• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Lê Văn Luyện 'không thấy bị oan'

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Lê Văn Luyện 'không thấy bị oan'

    Lê Văn Luyện 'không thấy bị oan'
    "Bị cáo sai rồi. Bị cáo đã mắc lỗi với gia đình nạn nhân”, Luyện trình bày sau khi khai lại quá trình gây án tại tiệm vàng. Tuy nhiên, trước việc tòa đưa tên sát thủ này ra xét hỏi đầu tiên, người nhà nạn nhân đã phản ứng.

    Rất đông người đổ về khu vực tòa án để theo dõi diễn biến phiên xử qua loa phóng thanh.

    Luyện trong phiên tòa chiều nay
    16h, HĐXX tiếp tục thẩm vấn bị cáo Trương Thanh Hồng. Cũng như những gì Luyện khai trước đó, Hồng trình bày “khớp” với lời của Luyện. Anh ta khai, lúc Luyện đưa vàng để đi chuộc lại chiếc xe đã nghi ngờ đứa em họ gây ra vụ cướp ở tiệm vàng. “Bị cáo chỉ nghi chứ không nói ra, song tin chắc chắn Luyện có liên quan vụ án”, Hồng khai.
    Hồng bảo sau khi được Luyện chia cho 2 sợi dây chuyền vàng, đã cầm về nhà và gọi điện cho bố Luyện để đưa giấy cầm đồ đi chuộc xe. Hồng cho rằng Luyện nói dối bảo vào miền Nam trong khi thực chất là tới tỉnh biên giới Lạng Sơn.
    15h50, sau phần thẩm vấn Luyện, lập tức người nhà bị hại đứng lên có ý kiến: “Việc xét hỏi bị cáo Luyện đầu tiên như vậy có hợp lý không. Các bị cáo phía sau nghe hết rõ câu chuyện thì còn gì để khai nữa”. Phiên tòa dừng lại gần một phút khi gia đình bị hại đề nghị được để di ảnh nạn nhân phía bên bị cáo.
    Vị chủ tọa không chấp nhận yêu cầu này mà chỉ đồng ý để gia đình bị hại cầm di ảnh đứng trong khi xét xử.
    15h30, trước những câu trả lời nhát gừng của Luyện, một số người trong gia đình bị hại lập tức phản ứng. Được sự động viên của vị chủ tọa, gã khai nhận từng hành vi diễn ra bên trong căn nhà 3 tầng của tiệm vàng Ngọc Bích.
    Theo đó, Luyện mò xuống tầng 2, thấy ông chủ nhà đang ngồi ở cầu thang liền chém vào gáy. Tiếp theo gã sát thủ gặp bé Bích liền hạ sát lên vùng tay, mặt. Thấy Bích nằm im, gã mò vào phòng phát hiện bé Thảo đang khóc và tiếp tục ra tay.
    "Lúc đó bị cáo suy nghĩ như thế nào?" chủ tọa hỏi. "Bị cáo nghĩ các bị hại đã bị chết hết rồi”, Luyện đáp. Gây án xong, Luyện vào phòng vệ sinh rửa các vết máu trên người. Bản thân bị cáo cũng bị thương ở vùng tay.
    Sau đó, Luyện xuống dưới tầng lấy giấy vệ sinh để quấn vào vùng tay bị thương, rồi dung dao díp cậy tủ vàng, vơ vét toàn bộ số vàng có trong tủ. Bị cáo nhìn ra ngoài thấy nhiều học sinh đang chuẩn bị đi học nên không dám ra bằng cửa trước. Hung thủ đã lấy sim điện thoại mang theo, lắp vào máy của nạn nhân gọi điện cho anh họ Hồng đến. Lúc đó, bị cáo vẫn đang ở phòng bếp. “Anh ra Sàn đón em và cầm thêm chiếc áo mặc”, Luyện kể lại cuộc điện thoại cho Hồng.
    Luyện cho biết không thoát ra bằng đường lan can tầng 3 như lúc đột nhập mà trèo lên hàng rào sắt phía sau nhà. Khi ra thị trấn Vôi, Luyện đưa cho Hồng hai sợi dây chuyền “bán và chuộc xe ra cho mình”. Theo lời gã, lúc ấy Hồng “mặt đơ ra khi nhìn thấy hai sợi dây chuyền”.

    Sau khi lên Lạng Sơn, được hai ngày, bố và chú của bị cáo có lên và hỏi chuyện gây ra án mạng tại thị trấn Sàn. “Mọi người còn cật vấn bị cáo có đồng phạm hay không nên khai ra để được giảm nhẹ tội. Nhưng lúc đó, bị cáo trả lời rằng mọi người không tin thì thôi”, Luyện khai.

    Ngay sau khi lên Lạng Sơn, Luyện đã đề cập với cô chú tìm người dẫn sang Trung Quốc và nói dối. "Bị cáo nhận thức thế nào về hành vi của mình?", Luyện cúi đầu im lặng, rồi trả lời “bị cáo sai rồi. Bị cáo mắc lỗi với gia đình nạn nhân”. "Bị cáo có thấy mình bị oan không?", chủ tọa hỏi. "Không", Luyện đáp ráo hoảnh.
    15h10, sau 50 phút đại diện VKS đã đọc cáo trạng, tòa bắt đầu phần xét hỏi.
    Luyện khai về việc mượn xe máy của chú rồi mang đi cầm đồ lấy 5,5 triệu đồng. Chủ tọa Thân Quốc Hùng hỏi: “Tại sao lại phải cắm xe?”. Luyện đáp ngay: “Để lấy tiền ăn tiêu”. Và khi hết tiền anh ta mua dao phớ, dao gấp, đèn pin, balô để đi cướp.
    “Bị cáo trình bày diễn biến của hành vi mua những đồ trên để thực hiện cướp”, vị chủ tọa nói. Luyện im lặng, bối rối. Bị nhắc nhở, Luyện mới trả lời rằng không biết gì về tiệm Ngọc Bích, nhưng khi đi ngang qua phố Sàn thấy nơi này có thể dễ dàng gây án nên đã chọn. Tiếp đó Luyện khai nhận hành vi từ khi đột nhập từ bên ngoài qua cây, mái tôn. Đến những diễn biến khi vào bên trong căn nhà, Luyện cho rằng đã trình bày hết với cơ quan điều tra. Anh ta trả lời nhát gừng từng chi tiết, nhiều lần thẩm phán Hùng phải nhắc nhở bị cáo “cứ bình tĩnh trình bày”.
    14h30, đại diện VKS tỉnh Bắc Giang công bố, với mục đích trộm vàng để chuộc chiếc xe máy đem cầm đồ trước đó, ngày 24/8/2011, Luyện đột nhập tiệm vàng Ngọc Bích. Hắn cắt hệ thống camera, chuông báo động, đâm chết vợ chồng chủ tiệm. Con gái lớn của họ (bé Bích) bị chém đứt lìa tay phải, bé út bị giết.
    Khi VKS công bố cụ thể hành vi sát hại dã man vợ chồng nạn nhân Ngọc - Chính, bỗng nhiều tiếng nỉ non. Đến phần Luyện hại chết bé Thảo (18 tháng tuổi) và chém lìa tay bé Bích, rất đông người đã bật khóc thành tiếng, gọi tên những người đã khuất. "Các bị hại giữ bình tĩnh, chúng tôi chia sẻ mất mát, nhưng đây là phiên xử, cần giữ ổn định để HĐXX làm việc”, đại diện VKS đã không ít lần phải dừng lại trấn an. Lực lượng cảnh sát được bố trí dày đặc ngay sau các bị cáo, ngăn cách với phía gia đình nạn nhân. Tại các cửa ra vào của phòng xét xử đều có cảnh sát được trang bị súng và các dụng cụ hỗ trợ đứng chốt.
    Trong khi đó, Luyện cúi gằm đứng trước vành móng ngựa, phía sau là ông Lê Văn Miên (bố Luyện). Ngoài ra còn 5 người thân khác của sát thủ này bị xác định có liên quan gồm Trương Thanh Hồng (anh họ), Lê Thị Định (cô ruột) và Lê Văn Nghi (chú rể) và vợ chồng ông Trương Văn Hợp (bố, mẹ của Hồng) vì hành vi che giấu và không tố giác tội phạm.
    Mẹ của Luyện không có mặt tại phiên xử.
    14h5', khi chủ tọa kiểm tra danh tính của 2 người diện gồm Đinh Văn Hương và Trịnh Quốc Sinh, vị công tố đề nghị đại diện các bị hại có đưa những vật chứng, tang chứng ra trước tòa.
    Ông Trịnh Văn Tín (bố của chủ tiệm vàng Ngọc Bích) trình bày: “Các vết nhọn, dao phay đã tìm thấy, vậy các vết hình móng ngựa thu thập trong nhà được xác định là gì?”. Còn ông Sinh, anh trai của nạn nhân Ngọc cho biết, cáo trạng còn thiếu rất nhiều chi tiết so với hiện trường.
    Chủ tọa cho rằng những vấn đề trên các bị hại sẽ được trình bày trong phần thẩm vấn. Ngay sau tuyên bố này, đại diện VKS công bố cáo trạng.
    Theo truy tố của VKS tỉnh Bắc Giang, với mục đích trộm vàng để chuộc chiếc xe máy đem cầm đồ trước đó, ngày 24/8/2011, Luyện đột nhập tiệm vàng Ngọc Bích. Hắn cắt hệ thống camera, chuông báo động, đâm chết vợ chồng chủ tiệm. Con gái lớn của họ (bé Bích) bị chém đứt lìa tay phải, bé út bị giết.
    Khi VKS công bố cụ thể hành vi sát hại dã man vợ chồng nạn nhân Ngọc - Chính, bỗng nhiều tiếng nức nở òa lên. Đến phần Luyện hại chết bé Thảo (18 tháng tuổi) và chém lìa tay bé Bích thì rất đông người đã bật khóc thành tiếng, gọi tên những người đã khuất. "Các bị hại giữ bình tĩnh, chúng tôi chia sẻ mất mát, nhưng đây là phiên xử, cần giữ ổn định để HĐXX làm việc”, đại diện VKS đã không ít lần phải dừng lại trấn an. Lực lượng cảnh sát được bố trí dày đặc ngay sau các bị cáo, ngăn cách với phía gia đình nạn nhân.
    Trong khi đó, Luyện cúi gằm đứng trước vành móng ngựa, phía sau là ông Lê Văn Miên (bố Luyện). Ngoài ra còn 5 người thân khác của sát thủ này bị xác định có liên quan gồm Trương Thanh Hồng (anh họ), Lê Thị Định (cô ruột) và Lê Văn Nghi (chú rể) và vợ chồng ông Trương Văn Hợp (bố, mẹ của Hồng) vì hành vi che giấu và không tố giác tội phạm.
    Trước đó, luật sư Phạm Văn Huỳnh (bảo vệ quyền lợi của gia đình bị hại) cho hay, việc ông đề xuất hoãn phiên tòa sáng nay là phù hợp cả về luật dân sự và hình sự. “Ngoài việc đại diện các bị hại có quyền lợi về mặt bồi thường dân sự, họ còn có những ý kiến để đề nghị thay đổi các vị trong HĐXX. Việc có mặt của những đại diện này là quan trọng”, ông nói.
    Theo quan sát của VnExpress, khác với buổi sáng, gia đình bị hại có mặt đông đảo trong phòng xử với những vành khăn tang trắng. Cụ ông Trịnh Văn Tín tiếp tục dẫn theo đoàn con cháu ngồi yên vị các hàng ghế phía đầu của phòng xử. Trong căn phòng rộng khoảng 60m2 chật cứng người tham dự.
    Một người thân của gia đình nạn nhân cho biết, hai người đại diện vắng mặt trong phiên xử sáng nay do việc cá nhân đột xuất.
    Nhóm phóng viên
    Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 10-01-2012, 04:57 PM.
    Similar Threads
  • #2

    Vì sao phiên toà xử Lê Văn Luyện tạm dừng?

    Vì sao phiên toà xử Lê Văn Luyện tạm dừng?
    Đại diện VKS giữ quyền công tố và luật sư bảo vệ lợi ích hợp pháp cho bị hại đều yêu cầu hoãn phiên tòa. Lý do mà phía luật sư đưa ra là: vắng bị hại và người đại diện quyền lợi của bị hại.
    Trao đổi với VietNamNet bên lề phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện và các bị cáo liên quan, Luật sư Trần Chí Thanh (Văn phòng luật sư Tâm Đức) - bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp phía bị hại cho hay: Do bị hại và người đại diện cho bị hại không có mặt nên chúng tôi đã yêu cầu tòa hoãn phiên tòa xét xử sáng nay.
    Nếu trong lần xét xử tiếp theo, bị hại và người đại diện không có mặt thì tòa vẫn tiếp tục xét xử.


    Luật sư Trần Chí Thanh (Văn phòng luật sư Tâm Đức)
    "Việc xét xử vụ án trong khi bị hại và người đại diện vắng mặt là không khách quan. Theo luật tố tụng là vi phạm" - ông Thanh nói.
    Cũng theo luật sư Thanh, vì vụ án này cực kỳ nghiêm trọng, còn nhiều tình tiết cần được làm rõ nên bắt buộc phải có mặt người đại diện của cháu Bích.
    Biết đâu tại phiên tòa, bị hại và người đại diện đưa ra những bằng chứng mới liên quan đến vụ án, khi đó, vụ án này sẽ chuyển sang một hướng khác.
    “Còn rất nhiều vấn đề liên quan đến vụ án này mà cơ quan tố tụng chưa đề cập đến. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tôi chưa thể tiết lộ. Đến phần tranh tụng, chúng tôi sẽ đưa ra” – luật sư Thanh tiết lộ.
    Về mức án dành cho bị cáo Luyện, luật sư Thanh cũng đồng quan điểm là vì Luyện gây án khi chưa đủ 18 tuổi nên mức án cao nhất không quá 18 năm tù.
    Phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện sẽ tiếp tục diễn ra vào 13 giờ 30 phút chiều nay.
    Hoàng Sang

    Comment

    • #3

      Tạm dừng phiên tòa xử sát thủ Lê Văn Luyện

      Tạm dừng phiên tòa xử sát thủ Lê Văn Luyện

      Hàng trăm người dân vây quanh bày tỏ thái độ căm phẫn với sát thủ Lê Văn Luyện, nhiều người còn hô lớn: "Vãi Luyện!"
      Sáng nay, hơn 300 cảnh sát được huy động để tham gia dẫn giải, bảo vệ phiên tòa xét xử sát thủ gây ra thảm án tại tiệm vàng Ngọc Bích. Ngay từ sớm, hàng trăm người đã có mặt tại cổng TAND tỉnh Bắc Giang. Luyện được đưa vào phòng xét xử.
      Từ cổng vào, hàng chục cảnh sát hỗ trợ tư pháp, cùng các lực lượng cảnh sát hình sự tỉnh đứng từ bên ngoài cổng toà. An ninh được thắt chặt. Khoảng 40 người có quyền lợi và nghĩa vụ có mặt trong phòng xét xử. Hai bác, cùng anh họ và cô chú của Lê Văn Luyện ngồi yên vị ngay hàng ghế dưới, gương mặt lo lắng chờ phiên toà bắt đầu.
      *
      Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Thân Quốc Hùng, Phó chánh tòa hình sự, TAND Bắc Giang. Lê Văn Luyện sẽ được xét xử tại phòng xử lớn nhất của Tòa án. Do khán phòng chỉ chứa được gần 100 người nên Tòa bố trí hệ thống loa phát thanh để tường thuật trực tiếp diễn biến phiên tòa.
      Tham gia bào chữa cho Lê Văn Luyện có luật sư Phạm Xuân Anh, Nguyễn Bá Ngọc (Đoàn luật sư Bắc Giang). Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích cho gia đình bị hại là luật sư Trần Chí Thanh và Phạm Văn Huỳnh (Đoàn luật sư Hà Nội).
      Cháu Trịnh Thị Bích, nạn nhân và cũng là nhân chứng duy nhất của vụ án vắng mặt. Trong khi thư ký phiên toà công bố danh sách những người có mặt, Lê Văn Luyện tranh thủ ngoái nhìn xuống phía dưới phòng xử, mặt lạnh tanh không biểu lộ cảm xúc.
      8h30, sau khi kiểm tra căn cước 7 bị cáo, chủ toạ hỏi đến những đại diện của gia đình nạn nhân. Do bé Bích vắng mặt và thiếu một số người, đại diện VKS và luật sư hai bên đồng ý với chủ tọa về việc hoãn phiên tòa. Phiên xử tạm dừng trong ít phút để HĐXX hội ý.
      Sau một tiếng, chủ tọa Thân Quốc Hùng cho rằng đại diện những người bị hại được tòa tống đạt hợp lệ nhưng họ vắng lại vắng mặt không lý do, tuy nhiên sự vắng mặt của họ không ảnh hưởng đến phiên xử, không ảnh hưởng đến việc buộc tội các bị cáo nên vẫn tiếp tục phiên xử.
      Luật sư đại diện quyền và nghĩa vụ hợp pháp cho bị hại tiếp tục yêu cầu hoãn phiên xử vì những lý do trên. Họ cho rằng vắng mặt người đại diện thì vai trò của họ không có nghĩa gì, nên "dọa" rời phiên xử.


      Sát thủ Lê Văn Luyện.
      Chỉ ít phút sau khi lần hội ý thứ 2, HĐXX quay trở lại tiếp tục điều hành phiên tòa, chủ tọa đã tuyên bố tạm dừng phiên xử và quay trở lại vào 1h30 chiều nay. Cả biển người chen lấn ùa nhau ra phía xe thùng khi Luyện được cảnh sát dẫn giải. Hàng trăm người dân vây quanh la ó, tỏ ý phẫn nộ với "sát thủ" máu lạnh này. Rất nhiều giọng thanh niên hô lớn: "Vãi Luyện!", "Vãi Luyện!". Lực lượng cảnh sát phải rất vất vả đế áp giải Luyện ra chiếc xe thùng về nhà tạm giữ.
      Theo cơ quan điều tra, khoảng 3h ngày 24/8, Luyện trèo theo cây, leo lên ban công tầng 3 của tiệm Ngọc Bích. Phát hiện hệ camera, chuông báo động chống trộm, cầu dao điện, anh ta ngắt cầu dao, rút dây camera.


      Luyện sẽ bị xét xử về 3 tội: giết người, cướp tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
      Hắn chờ chủ nhà ra khỏi phòng ngủ sẽ bất ngờ giết chết từng người để dễ dàng cướp tài sản. Đến khoảng 6h sáng, nghe thấy tiếng động, Luyện phát hiện anh Ngọc đang bê chậu quần áo lên tầng 3 nên bám theo. Luyện lần lượt ra tay sát hại cả nhà chủ tiệm vàng.
      Sau khi phá tủ kính tủ lấy toàn bộ số vàng, gọi anh họ Trương Thanh Hồng đến đón. Sát thủ bỏ trốn tới Lạng Sơn, ngày 31/8, hắn bị bắt giữ. Cơ quan điều tra cho biết, Luyện đã cướp hơn 200 chỉ vàng ta, gần 153 chỉ vàng tây, một điện thoại di động. Tổng giá trị tài sản hơn 1,27 tỷ đồng.


      An ninh được thắt chặt trong phiên xét xử
      Với hành vi giết chết vợ chồng anh Ngọc, cùng con gái mới 18 tháng tuổi, gây thương tật 76% cho bé Bích, Luyện bị đề nghị truy tố về các tội: giết người, cướp tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
      Liên quan vụ án, 4 người bị xác định đã che giấu tội phạm gồm: Trương Thanh Hồng (anh họ Luyện), Lê Văn Miên (bố đẻ), Lê Thị Định (cô của Luyện) và Lê Thanh Nghị (chú rể Luyện). Hai người bị đề nghị truy tố không tố giác tội phạm là Trương Văn Hợp, Dương Thị Lược (bố, mẹ của Hồng).
      Nhóm phóng viên

      Comment

      • #4

        Chùm ảnh nóng phiên xử Lê Văn Luyện

        Chùm ảnh nóng phiên xử Lê Văn Luyện
        Hình ảnh tại phiên toà xét xử sát thủ Lê Văn Luyện sáng 10/1 tại Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang.












        Comment

        • #5

          Tiếp tục xét xử vụ án Lê Văn Luyện

          Tiếp tục xét xử vụ án Lê Văn Luyện
          (Gia đình bị hại yêu cầu bồi thường tiền tỉ, chu cấp người bị hại đến suốt đời)
          SGTT.VN - Chiều 10.1, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang tiếp tục xét xử vụ án Lê Văn Luyện giết người, cướp tài sản tại tiệm vàng Ngọc Bích, ở phố Sàn, xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, xảy ra ngày 24.8.2011.
          Trước đó, phiên tòa sáng 10.1 đã tạm dừng do vắng mặt những người đại diện cho người bị hại.

          Người nhà bị hại đưa di ảnh của người thân họ tới phiên tòa.

          Khoảng hơn 20 người thân của người bị hại đã tham dự phiên tòa. Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang đọc cáo trạng truy tố Lê Văn Luyện, sinh ngày 18.10.1993, ở thôn Sơn Đình 2, xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, về các tội: “Giết người“ theo các điểm a, c, g, i của khoản 1, điều 93; “Cướp tài sản“ theo điểm b, khoản 4, điều 133; “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản“ theo điểm b, khoản 1, điều 140 Bộ luật hình sự. Các bị cáo: Lê Văn Miên (bố đẻ Luyện), sinh năm 1969; Trương Thanh Hồng, sinh năm 1992, cùng ở thôn Sơn Đình 2; Lê Thị Định (cô ruột Luyện), sinh năm 1982, trú tại thôn Nà Tồng, xã Trùng Khánh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn; Lê Thành Nghi (chồng Định), sinh năm 1980, cùng bị truy tố về tội “Che giấu tội phạm“ theo khoản 1, điều 313 Bộ luật hình sự. Trương Văn Hợp (bố đẻ Hồng), sinh năm 1964 và Dương Thị Lược (mẹ đẻ Hồng), sinh năm 1963, cùng bị truy tố về tội ”Không tố giác tội phạm“ theo khoản 1, điều 314 Bộ luật hình sự. Ngoài ra, cáo trạng còn áp dụng điều 42 Bộ luật hình buộc bị cáo Lê Văn Luyện phải chịu trách nhiệm dân sự bồi thường cho gia đình người bị hại.
          Theo cáo trạng, vụ việc tóm tắt như sau: Ngày 12.8.2011, Luyện mượn được anh Nhị chiếc xe máy biển số 98N4-7155 trị giá 14,3 triệu đồng, đem cầm cố được 5,5 triệu đồng để ăn tiêu. Do không có tiền để ăn tiêu tiếp và chuộc chiếc xe này, Luyện nảy sinh ý định cướp tiệm vàng Ngọc Bích của anh Trịnh Thành Ngọc, sinh năm 1974 và vợ là chị Định Thị Chín, sinh năm 1976, ở phố Sàn, xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Luyện đã mua một chiếc ba lô, một con dao phớ, một con dao nhíp nhọn, một chiếc đèn pin làm công cụ gây án.
          Khoảng 3 giờ ngày 24.8.2011, Luyện trèo lên cây trước cửa tiệm vàng Ngọc Bích, leo lên mái tôn rồi bám vào các thanh sắt nằm ngang trèo lên ban công tầng 3 và cậy cửa phía trước tầng này, đi vào nhà. Sau khi lục soát các phòng nhưng không lấy được tài sản, Luyện lên tầng 3 chờ gia đình anh Ngọc ngủ dậy sẽ giết từng người, sau đó cướp vàng. Luyện dùng 2 con dao đem theo đâm, chém nhiều nhát vào người, cổ anh Ngọc và chị Chín; dùng dao phớ chém đứt bàn tay phải cháu Trịnh Thị Bích (sinh ngày 13.8.2003, là con gái lớn của anh Ngọc - chị Chín), sau đó còn chém vào mặt cháu Bích; dùng dao phớ cắt cổ cháu Trịnh Phương Thảo (sinh ngày 12.2.2010, là con gái thứ 2 của anh Ngọc - chị Chín). Hậu quả, anh Ngọc, chị Chín và cháu Thảo bị chết; cháu Bích bị tỷ lệ thương tật 74,6%. Sau khi gây án, Luyện bỏ trốn lên Lạng Sơn rồi sang Trung Quốc. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan chức năng đã tìm cách đưa Luyện trở lại Lạng Sơn và bắt giữ. Luyện đã cướp của gia đình anh Ngọc số tài sản gồm: 59 dây vàng, 13 vòng tay vàng, 4 kiềng cổ vàng, 5 mặt đá, 8 dây chuyền vàng, 2 chiếc lắc vàng, 231 nhẫn vàng các loại và một chiếc điện thoại di động nhãn hiệu Nokia 3110C, với tổng trị giá tài sản là 1.272.069.000 đồng. Cơ quan điều tra đã thu hồi toàn bộ số vàng trên trả lại cho gia đình bị hại.

          Dù đã muộn nhưng nhiều người vẫn theo dõi phiên tòa.
          Trong vụ án này, Trương Thanh Hồng có hành vi đi xe máy đến cổng Trường THPT Phương Sơn đón Luyện về nhà, đưa đến Trạm y tế xã Thanh Lâm băng vết thương, rồi đưa Luyện ra thị trấn Vôi (huyện Lạng Giang) để trốn lên Lạng Sơn, được Luyện đưa cho 2 dây chuyền vàng đem bán. Lê Văn Miên đã cất giấu số vàng của Luyện cướp được để tại nhà. Vợ chồng Lê Thị Định và Lê Thành Nghi biết rõ Luyện phạm tội nhưng cho Luyện ở tại nhà, sau đó giúp Luyện trốn sang Trung Quốc. Trương Văn Hợp, Dương Thị Lược biết rõ hành vi phạm tội của Luyện nhưng không trình báo với cơ quan có thẩm quyền.
          Ở phần thẩm vấn tại phiên tòa, các bị cáo đã khai nhận hành vi phạm tội của mình, việc bị truy tố và đưa ra xét xử không sai. Lê Văn Luyện nhận có lỗi với gia đình nạn nhân. Các bị cáo khác cho rằng mình phạm tội do không hiểu biết pháp luật. Khi được Hội đồng xét xử hỏi, đại diện của người bị hại cho rằng số tài sản của gia đình người bị hại được trả lại còn chưa đủ. Về trách nhiệm dân sự của Luyện trong vụ án, ngoài yêu cầu theo đơn của đại diện hợp pháp của người bị hại đã có trong hồ sơ (Luyện phải bồi thường tổng cộng 1.683.500.000 đồng cho gia đình nạn nhân), đại diện hợp pháp của người bị hại còn yêu cầu Luyện phải chu cấp nuôi dưỡng cháu Trịnh Thị Bích đến hết đời và bồi thường tổn thất tinh thần cho hai bên nội ngoại của gia đình nạn nhân.
          Phiên tòa sẽ tiếp tục diễn ra trong ngày 11.1.2012.
          Theo TTXVN

          Comment

          • #6

            Lê Văn Luyện lạnh lùng khi bị đề nghị 18 năm tù

            Lê Văn Luyện lạnh lùng khi bị đề nghị 18 năm tù
            Sau khoảng 2 tiếng làm việc, VKS đã đề nghị mức án đối với Lê Văn Luyện, tổng cộng 18 năm cho 3 tội danh.
            Không giống với không khí ngày đầu tiên xét xử, hơn 7h sáng nay trước cổng TAND tỉnh Bắc Giang vắng không bóng người. Lực lượng phóng viên tác nghiệp cũng thưa thớt. Hàng rào gai thép đã được chặn hai đầu phố Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang.

            Sát thủ Lê Văn Luyện
            Khoảng 7h40, Luyện được hàng chục cảnh sát dẫn giải vào phòng xử. Người nhà nạn nhân nhao nhao đưa di ảnh của cháu bé 18 tháng tuổi bị Luyện sát hại, giơ lên trước mặt sát thủ, nhiều người quá khích còn lao vào định đánh Luyện. Khoảng 20 cảnh sát phải nhanh chóng đưa Luyện chạy ra một phòng khác né tránh. Khi tình hình ổn định, sát thủ mới tiếp tục được đưa vào phòng. Trên gương mặt của Luyện biểu hiện sự mệt mỏi.
            Tòa tiếp tục thẩm vấn những nhân chứng có mặt tại tòa. Chị Vũ Thị Mến, chị dâu của anh Ngọc trình bày, trong kết luận điều tra không ghi việc cửa sổ tầng 2 một cánh mở, một cánh đóng. Trong khi chủ tọa thẩm vấn những người liên quan, Luyện ngoái nhìn sang phía gia đình bị hại. Vẫn giữ thái độ “lạnh”, Luyện nắm chặt hai tay, nghe ngóng xung quanh.
            Anh Trương Văn Tám, người phát hiện ra vụ việc trình bày lại ngày vụ án xảy ra. Anh Tám là người đã bế Bích xuống đưa đi cấp cứu. “Lúc đó, chúng tôi thấy các nạn nhân đã tử vong”, nhân chứng nói.
            Trong phần tố tụng, đại diện VKS hỏi lại các hành vi gây án của Luyện khá nhanh chóng với những câu hỏi đóng. “Bị cáo thực hiện vụ án một mình đúng không”, “Bị cáo có nhìn thấy chiếc túi nào trong gia đình nạn nhân đúng không?”, “Bị cáo chưa bán một chút vàng nào đúng không?”. Luyện đáp "có hoặc không".
            Luật sư Phạm Văn Huỳnh (bào chữa cho phía bị hại) hỏi Luyện về động cơ đột nhập tiệm vàng. Bị cáo đáp nhanh "để giết và cướp của ạ". Giải thích vì sao không vơ hết số vàng trong 3 khoang tủ trưng bày, sát thủ khai: "Lúc đó trời sáng, sức khoẻ đã yếu, không cậy được?”.

            Luyện được hàng chục cảnh sát dẫn giải để tránh sự quá khích của gia đình nạn nhân
            Luật sư Nguyễn Bá Ngọc (bảo vệ cho Luyện) truy vấn: “Có ai là đồng phạm với bị cáo trong vụ này không?". “Không có ai”, Luyện đáp nhanh. Trước câu hỏi của vị luật sư về việc mua hung khí để giết người trước, sau mới cướp tài sản hay thế nào, Luyện lặng thinh. Anh ta khai sát hại bé gái 18 tháng tuổi (con chủ tiệm vàng) vì sợ: “Bé khóc, sợ lộ”.
            Luật sư Phạm Văn Huỳnh (bảo vệ phía bị hại) tiếp tục hỏi về việc có đâm chị Chín bằng dao nhọn hay không? Luyện trả lời không. Vị luật sư này đưa ra lời khai của Luyện thời điểm bị bắt ở khu vực biên giới cho thấy Luyện có dùng dao nhọn đã đâm chị Chín. Sát thủ nhiều lần khẳng định không đâm chị Chín.
            Bị cáo Trương Văn Hợp (bố của Hồng) cho rằng gia đình mình cũng chỉ là nạn nhân của Luyện. Sau xảy ra khi vụ án, gia đình ông cũng đã cố gắng bồi thường 5 triệu đồng nhưng không được chấp nhận.


            Gia đình nạn nhân với vàng khăn tang trắng
            Bị cáo Dương Thị Lược (mẹ của Hồng) cũng cho rằng mình cùng chồng và con cũng chỉ là nạn nhân của vụ việc. “Chúng tôi xin gửi lời xin lỗi tới bị hại và mong mọi người tha thứ, cũng chỉ bởi không hiểu rõ sự việc liên quan đến pháp luật”, bà Lược trình bày.
            Sau khoảng 2 tiếng thẩm vấn, VKS luận tội. Theo đại diện VKS, lời khai của Luyện phù hợp với lời khai của các nhân chứng, khám nghiệm hiện trường và các vật chứng liên quan. Cơ quan công tố có đủ cơ sở để khẳng định Luyện gây án một mình. Các lần thực nghiệm hiện trường cũng đã cho thấy Luyện khai là có cơ sở.
            Theo đó, Luyện bị đề nghị 18 năm cho tội giết người, 18 năm cho tội cướp tài sản, 6-9 năm cho tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tổng cộng mức án cho 3 tội là 18 năm do khi phạm tội Luyện chưa đến tuổi thành niên.
            Các bị cáo còn lại Trương Thanh Hồng 24-30 tháng; Lê Thị Định 18-24 tháng tù; Lê Thanh Nghi 15-18 tháng treo; Trương Văn Hợp 15-18 tháng; Dương Thị Lược 9-12 tháng treo.
            Nhóm phóng viên
            Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 11-01-2012, 12:47 AM.

            Comment

            • #7

              Lê Văn Luyện: 'Tôi xin nhận mức án cao nhất'

              Lê Văn Luyện: 'Tôi xin nhận mức án cao nhất'
              Nói lời sau cùng, Luyện run run xin lỗi phía bị hại, gia đình và người thân vì hành vi phạm tội của mình. Tên sát nhân xin được nhận mức án cao nhất. Trước đó, Luyện bị đề nghị 18 năm tù.

              13h, trong lời nói sau cùng, bị cáo Luyện giọng run run xin lỗi gia đình bị hại, xin lỗi gia đình và người thân vì hành vi phạmn tội của mình. Luyện xin được nhận mức án cao nhất. Nhưng cuối cùng vẫn bày tỏ hy vọng được HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt khi lượng hình.
              Các bị cáo khác cũng xin được giảm nhẹ hình phạt. Tòa tuyên bố nghỉ giải lao và sẽ ra tuyên án vào lúc 15h30.
              12h35, trong phần trình bày của đại diện gia đình bị hại, ông Trịnh Văn Tín (bố của chủ tiệm vàng Trịnh Văn Ngọc) thắc mắc, ngoài các vết thương do vết dao phớ, dao bấm thì trên người nạn nhân còn có vết hình móng ngựa. "Nó là do hung khí gì, tôi chưa thấy cơ quan chức năng nào đề cập đến việc này", ông bức xúc.
              Đại diện VKS trả lời về vết thương có hình móng ngựa là do vết thương vật sắc và sắc nhọn gây nên. "Một lần nữa, chúng tôi khẳng định đủ căn cứ về việc Luyện gây án một mình. Đến thời điểm hiện này chưa có gì chứng minh có đồng phạm với Luyện".
              12h15, phiên tòa nhốn nháo khi đại diện VKS đối đáp lại phần bào chữa của luật sư Thanh và bác đề nghị trả hồ sơ để bổ sung của ông. Vị đại diện cơ quan công tố cũng cho rằng, bản cáo trạng truy tố các bị cáo là hoàn toàn có cơ sở, các cơ quan tố tụng đã thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật.
              12h5, luật sư Thanh đề nghị tòa xem xét về việc cháu Bích cho rằng đã nhìn thấy hai thanh niên tóc xanh tóc đỏ gây án cho bố mẹ mình. Nhưng trước đó, ngay phần đầu phiên xử, chủ tọa đã công bố lời khai của bé Bích khi được điều trị tại Bệnh viện Việt Đức có nói đến việc hai thanh niên đi chân đất. Cô bé bảo thấy có "chú cao to, còn có chú thấp bé có đuôi tóc". Cả hai người này, Bích đều không quen, cháu không nhận ra được vì trời tối.
              Tài liệu công bố tại phiên tòa hôm này cũng thể hiện, cơ quan điều tra cho cháu Bích nhận dạng những bức ảnh của nghi phạm. Bích cho rằng một trong số này giống người "thanh niên cao to". Trong lần tiếp xúc thứ hai với điều tra viên khi sức khỏe đã khá hơn, Bích nói chỉ biết "chính xác có một chú giật điện thoại trên tay cháu. Cháu chỉ có cảm giác có một người khác trong nhà cháu. Khi tỉnh dậy, cháu vẫn thấy chú thanh niên này. Cô bé còn nghe thấy tiếng nước chảy, tiếng dao rơi".
              11h45, luật sư Thanh cho rằng cáo trạng không nêu chính xác thời điểm Luyện gây án. Ông nghi ngờ "có hay không hành vi giúp sức của Hồng cho Luyện thực hiện hành vi phạm tội?".
              Theo luật sư, Luyện khai đã tự thực hiện hàng loạt các hành vi như tìm đường dây ngắt camera, ngắt chuông báo động... Nhưng với người học chưa hết cấp hai, liệu Liệu có làm được như vậy không? "Tôi nghi ngờ có 2 người gây án", ông Thanh nói.
              Trước cổng tòa án, nhiều người vẫn túm tụm chăm chú nghe tiếng loa phát ra từ trong tòa án, vang vọng cả khu phố Hoàng Văn Thụ. Trời đang mưa, nhiệt độ xuống thấp, lạnh thấu da.

              Luyện quay xuống nhìn bố khi các luật sư đang tranh luận
              11h20, luật sư Huỳnh (bảo vệ gia đình nạn nhân) phân tích, trong vụ án, Luyện đã thực hiện hành vi "giết bằng chết, giết bằng hết". Cháu Bích sống sót là ngoài mong muốn của bị cáo. Bản thân Luyện "không còn tính người, lương tri". Bị cáo thực hiện hành vi thực hiện tội phạm đến cùng, lại đã bỏ trốn ra nước ngoài gây khó khăn công tác điều tra.
              “Luyện gây tổn hại sức khoẻ cho cháu Bích trên 74%, nên ngoài truy tố của cáo trạng, Luyện phải bị truy tố thêm các điểm khác”. Đó là các tình tiết tăng nặng được quy định tại điều 48 Bộ luật hình sự: "có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm", và "cố tình thực hiện tội phạm đến cùng".
              Ông Huỳnh cũng đồng ý về việc truy tố các bị cáo khác về hành vi che giấu, không tố giác nhưng cần phải cụ thể vì che giấu tội danh giết người hay cướp tài sản. Tội của bị cáo Hồng cũng phải bị truy tố về hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Bị cáo Miên cũng phải bị truy tố hành vi giống với Hồng.
              11h10, luật sư Huỳnh cho rằng đây là vụ án “kinh trời, động đất, đặc biệt nghiêm trọng”. Đồng tình với quan điểm luận tội của đại diện VKS nhưng ông nhận thấy cơ quan này còn thiếu tinh thần trách nhiệm khi kiểm sát các hoạt động điều tra, khởi tố... Việc thực nghiệm hiện trường cần phải có bị cáo, nhân chứng và luật sư tham gia bảo vệ cho cả bị hại và bị cáo. Nhưng thực tế, các luật sư đều không được biết.
              Đặc biệt, ông Huỳnh cho rằng cáo trạng bỏ lọt tội với các bị cáo.
              11h, bào chữa cho các bị cáo Hợp, Định, Nghi các luật sư đều đồng ý với tội danh mà VKS đã truy tố với thân chủ của mình. Họ cho rằng các bị cáo nhận thức hạn chế về pháp luật, không ý thức được hết hậu quả từ việc làm của mình. Trong vụ án, giữa Luyện và các bị cáo đều có mối quan hệ thân tình, lại ở vùng quê khó khăn nên nhận thức còn hạn chế.
              10h50, sau phần bào chữa xong của luật sư Ngọc, gia đình nạn nhân bức xúc khiến phiên tòa nhốn nháo. Ngay lập tức, vị chủ tọa yêu cầu lực lượng cảnh sát ổn định tình hình. “Tôi thông báo, những người có mặt cần tôn trọng, người nói phải có người nghe. Nếu ai vi phạm tôi yêu cầu ra khỏi phòng xử’, chủ toạ Hùng nói.
              Ngay sau đó, trật tự được giữ gìn. Phần bào chữa cho các bị cáo khác được luật sư tiếp tục trình bày.

              Hàng rào cảnh sát dày đặc sau lưng Luyện sau khi người nhà nạn nhân hỗn loạn trong khán phòng đòi tử hình kẻ sát nhân
              10h40,phiên xử tiếp diễn với với phần luật sư Phạm Xuân Anh bào chữa cho Luyện. Bày tỏ sự đồng ý với quan điểm truy tố của Viện kiểm sát, vị luật sư tóc muối tiêu được chỉ định bào chữa cho Luyện này nhận thấy: “Hành vi của bị cáo là vô cùng dã man, tàn bạo. Tôi cũng vô cùng bức xúc trước hành vi của Luyện. Tôi xin chia sẻ với nỗi đau của gia đình bị hại”.
              Ông chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến việc gây án như Luyện được nuông chiều, buông lỏng, vô trách nhiệm. Chính bố đẻ của bị cáo là người tìm mọi cách để che giấu hành vi của con trai mình. Ông mong muốn với sự nhân đạo của pháp luật Nhà nước với người gây án chưa đến tuổi thành niên, hy vọng Luyện sau này ra khỏi trại giam sẽ có cơ hội làm lại cuộc đời, sống tốt và lương thiện hơn.
              Người thứ hai bào chữa cho Luyện là luật sư Nguyễn Bá Ngọc cũng cho rằng, dù dư luận có mong muốn tử hình Luyện nhưng luật đã quy định, nên cả VKS, TAND cũng không thể làm trái được. Ông đồng tình với cáo trạng truy tố.
              “Hành vi của Luyện cần phải chịu trách nhiệm lớn nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp phạm tội như Luyện đã có một trưòng hợp dưới 18 tuổi đã bị tuyên án tử hình trước năm 1985. Tuy nhiên sau đó, luật pháp VN đã quy định rõ và không còn thực hiện điều này”, ông Ngọc đưa ra lý lẽ.
              Khi nghe luật sư Ngọc bào chữa cho mình, ngồi hàng ghế đầu ngay cạnh đó, Luyện thi thoảng nhếch mép cười, ngáp không cần che miệng. Dưới khán phòng, một số người đang lớn tiếng đòi phải "tử hình Lê Văn Luyện".
              Gần 40 cảnh sát có mặt trong khán phòng để ổn định trật tự.
              10h30, VKS đề nghị tuyên phạt Lê Văn Luyện 18 năm về tội giết người, 18 năm cuớp tài sản và 6-9 năm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tổng hợp hình phạt cho 3 tội là 18 năm tù giam. Theo cơ quan tố tụng, hành vi phạm tội của Luyện là đặc biệt nghiêm trọng, có tính chất dã man, tàn bạo chưa từng có từ trước tới này. Do khi gây án bị cáo đang ở tuổi vị thành niên (17 tuổi, 10 tháng 6 ngày), nên tổng hợp các hình phạt sẽ không quá 18 năm tù.
              Trong nhóm "che giấu tội phạm", bị cáo Lê Văn Miên (bố Luyện) bị đề nghị phạt 42-46 tháng tù; bị cáo Trương Thanh Hồng 24-30 tháng; Lê Thị Định 18-24 tháng. Lê Thành Nghi 15-18 tháng tù treo. Hai bị cáo "không tố giác tội phạm" là Trương Văn Hợp 15-18 tháng; Dương Thị Lược 9-12 tháng treo.
              Sau khi nghe xong phần đề nghị mức án cả khán phòng vẫn lặng im. Gia đình bị hại chưa có phản ứng gì.

              Luyện nghe VSK luận tội
              10h, khi luận tội, đại diện VKS cho rằng vụ án là đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận. Cơ quan công tố sẽ đưa ra các chứng cứ luận tội để HĐXX xem xét đưa ra bản án thích đáng cho hành vi của từng bị cáo. Trong bản luận tội, hành vi của Luyện và 6 bị cáo được công tố viên nói lại một cách ngắn gọn. Cả khán phòng chật kín người nhưng im phăng phắc.
              Theo đại diện VKS, lời khai của Luyện phù hợp với lời khai của các nhân chứng, khám nghiệm hiện trường và các vật chứng liên quan. Cơ quan công tố có đủ cơ sở để khẳng định Luyện gây án một mình. Các lần thực nghiệm hiện trường cũng đã cho thấy Luyện khai là có cơ sở. Trong khi đó, Luyện thở dài, nét mặt căng thẳng.
              Đối với bị cáo Miên, VKS cho rằng là người tích cực nhất che giấu hành vi phạm tội của con trai, Các bị cáo Hồng, Hợp, Đinh, Nghi... Các bị cáo này không có tình tiết tăng nặng mà chỉ có tình tiết giảm nhẹ như khai báo thành khẩn, riêng Nghi có thêm yếu tố đứng ra đưa Luyện về Việt Nam nên được xem xét nhiều nhất.

              Đại diện VKS đọc luận tội
              9h50, phần thẩm vấn kết thúc, VKS công bố bản luận tội. Vị chủ toạ giải thích “đây là quan điểm của người đại diện VKS, để cho các bên tranh tụng. Mọi quyết định là do HĐXX”. Các bị cáo tập trung đứng trước vành móng ngựa.
              9h40, chị Mến (chị dâu của ông chủ tiệm vàng) cho biết, lúc sáng sớm có gọi điện cho em để hỏi thăm việc đưa đám trẻ trong nhà đi học bằng ôtô hay xe máy và nghe thấy giọng ngái ngủ “đi ôtô vì trời mưa”.
              Ít lâu sau, có người gọi điện cho chị thông báo “nhiều khách giao dịch mà chưa thấy vợ chồng anh Ngọc thức giấc, ra mở cửa”. Chị Mến liền tìm mọi cách liên lạc với em chồng, hỏi han các nơi. Đến cuộc gọi thứ 8, chị nghe tiếng cháu Bích có nói “bác ơi nhà con bị cướp rồi. Bố mẹ con bị đâm ép vào tường rồi”.
              Khác với phiên xử hôm qua, tại hội trường phòng xử án, đã bớt những tiếng nức nở của gia đình bị hại.
              Luật sư Phạm Văn Huỳnh (bào chữa cho phía bị hại) tiếp tục hỏi về việc có đâm chị Chín hay không? Luyện trả lời: "Không". Vị luật sư này đưa ra lời khai của Luyện thời điểm bị bắt ở khu vực biên giới thừa nhận có làm việc này. Nhưng tại phiên tòa hôm nay, bị cáo lại nhiều lần khẳng định không đâm bà chủ tiệm vàng.
              9h20, luật sư Huỳnh liên tục hỏi Luyện về hành vi cướp, lấy vàng, tẩu tán tang vật, bỏ trốn… Luyện trả lời nhát gừng và thỉnh thoảng mới xưng “bị cáo”.
              Luật sư Trần Chí Thanh (bảo vệ cho gia đình bị hại) hỏi Luyện có phải sinh ngày 18/10/1993 không? Cũng giống như từng trả lời câu này với VKS, Luyện đáp ngay: "Đúng ạ".
              Luật sư gợi ý: "Bị cáo có nguyện vọng để một lần duy nhất quay lại nhìn gia đình bị hại không? Có đủ bản lĩnh để đề xuất không?". “Không”, Luyện nói. Khi luật sư này hỏi: "Bị cáo mua những hung khí đó để giết người trước sau mới cướp tài sản hay như thế nào?". Luyện lặng thinh.
              9h10, luật sư Huỳnh hỏi Luyện về động cơ đột nhập tiệm vàng. Bị cáo đáp nhanh "để giết và cướp của ạ". Giải thích vì sao không vơ hết số vàng trong 3 khoang tủ trưng bày, sát thủ bảo: "Lúc đó trời sáng, sức khỏe đã yếu, không cậy được?”.
              Luyện khai sát hại bé gái 18 tháng tuổi (con chủ tiệm vàng) vì sợ: “Bé khóc, sợ lộ”.

              Luyện trông khá mệt mỏi trong ngày hầu tòa thứ 2
              9h, sau phần thẩm vấn của HĐXX, luật sư Nguyễn Bá Ngọc (bảo vệ cho Luyện) hỏi: “Có ai là đồng phạm với bị cáo trong vụ này không?". “Không có ai”, Luyện trả lời.
              Luật sư Phạm Xuân Anh (bào chữa cho Luyện) hỏi bị cáo Trương Văn Hồng. Thanh niên này giọng thều thào cho biết bị bệnh tim, mới được mổ.
              Bị cáo Trương Văn Hợp (bố của Hồng) cho rằng gia đình mình cũng chỉ là nạn nhân của Luyện. Sau xảy ra khi vụ án, gia đình ông cũng đã cố gắng bồi thường 5 triệu đồng nhưng không được chấp nhận.
              Bị cáo Dương Thị Lược (mẹ của Hồng) cũng nén xúc động cho rằng mình, cùng chồng, và con cũng chỉ là nạn nhân của vụ việc. “Chúng tôi xin gửi lời xin lỗi tới bị hại và mong mọi người tha thứ, cũng chỉ bởi không hiểu rõ sự việc liên quan đến pháp luật”, bà Lược trình bày.
              8h45, trong phần tố tụng, đại diện VKS hỏi lại các hành vi gây án của Luyện khá nhanh chóng với những câu hỏi đóng. Đứng trước vành móng ngựa, ngày hôm nay Luyện trông khá mệt mỏi. “Bị cáo thực hiện vụ án một mình đúng không”, “Bị cáo có nhìn thấy chiếc túi nào trong gia đình nạn nhân đúng không?”, “Bị cáo chưa bán một chút vàng nào đúng không?”. Luyện đáp "có hoặc không".
              8h30, tòa hỏi những nhân chứng có mặt tại tòa. Chị Vũ Thị Mến, chị dâu của anh Ngọc trình bày, trong kết luận điều tra không ghi việc cửa sổ tầng 2 một cánh mở, một cánh đóng. Trong khi chủ tọa thẩm vấn những người liên quan, Luyện ngoái nhìn sang phía gia đình bị hại. Vẫn giữ thái độ “lạnh”, Luyện nắm chặt hai tay, nghe ngóng xung quanh.
              Anh Trương Văn Tám, người phát hiện ra vụ việc trình bày lại ngày vụ án xảy ra. Anh Tám là người đã bế Bích xuống đưa đi cấp cứu. “Lúc đó, chúng tôi thấy các nạn nhân đã tử vong”, nhân chứng trình bày.
              7h50, Luyện được dẫn giải quay trở lại phòng xử. HĐXX cũng vào phòng xử án và tuyên bố tiếp tục xét xử. Trong sáng nay, phần thẩm vấn gia đình bị hại được tiếp tục.

              Luyện được đưa vào phòng xử sáng nay
              7h40, Luyện được hàng chục cảnh sát dẫn giải vào phòng xử. Người nhà nạn nhân nhao nhao đưa di ảnh của cháu bé 18 tháng tuổi bị Luyện sát hại, giơ lên trước mặt sát thủ. “Chúng tôi mong muốn được để tên Luyện nhìn thấy ảnh của cháu trước mặt”, một người thân của bị hại bức xúc. Khoảng 20 cảnh sát phải nhanh chóng đưa Luyện chạy ra một phòng khác né tránh. Khi tình hình ổn định, sát thủ mới tiếp tục được đưa vào phòng.
              Từ sáng sớm, các lực lượng chức năng được bố trí đông đảo xung quanh khu vực tòa án. Hàng rào thép gai đã được chặn hai đầu phố Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang. Tuy nhiên, không giống như ngày khai mạc phiên xử, đoàn xe chở Lê Văn Luyện từ trại tạm giam đến tòa khá trật tự. Những thân nhân bị hại tham dự phiên tòa khá lặng lẽ.
              Trong buổi xét xử ngày 10/1, hàng trăm người đứng bên ngoài cổng tòa, theo dõi diễn biến phiên xử qua chiếc loa. Đến 17h15 cùng ngày, phiên xét xử Lê Văn Luyện kết thúc với phần thẩm vấn các bị cáo và những người liên quan.
              Phần cuối của ngày đầu tiên, Luyện và các bị cáo đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Luyện nhận tội và đã gửi lời xin lỗi trực tiếp với gia đình nạn nhân. Riêng Lê Thành Nghi (chú rể của Luyện) cho rằng không có tội. Phiên xử diễn ra căng thẳng do những bức xúc của gia đình bị hại về cái chết thương tâm của người các nạn nhân.
              Ngay sau khi kết thúc, hàng trăm người nhốn nháo, chen lấn cố nhìn cho được gương mặt của sát thủ gây ra thảm án tại tiệm vàng Ngọc Bích. Hàng chục học sinh trong giờ tan trường, đứng đầy cổng tòa, bàn tán về vụ xử Lê Văn Luyện.
              Nhóm phóng viên

              Comment

              • #8

                Lê Văn Luyện bị phạt 18 năm tù

                Lê Văn Luyện bị phạt 18 năm tù
                Do chưa đến tuổi thành niên, sát thủ Lê Văn Luyện bị phạt tổng cộng 18 năm tù về 3 tội. Hàng trăm người tập trung trước cổng tòa bàn tán xôn xao về mức án, song không bất ngờ với phán quyết của HĐXX. Đại diện bị hại cho biết sẽ kháng cáo toàn bộ bản án vừa tuyên chiều nay.
                Chiều 11/1, an ninh ở khu vực xung quanh tòa được thắt chặt hơn buổi sáng và hôm qua. Cách cổng tòa chừng 500 m, hàng rào dây thép gai tiếp tục được thiết lập. Hàng trăm cảnh sát với trang bị áo chống đạn và các công cụ hỗ trợ đứng khắp từ cổng tòa vào đến phòng xử. Người ra vào tòa cũng bị kiểm soát giấy tờ gắt gao hơn.

                Các bị cáo nghe tòa tuyên án
                Phần tuyên án Lê Văn Luyện và 6 đồng phạm diễn ra muộn 45 phút so với kế hoạch. Trong khi chờ đợi, nhiều người trong khán phòng la ó đòi "xử" Luyện theo "luật rừng". Trước không khí căng thẳng, Luyện được chuyển sang phòng cách ly. Lực lượng chức năng được tăng cường dày đặc ở phòng xử và khu vực xung quanh.
                Mở đầu bản án, thẩm phán chủ tọa Thân Quốc Hùng nêu lại việc Luyện cầm đồ xe máy của chú ruột để ăn tiêu rồi nảy sinh kế hoạch đi cướp để chuộc. Gã thanh niên mới lớn mua dao phớ, dao bấm... Thấy tiệm vàng Ngọc Bícc, Luyện chọn đây là nơi để ra tay.
                Rạng sáng 24/8/2011, Luyện đột nhập tiệm vàng Ngọc Bích, cắt hệ thống camera, chuông báo động, đâm chết vợ chồng chủ tiệm. Con gái lớn của họ (bé Bích) bị chém đứt lìa tay phải, bé út bị giết. Gây xong tội ác bị cơ quan điều tra đánh giá là "dã man chưa từng có", Luyện vơ vét 200 chỉ vàng ta, gần 153 chỉ vàng tây trong tủ trưng bày ở tầng 1. Tổng giá trị tài sản hơn 1,27 tỷ đồng.
                Sau ít phút đứng nghe bản án, giữa hàng rào rất đông cảnh sát, Luyện đã bớt vẻ căng thẳng, thỉnh thoảng giơ bàn tay với móng rất dài để bóp trán, rồi chau mày, đầu cúi gằm. Căn phòng đông nghịt người im phăng phắc.
                Theo nhận định của TAND Bắc Giang, hồ sơ vụ án, kết quả khám nghiệm cho thấy không có cơ sở xác định Luyện có đồng phạm. Lời khai của Luyện về việc đột nhập tiệm vàng trùng với kết quả thực nghiệm hiện trường. Các vết chém trên người 4 nạn nhân khi khám nghiệm cũng khớp với lời khai hung thủ.

                Thẩm phán Hùng đọc bản án
                Với những phân tích trên, HĐXX cho rằng cáo trạng truy tố Luyện về 3 tội danh là có cơ sở. Tuy nhiên, do chưa đến tuổi thành niên, Luyện bị phạt 18 năm về tội giết người, 18 năm cho tội cướp tài sản, 9 tháng tù do lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Theo quy định của pháp luật, bị cáo gây án khi chưa đến tuổi thành niên (17 tuổi, 10 tháng 6 ngày) nên tổng hợp các hình phạt không quá 18 năm tù.
                6 bị cáo còn lại của vụ án gồm: Lê Văn Miên (bố của Luyện) lĩnh án 48 tháng tù do che giấu tội phạm, đồng phạm Trương Thanh Hồng và Lê Thị Định bị phạt lần lượt 30 và 15 tháng. Do không tố giác tội phạm, bị cáo Lê Thành Nghi bị phạt 15 tháng, bị cáo Trương Văn Hợp 12 tháng và Dương Thị Lược 9 tháng.
                Dù nhiệt độ bên ngoài xuống thấp nhưng trong phòng xử bao trùm không khí ngột ngạt. Trên trán Luyện lấm tấm mồ hôi. Bị cáo ngọ ngậy, liên tục gãi đầu, gãi tai.

                Lê Văn Luyện trong buổi tuyên án chiều nay
                Tiếp tục đọc bản án khá dài, chủ tọa cho biết gia đình bị hại yêu cầu được bồi thường 1,6 tỷ đồng song HĐXX chỉ chấp nhận những chi phí được pháp luật quy định như tiền mai táng, chữa trị... Tổng tiền bồi thường được tòa xem xét là 316 triệu đồng. Khoản này, Luyện và cha mẹ có nghĩa vụ thanh toán. Họ còn phải có trách nhiệm nuôi cháu Bích (nạn nhân sống sót) đến khi 18 tuổi, mỗi tháng chu cấp 1,5 triệu đồng.
                Gần 18h, phiên xử kết thúc. Xe chở Luyện rú còi inh ỏi rời sân tòa. Ngoài đường phố, hàng trăm người tụ tập bàn tán xôn xao về mức án nhưng cho biết không bất ngờ về án phạt dành cho sát thủ tuổi teen này.
                Trao đổi với VnExpress.net, hai luật sư của gia đình bị hại cho biết sẽ kháng cáo toàn bộ bản án lên TAND Tối cao.
                Nhóm phóng viên
                Sát nhân giả tử
                Giết người thì phải đền mạng. Ðây là lẽ công bằng mà luật pháp của nước nào cũng không dung thứ cho những kẻ sát nhân
                Tuy chưa đủ 18 tuổi nhưng mức độ cực kỳ nghiêm trọng, đồng thời có thể gây bất ổn định xã hội từ lứa tuổi vị thành niên, Hội đồng xét xử cần phải có một mức xử phạt cực kỳ nặng để tăng tính răn đe cho toàn xã hội nhất là lứa tuổi vị thành niên, với mức xử phạt thế này sẽ gây ra sự ỷ lại cho lứa tuổi vị thành niên "chưa đủ 18 tuổi chưa sao, cứ chơi xã láng: ...
                Đây sẽ là 1 ví dụ điển hình cho hàng loạt "vụ án" về sau.Đặt trường hợp 1 người cũng chừng ấy tuổi khủng bố chết hàng trăm người thì cũng xử 18 năm ? Số mạng người không quan trọng nữa khi nó chỉ đạt mốc 18 năm ???
                Rồi trong trường hợp giết 1ng cũng 18 năm, giết 2 người cũng 18 năm mà giết nhiều ng cũng nhiêu đó năm,...thế thì nhổ cỏ tận gốc để diệt trừ hậu họa thì sao ??? cũng nhiêu đó năm. Luật vn lợi hại thiệt =))
                Pháp luật VN quá dung túng kẻ phạp tội .......Giết người là phải đền mạng đó là pháp luật đã quy dịnh và chưa thành niên thì bản án không quá 18 năm , điều này đúng để xét xử 1 phạm nhân khi phạp 1 tội giết người . Ở đây tên sát nhân Luyện phạm tới 3 tội giết người + 1 tội cố tình giết người nhưng không thành + tội cướp tài sản .....Khi xét xử pháp luật phải xử từng tội 1 không thể xử cả một lúc các tội .....Khi giết 1 người pháp luạt xử ten này 18 năm là đúng nhưng khi giết đến người thứ 2 có nghĩa là ten này dã man quá thì mức án xử cho lần giết người thứ 2 tăng gấp đôi lần 1 thế nên bản án giết người thứ 2 phải 36 năm . Khi ten này giét đến người thứ 3 thì tên này không còn nhân tính cần phải loại bỏ hẳn khỏi xã hội nhưng chưa thành niên nhưng mức độ phạm tội quá tàn nhẫn và vô nhân nên xét xử tội tăng gấp đôi lần thứ 2 nên mức án cho làn này là 72 năm vậy bản án chung cho tội giết 3 người đã là 126 năm + bản án giết người không thành + tội cướp tài sản ...........Nếu xử như vậy mới đúng người đúng tội mới là có nhân đạo để bảo vệ con người lương thiện......Còn đây xử tất cả có 18 năm thì xã hội này sẽ còn phải xây thêm nhiều nhà tù và trường giáo dưỡng kẻ phạp pháp chưa thành niên ........qua vụ án này sẽ còn nhiều kẻ sát nhân chưa thành niên hành động dã man tiếp theo vì luật VN không đủ sức răn đe , cũng như bảo vệ người lương thiện ......mong pháp luật VN tu chính để mang lại công bằng cho xã hội
                Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 11-01-2012, 06:11 PM.

                Comment

                • #9

                  Sự dửng dưng đến khó hiểu của Lê Văn Luyện

                  Sự dửng dưng đến khó hiểu của Lê Văn Luyện
                  (TNO) Tàn sát man rợ cả một gia đình đang đầm ấm nhưng trong suốt ngày đầu tiên bị xét xử, Lê Văn Luyện luôn bình thản, vẻ mặt dửng dưng như không hề có chuyện gì xảy ra.
                  >> Thượng tôn pháp luật hay xử mạnh để răn đe?
                  >> Lê Văn Luyện bị phạt 18 năm tù
                  >> Luật sư nghi ngờ Lê Văn Luyện có đồng phạm
                  >> 'Tôi không thấy áp lực khi xét xử Lê Văn Luyện'
                  Những người đến chứng kiến phiên tòa không thể lý giải nổi sự vô cảm đến khó hiểu của Lê Văn Luyện. Thậm chí, một số người còn cho rằng, các cơ trên mặt của “sát thủ” này đã đông cứng, ánh mắt không còn cảm xúc.
                  Sáng 10.1, tại tòa án, trong suốt phiên tòa, những gì nhìn thấy ở Luyện là thái độ điềm tĩnh đến lạ lùng, mặc dù luôn cúi mặt, chỉ ngẩng lên khi trả lời câu hỏi của thẩm phán.
                  Khi đại diện Viện KSND tỉnh Bắc Giang đọc cáo trạng đến đoạn Lê Văn Luyện đột nhập vào nhà và giết hại các nạn nhân, nhiều người có mặt đã chờ giọt nước mắt ăn năn hối hận của hung thủ. Lúc này, gia đình bị hại gào khóc thảm thiết, thậm chí có người còn đòi xử bắn cả nhà Lê Văn Luyện.
                  Không một chút run sợ, Luyện bình thản đứng yên trước vành móng ngựa bỏ lại phía sau công an tại tòa vất vả ổn định trấn an gia đình bị hại. Những ai để ý sẽ thấy Luyện có cúi đầu hơi thấp hơn so với lúc trước, song khuôn mặt vẫn ráo hoảnh, đôi mắt không biểu lộ cảm xúc.
                  Trước đó, trong buổi sáng khi được dẫn giải đến tòa án, trước sự phản ứng gay gắt của hàng nghìn người dân và một số người thân gia đình bị hại đòi xông vào ăn thua đủ, Lê Văn Luyện vẫn thản nhiên như không phải mình phạm trọng tội.


                  Lê Văn Luyện đứng khai trước tòa về những hanh vi giết người man rợ mình gây ra với bộ dạng bình thản
                  Trong khi nhiều người trông đợi khoảnh khắc hai bố con Luyện gặp nhau sẽ có những giây phút hàn huyên rơi nước mắt nhưng khi Lê Văn Luyện gặp bố là Lê Văn Miên, khuôn mặt Luyện cũng không hề biến sắc. Vẫn là vẻ dửng dưng vô cảm đến lạnh lùng.
                  Một số luồng tin cho rằng, trong phiên xử, Luyện đưa mắt tìm mẹ và em. Song kỳ thực, là người chứng kiến phiên tòa từ đầu đến cuối, chưa lúc nào, hay gần như là hiếm khi PV Thanh Niên Online thấy Luyện ngoái lại nhìn xung quanh. Chỉ duy nhất lúc được dẫn giải vào phòng xử án, Luyện có đưa mắt nhìn bao quát một lượt. Sau đó là thì cúi mặt đến hết phiên tòa.
                  Luật sư Trần Chí Thanh thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội, bào chữa cho gia đình bị hại nhận định: Lê Văn Luyện quá thản nhiên trước những gì đã gây ra và thái độ này khiến cho ông “sốc”. “Từ trước đến nay, tôi chưa gặp một can phạm nào có thể bình tĩnh trước tội ác do mình gây ra khi bị ra tòa như Lê Văn Luyện”, luật sư Thanh nói.
                  Nhiều người dân chứng kiến thái độ dửng dưng của Lê Văn Luyện trước vành móng ngựa rất bức xúc. “Có khả năng Lê Văn Luyện biết được, theo luật, mức án cao nhất của mình là 18 năm tù giam chứ không phải là tử hình nên mới “nhơn nhơn” như vậy”, anh Nguyễn Văn Thành ở TP.Bắc Giang nói với PV Thanh Niên Online.
                  Cũng tại phiên xét xử đầu tiên, những người có mặt không khỏi rùng mình khi nghe Luyện kể về đêm tàn sát cả gia đình chủ tiệm vàng Ngọc Bích. Luyện không ngần ngại sử dụng những từ “giết, dùng dao cứa cổ, đâm chém liên tục”…
                  Hai giả thuyết về sự điềm tĩnh của Lê Văn Luyện
                  Giả thuyết thứ nhất, ngay khi sát hại gia đình chủ tiệm vàng Ngọc Bích, Luyện đã xác định nếu bị bắt, chắc chắn lĩnh án tử hình. Điều này cũng dễ hiểu, vì theo luật pháp, giết người thì đền mạng. Khi đó, dễ nhận ra tâm lý của Luyện sẽ muốn bỏ trốn. Đây cũng có thể là động cơ chính để Luyện lên nhà cô ở gần biên giới, dự định trốn sang Trung Quốc.
                  Đến khi bị bắt, Luyện nghĩ “kiểu gì cũng chết” nên mới có câu nói: “Các chú cứ bắn cháu đi” với lực lượng biên phòng của Đồn biên phòng Na Hình (Lạng Sơn). Đến phiên xử hôm 10.1, giả sử kết luận cuối cùng của tòa án đúng như dự đoán, thì Luyện cũng đã chuẩn bị sẵn tâm lý để đón nhận, nên mới có vẻ điềm tĩnh.
                  Giả thuyết thứ hai, sau khi bị bắt, qua các kênh thông tin, Luyện biết mình chỉ có thể lĩnh cao nhất 18 năm tù, vì thời điểm gây án hắn chưa đủ 18 tuổi.
                  Do đó, nếu như tòa án thực thi theo đúng quy định của pháp luật, mức án cao nhất đối với hắn cũng chỉ 18 năm, vẫn có cơ hội làm lại cuộc đời. Do đó, Luyện tỏ ra thản nhiên, không mảy may bận tâm đến phán quyết cuối cùng của tòa án cũng như sự sục sôi căm phẫn của dư luận.


                  Khuôn mặt không biểu hiện cảm xúc gì là trạng thái thường xuyên của sát thủ máu lạnh
                  Khuôn mặt, ánh mắt, cử chỉ và lời nói lạnh, lỳ của Luyện đến mức khiến nhiều người dự phiên tòa “nóng máu”, có thể là biểu hiện của hai trạng thái: cam chịu đón nhận và bình thản, thờ ơ.
                  Trong khi trước đó, khi chuẩn bị sát hại cả nhà nạn nhân, tâm lý của “kẻ sát nhân” là lo lắng, bồn chồn, sốt ruột. Lúc đầu, khi mới đột nhập tiệm vàng, vẫn còn sợ bị phát hiện nên hắn không dám ra tay lấy vàng ngay. Đến khi leo lên tầng 3 để chờ thời cơ, trong tâm trạng của hắn vẫn là sự nghi ngại, lo lắng.
                  Thậm chí, hắn đã khai với cơ quan điều tra, khi thấy cháu Trịnh Phương Thảo (con gái út anh Ngọc, chị Chín) khóc, hắn còn dỗ “Nín đi”, đến khi cháu không nín, hắn mới ra tay giết hại.
                  “Điều này cho thấy, dù có máu lạnh, nhưng khi hành động, trong Luyện vẫn còn chút “người”. Nhưng càng lúc, càng thấy hắn lạnh lùng và ghê rợn hơn”, một người dân Bắc Giang tham dự phiên tòa ngày 10.1 nhận xét.
                  Theo nhận định của một điều tra viên lâu năm của Phòng CSĐT tội phạm và trật tự xã hội Công an tỉnh Bắc Giang, đây là vụ án dã man mà cả đời làm công tác điều tra, phá trọng án ông cũng khó tưởng tượng nổi.
                  Ông kể, ban đầu khi vào trại giam tại Bắc Giang, Luyện cũng suy sụp song giờ thì hết. Ông dự đoán, có lẽ hắn đã biết được mức án dành cho mình nên mới điềm tĩnh như vậy.



                  Vẻ mặt bình thản của Luyện khi bị áp giải đến tòa, mặc cho đám đông phản ứng dữ dội

                  Lê Văn Luyện và bố Lê Văn Miên tại tòa
                  Tình tiết đặc biệt quan trọng là Luyện nhận thức rất rõ hành vi phạm tội của mình - đó là cơ sở để tuyên án tử hình (vì bản chất của luật quy định đủ 18 tuổi là vấn đề nhận thức của người phạm tội theo tâm sinh lý chung). Nếu áp dụng cứng nhắc trong hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng này thì chắc chắn sẽ là kẽ hở để có rất nhiều Lê Văn Luyện trong tương lai không xa.
                  Luật pháp là công cụ thể hiện ý chí, nguyện vọng của người dân nhằm đảm bảo công bằng xã hội. Do đó, luật pháp có thể thay đổi và phải uyển chuyển nhằm phản ánh kịp thời ý chí của nhân dân.
                  Nếu việc xét xử không phản ánh ý chí của nhân dân, thì luật pháp dùng để xét xử không có ý nghĩa và không có giá trị !

                  Đây là điều kiện cần & đủ cho 18 năm sau một sát thủ máu lạnh ra đời !
                  Khuôn mặt & cặp chân mày này là biểu lộ hình ảnh của 1 vị tướng nhưng tướng cướp hay là tướng nhà binh thì còn tùy thuộc sự hấp thụ vào nền học vấn cũng như tính nhân bản làm người !
                  Ai có điều kiện in hình ra đưa cho 1 nhà tướng học xem để tìm hiểu thêm !

                  Luật pháp là do con người lập ra được thì cũng có thể thay đổi lại được vậy? Nhưng trong trường hợp vu án nghiêm trọng này thì luật pháp cũng nên xét xử mạnh tay, nên thay đổi điều khoản trong bộ luật hình sự thì mới răn đe được những kẽ khác chứ. Nếu cứ tuân thủ theo Luật như thế này thì càng tạo thêm cơ hội cho những kẽ có máu lạnh như LVL và còn hơn thế nữa ... Thử hỏi nếu như có kẽ máu lạnh nào đó dưới tuổi 18 tìm đến những gia đinh của người lập ra Luật pháp mà tàn sát và giết chết gia đình họ thì họ sẽ xử ra sao ???

                  Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 12-01-2012, 05:14 PM.

                  Comment

                  • #10

                    "Lời cháu Bích như xát muối

                    "Lời cháu Bích như xát muối
                    Như đã đưa tin, ngày 30/3, Lê Văn Luyện sẽ phải hầu tòa trong phiên xét xử phúc thẩm tại Bắc Giang. Trong vụ án này, cả gia đình bị hại lẫn một số bị cáo đều có đơn kháng cáo với những lý do khác nhau.

                    Sau khi có lịch xét xử phúc thẩm vụ thảm sát cướp vàng ở Lục Nam (Bắc Giang), qua điện thoại, anh M là bác của cháu Trịnh Thị Ngọc Bích đã tâm sự với chúng tôi về cuộc sống của cháu sau ngày xuất viện. Nghe câu chuyện anh kể, chúng tôi thực sự cảm động trước tấm lòng mà những người thân đã dành cho cháu Bích.

                    Chúng tôi có thể cảm nhận được từ anh một nỗi buồn đến tột cùng và mong muốn bù đắp phần nào cho cháu những tổn thất quá lớn mà một đứa trẻ mới lên 8 tuổi phải chịu. Điều này cũng dễ hiểu khi anh M là người chăm cháu Bích từ bé, khi bố mẹ cháu đi làm ăn ở xa chưa về và bây giờ, tất cả tình yêu thương của gia đình được dồn hết vào cháu. Với anh, cháu Bích như là con gái anh vậy

                    Anh M nói: “Cháu Bích đã đi học ở một trường Quốc tế. Cháu rất có nghị lực học. Cháu cũng đã hòa đồng với các bạn trong môi trường mới. Cháu đã vui cười với các bạn”.

                    Tuy nhiên, thỉnh thoảng, vào sáng chủ nhật – khi cháu được nghỉ học, các bác gọi cháu xuống ăn sáng nhưng cháu không xuống mà cứ nằm ở giường. Khi bác lên hỏi thì cháu nói cháu buồn vì nhớ bố mẹ và em. Cháu nói là không ai có thể làm cháu vui bằng bố mẹ cháu và em Thảo của cháu. Tôi nghe như vậy mà bị ai xát muối vào lòng!", anh M vừa tâm sự vừa khóc.

                    Anh M kể tiếp: “Tết vừa rồi, hơn 40 năm sống trong đời, chưa bao giờ tôi buồn đến vậy. Không chỉ tôi mà cả nhà tôi, bố mẹ tôi cũng buồn. Đêm 30 Tết, tôi xuống nhà thắp hương cho hai vợ chồng Chín và cháu Thảo, sau đó tôi ra ngoài mộ của hai em. Thương các em và cháu quá, cứ nghĩ đến cháu Bích, tôi lại khóc. Mãi tôi mới về nhà được”.

                    Cháu Trịnh Thị Ngọc Bích trong ngày sinh nhật (Ảnh chụp trong bệnh viện Việt Đức)
                    Anh tâm sự: “Có lần đến thăm cháu Bích, lúc chỉ có hai bác cháu, cháu không muốn tôi xa cháu nên cháu đã nói là bác cưới vợ rồi sinh con ở đây và ở gần Bích, thương Bích nữa chứ. Nghe thấy thế, nước mắt tôi cứ chảy ra, chỉ biết quay mặt vào tường”.

                    Nghe anh kể vậy, chúng tôi có hỏi: “Sao anh không đón cháu về ở cùng anh, anh chưa lập gia đình mà?”. Anh M nói: “Quả thực tôi cũng rất muốn đón cháu về nhưng tôi là bác trai, lại thêm việc đi làm suốt, không có ai chăm chút cho cháu. Tôi sợ ở nhà một mình cháu buồn. Tôi chăm cháu từ nhỏ nên nó quấn tôi lắm. Cứ nghĩ đến cháu, nước mắt tôi lại chảy ra”.

                    Theo anh M, dù hai vợ chồng chị Chín đi Đức xa nhiều năm về nhưng tình cảm dành cho con của hai anh chị thật tuyệt vời. Và chính vì sống trong điều kiện gia đình như vậy nên khi không sống cùng bố mẹ, cháu Bích cảm thấy rất buồn.

                    Là người tiếp xúc nhiều với gia đình nạn nhân, trao đổi với báo chí, Luật sư Phạm văn Huỳnh cho biết, mới đây gia đình bị hại đã cho cháu Bích biết sự thật về cái chết của những người thân yêu nhất của cháu.

                    Thời điểm hiện tại, Bích đã bớt hoảng sợ và đã nhận thức đầy đủ về câu chuyện đau lòng này và đã sẵn sàng tinh thần để ra dự tòa trong phiên phúc thẩm.

                    “Tôi đã động viên gia đình đưa cháu tới dự phiên tòa. Đó là quyền lợi của cháu. Lời khai của cháu Bích tại phiên phúc thẩm sẽ là tình tiết mới. Nếu lời khai của cháu Bích không xem xét được tại tòa thì cần phải trả hồ sơ điều tra lại”, Luật sư Huỳnh nói.

                    Là người chứng kiến vụ thảm sát từ đầu đến cuối và may mắn thoát nạn, với cháu Bích, vụ thảm sát là một nỗi đau quá lớn đối với cháu. Và việc cháu có thể tham gia và có lời khai trực tiếp tại phiên tòa phúc thẩm như lời Luật sư Huỳnh nói thì đó thực sự là một chi tiết đặc biệt – “một tình tiết mới”.
                    Trước đó, kết thúc phiên xử sơ thẩm ngày 11/1, HĐXX xác định, rạng sáng 24/8/2011, Luyện đột nhập tiệm vàng Ngọc Bích, cắt hệ thống camera, chuông báo động, đâm chết vợ chồng chủ tiệm. Cháu Bích bị chém đứt lìa tay phải, bé út bị giết. Luyện vơ vét 200 chỉ vàng ta, gần 153 chỉ vàng tây trong tủ trưng bày ở tầng 1, tổng giá trị tài sản hơn 1,27 tỷ đồng.

                    Theo TAND Bắc Giang, hồ sơ vụ án, kết quả khám nghiệm cho thấy không có cơ sở xác định Luyện có đồng phạm. Lời khai của Luyện về việc đột nhập tiệm vàng trùng với kết quả thực nghiệm hiện trường. Các vết chém trên người 4 nạn nhân khi khám nghiệm cũng khớp với lời khai hung thủ.

                    Với những phân tích trên, HĐXX cho rằng, cáo trạng truy tố Luyện về 3 tội danh là có cơ sở. Luyện bị phạt 18 năm về tội giết người, 18 năm cho tội cướp tài sản, 9 tháng tù do lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, do bị cáo gây án khi chưa đến tuổi thành niên (17 tuổi, 10 tháng 6 ngày) nên tổng hợp các hình phạt không quá 18 năm tù.

                    Các bị cáo còn lại của vụ án gồm: Lê Văn Miên (bố Luyện) lĩnh án 48 tháng tù do che giấu tội phạm; đồng phạm Trương Thanh Hồng và Lê Thị Định bị phạt lần lượt 30 tháng, 15 tháng. Do không tố giác tội phạm, bị cáo Lê Thành Nghi bị phạt 15 tháng, Trương Văn Hợp 12 tháng và Dương Thị Lược 9 tháng.

                    Comment

                    Working...
                    X
                    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom