• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Đồng phương tương tính

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Đồng phương tương tính

    Synchronicity (tạm dịch là “đồng phuơng tuơng tính” ) vốn là một danh từ được dùng bởi nhà bác sĩ phân tâm học Carl Jung để ám chỉ các hiện tuợng trùng hợp ngẫu nhiên rất lý thú trong cuộc sống .

    Chúng ta ai cũng từng biết
    những chuyện trùng hợp thông thường , thí dụ như :

    -hễ bữa nào mà ta giặt chăn mền để phơi , là hầu như bữa đó trời sẽ mưa .
    -lúc còn nhỏ, những bữa ta học thuộc bài thì thầy không ngó tới mình, còn hôm nào mà quên học bài thì thế nào hôm đó cũng sẽ bị thầy kêu lên khảo …
    -nhiều khi ta mới đang bàn chuyện về một người nào đó, thì đột nhiên thấy chính người đó từ bên ngoài bước vào.

    Tuy đây chỉ là những ngẫu nhiên tình cờ , cuộc sống lắm khi cũng có các biến cố với những chi tiết trùng hợp rất hy hữu. Chẳng hạn như câu chuyện sau đây của Carl Jung:

    “A young woman I was treating had, at a critical moment, a dream in which she was given a golden scarab. While she was telling me this dream I sat with my back to the closed window. Suddenly I heard a noise behind me, like a gentle tapping. I turned round and saw a flying insect knocking against the window-pane from outside. I opened the window and caught the creature in the air as it flew in. It was the nearest analogy to a golden scarab that one finds in our latitudes, a scarabaeid beetle, the common rose-chafer (Cetonia aurata), which contrary to its usual habits had evidently felt an urge to get into a dark room at this particular moment.” [The Collected Works of Carl Jung, Volume 8, page 843]


    Trong một buổi chữa trị, một bệnh nhân của Carl Jung đã kể với ông rằng bà ta có mơ thấy được người ta tặng cho mình một con bọ rầy bằng vàng . Ngay khi đó thì Carl Jung có nghe tiếng động ngoài cửa sổ . Khi nhìn ra thì ông thấy có một con bọ rầy mầu vàng tương tự như con bọ mà bệnh nhân đã kể đang bay bám trên cửa kiếng . Carl Jung mở cửa sổ bắt con bọ rầy này đưa cho người đó xem. Nhờ nhìn thấy cái sự ngẫu nhiên đáng kinh ngạc này mà bệnh nhân đó của Carl Jung đã khai thông được thêm phần nào trong tâm trí, không còn bị bế tắc trong đầu óc nhiều như trước nữa .




    Bản thân tôi cũng đã từng có một kinh nghiệm lạ , có thể đuợc coi là đồng phuơng tuơng tính, như vầy:

    “Hôm đó tôi đang ở trong phòng tắm rửa tay rửa mặt . Bên ngoài có bật máy radio để nghe tin tức . Lúc đó đài phát thanh đang phỏng vấn một chuyên viên về vạn vật học trình bầy về các vấn đề liên quan tới côn trùng rắn rết v. v.. Chuyên viên này có nói rằng các con rắn rết bò cạp đều có đóng một vai trò quan trọng trong sự giữ quân bằng của thiên nhiên vạn vật . Chúng ta không nên giết hại các loài vật này một cách vô ý thức chỉ vì lý do ta sợ và không ưa chúng nó .

    Vừa mới nghe xong những lời nói đó, tôi bước ra khỏi phòng tắm thì thấy trên sàn nhà của mình có một con bò cạp nhỏ xíu, chỉ bằng đầu ngón tay cái . Tôi chưa từng thấy một con bò cạp nào nơi tôi ở như vậy . Theo phản ứng bình thường thì có lẽ tôi đã đập chết nó như các côn trùng khác . Nhưng hôm đó với các lời nhắc mới nghe qua đài phát thanh , tôi đã lấy cái ly úp bắt con bò cạp lại và thả nó ra bên ngoài vườn sau nhà .”

    Việc xảy ra hôm đó đã làm cho tôi thay đổi thái độ của mình rất nhiều về các sinh vật nhỏ trong thiên nhiên .



    Trong đời sống thuờng có những sự kiện đi chung với nhau như vậy, mặc dù là nếu xét theo lý thuờng của nguyên nhân và hậu quả thì chúng chẳng có dính líu gì với nhau hết . Điều đó đối với chúng ta có vẻ kỳ lạ khó tuờng cũng chỉ vì ta vốn thuờng quen ghép nối đúc kết cuộc sống của mình theo cái quy luật của thời gian mà thôi, chứ thật sự thì mọi cảnh tuợng trong đời chắc đều có bầy chứa sẵn đâu đó trong vũ trụ . Chúng có thể đuợc phối hợp ráp lại qua các tiêu chuẩn khác ngoài phạm vi của thời gian , ngoài quy tắc nhân quả . Thí dụ như các khuôn hình ảnh của một cuộn phim có thể đuợc nối ghép quay nguợc thay vì quay xuôi, hoặc ghép quay nhảy đoạn thay vì quay liên tục v..v..

    .....

    Ta chỉ cần làm sao nhìn xuyên qua cái chuớng ngại của TG

    !



    http://just2be.atwebpages.com
    Similar Threads
  • #31

    sai sại
    khi nào đem áo quần ra phơi.... thì trời nắng .....
    khi nào học thuộc bài thỉ thầy gọi lên trả bài.......
    hoặc vào sòng bài ca si no không bỏ tiền vào thì không trúng.....
    còn bõ tiền vào thì máy reo lên rầm rầm........
    mới gọi la...... Đồng phuơng tuơng ưng........
    xem lại có phải vậy không????

    Comment

    • #32

      kẹt mê hồn trận

      Theo tôi hiểu cái danh từ "synchronicity" đã đuợc Carl Jung dùng để mô tả các sự trùng hợp của hai hiện tuợng tuy đi đôi nhưng khi xét theo lẽ thuờng thì chúng không có chút liên hệ nguyên nhân-hậu quả rõ ràng gì với nhau . (Hai hiện tuợng đi đôi này không nhất thiết là phải ăn khớp và hợp tình với nhau)

      Cái đề tài này không dễ gì suy luận và trình bầy vì nó nằm ngoài cái lãnh vực lý luận thông thuờng hằng ngày . Carl Jung tuy đã nhiều năm nghiên cứu vẫn chưa đi đến một kết cuộc rõ rệt nào .

      Cái hiện tuợng DPTT này có thể đuợc nghiên cứu qua việc dùng Kinh Dịch để mà khảo vấn về các sự kiện diễn tiến trong cuộc sống . Khi mà quẻ Dịch hiện ra trùng hợp và rập khuôn với vấn đề mà ta muốn tham khảo, thì đó là một bằng chứng điển hình nữa của DPTT .

      Nếu ta nghiên cứu và xử dụng Kinh Dịch thuờng xuyên trong đời sống, dần dần có lẽ sẽ tiếp nhận và hiểu đuợc cái bí quyết của hiện tuợng này ?


      Đúng như bạn nói, hai cái thí dụ tôi đã kể có lẽ không phản ảnh chính xác nghĩa của chữ sychronicity cho lắm . Trong kinh nghiệm của tôi thì chúng cũng là những trùng hợp kỳ quặc thuờng xảy ra cho tôi mà không có lý do rõ rệt nào để giải thích . Đối với tôi nó cũng có thể xếp vào loại DPTT.

      Xét ra thì cuộc sống trên thế gian này chính là một mê hồn trận . Cái mong muốn đuợc hiểu rõ mọi sự của chúng ta có lẽ chỉ là những ao uớc hão huyền mà thôi... ?
      http://just2be.atwebpages.com

      Comment

      Working...
      X
      Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom