• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Tự Tình

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Tự Tình

    21 năm từ giã những vần thơ, hôm nay 21 năm kỷ niệm xưa gặp lại, người bạn xưa trở về thăm và nhắc lại những vần thơ xưa cũ, những vần thơ gắn liền với biết bao kỷ niệm vui buồn, với bao là ước mơ hoài bão, giật mình chợt nhớ rằng thơ mình đã đốt, cố gắng vét cạn kho xem thử may ra một chút gì còn sót lại,...và may mắn thay, vẫn còn lại một chút đỉnh gọi là đang lưu giữ một chút nắng, một chút gió, một chút dại khờ dễ thương của một thời đầy ắp kỷ niệm nhung nhớ...., giờ thì chẳng còn gì thiết nghĩ phải để mối mọt xơi trong kho đã cạn, nên xin vét cạn chia sẻ với anh chị em như một khúc tự tình.

    ..
    Tự Tình
    Em sẽ hoá thân thành con suối nhỏ,
    chảy hiền hoà bình lặng tới quê anh,
    Không kiêu sa vỗ sóng, chẳng vẫy vùng,
    mà dìu-dịu giữa chiều buông lặng lẽ.

    Rồi anh sẽ biến thân mình thành ruộng,
    để đón chờ giòng nước mát suối đưa
    sau bao ngày nắng hạn mãi mong chờ,
    giờ suối đến mang theo giòng nước ngọt.

    -Nhanh nhanh nữa suối ơi !
    ruộng đang khát đang chờ,
    nước ngọt với phù sa
    cho xanh mầm cây lúa

    Gắng lên ruộng yêu ơi !
    suối đang vượt qua ghềnh
    lao nhanh về phía ruộng,
    để giáp mặt hoà ca.

    Giờ suối đến,ruộng vui mở tấm lòng
    suối hoà nhịp rộn ràng chung tiếng hát
    quấn-quýt trao nhau giai-điệu ngát ân tình
    cùng lý-tưởng, dâng mình trao cây lúa.

    Suối đến rồi mươi bữa suối lại đi
    ruộng bâng-khuâng ôm nỗi nhớ riêng mình
    không có lẽ như vậy muôn đời mãi,
    gặp nhau rồi ly biệt nữa suối ơi !

    Hồng Bính

    Giáo Xứ Thổ Hoàng - Trang Chủ
    Tâm Bất Biến Giữa Dòng Đời Vạn Biến
    Similar Threads
  • #2

    Tự Tình

    Nằm lăn lóc trong một góc kho vô tình tôi tìm thấy, những ánh nắng nhạt nhòa của một buổi chiều đang buông, những tiếng thở than của giòng thác nhỏ bé dội về từ ký ức...... nghe như có tiếng thở dài não ruột của một chiều ngồi bên nhau cùng mang một nỗi buồn nhưng lại chẳng hiểu vì sao lại buồn......





    Nhớ hôm nào hai đứa ngẩn-ngơ
    Nhìn bọt trắng sủi tăm đầu thác
    Thầm nói nhỏ giống từng hơi thở
    Của hương tình hai đứa trao nhau

    Em say đắm ngắm nhìn mê-mải,
    Bọt tăm trào phủ trắng rêu xanh
    Trên đá tảng lạnh-lùng băng-giá
    Mắt em buồn một thoáng bâng-khuâng.

    Sầu chợt đến mây mù che khuất,
    Anh lửa hồng trong mắt em tôi
    Chìm tắt hẳn từ trong sâu thẳm
    Lệ tuôn trào ướt đẫm đôi môi.

    Hỡi trời ơi! Sao thế hỡi ôi !
    Em nhớ nhà hay bởi vì tôi
    Là đá tảng, là tăm, là bọt ?
    Để em buồn nước mắt tuôn rơi !

    Xin lỗi em, ngàn lần xin lỗi,
    Để em buồn em khóc vì tôi
    Chẳng nói lên hai tiếng dễ dàng,
    “Lời chân thật từ con tim bộc phát “
    Thật nhẹ nhàng hai tiếng yêu em.

    Hồng Bính
    Tâm Bất Biến Giữa Dòng Đời Vạn Biến

    Comment

    • #3

      Tự Tình ( Tiếp Theo)


      Khi bão lớn,thân cây là cột trụ vững chắc chống chọi với phong ba, rồi thân cây sẽ hút lấy mầm sống của đất chuyển tới nuôi cành thêm chắc,cho lá thêm xanh,sẽ trổ sinh hoa và kết thành muôn trái nhỏ.

      Môt dĩ vãng xa xôi? một kỷ-niệm?... .

      Không! đó không phải là kỷ-niệm, nhưng là một bài ca, một vần thơ âm vang, quấn-quýt, đã chắp cánh cho tôi bay, bay mãi vào khung trời yêu thương huyền-ảo.

      Khung trời đó, khung trời đầy ước mơ và ước mơ đó:

      một người sẽ là thân cây cổ thụ vững chắc mọc bên đường, một kẻ là tàn cây xum xuê liên-kết mật thiết với thân cây,để rồi cả hai cùng chung sống hoà bài ca yêu thương và hiệp nhất đến cuối cuộc đời....

      Khi bão lớn,thân cây là cột trụ vững chắc chống chọi với phong ba, rồi thân cây sẽ hút lấy mầm sống của đất chuyển tới nuôi cành thêm chắc,cho lá thêm xanh,sẽ trổ sinh hoa và kết thành muôn trái nhỏ.

      Giữa nắng trưa oi bức, cành lá sẽ toả xuống che mát thân cây,dù cho lá có bị nắng trời thiêu đốt úa héo, lá vẫn rì rào một khúc nhạc nhẹ nhàng yêu-thương và dâng hiến ,trao cho thân tàn sức cuối cùng, tới khi rụng xuống lại biến thành mùn nuôi dưỡng thân cây,để thân lại kiên cường chiến đấu hút nhựa sống làm xanh lai màu lá.Và hơn nữa, bên gốc cây cổ thụ,dưới tán lá xum xuê sẽ có những người mệt mỏi ngồi nghỉ ngơi và nghe toàn cây rì rào mãi một khúc ca mênh mông trìu mến dành cho nhau và cho tất cả mọi người.

      Xin tình yêu muôn đời hoài tỏa rạng
      Ánh bình minh gieo rắc áng mây hồng
      Dọi tình yêu khi mái tóc còn xanh
      Và đến khi hai mái đầu điểm bạc….

      Xin tình ta như bài ca biển rộng
      Gọi tình yêu mong đồi núi đáp lời
      Tựa nàng thơ khung trời mộng bay cao,
      Hay nốt nhạc trầm sâu vào đáy biển
      ( Lại tiếp tục vét kho tìm thấy)
      HỒNG BÍNH
      Tâm Bất Biến Giữa Dòng Đời Vạn Biến

      Comment

      • #4

        Tự Tình ( Tiếp Theo)


        Có một mùa xuân như thế, một mùa xuân của biết bao kỷ niệm của ngày gặp gỡ, một cuộc gặp gỡ không hẹn mà đến, không mạnh mẽ như bão tố Cao Nguyên nhưng nhẹ nhàng như làn gió xuân nhè nhẹ chiều êm xứ Thổ.....xin ghi lại đây để giữ mãi một kỷ niệm như một chút tình thủa thanh xuân ươm nhiều mộng ước có dáng mẹ dang cha và dáng người em một thủa.......

        Em đến quê tôi ngày xuân năm ấy
        Nắng nhạt chiều vàng gợn bóng mây bay,
        Vút lên cao một màu lam mỏng dính
        Của khói chiều lan tỏa mái nhà tranh.

        Bước khoan thai em nhìn chi cũng mới,
        Cũng lạ lùng ngơ ngác mắt tròn xoe
        Nhìn cún nhỏ vui mừng đuôi vây vẩy
        Nhìn đàn lợn ủn ỉn réo cám chiều.

        Rồi lạ lùng, nhìn bóng ngã liêu xiêu
        Con trâu trắng lim dim nằm nhai lại,
        Chẳng đoái hoài gà mẹ với đàn con,
        Kêu chiêm chiếp mổ từng con ve nhỏ.

        Nhìn mẹ già quê quê trong màu áo
        Nhưng dịu dàng mắt sáng tựa vì sao…
        Rồi em bảo: “làng quê anh đẹp quá”
        Đẹp cả người đẹp cả lối đường đi,
        …………
        …………

        Đêm ba mươi đêm giao thừa trừ tịch
        Bếp lửa hồng, em thức nấu bánh chưng,
        Tay còn vụng mỗi lần thêm bớt củi
        Môi vẫn cười, bừng sáng một niềm vui.

        Lửa bập bùng, đêm khuya tôi trộm ngắm
        Đôi mắt em theo ánh lửa lập lòe
        Tràn nhựa sống, tràn niềm vui tuổi trẻ
        Cho tôi nhìn, thấy nghĩa một mùa xuân

        ..........

        Đến với tôi, đêm dài em không ngủ,
        Thức thâu đêm, chờ đón một ngày xuân
        Bởi yêu tôi, em yêu cả con đường
        Yêu mẹ già, yêu luôn mái nhà tranh…

        Em đã đến, mùa xuân như ở lại,
        Em ra đi mùa xuân cũng giã từ
        Mẹ gật gù con bé thật là xinh
        Con thành phố mà hiền ngoan đáo để..
        ……..
        Hồng Bính
        ( Lại vét kho tìm thấy...)
        Tâm Bất Biến Giữa Dòng Đời Vạn Biến

        Comment

        • #5

          Quê Hương Ngày Em Tới


          Quê Hương Ngày Em Tới
          Ngày em tới quê anh
          Có con đường đất đỏ nhỏ nhoi,
          Mái tranh nghèo dáng mẹ nhai trầu
          Tiếng ru hời kẽo kẹt võng đưa trưa.

          Ngày em về quê anh đó,
          Đất lên màu lúa mạ xanh non tơ,
          Suối uốn mình xinh đẹp thủa nguyên sơ,
          Bóng tre làng lay động đêm trăng mơ.

          Ngày em tới quê anh
          Đất yêu người bám đỏ bàn chân
          Nắng yêu đời tô làn môi cười
          Tiếng mưa chiều nghe tựa điệu dân ca.

          Ngày em về quê anh đó
          Gió yêu người gió lùa tóc mai bay
          Sương lững lờ ôm nhẹ bờ vai ai,
          Bóng trăng ngà ai đàn ai ngân nga.

          Nhờ có nắng ban mai
          Có mưa chiều cho đời nở hoa
          Có tấm lòng mới nở bông hồng
          Sẻ chia buồn vui tình người chân quê.

          Đường không trồng cây gai góc,
          Chỉ tấm lòng luôn rộng mở thênh thang
          Con cháu rồi mai ngày chẳng lo toan
          Dãy gai nhọn tay mình trồng đau con.

          Nhờ một nắng hai sương,
          Sẽ có ngày đất nở đầy hoa
          Sẽ có ngày trái nặng trĩu cành
          Điểm tô làng quê giàu đẹp khang trang.

          Một hai một hai ba bốn
          Phách trở thành ô nhịp thời gian đưa
          Đất bốn mùa vươn mình tựa trong mơ
          Đón em về dang rộng vòng tay đưa.





          Tự Tình





          Nàng Xuân ơi, ôi bao điều kỳ diệu
          Kể từ khi có ánh mắt em nhìn
          Có nụ cười khiến một kẻ phiêu diêu
          Tìm thơ nhạc nơi giọt sương giọt nắng




          Hồng Bính
          Tâm Bất Biến Giữa Dòng Đời Vạn Biến

          Comment

          • #6

            Tự Tình ( Tiếp Theo)


            Rồi một buổi chiều trong sương rơi và ảm đạm,dưới một gốc cây cổ thụ rơi rụng lá vàng,gió khóc thê- lương,chim nhỏ nhẹ nhàng chết bên cành hoa khô.....Thở dài,nhìn vào khoảng trời chiều mênh-mông tím lặng,em khẽ khàng hát lên câu hát của nhạc sỹ Trịnh-Công-Sơn “‘áo xưa dù nhàu,cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau”

            Ngồi bên nhau,giữa một không-gian mờ-ảo của núi đồi chiều buông…!say đắm kể cho nhau nghe câu chuyện:”tình yêu của bông hoa và con chim nhỏ”:

            Bông hoa và con chim nhò yêu nhau,say đắm,cuồng-nhiệt,thách thức thời gian tàn phá,thế giới cuồng si ,giòng đời đột biến….chim hát hoa nghe những bài ca đồng nội dung dị bát ngát tình yêu và lòng chung thuỷ; hoa nở rộ hương sắc dịu dàng, nhẹ nhàng không kiêu-sa,toả hương thơm ấp ủ cho lòng chim bớt trống lạnh.........

            Chợt một ngày hoa ủ rủ,sắc úa nhuỵ phai hương rụi lạnh,chim nhỏ chợt buồn và đau đớn cùng cực,chim chẳng còn hát bài ca yêu thích ,chỉ còn lại một sự im lặng rã-rời đau đớn; tiếng khóc bi ai vang lên trong những chiều sương lạnh , khóc mãi khóc hoài,nước mắt cạn khô khiến mắt chim mờ dần rồi mù hẳn............

            Ngậm lấy hoa,chim miệt mài đi tìm nước,vì nước mắt chim không đủ tưới cho hoa tươi lại,dù chỉ một lát thôi cho chim tìm lại được hương thơm của một thời yêu thích, nước tìm không ra chim oà khóc nhưng vẫn miệt mài chim lết đi tìm nước....vô vọng....!!!!!!!

            rồi một buổi chiều trong sương rỏi và ảm đạm,dưới một gốc cây cổ thụ rơi rụng lá vàng,gió khóc thê- lương,chim nhỏ nhẹ nhàng chết bên cành hoa khô!.........!!!!
            Thở dài,nhìn vào khoảng trời chiều mênh-mông tím lặng,em khẽ khàng hát lên câu hát của nhạc sỹ Trịnh-Công-Sơn “‘áo xưa dù nhàu,cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau”



            Chim yêu hoa,chim dâng hiến hết mình
            Người yêu người có được rứa không anh?
            Hoa úa tàn chim buồn đau tê tái
            Người não lòng ngồi cạnh có ai hay?

            Em rất muốn một tình yêu đúng nghĩa
            Của hy sinh của trao hiến hết tình
            Từ khởi đầu như giọt nắng bình mình
            Rồi thắp sáng tới hoàng hôn lịm tắt.


            Hồng -Bính
            Tâm Bất Biến Giữa Dòng Đời Vạn Biến

            Comment

            • #7

              Cây Mai Nở Muộn


              “ Đời người cũng như vậy đấy con à, hãy cố gắng mà hòa nhập với đất trời, với con người, đừng bao giờ tách ra khỏi cộng đồng xã hội, hãy sống chan hòa, sống cho và sống cùng với mọi người .Nở hoa yêu thương giữa lòng đời, với mọi người đúng lúc, đúng thời điểm để cùng làm việc, cùng "tỏa hương " cho đời thì cuộc đời sẽ có ý nghĩa hơn... Con thấy đó, hoa mai chỉ có thể đẹp và có ý nghĩa nếu nở đúng vào ngày tết, vì chỉ nở đúng vào ngày tết hoa mai mới hòa nhập vào được những nét độc đáo văn hóa dân tộc, nét văn hóa đó chính là gia đình, gia đình là tổ ấm, là mái ấm mọi người luôn hướng về sau một ngày làm việc, đặc biệt những ngày tết để tìm lại hơi ấm yêu thương mà duy chỉ có gia đình mới có được…
              ( Nghe bài hát: Kinh dâng cha mẹ)
              Kinh Dâng Cha Mẹ

              Một lần nữa cây mai trước ngõ nhà tôi lại nở muộn, mặc dầu đã được tỉa cành trước cả tháng, đã được bắt thêm một bóng điện sưởi ấm suốt đêm vì trời lạnh, thậm chí còn tưới thêm nước ấm dưới gốc cây, nhưng không biết vì lý do nào đó mà cây mai không nở vào đúng ba ngày tết, mãi đến mồng 10 mai mới nở hoa.

              Người buồn vì tết chẳng có hoa mai, và cây mai có lẽ cũng rất buồn cho dù vẫn đẹp, vẫn nở hoa, nhưng mà đẹp lẻ loi thiếu sức lay động lòng người vì phải khoe sắc cô độc một mình chẳng còn mang hương vị và màu sắc của tết quê hương, của xuân vũ trụ. Hoa mai buồn vì không được hòa nhịp với đất trời và lòng người mừng đón xuân tươi…

              Nếu không chợt nhớ lại một lần, mẹ tôi đã nói về cây mai nở muộn thì có lẽ tôi cũng chẳng để ý gì, cứ xem đó là việc của thiên nhiên, mai nở sớm hay muộn hoặc nở hay không nở thì cứ mặc mai, riêng tôi cứ vậy, cứ vui xuân và đón tết bình thường một ngày như mọi ngày…

              Mẹ tôi nói: “ Tội nghiệp cây mai nở hoa muộn, không được cùng cả vũ trụ đón chào mùa xuân, cũng chẳng được hòa nhịp vào với những nét đẹp của dân tộc trong ngày tết, ngày linh thiêng và trọng đại nhất trong năm…”, rồi mẹ nhìn tôi nói tiếp:

              “ Đời người cũng như vậy đấy con à, hãy cố gắng mà hòa nhập với đất trời, với con người, đừng bao giờ tách ra khỏi cộng đồng xã hội, hãy sống chan hòa, sống cho và sống cùng với mọi người .Nở hoa yêu thương giữa lòng đời, với mọi người đúng lúc, đúng thời điểm để cùng làm việc, cùng "tỏa hương " cho đời thì cuộc đời sẽ có ý nghĩa hơn... Con thấy đó, hoa mai chỉ có thể đẹp và có ý nghĩa nếu nở đúng vào ngày tết, vì chỉ nở đúng vào ngày tết hoa mai mới hòa nhập vào được những nét độc đáo văn hóa dân tộc, nét văn hóa đó chính là gia đình, gia đình là tổ ấm, là mái ấm mọi người luôn hướng về sau một ngày làm việc, đặc biệt những ngày tết để tìm lại hơi ấm yêu thương mà duy chỉ có gia đình mới có được…,

              Và ngoài gia đình, lòng hiếu khách của của dân tộc được thể hiện rất cao trong những ngày tết. Mọi chuẩn bị của chúng ta cho ngày tết là vì tha nhân và cho tha nhân, tình liên đới xóm làng được phát huy, người người thăm hỏi nhau, nhâm nhi chén rượu trong bữa cơm, chúc nhau những lời chúc tốt đẹp. Chính nhờ vậy mà ngày tết luôn dạy chúng ta hãy sống tử tế với mọi người... cùng với vũ trụ và con người tỏa hương yêu thương, làm đẹp cho đời trong những ngày xuân đầy ý nghĩa nầy….”


              Ôi !!!!!!
              Xuân đã chớm
              Hoa mai chưa kịp nở
              Xuân đã về
              Mai chẵng kịp khoe hoa
              Tuổi xanh qua
              Bao xuân rồi em nhỉ?

              Chỉ xin….
              Tuổi xuân tôi
              Cùng với tuổi xuân em
              Kịp nở hoa cho đời
              Với mọi người
              Cùng tỏa hương khoe sắc
              Giữa đất trời
              Ngào ngạt ngát hương yêu.

              Thì xin
              Hoa đời tôi
              Cùng với hoa đời em
              Đừng bao giờ nở muộn
              Nở đúng thời
              Thời gian không lãng phí
              Sống vì yêu
              Thời gian là vĩnh cửu..,

              Hồng Bính
              Tâm Bất Biến Giữa Dòng Đời Vạn Biến

              Comment

              • #8

                Yêu là một tình cảm chân thành và thiêng liêng, rất nồng ấm và thật thiết tha mà chúng ta chỉ có thể cảm nhận được qua khối óc và con tim, bởi thế yêu và được yêu là một nhu cầu không thể thiếu. Yêu để biết tình yêu là gì? Tại sao trong tình yêu lại có ngọt ngào hạnh phúc đến ngất ngây, có cả khổ đau cay đắng đến não lòng, nhưng trong nỗi đau đoạn trường thì tình yêu vẫn được thăng hoa, bởi vì trong những cơn đau tột cùng vẫn vang vọng một điệp khúc của tình yêu, Chúa Giê Su trên cây Thập tự giữa cơn đau cùng cực của thân xác bị nát tan bởi bạo tàn và lòng căm thù, giữa nỗi cô đơn và nhục nhã ê chề mà Ngài cảm thấy hình như cả Đức Chúa Cha cũng bỏ rơi Ngài, giữa vòng vây của đoàn người đang cuồng hô điên loạn: “Đóng đinh nó vào Thập giá”, nhưng chính ngay giữa giờ phút đau đớn cùng cực đó, một bài tình ca bất tử, bài ca của môt tình yêu trao ban và tha thứ đã được cất lên cao vút giữa một buổi chiều đầy máu và nước mắt đã làm rung động nhân thế: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34).



                Người ta thường nói, nhu cầu thiết yếu nhất của con người là yêu và được yêu, bởi thế tình yêu là một đề tài muôn thủơ mà con người nói hoài không hết, học mãi chẳng xong, hết đời người mà vẫn không có một mảnh bằng tốt nghiệp, chỉ đơn giản vì đó là tình yêu, mà tình yêu thì không có biên giới, không thể cân đo và đong đếm. Có tình yêu vì nghĩa hy sinh, có tình yêu quên mình tự hiến…. Nhưng trên hết, một tình yêu đúng nghĩa phải là một tình yêu trao ban, một tình yêu cho nhiều hơn nhận, một tình yêu như Chúa đã yêu con người bằng một tình yêu nhưng không và tự hiến.

                Con người cần được yêu, yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và cũng rất cần được con người, thiên nhiên và cuộc sống đáp lại tình yêu, và tình yêu có một động lực kỳ lạ liên kết mọi sự vật với con người, như Nguyên Sa đã yêu hoa cúc bởi vì nàng mặc áo màu vàng, mến lá sân trường bởi vì nàng mặc áo màu xanh:

                Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc
                Áo nàng xanh anh mến lá sân trường ( Nguyên Sa)

                Hay như Giang Nam đã yêu quê hương vì hoa và bướm đã gắn liền với từng bước chân của một thủơ ấu thơ đầy ắp bước chân bè bạn, và hơn thế nữa, tình yêu quê hương càng thiêng liêng, càng mãnh liệt hơn, vì trong mảnh đất nầy có cả một phần xương thịt của ít nhất một người yêu dấu, chính vì thế mà đất đã hóa tâm hồn:

                Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
                Có những ngày trốn học bị đòn roi
                Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
                Có một phần xương thịt của em tôi
                ( Giang Nam)

                Hoặc như Xuân Diệu đã cảm nhận được tình yêu là trao nhiều hơn được nhận, biết yêu là “chết trong lòng một ít”, biết rất rõ là “mấy khi yêu mà được người yêu”, biết thế nhưng ông cứ vẫn yêu, ông vẫn cứ vui, dẫu biết rằng: “người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết”…

                Yêu là chết trong lòng một ít
                vì mấy khi yêu mà chắc đã được yêu
                cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu
                người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết
                ( Xuân Diệu)

                Yêu là một tình cảm chân thành và thiêng liêng, rất nồng ấm và thật thiết tha mà chúng ta chỉ có thể cảm nhận được qua khối óc và con tim, bởi thế yêu và được yêu là một nhu cầu không thể thiếu. Yêu để biết tình yêu là gì? Tại sao trong tình yêu lại có ngọt ngào hạnh phúc đến ngất ngây, có cả khổ đau cay đắng đến não lòng, nhưng trong nỗi đau đoạn trường thì tình yêu vẫn được thăng hoa, bởi vì trong những cơn đau tột cùng vẫn vang vọng một điệp khúc của tình yêu, Chúa Giê Su trên cây Thập tự giữa cơn đau cùng cực của thân xác bị nát tan bởi bạo tàn và lòng căm thù, giữa nỗi cô đơn và nhục nhã ê chề mà Ngài cảm thấy hình như cả Đức Chúa Cha cũng bỏ rơi Ngài, giữa vòng vây của đoàn người đang cuồng hô điên loạn: “Đóng đinh nó vào Thập giá”, nhưng chính ngay giữa giờ phút đau đớn cùng cực đó, một bài tình ca bất tử, bài ca của môt tình yêu trao ban và tha thứ đã được cất lên cao vút giữa một buổi chiều đầy máu và nước mắt đã làm rung động nhân thế: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34).

                Yêu để biết con người chúng ta được Chúa ban tặng cho một trái tim " tuyệt vời" ra sao, một trái tim luôn biết rộng mở, một trái tim biết rung động trước mọi hình ảnh và mọi nghịch cảnh của con người và cuộc đời, một trái tim thịt mềm biết rỉ máu vì nỗi thống khổ của đồng loại, một trái tim biết hiến dâng không lạnh lùng không vô cảm, một trái tim biết trao ban, một trái tim của Chúa, mà Chúa là tình yêu… “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13).

                Cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn cũng có một cảm nhận về tình yêu, nhưng tình yêu đó vẫn còn bị giới hạn bởi thời gian của kiếp người trong ca khúc tình sầu: “ tình trao nhau môi ấm, một lần là trăm năm”, đối lại Thánh Phao Lô trong thư thứ nhất gởi tín hữu Côrintô đã cảm nhận tình yêu KiTô giáo cũng còn được gọi là đức ái hay đức mến, tình yêu nầy không phải “một lần là trăm năm”, nhưng tồn tại mãi không bao giờ mất được, Ngài đã quãng diễn tình yêu đó như sau:“Đức Mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức Mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả. Đức Mến không bao giờ mất được. Ơn nói tiên tri ư? Cũng chỉ nhất thời. Nói các tiếng lạ chăng? Có ngày sẽ hết. Ơn hiểu biết ư? Rồi cũng chẳng còn. Vì chưng sự hiểu biết thì có ngần, ơn nói tiên tri cũng có hạn. Khi cái hoàn hảo tới, thì cái có ngần có hạn sẽ biến đi….” (1 Cr 13,4-10).

                Bởi thế,tất cả mọi sự rồi đều phải qua đi, mọi sự đều có giới hạn của nó, chỉ còn lại duy nhất tình yêu là vĩnh cửu, vì "Thiên Chúa là tình yêu, và hễ ai ở trong tình yêu thì ở trong Chúa, và Chúa ở trong người ấy"(1 Ga 4:16).” và Thiên Chúa là kiểu mẫu hoàn hảo của tình yêu chân thật.

                Lạy Chúa, xin cho con biết sống và biết yêu như Chúa đã yêu con và dám sống như con, xin cho con biết thực thi lời di chúc của Ngài trong suốt cuộc đời nầy là:"Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em" (Ga 13,34).



                Hồng Bính
                Tâm Bất Biến Giữa Dòng Đời Vạn Biến

                Comment

                • #9

                  Nhớ Và Biết Ơn Mẹ Trong Những Vần Ca Dao



                  Trong những ngày trung tuần tháng 8, các bà mẹ công giáo đều hồ hởi, vui mừng chuẩn bị mọi thứ, tinh thần, tâm hồn, tĩnh huấn, sinh hoạt để mừng kính Thánh nữ Monica, một người mẹ mẫu gương, những mẫu gương và đau khổ mà Thánh nữ đã sống, đã chịu rất gần gũi với các bà mẹ trên toàn thế giới hiện nay. Nhìn các bà mẹ hồ hởi, chuẩn bị tất cả mọi thứ có thể để mừng lễ kính thánh nữ Monica, lòng tôi chợt xôn xao nhớ mẹ vô cùng, mẹ của tôi, một người mẹ nhà quê như bao người mẹ nhà quê khác.

                  Hình tượng thân quen, mộc mạc và giản dị nhưng vô cùng cao quý của người mẹ nhà quê được thể hiện trong từng lời ru man mác, trong những câu ca dao, trong những bài ca hay những vần thơ viết về mẹ, tôi cố gắng tìm hình dáng mẹ tôi nói riêng và hình dáng của những người mẹ nói chung trong từng lời ru ngọt ngào và cả trong kho tàng ca dao.

                  Trên dải đất hình chữ S Việt Nam thân yêu hiện nay, một trong những vấn đề nhức nhối và đau lòng nhất có lẽ là vấn nạn phá thai, người ta nhân danh đủ mọi điều, mọi thứ để phá thai, hàng triệu sinh linh bé bỏng đã bị nhẫn tâm rút ra khỏi lòng mẹ, không được chào đời làm người.

                  Nhớ lại mẹ tôi, cũng như hàng triệu bà mẹ quê khác, mặc không đủ ấm, ăn chẳng đủ no, ăn buổi trưa lo buổi tối, vậy mà vẫn vui sướng đón nhận và cho chúng tôi được chào đời làm người. Mẹ ơi! muôn đời con tạ ơn mẹ, vì giữa muôn vàn khó khăn, đói khổ, thậm chí đói khổ cùng cực mẹ vẫn đã sinh ra con, cho con hạnh phúc được làm người,làm con của Chúa, mẹ ơi:

                  Ơn hoài thai, to như bể
                  Công dưỡng dục, lớn tựa sông!
                  ( ca dao)

                  Công ơn trời biển của mẹ được ca dao diễn tả như thân cò lặn lội, bươn chải, những cánh cò trắng muốt thuần khiết,chăm chỉ dưới trời nắng gắt, dưới rét buốt mưa phùn, giữa giá lạnh thấu xương, vẫn luôn chịu thương chịu khó bắt từng con tôm con cá, mò từng con cua con ốc để chăm sóc mái ấm gia đình.

                  "Cánh cò bay lả bay la
                  Bay từ nẻo mộng bay ra nẻo đời.”

                  "Cái cò đi đón cơn mưa
                  Tối tăm mù mịt ai đưa cò về."
                  ( ca dao)

                  Mẹ đã phải vật lộn với cuộc sống, lam lủ, tảo tần kiếm từng đồng tiền bát gạo nuôi đàn con ăn học chỉ với hy vọng con cái sẽ được bằng chị bằng em, bằng bè bạn, Ngay giữa những cảnh trớ trêu khốc liệt, nghiệt ngã của cuộc đời, nhiều khi mẹ đã phải dấn thân vào cuộc đời đầy phong ba một cách bất đắc dĩ, mẹ sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo vệ cho đàn con yêu quý có được một cuộc sống bình yên, nhưng với bất kỳ hoàn cảnh nào mẹ vẫn luôn giữ trọn một phẩm hạnh cao đẹp cho con và vì con :

                  "Con cò mà đi ăn đêm
                  Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
                  Ông ơi hãy vớt tôi nao
                  Tôi có lòng nào ông nỡ xáo măng
                  Có xáo thì xáo nước trong
                  Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.”
                  (Ca dao)

                  Trọn đời con có lẽ chẳng bao giờ hiểu được trọn tấm lòng của mẹ, cả cuộc đời của mẹ đã dành trọn cho con, mẹ không đòi hỏi sự trả ơn, không một lần đem sự hy sinh của mình ra đong đếm, và có lẽ điều mẹ mong nhất chính là sự trưởng thành và nên người của con cái.

                  "Nuôi con chẳng quản chi thân,
                  Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn,
                  Nuôi con buôn tảo bán tần,
                  Chỉ mong con lớn nên thân với đời.
                  Những khi trái nắng trở trời,
                  Con đau là mẹ đứng ngồi không yên,
                  Trọn đời vất vả triền miên,
                  Chạy lo bát gạo đồng tiền nuôi con;
                  Dẫu cho thân xác héo mòn,
                  Miễn sao con được đủ đầy ấm no.”
                  (Ca dao)

                  Và mẹ ơi, nhớ mẹ, biết ơn mẹ con xin mãi mãi khắc ghi hình bóng thân yêu của mẹ vào trong trái tim con, để rồi trót cả cuộc đời dẫu đi đâu, về đâu làm gì và ở đâu thì hình bóng thân yêu của mẹ không bao giờ phai mờ trong tâm trí và trong trái tim con, mẹ đả cho con hạnh phúc làm người, mẹ đã dạy con nên người,và mẹ đã chuyển tải niềm tin cho con, tin Thiên Chúa, tin con người và tin vào cuộc đời,và mọi sự sẽ luôn rộng mở nếu mình biết tín thác vào Chúa và biết đến với con người, đến với cuộc đời bằng tất cả tình yêu và trách nhiệm làm người.

                  "Nhớ xưa dưới mái nhà tranh,
                  Mẹ ngồi may áo cất dành cho con,
                  Tinh sương mẹ gánh hàng rong,
                  Mẹ hiền gian khổ đôi dòng lệ rơi,
                  Hạ qua thu lại đổi dời,
                  Tuyết sương điểm mái tóc người kính yêu,
                  Mẹ là nguồn suối dịu hiền,
                  Là người duy nhất trong đời của con".
                  "Mẹ già gom gánh rạ rơm,
                  Nuôi con ăn học để thơm tiếng đời,
                  Mẹ nghèo nón lá tả tơi,
                  Mong sao con trẻ vào đời bình yên
                  ! (Ca dao)

                  Hồng Bính
                  Tâm Bất Biến Giữa Dòng Đời Vạn Biến

                  Comment

                  Working...
                  X
                  Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom