước ta từ Bắc tới Nam và một số nước Đông Nam A.
                              @ Rồng bay: Tắc kè bay. Là một loại thằn lằn nhỏ 20 – 40 cm. Sống trong rừng, kiếm ăn trên cây, ngủ trong hốc cây, có hai nếp da hai bên thân, khi nghỉ trên cành cây cánh da này cụp vào không nhìn thấy. Khi gặp nguy hiểm, rồng bay bò rất nhanh trên cây để trốn, bất đắc dĩ nó mới nhẩy để “bay” sang thân cây khác, khoảng bay có thể đến 30 m. Dọc dẫy Trường Sơn có nhiều rồng bay loại này.
                              @Rồng Kômôđô: Là loại kỳ đà khổng lồ hiện còn tồn tại ở đảo Kô-mô-đô (Inđonexia). Thân nó dài 3 – 4 m, nặng 150 kg (kỳ đà ở ta chỉ dài 1,6 m, nặng khoảng 20 kg). Rồng Kômôđô sống trong rừng rậm, gần bờ đảo, làm tổ trong khe đá hoặc hốc cây. Rồng Kômôđô là sát thủ của ngựa, hươu, lợn rừng, khỉ. có khi chúng tập trung năm, bẩy con để tấn công, ăn thịt cả trâu, bò. Tuy nhiên Kômôđô ăn cả những động vật nhỏ như rắn, thằn lằn, cá và cả côn trùng. Rồng Kômôđô là là một loài động vật quí, hiện nay số rồng Kômôđô còn khoảng 400 – 500 con.
                              @ Rồng Úc châu: Là loài thằn lằn lớn, dài tới 90 cm. Hình dạng nó giống như con rồng đất, quanh cổ có lớp da phủ kín vai như chiếc lá sen, có que xương như gọng ô, lúc gặp nguy hiểm nó giương gọng lá sen lên như cái dù, há miệng đen ngòm đến nỗi chó săn cũng phải khiếp. Tuy vậy rồng Uc châu rất hiền, chủ yếu ăn sâu bọ, trứng chim. Kiến là món khoái khẩu nhất của loài rồng này.
                              Rồng trong đời sống tâm linh con người. Rồng không chỉ là huyền thoại về dòng giống của người Việt mà còn là biểu tượng của thủ đô nước ta. Theo sử biên niên, ngày sáng lập ra triều đại nhà Lý thì có con rồng xuất hiện nên thủ đô có tên là Thăng Long. Rồng không những là biểu tượng của vua, của sự thiêng liêng, rồng còn là biểu tượng của thân hình đất nước: Từ Bái Tử Long, Hạ Long, Bạch Long Vĩ, qua Thăng Long đến Cửu Long. Mường tượng đất nước Việt Nam như một con rồng thì khúc đầu là miền Bắc, khúc giữa là miền Trung, khúc đuôi là Nam bộ.
                              Tuy rồng là biểu tượng của mạnh mẽ nhưng cũng mang tính chất hung dữ. Vòi rồng là luồng gió xoáy có sức mạnh phá hoại ghê gớm, có thể cuốn hút các vật nặng hàng tấn, quăng xa vài trăm mét như đàn trâu bò, ô tô, toa tầu… Trong sản xuất nông nghiệp người xưa tin rằng rồng đen lấy nước thì được mùa, rồng trắng lấy nước thì báo điềm hạn hán (Rồng đen lấy nước được mùa. Rồng trắng lấy nước thì vua đi cầy). Thực ra đó chỉ là hiện tượng thiên nhiên. Khi vòi rồng hút nước có mưa lớn, do phản quang ánh sáng mặt trời tạo thành một giải đen. Còn rồng trắng lấy nước thì không phải là vòi rồng mà do cơn giông gió xoáy tạo ra do mây trắng cuộn lại như một cái vòi chứ không có mưa. Năm nào thấy rồng trắng là năm hạn hán, khô cằn.
                              Vị thuốc mang tên rồng. Thực ra rồng là con vật không có thật nên các phần cơ thể của nó không thể có tác dụng y học như những con vật khác (lợn, chó, trâu, khỉ…). Nhưng do tính linh thiêng, mạnh mẽ của rồng mà người ta dùng nó để đặt tên cho nhiều vị thuốc đặc biệt. Long nhãn (mắt rồng), là cùi nhãn phơi khô, sấy khô. Long nhãn là vị thuốc bổ chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, tim hay hồi hộp… Ban long (cao ban long): Sự thật cao ban long là thứ cao nấu từ sừng hươu sao (hươu có đốm sao nên goi là ban long (rồng đốm). Cao ban long là loại thuốc bổ quí rất tốt cho những người gầy yếu, cơ thể suy nhược, ho lao, chẩy máu dạ dầy, đi tiểu nhiều, mồ hôi trộm… Địa long (rồng trong đất), là vị thuốc chế từ giun đất, đem rửa sạch, mổ bụng, sấy khô, tán bột hoặc sắc lấy nước uống. Địa long chữa sốt rét, cao huyết áp, xo cứng mạch máu, nhức đầu, hoa mắt… Long y (áo của rồng), chính là xác con rắn lột được dùng chữa trẻ con lên cơn co giật, đau họng, làm thuốc sát trùng bôi chữa ghẻ lở… Ô long vĩ (đuôi rồng đen), thực ra ra bồ hóng đen dính mạng nhện trên gác bếp đun bằng rơm rạ. Ô long vĩ là vị thuốc sát trùng, hay dùng trong những trường hợp đứt cân đứt tay, chầy xước chẩy máu. Long não (óc rồng), chất mầu trắng, óng ánh, cất từ cây, lá, rễ của cây long não. Là vị thuốc trợ tim, xoa bóp chữa đau nhức, thấp khớp, bôi xoa sát trùng… Phục long can (gan rồng, là vị thuốc chế từ đất giữa lòng bếp (bếp đun củi đặt trên nền bếp). Phải chăng vì đát ấy mầu vàng như gan nên gọi là phục long can. Thuốc này tác dụng chữa băng huyết, thổ huyết, tiểu tiện ra huyết, nôn oẹ… rất công dụng.
                              Những vùng đất mang tên rồng. Vùng đất mang tên rồng cổ nhất nước ta là Long Đỗ. Long Đỗ ở bên tả ngạn sông Hồng. Bên hữu ngạn thì có Long Biên. Khi nước nhà chưa độc lập, trung tâm sinh hoạt của dân tộc cũng chỉ quanh quất ở vùng đất rồng này. Đến khi nước nhà cường thịnh Lý Công Uẩn dời đô về đây và đặt tên thủ đô là Thăng Long, phản ánh khí thế hào hùng của dân tộc.
                              Mở đất vào Nam, người Việt nhớ đến cội nguồn cũng đem chữ “Long” đặt tên cho chợ, cho phố, cho làng xã của Mình. Thừa Thiên có chợ Kim Long, chợ Long Hổ; Quảng Ngãi có chợ Long Tử; Bình Định có chợ Long Hương. Mạn Tiên Yên (Quảng Ninh) có núi Long Tu, trong núi có nhiều cỏ long tu (cỏ râu rồng) sống lâu năm, làm thuốc. Đồ Sơn (Hải Phòng) có núi Cửu Long hình con rồng chín khúc. Ngoài vịnh Hạ Long có ngọn đèn biển trên đảo Long châu Không đêm nào tắt. Núi mang tên lâu đời nhất của ta có lẽ là Long Đọi ở Duy Tiên (Hà Nam), có tích truyện vua Lê Đại Hành từ kinh đô Hoa Lư ra đây cầy ruộng tịch điền (ruộng của vua), mở đầu cho công việc đồng áng. Nhưng không núi nào nổi danh bằng núi Hàm Rồng ở Thanh Hoá, đứng sừng sững, hùng vĩ trên hai bờ sông Mã, lừng lẫy khắp thế giới với ngót trăm máy bay phản lực đủ kiểu của Mỹ bị hạ. Rồi Hà Tĩnh có núi Long Tường, núi Long Mã Phụ Đồ hình yên ngựa. Miền Tây Quảng Bình có Thanh Long là ngọn núi cao xanh biếc, núi Long Tị bên bờ sông Gianh, núi Phúc Long dọc sông Nhật Lệ. Tại Quảng Ngãi, chỉ một huyện đã có ba ngọn núi tên rồng: Lạc Long, Long Phượng, Long Cốt. Bình Định có núi Hàm Long. Hà Tiên có núi Dương Long. Biên Hoà (Đồng Nai) có núi Long ẩn).
                              Núi mượn tên rồng là biểu hiện sự uy nghiêm. Nhưng các dòng sông, suối mới là hình tượng con rồng thân thuộc, kỳ vĩ trang nghiêm, gần gũi trong tâm thức con người. sông Hoàng Long (Ninh Bình) là con sông cổ nhất mang tên rồng. Long Môn là một đoạn của sông Đà chẩy qua núi Long Môn có cửa đá chắn ngang, chia nước thành ba dòng đổ xuống thành thác. Đất Nam bộ thì tên sông, tên bãi có chữ “long” khá nhiều và đều là sông lớn, bãi to cả. Chính sông Đồng Nai có tên chữ là Phước Long, tỉnh nó chẩy qua là tỉnh Phước Long. Đồng Tháp có bãi lớn Long Sơn do sông Tiền giang bồi lên địa phận Tân Châu, Hồng Ngự. Xuống một đoạn nữa là Long ẩn có bãi Long ẩn. Xuống tiếp có sôngLong Phương chẩy thông với sông Sa Đéc, đoạn chẩy về Vĩnh Long, quanh co giữa những thôn, bãi trù phú nên gọi là Long Hồ. Và Hậu Giang cũng là một con rồng lớn chẩy qua tỉnh Long Xuyên về Hậu Giang. Nhánh sông Hậu với sông Tiền đổ ra biển Đông bằng chín dòng sông nhánh qua chín cửa, tất cả cộng lại bề ngang rộng 20 km, rộng hơn nhiều eo biển trên thế giới. Trước cảnh sông nước mênh mông bao la hùng vĩ ấy, ông cha ta đã không ngần ngại đặt cho những nhánh hạ lưu sông Mê Kông trên đất nước ta là Cửu Long Giang (sông chín rồng).
                              Một trong những địa danh Việt Nam được nhiều người trên thế giới biết đến là vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long nổi lên gần một nghìn hòn đảo đủ hình đủ dạng, trông như một khúc rồng vừa hạ xuống nước. Phía đông của Hạ Long có vịnh có Bái Tử Long (rồng con lạy mẹ). Phía tây nam có đảo Phù Long (nay là đảo Cát Bà). Ngoài khơi tỉnh Quảng Ninh có quần đảo Bạch Long Vĩ (đuôi rồng trắng). Từ Sa Vĩ nơi địa đầu Tổ quốc, bờ biển của chúng ta dải trên 3200 km, trước thì lõm vào thành vịnh Bắc Bộ, kế phình ra ở Trung và nam Trung Bộ, rồi uốn mình về phía tây nam cho đến mũi Cà Mau, sau cùng lại lượn lên phía bắc đến Hà Tiên, Phú Quốc thành hình chữ S hoàn chỉnh như một con rồng uốn lượn, khiến có người nước ngoài gọi Việt Nam là Long Quốc. Ngành đường thuỷ nội địa Việt Nam quản lý hàng ngàn con sông, con suối. Đó là một động sản to lớn, góp phần làm giầu đẹp cho Tổ quốc bằng những giá trị lưu thông, vật chất và làm nên cả một kho tàng văn nghệ dân gian bằng hình tượng con rồng trong thơ, văn, tranh ảnh, đồ mỹ nghệ, âm nhạc, ca, múa dân gian, …
                              Rồng trong thành ngữ tiếng Việt. Con rồng khiến người ta tưởng tượng ra nhiều hình tượng độc đáo và thể hiện ra bằng tranh vẽ, truyện kể, điệu múa (múa Lân), đặc biệt là trong ca dao, thành ngữ Việt Nam. Một số câu quen thuộc như: “Gái ngoan lấy được chồng khôn. Cầm như cá vượt vũ môn hoá rồng”; “rồng đến nhà tôm”; “ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo”; “con rồng cháu tiên”; “như mây gặp rồng”;vv…
                              Con rồng trong lịch sử thế giới và Việt Nam.
                              Một số danh nhân thế giới sinh năm rồng:
                              - J.Rut-xô: Nhà văn Pháp: 1712.
                              - Ăng-ghen: Nhà triết học Đức: 1770.
                              - A.M.Gooc-ki: Đại văn hào Nga: 1868.
                              - F.Mit-tơ-răng: Nguyên Tổng thống Pháp.
                              Những nhân vật tuổi Thìn trong lịch sử nước ta.
                              - Phan Đình Phùng:Giáp Thìn (1844 – 1895). Đỗ Đình nguyên làm quan Ngự sử. Lãnh tụ cần vương
                              chống Pháp (khởi nghĩa Hương Sơn ngót 10 năm).
                              - Trần Phú (1904 – 1931): Tổng bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Đông Dương.
                              - Đào Duy Anh: Giáp Thìn (1904 – 1988). Nhà sử học, học giả, tác giả Hán – Việt tự điển và nhiều công trình nghiên cứu lịch sử.
                              - Nguyễn Lương Bằng: Giáp Thìn (1904 – 1979). Nhà cách mạng, năm 1969 là Phó Chủ tịch nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
                              - Lê Văn Linh: Bính Thìn (1376 – 1447). Khai quốc công thần nhà Lê, được phong đến chức Thái phó.
                              - Phan Thanh Giản: Bính Thìn (1796 – 1867). Tiến sĩ đầu tiên ở Nam Bộ, đi sứ Pháp về làm Kinh lược sứ ở Vĩnh Long. Bị Pháp ép để mất ba tỉnh miền tây uống thuốc độc tự tử.
                              - Xuân Diệu: Bính Thìn (1916 – 1985). Nhà thơ tiêu biểu, nhà bình luận văn học sâu sắc.
                              - Nguyễn Thượng Hiền: Mậu Thìn (1628 – 1715). Đỗ Hoa giáp, làm đốc học, bỏ quan tham gia phong trào Đông du với Phan Bội Châu. Cuối đời đi tu và mất ở Trung Quốc.
                              - Nguyễn Phan Chánh: Mậu Thìn (1892 – 1984). Hoạ sĩ nổi tiếng về tranh lụa.
                              - Mạc Đĩnh Chi: Canh Thìn (1280 – 1350). Trạng nguyên, làm quan đời Trần, nổi tiếng liêm khiết, có tài văn hoạc. Đi sứ sang Trung Quốc được phong là Lưỡng quốc trạng nguyên.
                              - Trương Định: Mậu Thìn (1760 – 1864). Chỉ huy nghĩa binh chống Pháp ở Nam kỳ, không chấp nhận Hoà ước cho Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông, được dân tôn là Bình Tây Đại nguyên soái.
                              - Nguyễn Quang Bích: Nhâm Thìn (1832 – 1890). Đỗ Hoàng Giáp, kiên quyết chống Pháp, hưởng ứng Cần Vương, lãnh đạo phong trào kháng chiến ở Bắc kỳ.
                              - Năm Mậu Thìn (248) là ngày mất của nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh.
                              - Năm Mậu Thìn 1428: Bản Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi soạn thảo ra đời.
                              Các lòai rồng :
                              (Không biết con rồng nào đứng đầu?)
                              Bạch Long
                              Thanh Long
                              Xĩch Long (Rồng đỏ)
                              Hắc Long (Rồng đen)
                              Hùynh Long (Rồng vàng)
                              Kim Long
                              Hỏa Long (Rồng lữa)
                              Phi Long

                              Kim Long

                              Hỏa Long

                              Thanh Long

                              Bạch Long

                              Hắc phi long

                              Hỏa phi long

                              Hăc long

                              Xĩch Long

                              RỒNG VÀNG TẮM NƯỚC AO TÙ
                              NGƯỜI KHÔN Ở VỚI NGƯỜI NGU...BỰC MÌNH
                              Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 12-01-2012, 02:24 AM.

                              Comment

                              • #30

                                Con rồng Việt nam

                                Đây mới đúng là đất của Việt Nam Con Rồng Cháu Tiên


                                Con rồng Việt Nam
                                Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 12-01-2012, 02:02 AM.

                                Comment

                                Working...
                                X
                                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom