• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Âm nhạc xoa dịu

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Âm nhạc xoa dịu

    Người ta nói nhiều về những “chức năng” của âm nhạc. Nhưng với bài viết dưới đây trên tờ New York Times, những từ ngữ lấp lánh, những lời bình luận dông dài là vô nghĩa.


    Mỗi tuần, ba nhà trị liệu âm nhạc từ MJHS Hospice and Palliative Care (một chương trình chăm sóc, giảm nhẹ sự đau đớn dành cho những người hấp hối ở bang New York) băng ngang băng dọc khắp thành phố, cả nội thành và ngoại thị để hát cho những người hấp hối nghe. Với cây guitar đeo sau lưng, một cây sáo hoặc trống tambourine và một cuốn sách nhạc nhét trong ba lô, họ chơi nhạc, hát cho hơn 100 bệnh nhân ở các trại dưỡng lão, nhà tế bần và thậm chí một căn nhà trù phú cạnh biển. Đó là lúc mà hóa trị và xạ trị không còn tác dụng nữa.
    Âm nhạc bắt đầu cất lên: một bài hát nhẹ nhàng về cái chết hoặc một bài ngợi ca thượng đế. Một cựu chiến binh Việt Nam yêu cầu nghe một bài tiếng Việt. Một người khác yêu cầu chỉ hát những bài hát có từ “death” trong phần lời vì ông muốn gia đình mình thẳng thắn trò chuyện với ông về tương lai phía trước. Ông thì đã sẵn sàng trong khi họ vẫn chưa. Thế nên nhà trị liệu hát bản nhạc của nhóm Queen là Another One Bites the Dust (Một người nữa lại ngã xuống). “Amazing Grace” và các bài thánh ca khúc cũng thường được yêu cầu trong phút hấp hối.
    James D. Williams, 85 tuổi, ở Brooklyn, đang hấp hối vì ung thư. Ông nói “Giờ đây tôi đang sống với khoảng thời gian vay mượn.” Người trị liệu, Charla Burton, hát các bản nhạc thánh ca với ông Williams và người vợ trong 61 năm qua của ông, Daphne, năm nay 79 tuổi. “Thượng đế vẫn giữ tôi và tôi rất biết ơn với sự hỗ trợ của vợ tôi,” ông Williams nói. “Bà ấy đã giữ tôi lại với cuộc đời này.” Cả hai ông bà đều sinh ra ở Belize (đảo Honduras ở Trung Mỹ) và những bài hát của họ hát có vẻ tươi vui của vùng Caribbean.
    Ở Oceanside, bang New York, bà Merle Gross, 73 tuổi đang đón nhận những ngày cuối đời với căn bệnh ung thư vú. Ngồi bên cạnh một vịnh nhỏ, bà và cô Burton lựa chọn những bài hát cho một cuốn sách nhạc mà bà muốn để lại. Nếu có đủ thời gian, cuốn sách nhạc này sẽ có đủ bài hát cho mọi thành viên trong gia đình, những người bà yêu thương và cả cô chó của bà, Shayna.
    Trong một khu nhà cho người nghèo ở Manhattan, bà mẹ đang ôm cô con gái 6 tháng tuổi, Cecilia, và nhà trị liệu Meredith Traver hát bài hát ru với cây guitar, nhẹ nhàng và khẽ khàng “Papa is going to buy you a mockingbird.” (Bố sẽ mua cho con con chim nhại – Lời trong bản nhạc “Hush, little baby”)
    Là một trong những bệnh nhân trẻ nhất của chương trình, Cecilia Havre bị một chứng bệnh khiếm khuyết về gen là Trisomy 18. Phân nửa những trẻ bị chứng này không thể sống quá tuần đầu tiên trong đời. Cô bé mỉm cười với mẹ, Chantel Vazquez, và bố, Eddie Havre. Cecilia bị điếc nhưng âm nhạc xoa dịu bố mẹ cô. Cecilia có dấu hiệu tốt, khỏe hơn khi nằm trong diện chăm sóc dành cho người sắp chết và có thể sẽ được chuyển qua khu chăm sóc giảm đau, nơi có thể có thêm các biện pháp chữa trị khác.
    Bà Rose Vuolo, 86 tuổi, một bệnh nhân chứng Alzheimer ở Long Island, đã được cô Burton viếng thăm từ 4 tháng nay. Bà Rose gần như không nói gì. “Sức khỏe và tinh thần bà ấy ngày càng tệ,” Paul Motisi, cháu của bà chia sẻ. “Bà trở nên thường xuyên bị lẫn.” Có lẽ trừ những khi cô Burton ghé thăm.
    Cô Burton hát bản “Begin the Beguine” của Cole Porter, bản nhạc với phần lời mà thậm chí Cole Porter nói rằng ông cũng không thể nhớ chính xác nếu không nhìn giấy. Nhưng trong một ngày đẹp trời, bà Rose đã hát theo, với sự chính xác về cao độ và trường độ. Đó là bài hát mà bà và chồng đã khiêu vũ cùng nhau trong ngày cưới của họ.
    Ở khu Bronx, bà Millicent Wilson, 94 tuổi, đang hấp hối vì ung thư ruột kết và bà đã ngưng hát kể từ khi chồng bà qua đời, bà ngả bệnh. Con trai bà, Mark V. Wilson kể lại. Anh đã nghỉ việc để chăm sóc cho bà. Nhưng nhờ có nhà trị liệu âm nhạc Yelena Zatulovsky ghé thăm, bà đã hát trở lại.
    Đến khi hết bài, bà hỏi con trai: “Mark, sao con không nhảy nữa?”
    Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom