• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Đồng phương tương tính

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Đồng phương tương tính

    Synchronicity (tạm dịch là “đồng phuơng tuơng tính” ) vốn là một danh từ được dùng bởi nhà bác sĩ phân tâm học Carl Jung để ám chỉ các hiện tuợng trùng hợp ngẫu nhiên rất lý thú trong cuộc sống .

    Chúng ta ai cũng từng biết
    những chuyện trùng hợp thông thường , thí dụ như :

    -hễ bữa nào mà ta giặt chăn mền để phơi , là hầu như bữa đó trời sẽ mưa .
    -lúc còn nhỏ, những bữa ta học thuộc bài thì thầy không ngó tới mình, còn hôm nào mà quên học bài thì thế nào hôm đó cũng sẽ bị thầy kêu lên khảo …
    -nhiều khi ta mới đang bàn chuyện về một người nào đó, thì đột nhiên thấy chính người đó từ bên ngoài bước vào.

    Tuy đây chỉ là những ngẫu nhiên tình cờ , cuộc sống lắm khi cũng có các biến cố với những chi tiết trùng hợp rất hy hữu. Chẳng hạn như câu chuyện sau đây của Carl Jung:

    “A young woman I was treating had, at a critical moment, a dream in which she was given a golden scarab. While she was telling me this dream I sat with my back to the closed window. Suddenly I heard a noise behind me, like a gentle tapping. I turned round and saw a flying insect knocking against the window-pane from outside. I opened the window and caught the creature in the air as it flew in. It was the nearest analogy to a golden scarab that one finds in our latitudes, a scarabaeid beetle, the common rose-chafer (Cetonia aurata), which contrary to its usual habits had evidently felt an urge to get into a dark room at this particular moment.” [The Collected Works of Carl Jung, Volume 8, page 843]


    Trong một buổi chữa trị, một bệnh nhân của Carl Jung đã kể với ông rằng bà ta có mơ thấy được người ta tặng cho mình một con bọ rầy bằng vàng . Ngay khi đó thì Carl Jung có nghe tiếng động ngoài cửa sổ . Khi nhìn ra thì ông thấy có một con bọ rầy mầu vàng tương tự như con bọ mà bệnh nhân đã kể đang bay bám trên cửa kiếng . Carl Jung mở cửa sổ bắt con bọ rầy này đưa cho người đó xem. Nhờ nhìn thấy cái sự ngẫu nhiên đáng kinh ngạc này mà bệnh nhân đó của Carl Jung đã khai thông được thêm phần nào trong tâm trí, không còn bị bế tắc trong đầu óc nhiều như trước nữa .




    Bản thân tôi cũng đã từng có một kinh nghiệm lạ , có thể đuợc coi là đồng phuơng tuơng tính, như vầy:

    “Hôm đó tôi đang ở trong phòng tắm rửa tay rửa mặt . Bên ngoài có bật máy radio để nghe tin tức . Lúc đó đài phát thanh đang phỏng vấn một chuyên viên về vạn vật học trình bầy về các vấn đề liên quan tới côn trùng rắn rết v. v.. Chuyên viên này có nói rằng các con rắn rết bò cạp đều có đóng một vai trò quan trọng trong sự giữ quân bằng của thiên nhiên vạn vật . Chúng ta không nên giết hại các loài vật này một cách vô ý thức chỉ vì lý do ta sợ và không ưa chúng nó .

    Vừa mới nghe xong những lời nói đó, tôi bước ra khỏi phòng tắm thì thấy trên sàn nhà của mình có một con bò cạp nhỏ xíu, chỉ bằng đầu ngón tay cái . Tôi chưa từng thấy một con bò cạp nào nơi tôi ở như vậy . Theo phản ứng bình thường thì có lẽ tôi đã đập chết nó như các côn trùng khác . Nhưng hôm đó với các lời nhắc mới nghe qua đài phát thanh , tôi đã lấy cái ly úp bắt con bò cạp lại và thả nó ra bên ngoài vườn sau nhà .”

    Việc xảy ra hôm đó đã làm cho tôi thay đổi thái độ của mình rất nhiều về các sinh vật nhỏ trong thiên nhiên .



    Trong đời sống thuờng có những sự kiện đi chung với nhau như vậy, mặc dù là nếu xét theo lý thuờng của nguyên nhân và hậu quả thì chúng chẳng có dính líu gì với nhau hết . Điều đó đối với chúng ta có vẻ kỳ lạ khó tuờng cũng chỉ vì ta vốn thuờng quen ghép nối đúc kết cuộc sống của mình theo cái quy luật của thời gian mà thôi, chứ thật sự thì mọi cảnh tuợng trong đời chắc đều có bầy chứa sẵn đâu đó trong vũ trụ . Chúng có thể đuợc phối hợp ráp lại qua các tiêu chuẩn khác ngoài phạm vi của thời gian , ngoài quy tắc nhân quả . Thí dụ như các khuôn hình ảnh của một cuộn phim có thể đuợc nối ghép quay nguợc thay vì quay xuôi, hoặc ghép quay nhảy đoạn thay vì quay liên tục v..v..

    .....

    Ta chỉ cần làm sao nhìn xuyên qua cái chuớng ngại của TG

    !



    http://just2be.atwebpages.com
    Similar Threads
  • #2

    tai nghe, mắt thấy, nhưng lòng ... không hiểu mấy !

    ...

    Sự việc về con bọ cạp đã xảy ra với tôi cách đây 20 năm . Thời gian đó cuộc đời tôi đang trải qua một giai đọan rất khó khăn: công việc làm ăn thất bại, thầy xa bạn lánh, 1 thân 1 mình nơi đất lạ quê nguời, sự sống thật là bế tắc, cô đơn lạc lõng gần như đã đến đuờng cùng . Để ráng tìm cho mình 1 huớng đi , năm đo tôi đã chú tâm tìm hiểu về Kinh Dịch.

    Trong hòan cảnh sống hồi đó tôi chỉ có thể nghiên cứu qua sách vở Tây phuơng. Trong cuốn sách về KD của Richard Wilhelm (I Ching - The Book of Changes) tác giả này có đề cập tới Carl Jung và đã kể ra công trình nghiên cứu của CJ
    về Kinh Dịch.
    Wilhelm cũng có bàn về vấn đề synchronicity (đồng phương tương tính) và thuật lại câu chuyện con bọ rầy bằng vàng của CJ .


    Ngày đó tôi vì quá chăm chú vào việc nghiên cứu
    Kinh Dịch, nên chẳng để ý gì tới Carl Jung hay synchronicity chút nào . Thật tình là :
    tuy tai thì nghe , mắt thì thấy,
    con bọ cạp rõ ràng nó nằm đấy ,
    nhưng lòng nguời thì ... chẳng hiểu gì mấy !


    Trong câu chuyện con bọ rầy của Carl Jung ông ta đã nhận ra rằng bệnh nhân của mình đang bị kẹt cứng trong một nhân sinh quan quá máy móc, quá lý sự . Cái con bọ rầy đó vốn bao hàm ý nghĩa của một sự tái sinh . Sự xuất hiện của nó đúng lúc đó, là điều nhắn nhủ bà ta cần nên tái tạo lại cái quan điểm và các quan niệm của mình để mà thoát ra khỏi cái tù ngục do mình tự xây lên .


    Trường hợp của tôi cũng không khác chi cho lắm . Bọ cạp vốn là biểu hiệu của sinh tử tồn vong, thay cũ đổi mới . Ngày nay nhìn lại mới thấy rằng cái giai đoạn đó quả là rất then chốt trong đời tôi . Xém chút nữa là tôi đã quyết định sai lầm bỏ lỡ đi cơ hội chuyển hướng cái cuộc đời đang kẹt cứng của mình .






    http://just2be.atwebpages.com

    Comment

    • #3

      "phi nhân quả" hay "pha nhân qui? "


      Theo như C Jung thì các hiện tượng đồng phuơng tuơng tính (DPTT) này xảy ra qua một cái nguyên tắc nối kết "phi nhân quả " (acausal connecting principle) . Xét ra đó cũng chỉ là một cách nói rằng DPTT sẽ không tuân theo các nguyên tắc nhân quả (causal principle) của khoa học mà ta thường chấp nhận như những sự thật hiển nhiên. Nói tóm tắt thì những nguyên tắc nhân quả này vốn gồm có các yếu tố sau đây:

      1) thời gian tính: nguyên nhân xảy ra trước rồi mới có hậu quả theo sau.
      2) nguyên nhân và hậu quả có nối kết rõ ràng trong không gian
      3) các liên hệ giữa nguyên nhân và hậu quả sẽ không thay đổi. Có nghĩa là nếu đã xảy ra một lần thì sẽ có thể lập lại nhiều lần giống y như nhau, hễ mà cùng một nguyên nhân thì phải cùng ra một hậu quả y hệt.


      Trong cái trường hợp của DPTT, ta không thể nào tiếp tục dựa vào những phương pháp khoa học bình thường này để mà giải thích nó được . Đây thật là một chuớng ngại lớn , bởi lẽ đầu óc của ta thường chỉ biết phân tích và kiểm nghiệm bằng các nguyên tắc "nhân quả" đó mà thôi .

      Khi ta muốn khám
      nghiệm một con trùng chẳng lẽ nào lại vẫn cứ xài cái dao mổ trâu ?

      Hình như bác sĩ C Jung cũng đã quăng con dao mổ của ông ta đi , và rồi dựa vào mấy phương cách sau đây để mà tìm hiểu về DPTT :

      1) phân tích mộng điệp (dream analysis)

      2) Dịch Kinh khảo vấn (consult the I Ching)


      Đối với C Jung, nội tâm và ngọai vật không phải là hai cõi riêng biệt, mà ngược lại chúng có những liên hệ móc nối với nhau rất mật thiết, và có thể đuợc coi là hai khía cạnh của cùng một siêu thế giới.

      C Jung còn cho rằng ta có thể thấu hiểu về DPTT nhiều hơn khi nhìn nó qua cái quan điểm và triết lý của phương Đông :
      "vạn vật đồng nhất thể - mọi sự mọi việc đều từ
      một thứ mà ra" . Ông đã ra công nghiên cứu về Kinh Dịch bởi vì KD có bao hàm chính cái triết lý này:


      Vô Cực sinh Thái Cực
      Thái Cực sinh Lưỡng Nghi
      Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng
      Tứ Tượng sinh Bát Quái
      Bát Quái sinh vô lượng


      Nguyên tắc căn bản của Dịch là sự đối nghich, liên hệ mâu thuẫn giữa âm và duơng (cuơng và nhu, sáng và tối v.v..), hàm chứa trong một thể thống nhất gọi là Thái Cực. Tất cả sự vật trong vũ trụ đều không thể tồn tại một cách cô lập, mà phải luôn luôn có sự liên hệ tuơng quan với lẫn nhau. Có những tác dụng đối nghich giữa âm và duơng thì mới có sự biến hóa, rồi mới sinh ra vạn vật ....





      http://just2be.atwebpages.com

      Comment

      • #4

        không giỏi ... thì hỏi Dịch

        Trong thời của C Jung xã hội Tây phuơng vốn coi các tư tuởng văn hóa của Đông phuơng là lạc hậu thấp kém. C J là một bác sĩ có địa vị và danh vọng với đời . Nếu ông ta nói ra việc mình dùng KD để nghiên cứu và học hỏi thì chẳng khác chi chuyện một khoa học gia nổi tiếng tự thú nhận mình thuờng xuyên coi bói . C Jung đã từng đắn đo về việc đó , không biết sự tiết lộ một cách công khai chuyện mình hay khảo cứu về Dịch sẽ có những tác dụng gì .

        Ông đã mang chính cái vấn đề này để mà thử vấn với Dịch .

        Sự đáp ứng của Dịch, như có ghi trong sách của Wilhelm, đã là quẻ 29 biến ra quẻ 48 .

        Carl Jung đã nhận xét rằng tuy quẻ 29 (hố nuớc sâu hiểm) ám chỉ một trạng huống khó khăn đầy chuớng ngại , nó có chứa cái triển vọng hóa thành quẻ 48 , (giếng nuớc) vốn là thứ hàm chứa bao đắc dụng cho mọi nguời .



        Bây giờ ta hãy thử xem lời quẻ Việt bàn ra sao trong truờng hợp này :



        Thành Quái

        Quẻ số 29 : Khảm vi Thủy



        “Việc sâu hiểm”. Trong đời sống thế nào cũng có những tình cảnh ngặt nghèo. Vận trời là vậy, khó mà tránh được. Tốt nhất là cứ làm theo như giòng nước. Tính thủy thường lưu chảy, ít khi ứ đọng lại. Đổ xuống vực sâu, tràn vào biển cả, luôn luôn đi giữa chỗ hiểm mà không bao giờ mất tin tưởng. Đó là đức tánh của nước. Kẻ hiểu đạo coi đó mà giữ đức hạnh, trị mình, cứ từ một việc tốt mà làm hoài hoài, tập đi tập lại như nước chảy liền liền. Mãi rồi sẽ quen.





        Biến Quái
        Quẻ số 48 :
        Thủy Phong Tỉnh




        “Giếng nước”. Nơi nào mà có làng xóm người ở thì chỗ đó cần có nước, có giếng. Thôn xóm có thể dời đổi, nhưng giếng nước lúc nào cũng vậy, ở đâu thì vẫn còn đó. Và luôn luôn có mạch nước chảy hoài. Người qua kẻ lại, giếng không từ chối một ai, cứ lo làm phận sự của giếng. Thân người cũng vậy, hễ làm việc gì thì ráng làm cho trót, cho thành công. Nên ráng giữ gìn những thứ trời ban cho đừng để nửa đường đổ bể mọi sự.





        Hổ Quái
        Quẻ số 27 :
        Sơn Lôi DI

        “Nuôi dưỡng”. Việc nuôi nấng, dù về phần thể xác hay về tinh thần, đều cần phải đúng cách thì mới tốt lành. Ngôn ngữ thì cần giữ cho chánh đáng, ăn uống thì cốt sao cho điều độ thích nghi. Thường thì tai vạ vốn từ trong mồm mép xuất ra, còn bệnh tật thì do ở ngoài miệng nuốt vào. Cứ xem xét cái thuật nuôi mình thì thiện ác lành dữ sẽ biết rõ ngay .





        http://just2be.atwebpages.com

        Comment

        • #5

          nguời mơ thơ Dịch

          .

          ví dầu ai ngủ không mơ

          ai không biết đợi biết chờ biết mong

          sự đời không hiểu không thông

          làm sao gỡ đuợc tơ lòng rối beng ...





          Theo C Jung nghĩ thì cái hiện tượng DPTT có một móc nối chặt chẽ với cái psyche (tạm dịch là tâm hồn) của chúng ta. Các hiện tượng này xảy ra như là một nhắn nhủ gì đó mà tâm hồn ta muốn nói. Đây cũng giống như là các điều ta có thể cảm thấy qua những giấc mơ của mình vậy . Bình thường thì ta chỉ có những giấc mộng hời hợt rất chóng qua và chóng quên . Lâu lâu ta mới nằm mơ thấy vài điều thật xúc động , thật rõ rệt và linh hoạt . Ta có thể tạm so sánh các hiện tượng DPTT với những giấc mơ linh hoạt này, nó đã linh hoạt tới mực độ nhảy tọt từ trong mơ ra ngoài cuộc sống hiện thực .

          C Jung cho rằng cái psyche (tâm hồn) của chúng ta gồm có ba phần chính:

          1) bản ngã (the ego) liên hệ trực tiếp với ý thức
          2) tiềm thức cá nhân (the personal unconscious) gồm có những kinh nghiệm và ký ức của riêng từng người
          3) tiềm thức tập thể (the collective unconscious ), bao gồm tất cả những kinh nghiệm và kiến thức chung của nhân loại

          Cái psyche này có thể điều động và gây ảnh hưởng tới mọi ý nghĩ , hành động, cư xử và cá tánh của mỗi người trong chúng ta .

          Trong lúc nằm mơ , tâm thần của ta hầu như chìm đắm hẳn vào một thế giới khác, đó là cõi tiềm thức . Nơi đây ta đã trở về gần với cái cội rễ đích thực của mình hơn, không còn bị chi phối bị rối loạn bởi những hoạt động máy móc, gượng ép và lắm khi rất hời hợt của cuộc sống bên ngoài .

          Tuơng tự như thế các ấn tuợng và khái niệm hàm chứa trong Kinh Dịch vốn đã ghi sâu đã bầy sẵn trong tiềm thức tập thể của chúng ta bao ngàn năm rồi . Tuy ngoài mặt ta có thể không biết không hay một chút gì về Dịch, nhưng trong tiềm thức thì các mầm mống, các cội rễ đều có nằm chất đầy từ bao nhiêu kiếp , chắc chỉ cần để ý đào xới , vuơn tuới uốn nắn một chút là sẽ có cây có trái mà ăn .




          Vậy thì đồng phuơng tuơng tính thật ra là sao ?

          đồng tính chất thì hay dính hay vuơng ?

          Sự việc mờ ẩn mông lung như vậy thì nghĩ sao cho tuờng, ngó đâu cho thấy ?


          Xin Dịch hãy giúp tôi hiểu … về Dịch !

          Lần này tôi quẻ gieo lên thì là 3 1 2 0 1 1 (Quẻ số 61 biến sang quẻ số 6)


          Thành Quái

          Quẻ số 61 : Phong Trạch TRUNG PHU



          “Trung tín, chân thành”. Đức chân thật mà lớn tới độ cảm hoá được cả loài heo, loài cá thì còn gì tốt hơn nữa. Người trung tín sẽ không còn chứa chấp một thành kiến, nghi kỵ nào hết. Được như vậy thì dù có gặp hoàn cảnh gian nan như phải qua sông lớn cũng sẽ thuận lợi. Sự kiên tâm bền chí sẽ luôn luôn giúp ta thành đạt. Kẻ hiểu đạo lúc nào cũng dùng sự bao dung và khoan hồng mà đối xử và xét đoán người khác.





          Biến Quái

          Quẻ số 6 : Thiên Thủy Tụng




          “Tranh chấp”. Trời thì cứng, nước thì hiểm, hai bên đều khác biệt nên có sự tranh biện. Thường thì chuyện xung đột đều do các ý niệm quá chủ quan, quá ích kỷ. Khi mắc vào những tranh chấp chúng ta cần giữ sự sáng suốt, nên dung hòa sẳn sàng để điều đình với kẻ đối nghịch. Chứ không thì sự xung khắc sẽ kéo dài hoài hoài. Nên tìm bậc đại nhân để mà hòa giải sự việc một cách êm đẹp. Tình cảnh này không thuận lợi để mà toan tính những chuyện lớn lao.











          Quẻ số 61 : Phong Trạch TRUNG PHU

          Bên trong giữ tấm lòng chân thật ?

          Quẻ số 6 : Thiên Thủy Tụng

          Bề ngoài ắt có phần luận tranh ?



          Quẻ 61 nhìn giống như một cái khuôn trống nằm ở giữa, một cái cửa sổ, một khung ảnh trong đó có thể xuất hiện những gì ta muốn thấy .

          Ở đời nếu không có những cái khuôn thì mọi sự vẫn cứ mơ hồ như một cục bột méo mó, không ra hình thể nhất định chi hết . Khi mà có một khuôn mẫu , một tiêu chuẩn rồi thì từ đó sẽ có thể kết tinh ra những hiện tuợng rõ ràng hơn trong cuộc sống .

          Bình thuờng thì trí não của ta có thể ví như một cái máy thu thanh, hay máy truyền hình chẳng hạn . Nó chỉ có thể tiếp nhận , phát hiện đuợc một số hình ảnh, âm thanh, trong một phạm vi, một tần số nào đó mà thôi . Các dữ kiện mà ta gom góp đuợc từ đó nhiều khi không đủ giúp cho ta giải quyết thỏa đáng những thử thách, những vấn đề khó khăn trong cuộc sống , buộc ta phải khai triển nới rộng tâm trí mình hoài hoài để mới có bề đối phó .

          Kinh Dịch hé mở thêm cho ta một cái cửa sổ , một băng tần phát thanh nữa … huớng nhìn vào bên trong …

          .


          http://just2be.atwebpages.com

          Comment

          • #6

            Khoa học mơ đọc

            Trong lãnh vực khoa học vật lý , ai cũng từng biết về Pauli Exclusion Principle bởi vì đây là một nguyên lý căn bản nhất làm nền tảng cho các suy diễn khác của khoa học ngày nay. Nguyên lý này do nhà bác học Wolfgang Pauli tìm ra vào năm 1925 . Ông Pauli (1900-1958) là một trong những khoa hoc gia đại tài của thế giới . Năm mới 21 tuổi ông đã từng viết một bài bình luận về giả thuyết Tuơng Đối Đặc Thù (Special Releativity theory) của Einstein. Khi đọc đuợc bài bình luận này, chính Einstein đã phải sững sờ truớc cái sự thấu hiểu sâu sắc của một chàng tuổi trẻ này về cái công trình nghiên cứu bao nhiêu năm của mình .

            Trong đề tài DPTT (synchronicity) nơi đây , điều lý thú nhất về Pauli là việc ông cũng đã từng nghiên cứu nhiều về vấn đề này , và đã từng cộng tác chặt chẽ với C Jung trong sự tìm hiểu về cõi mơ, về những ảnh huởng của nội tâm đến ngọai vật.

            Tuy là một người với trí tuệ lỗi lạc xuất chúng về khoa học, trong đời sống nội tâm và xã hội ông Pauli lại gặp phải rất nhiều bế tắc khó khăn. Trong lúc Pauli còn sống không có ai biết rằng ông đã từng đến với C Jung để được giúp đỡ chữa trị về tâm thần .

            Thoạt đầu thì mối quan hệ giữa Jung và Pauli vốn là bác sĩ với bệnh nhân. Dần dần thì hai người đã trở thành bằng hữu và cộng tác viên trong cái công cuộc nghiên cứu về thế giới tiềm thức . Các tài liệu để lại bởi Pauli sau khi ông qua đời cho ta thấy rằng ông đã tỏ ra rất tích cực trong việc tìm hiểu đời sống nội tâm của mình . Pauli đã từng ghi chép rõ hàng trăm giấc mơ của minh , và ông đã nghiên cứu chúng một cách tỉ mỉ không khác chi những dữ kiện về khoa học vật lý vậy .

            Sau nhiều năm nghiên cứu Pauli dường như đã đi tới kết luận rằng các tiến triển khoa học không những chỉ nên dựa vào những dữ kiện khô khan bên ngoài thôi, mà còn cần phải phối hợp với các ngẫu hứng phát ra từ trong tiềm thức tập thể nữa . Nói một cách khác , trí óc của ta sẽ có thể sáng tạo ra nhiều giải đáp, nhiều giả thuyết khoa học chính xác hơn một khi mà ta biết cách tiếp nhận và thấu hiểu được các tiềm biểu tượng chứa trong kho tàng tiềm thức tập thể , vốn thường xuất hiện qua cái cánh cửa của thế giới chiêm bao.



            Carl Jung đã từng liệt kê và phân tích nhiều giấc mơ do ông Pauli ghi lại . Dưới đây là một thí dụ nổi tiếng nhất , trích từ trong sách của Jung:

            Pauli’s “World Clock” dream
            (Originally published by C. G. Jung in Psychology and Alchemy):

            There is a vertical and a horizontal circle, having a common centre. This is the world clock. It is supported by the black bird. The vertical circle is a blue disc with a white border divided into 4 X 8 — 32 partitions. A pointer rotates upon it. The horizontal circle consists of four colours. On it stand four little men with pendulums, and round it is laid the ring that was once dark and is now golden (formerly carried by four children).

            The world clock has three rhythms or pulses:

            1) The small pulse: the pointer on the blue vertical disc advances by 1/32.

            2) The middle pulse: one complete rotation of the pointer. At the same time the horizontal circle advances by 1/32.

            3) The great pulse: 32 middle pulses are equal to one complete rotation of the golden ring. (p. 194).




            The World Clock. An impression generated by artist W. Beyers-Brown based on accounts of Pauli’s dream.




            xin tạm dịch như sau:

            Giấc Mơ về “Đồng Hồ Toàn Giới ”

            Trong giấc mơ này Pauli thấy có hai hình tròn , một cái đứng thẳng , một cái nằm ngang. Cả hai lồng vào nhau và có cùng một tâm điểm . Đây là cái Đồng Hồ Toàn Giới, được một con chim màu đen đội lên .

            Cái hình tròn thẳng đứng là một cái dĩa màu xanh dương với cái viền màu trắng, được chia làm 4×8, tất cả là 32 phần. Trên cái dĩa này có một cái kim đồng hồ đang quay.

            Cái hình tròn nằm ngang thì chia thành 4 phần với 4 màu khác nhau. Trên mỗi phần có một người tí hon đứng cầm quả lắc . Bao quanh cái dĩa này còn có một cái vòng nữa , thoạt đầu thì nó tối thui nhưng bây giờ đã hoá ra vàng choé .

            Cái Đồng Hồ Toàn Giới này có ba nhịp đập khác nhau:

            1) Tiểu Nhịp: là nhịp của cái kim đồng hồ trên dĩa màu xanh dương , quay 1/32 vòng tròn này.
            2) Trung Nhịp: cái dĩa tròn nằm ngang sẽ quay 1/32, mỗi khi cái dĩa đứng quay đủ một vòng .
            3) Đại Nhịp: 32 cái nhịp đập của dĩa tròn nằm ngang thì bằng một đại nhịp của cái vòng vàng .





            Tuy là có trí huệ nhất đẳng ông Pauli vẫn chưa khám phá được hết những cấu kết bí mật của vũ trụ vật chất , và đã phải dồn rất nhiều công sức vào cái sứ mạng này . Đồng thời ông cũng từng phải gay go phấn đấu trong việc tìm hiểu cái căn cơ và lẽ sống của một đời người . Cái giấc mơ Đồng Hồ Toàn Giới của ông có thể được coi như là một tấm hoạ đồ quan trọng , xuất phát từ trong tiềm thức tập thể , giúp chỉ đường cho ông đạt tới cả hai mục tiêu .

            Carl Jung , và nhiều học giả khác nữa , đã từng phân giải giấc mơ “Đồng Hồ Toàn Giới ” này . Nếu muốn biết bạn có thể tự tìm đọc trên mạng . Tại đây tôi muốn trình bầy các cảm nghĩ nảy ra trong trí của tôi khi nhìn vào cái ảnh tượng này , coi như nó đã xảy ra trong một giấc mơ hiện tại của tôi vậy.

            Cái dĩa tròn màu xanh dựng đứng với một kim đồng hồ đang quay rõ là biểu hiệu cho thời gian. Nhịp quay 4×8 của cây kim ám chỉ rằng mỗi ngày có thể chia thành 32 tiếng (thay vì 24 giờ) . Theo kiểu này thì cái đồng hồ của ta sẽ có 16 con số (thay vì 12). Ban ngày 16 tiếng, ban đêm 16 tiếng nữa.

            Cái hình tròn nằm ngang tượng trưng cho không gian 3-chiều . Không gian và thời gian luôn dính liền với nhau. Chúng có cùng một tâm điểm , (và theo tôi nghĩ thì cái tâm điểm này nằm trong tâm thức của mỗi quan sát viên). Cái vũ trụ mà con người chúng ta nhận thức được bao hàm 4 “phướng” (4 dimension). Tôi dùng chữ “phướng” (khác với phương, hướng và chiều) để bao gồm tất cả 3 chiều KG và cộng thêm TG nữa là 4. Nói một cách khác TG được coi như là một “phướng” tương đương với 3 phướng kia (vốn là 3 chiều của KG ) .

            Bốn hình người đứng trên cái dĩa nằm ngang có thể được coi là đại diện cho 4 thành phần cấu tạo nên mỗi cá nhân, đó là : thể xác, lý trí, tình cảm và ký ức . Mỗi phần tử này có một nhịp quay riêng biệt .

            Cái vòng vàng bao quanh cái dĩa không gian tượng trưng cho cái cảnh giới toàn thể mà ta nhận thấy bên ngoài . Hồi trước đây thì nó mờ tối, nhưng nay đã có hào quang hực sáng.

            Con chim màu đen nâng đội trọn vẹn cái bộ hình kể trên biểu hiệu cho một sức mạnh huyền bí cung cấp cái năng lực giúp cho toàn bộ cái guồng máy thế giới này trở nên sống động và có thể bay bổng tuyệt vời .

            Đã chỉnh sửa bởi BatNgat; 24-01-2012, 06:39 PM.
            http://just2be.atwebpages.com

            Comment

            • #7

              thời gian thổn thức ... đổ nứt không gian ...


              Theo quan điểm của khoa học vật lý cổ điển, mọi vật ta nhận thấy trong thế giới bên ngòai đều có một sự hiện hữu riêng biệt và độc lập. Hơn nữa chúng còn luôn luôn lệ thuộc vào , và tuân theo các nguyên tắc tuyệt đối của không gian và thời gian . Điều này đã tỏ ra hiển nhiên là đúng cho nhừng sự vật mà ta có thể quan sát và nhận thức đuợc bằng ngũ quan trong cuộc sống bình thuờng. Tuy nhiên một khi mà ta buớc vào cái thế giới của điện tử, nguyên tử , của hạch nhân thì tình thế sẽ trở nên khác hẳn. Các định luật của vật lý cổ điển không còn áp dụng tại đây
              đuợc nữa.

              Ngày nay khoa vật lý luợng tử đã cho ta biết rằng những cơ cấu căn bản này của vật chất (
              điện tử, nguyên tử, hạ nguyên tử ..v..v...) quả là có nhiều tính chất rất mờ ẩn. Hình như chúng bình thuờng vốn là những cuộn sóng mơ hồ, chỉ xuất hiện như những hạt vật chất khi nào mà có nguời rọi đèn soi chiếu hay dùng máy móc mà đo luờng chúng. Trong cái thế giới cực vi này, thời gian và không gian cũng mất đi cái ý nghĩa tuyệt đối của nó, bởi lẽ các hạt tử siêu vi này biểu lộ những tính chất "đồng giao cách cảm" , y như là đối với chúng thì không gian và thời gian không còn tồn tại nữa.

              Trong phuong diện tâm thần, C Jung coi những hiện tuợng DPTT như là các chứng cớ ,tuy hiếm hoi, nhưng đủ hé mở cho ta thấy cái tính chất tuơng đối của không gian và thời gian ngay cả trong đời sống bình thuờng của một cá nhân . Theo như C Jung thì thời gian và không gian thật sự cũng chỉ là những thứ mơ hồ. Chúng chỉ kết tinh lại như những biểu lộ cố định qua cái tác dụng và tiến trình kết hợp trong tâm trí của ta mà thôi . C Jung đã cho rằng " thời gian và không gian , tự nó không có " .





              Sự móc nối giữa cái tâm thức cá nhân của mỗi chúng ta với cái tiềm thức tập thể cũng giống như cái liên hệ của một gợn sóng trên biển cả với cái đại duơng nằm duới bên nó . Tuy bề ngòai có vẻ như xa cách ngàn trùng nhưng thật ra là cùng một thể .



              http://just2be.atwebpages.com

              Comment

              • #8

                Mộng Gian và Động Gian

                Thật ra thì chúng ta ai cũng đã từng xếp bỏ và xa lánh Không Gian & Thời Gian mỗi ngày mà trong lòng không hay không biết.

                Cái vũ trụ mà con người ta có thể nhận thức được trong lúc tỉnh vốn bao gồm 4 "phướng" (4 dimension): 3 chiều KG và cộng thêm TG nữa là bốn. TG được coi như là một "phướng" tương đương với 3 chiều của KG .

                Trong cõi mơ , thay vì kết tạo ra KG và TG như trong cõi tỉnh , tâm thức của ta đã phối hợp lại 2 phướng khác : Mộng Gian và Động Gian .

                Mộng Gian có tính chất tương tự như một màn ảnh xi-nê , chỉ khác ở chỗ là các hình ảnh hiện ra trong Mộng Gian thì linh hoạt hơn bội phần, bởi lẽ nó hiện ra trực tiếp trong tâm thức . Những ảnh tượng của Mộng Gian vốn được tạo ra từ các tín hiệu chất chứa sẵn trong kho tàng ký ức của não bộ ta , không còn đi qua ,dùng tới, hay bị chi phối bởi các dữ kiện do 5 giác quan thu thập từ bên ngoài vào nữa .

                Trong khi ngủ mơ , tâm tư của ta sẽ ghép lại những ảnh tượng của Mộng Gian để tạo nên một sự sống động trong cái phướng Động Gian .

                Phướng Động Gian này tương đương với Thời Gian của cõi tỉnh , tuy nhiên nó không bị bó buộc theo cái quy luật một chiều và liên tục không ngừng của TG . Nơi đây các ảnh tượng của Mộng Gian có thể diển tiến một cách tự do hơn . Chẳng hạn như ta có thể gợi lại những hình ảnh của thân mình 10 năm về trước và thổi sống nó lại như thật, và đặt nó trong một bối cảnh êm đẹp mới mẻ hơn . Trong cùng một giấc mơ đó ta cũng còn có thể nhảy vọt ngay vào tương lai, và nếu trí não ta đủ sức bén nhạy và linh cảm , sẽ lập tức chiếu lên được "ngày mai" y như nó sẽ xảy ra vậy .

                Trong cõi mộng tâm thức ta đã chìm vào trong một biển tiềm thức chứa đầy những "archetypes" (tạm dịch là tiềm biểu tượng, TBT ) . Đây la một khái niệm chủ chốt nữa của C Jung trong cái lãnh vực phân tâm học. Cai tiềm thức tập thể của chúng ta bao ham vô số các tiềm biểu tượng này . Sau đây là bốn cái thí dụ của TBT:

                1) Self: là cái "chân nhân" , cái trọng tâm của tâm hồn, nó phối hợp cả hai phuơng diện tiềm thức và ý thức . Self thường đuợc biểu hiệu bởi một hình tròn.
                2) Persona: các bộ mặt mà ta thường dùng trong cuộc sống ngoài đời
                3) Shadow: cá tính ngấm ngầm, khó đóan, bất ngờ
                4) Anima/Animus : nam tính hoặc nữ tính hàm chứa trong mỗi người


                Tiềm biểu tượng (TBT) (archetype), là các ảnh tuợng hay dấu hiệu khuôn mẫu với những ý nghĩa căn bản có chung, có chứa sẵn trong tiềm thức tập thể của toàn nhân lọai từ ngàn xưa, chôn gói trong văn hoá trong ký ức của nhân gian . Chúng có thể được coi như các hột giống các ý niệm mầm mống , những bản năng có thể thúc đẩy và đúc kết cuộc sống của từng người .




                Tôi đã từng có những giấc mơ ám chỉ rất rõ ràng cái hiện trạng của cuộc đời mình . Thí dụ như trong cơn mê đêm đó, có một lúc tôi thấy mình đang lái xe hơi đi tìm đường về một nơi tên là Đài Tân :

                "Khung cảnh thành phố xa lạ không quen, chỉ nhắm hướng đoán đường mà đi về phía bên phải . Chiếc xe leo dốc chạy hết ga mà đi không muốn nổi . Lên được đỉnh dốc rồi thì tự dưng thấy mình đứng bên lề đường trước một cánh đồng bát ngát. Xe của mình đã biến đâu mất . Đường thì còn xa miết, trong lòng tự nghĩ bây giờ chỉ còn cách xin quá giang với một xe nào khác chạy ngang .Trong khi đang nhắm nhìn địa thế để đi thì phát hiện ra một con đường mòn thẳng tắp chạy xuyên ngang cánh đồng, và đi xa tít mù . Con đường này lát đá gạch vàng đậm, phẳng láng như mặt hồ. Chân vừa đặt xuống đất để đi, bụng còn đang thầm nghĩ tới bao giờ mới vượt hết đoạn đường này thì đã tới đầu kia rồi . Thay vì tìm ra một xa lộ xe hơi như đã hy vọng trong lòng thì lại thấy một con đường đất cát , tuy rộng lớn nhưng đầy các vũng nước và có vẻ lầy lội, không biết làm sao mà đi tiếp ..."


                Cái giấc mơ đó , tuy ngắn ngủi , đã để lại cho tôi những cảm tưởng khó quên. Chi trong một đêm nó đã gói lại gần hết những cảm nghĩ, những tâm trạng những hoàn cảnh thực tiễn của hơn nửa đời người .

                Các TBT nói trên , khi hiện ra trong mơ thường sẽ có một tác dụng trực tiếp vào tâm khảm của chúng ta, không nhất thiết là phải đi qua trí óc hay ý thức lý luận gì hết . Lắm khi đầu óc của ta còn muốn gạt bỏ và phủ nhận sự có mặt của các TBT này nữa là đằng khác . Thay vì dùng lời lẽ hoặc ngôn ngữ, TBT thường sẽ câu nối với chúng ta bằng hình ảnh và biểu hiệu . Thí dụ như trong giấc mơ kể trên của tôi có chứa đựng những biểu hiệu và ý nghĩa như sau:

                cảnh thành phố xa lạ = thay đổi trong môi trường sống, chỗ ở mới, việc làm mới v.v...

                xe leo dốc hết ga mà đi không muốn nổi = khó khăn, trở ngại lớn đòi hỏi nhiều nỗ lực, mọi hơi sức

                Xe biến đâu mất = mất phương tiện , mất vây cánh , mất sự hỗ trợ của gia đình & bạn bè .v.v...

                đường lát đá gạch vàng đậm, phẳng láng = giai đoạn thuận lợi cơ hội có sẵn , dễ dàng tiến bước

                đường đất cát , vũng nước lầy lội = thời kỳ chông gai , cực nhọc ..v.v...






                Mộng Gian và Động Gian , cả hai đều không ăn gian ...

                .... bởi lẽ trên đời chẳng có ai coi chúng là thật !



                http://just2be.atwebpages.com

                Comment

                • #9

                  Đồng tính ... tuơng phuơng

                  Giấc mơ "Đồng Hồ Toàn Giới" của Pauli, theo như C Jung thì nó có chứa đựng nhiều biểu tuợng của tòan vũ trụ , với nhiều ẩn ý về Không Gian và Thời Gian . Hai cái vòng tròn thẳng đứng với nhau và lồng vào nhau có thể được coi như là hai cái cõi tri thức và tiềm thức. Tất cả đuợc gom lại trong một cái vòng tròn, một cái "huyền đồ" (mandala), tuợng trưng cho cái chân nhân (Self) ....

                  Thêm vào đó C Jung còn cho rằng các hình tuợng trong giấc mơ của Pauli có thể đuợc diễn giảng theo nhiều cách. Nhưng nếu nói như vậy thì đây thật chẳng khác chi cái tình trạng của một con thuyền đang căng buồm đi trong suơng mù. Làm sao biết nhắm theo huớng nào cho thích hợp, cho thuận lợi ?

                  Nếu mà Kinh Dịch thật sự là một cái địa bàn của thế giới tiềm thức thì bây giờ hãy thử xem nó có thể hé mở cho ta một lối tiến buớc nào không ?


                  "Xin Dịch giúp cho biết giấc mơ đồng hồ tòan giới của Wolfgang Pauli có ngụ ý gì "

                  Quẻ gieo lên là 1 3 1 3 2 2

                  (quẻ 34 biến ra quẻ 36)

                  Lần này sẽ xét quẻ theo lời chú có ghi trong sách của ông Nguyễn Hiến Lê :


                  Die Ressource kann nicht gefunden werden.


                  Thành quái


                  Quẻ số 34 : Lôi Thiên Đại Tráng





                  Đại tráng, lợi trinh.
                  Dịch: Lớn mạnh, theo điều chính thì lợi.

                  Giảng: Quẻ này có 4 nét dương ở dưới, hai nét âm ở trên; dương đã lớn mạnh mà âm sắp bị diệt hết. Quẻ Càn ở trong, quẻ Chấn ở ngoài, thế là có đức dương cương mà động. Lại có thể giảng là sấm vang động ở trên trời, tiếng rất lớn, vang rất xa.

                  Lớn mạnh thì dĩ nhiên là tốt rồi, nhưng thường tình, gặp thời thịnh, người ta kiêu căng, làm điều bất chính, cho nên thoán từ phải dặn: giữ điều chính, lúc đắc ý nghĩ đến lúc thất ý, thì mới có lợi.




                  Biến quái


                  Quẻ số 36 : Địa Hỏa MINH DI




                  Minh di: Lợi gian trinh.
                  Dịch: Ánh sáng bị tổn hại, chịu gian nan, giữ điều chính thì lợi.

                  Giảng: Quẻ này ngược với quẻ Tấn ở trên; mặt trời (Ly) lặn xuống dưới đất (Khôn) ánh sáng bị tổn hại, tối đi (Minh di).

                  Người quân tử ở thời u ám này, gặp nhiều gian nan, chỉ có cách giữ đức chính trinh của mình thì mới có lợi. Muốn vậy thì ở trong lòng giữ đức sáng mà ở ngoài thì nhu thuận để chống với hoạn nạn như tượng của quẻ Ly là sáng văn minh ở nội quái, Khôn là nhu thuận ở ngoại quái.





                  Nhìn các quẻ này và đọc lời diễn giải mà thật tình không hiểu thêm đuợc chút nào.

                  Sự việc đã phát huy lớn mạnh rõ ràng quá rồi, từ nay sẽ chỉ mờ đi mà thôi ?

                  Chẳng lẽ đây là bởi vì mình đang cố suy đóan về một giấc chiêm bao của nguời khác, nó không phải về một giấc mơ từ trong tiềm thức của chính mình ?

                  Vậy nếu mà mình dùng Kinh Dịch để mà tìm hiểu về những giấc mơ của mình thì sẽ ra sao ?

                  "Xin Dịch giúp cho hiểu thêm về giấc mơ tìm về Đài Tân của tôi " .




                  Thật là không ngờ được ... !


                  ... lần này quẻ gieo ra ... vẫn lại là 34 biến thành 36 , y hệt như quẻ đã hiện ra mấy ngày truớc cho câu hỏi về giấc mơ DHTG của ông Pauli .


                  Thành quái

                  Quẻ số 34 : Lôi Thiên Đại Tráng





                  Biến quái

                  Quẻ số 36 : Địa Hỏa MINH DI





                  Đây cũng có thể là một hiện tuợng DPTT , báo cho biết rằng con thuyền buồm của mình đã mò trúng cái gì đó ....


                  ... nhưng đó là cái gì ? và con đuờng này sẽ đi về đâu ?

                  .... chắc là vẫn phải tiếp tục tra cứu Kinh Dịch thêm nữa !








                  http://just2be.atwebpages.com

                  Comment

                  • #10

                    ngồi mơ ra quẻ ... nhờ quẻ soi mơ !



                    Trong sách của ông Nguyễn Hiến Lê còn có những lời bàn thêm như sau về hai quẻ LÔI THIÊN ĐẠI TRÁNG ĐỊA HỎA MINH DI:


                    34. QUẺ LÔI THIÊN ĐẠI TRÁNG

                    Trên là chấn (sấm), dưới là Càn (trời)


                    Đại tráng, lợi trinh.
                    Dịch: Lớn mạnh, theo điều chính thì lợi.

                    Lợi là thuận lợi, là trạng thái của sinh vật khi tương thông với ngọai giới, nó đã thích ứng được với hòan cảnh.

                    Trinh là thành tựu hẳn hòi, tức là trạng thái của sinh vật vì thích ứng được với hoàn cảnh một cách thuận lợi mà đã hình thành một cách tốt đẹp

                    Quẻ này là thời âm suy, dương lớn mạnh lên, đáng lẽ tốt; mà sáu hào không có hào nào thật tốt, chỉ tốt với điều kiện là giữ đạo chính của quân tử; cổ nhân khuyên muốn gặp vận hội tốt thì phải coi chừng hoạ nấp ở đâu đó, nên đề phòng.



                    Khi gieo ra quẻ LÔI THIÊN ĐẠI TRÁNG thì có hai "động hào" , đó là hào 2 (Cửu nhị) và hào 4 (Cửu tứ), khiến cho quẻ 34 này có khuynh huớng biến ra quẻ 36 ĐỊA HỎA MINH DI

                    Ý nghĩa của hai động hào này, theo như sách của NHL, là :


                    Cửu nhị: Trinh cát.
                    Dịch: Hào 2, dương : có đức chính ,tốt.
                    Giảng: Hào này dương cương, ở vị nhu, tuy không đắc chính, nhưng đắc trung, mà trung thì không bao giờ bất chính, vậy cũng là tốt.


                    Cửu tứ: Trinh cát, hối vong, phiên quyết bất luy, tráng vu đại dư chi phúc.
                    Dịch: Hào 4, dương : theo điều chính thì tốt, hối hận mất hết; dậu đã mở không khốn nữa, mạnh mẽ tiến lên, như ngồi cỗ xe lớn mà trục xe vững vàng.

                    Giảng: Hào này dương cương, qua khỏi nội quái là Càn, mà lên ngoại quái là Chấn, là tráng thịnh đến cực điểm; nó ở trên hết các hào dương, làm lãnh tụ đám quân tử, sợ nó hăng quá mà lầm đường nên dặn kĩ: giữ điều chính thì mới tốt, khỏi ân hận.
                    Ở trên nó là hai hào âm, âm đã đến lúc suy, dễ đánh đổ; như cái dậu ở trước mặt hào 4 đã mở, không còn bị khốn nữa; nó có thể dắt ba hào dương ào ào tiến lên dễ dàng, cơ hội thuận lợi như ngồi cỗ xe lớn mà trục xe vững vàng.



                    Sách của NHL có lời bàn thêm ve quẻ 36 như sau:

                    36. QUẺ ĐỊA HỎA MINH DI

                    Trên là Khôn (đất), dưới là ly (lửa)

                    Minh di: Lợi gian trinh.
                    Dịch: Ánh sáng bị tổn hại, chịu gian nan, giữ điều chính thì lợi.

                    Quẻ này khuyên người quân tử ở thời hắc ám quá thì có thể bỏ nhà, nước mà đi; hoặc muốn ở lại thì giấu sự sáng suốt của mình mà giữ vững đạo chính để chờ thời.




                    Nguời "giả quân tử" này chịu thua ! Chẳng thấy các lời chú giải này ăn nhập gì với các giấc mơ kể trên .


                    Cách suy đóan thích hợp nhất trong truờng hợp này có lẽ rằng

                    Sấm chớp nhóang trên trời ...

                    Lửa le lói duới đất...

                    Dù là ở đâu , tình thế nào chăng nữa, những giấc mơ này đều có chứa tia sáng giúp cho thấy đuờng mà đi ....




                    Xin Dịch giúp cho biết tại sao hai giấc mơ khác nhau lại ra cùng một quẻ ?

                    Quẻ hiện ra cho lời thỉnh này : 1 3 3 1 2 1

                    Quẻ số 14 : Hỏa Thiên Đại Hữu biến ra quẻ số 21 : Hỏa Lôi Phệ Hạp




                    Quẻ số 14 : Hỏa Thiên Đại Hữu




                    Đại hữu: Nguyên hanh.
                    Dịch: Có lớn thì rất hanh thông.


                    “Sở hữu lớn lao”. Lửa nằm trên trời biểu hiệu sự huy hoàng rực rỡ. Một sự phong phú lớn lao. Sự cả lớn, hanh thông này cũng nhờ vào đức nhân từ, khiêm tốn và mềm dẻo. Trong thì cứng mạnh, ngoài thì văn vẻ sáng láng. Cái gia sản to tát này cần được xử dụng một cách thận trọng và đích đáng cho công ích, chứ chẳng phải cho quyền lợi riêng tư. Người hiểu đạo nên biết giúp thiện và giảm ác cho thuận theo mạng trời.




                    Quẻ số 21 : Hỏa Lôi Phệ Hạp


                    Phệ hạp: Hanh, lợi dụng ngục.
                    Dịch: Căn để hợp lại, như vậy là hanh thông; dùng vào việc hình ngục thì có lợi .

                    “Cắn vỡ cho hợp”. Việc trong thiên hạ sỡ dĩ không được hanh thông trôi chảy là vì có sự ngăn cách. Phải phá vỡ cho được cái cản trở đó thì mọi việc mới thành tựu. Tuy phải dùng những biện pháp cứng rắn nhưng cũng cần làm cho quân minh rõ ràng. Trong một nước, giới lãnh đạo cần biết phân biệt điều gì đáng trọng, điều gì đáng khinh, chỉnh đốn luật pháp, xử dụng hình ngục một cách thích nghi chánh đáng.







                    Thôi thì nay xin tạm tóm lại như vầy:

                    Cả hai giấc mơ này đều là cái sở hữu lớn, cái vốn liếng đa dụng có sẵn trong kho tàng tiềm thức . Tuy nhiên ta cần phải có sự nghiền ngẫm, quyết tâm nhai ngiến , thì mới có thể vỡ lẽ ra, mới tiêu thụ chúng đuợc ...



                    Bây giờ thì có thể đi ngủ ,
                    và tiếp tục mơ màng thêm đuợc rồi ....




                    http://just2be.atwebpages.com

                    Comment

                    • #11

                      Huớng dẫn gieo quẻ ... rất khoẻ !

                      Cách thử nghiệm và thỉnh vấn Kinh Dịch có thể tóm tắt như sau:

                      1. Chọn một hoàn cảnh, một truờng hợp, một vấn đề mà bạn thật tình muốn hiểu biết , muốn suy luận cho rõ ràng.

                      2. Đặt một cái tựa, hay một câu hỏi ngắn để nêu lên vấn đề đó.

                      3. Bình tâm tập trung tư tuởng về vấn đề đó. Ghi chép lại mọi ý nghĩ, mọi tư tuởng hiện ra trong tâm tri’ liên quan tới điều này. Không nhất thiết phải viết cho mạch lạc thứ tự, cứ nhớ gì , hay có ý tuởng gì thì ghi cái đó. Chưa cần phải đạt tới một kết luận hay phán đoán chi hết. Cứ gom góp đủ mọi sự kiện, nhìn vấn đề duới đủ mọi góc cạnh.

                      4. Dùng 3 đồng tiền để mà gieo 6 lần. Mỗi lần gieo thì đếm và ghi lại số hình mặt nguời (Head) hiện ra. Thi’ dụ như nếu không có hình mặt nào hết thì là 0, nếu hai hình mặt thì là 2. Gieo 6 lần như vậy, sau cùng bạn sẽ có 6 con số để nhớ mà xài, chẳng hạn như : 0 1 0 3 2 1

                      5. Vào cái trang web sau đây

                      Consult the Yijing / I Ching with real coins

                      và bấm cái kết quả của sáu lần gieo ba đồng tiền này vô, thì sẽ đuợc in ra quẻ, và có lời bàn Anh ngữ. Quý vị có thể lật sách coi lời chú giải Việt ngữ của quẻ nếu cần có thêm sự luận bàn . Nếu vẫn không rõ quẻ nói gì về vấn đề mà mình đang muốn tìm hiểu thì hãy thử suy nghĩ lại, thử đặt một câu hỏi duới một hình thức khác, và lập lại từ buớc đầu.







                      http://just2be.atwebpages.com

                      Comment

                      • #12

                        Kể... thì sẽ bể !

                        Nằm chôn trong tiềm thức của mỗi chúng ta có những tư tuởng, những cảm nghĩ mà bình thuờng ta không biết, hoặc là cố đè nén nó và không muốn biết . Những thứ này thuờng xuất hiện trong các giấc mơ, và đôi khi cũng có thể bộc phát ngay trong cảnh sống tỉnh thức của ta nữa.

                        Gần đây tôi có thử áp dụng KD trong việc tìm hiểu về các giấc mơ linh động của chính mình. Tuy là kết quả cũng lý thú và có thể đuợc coi như các thí dụ tốt của hiện tuợng DPTT, nhưng xét ra thì khó xử quá : Chẳng lẽ nào lại đem cái đời sống nội tâm riêng tư của mình ra mà kể cho bà con làng xóm nghe hay sao ?



                        Xin Dịch hay cho lời khuyên về chuyện trình bầy sự nghiên cứu về giấc mơ này của tôi .


                        Quẻ gieo ra là 0 1 1 2 2 3 (quẻ số 18
                        , biến ra quẻ 11)




                        Thành quái


                        Quẻ số 18 : Sơn Phong Cổ





                        “Công việc”. Gió thổi dưới chân núi. Khi sự thế đã quá đổ nát hư hoại rồi thì có rất nhiều công việc phải làm. Cần có một sự nỗ lực để tu sửa lại những gì đã bị mục nát. Đừng quên rằng sau cơn mưa thì trời lại sáng. Việc cũ đã hỏng, nhưng việc mới sẽ bắt đầu, nên rút kinh nghiệm để mà tránh những lỗi lầm khi trước. Cần phải có một thái độ cương quyết không do dự đắn đo thì mới vượt qua được những trở ngại lớn.


                        Lời chú giải trong sách của ông NHL là như sau.

                        Cổ: Nguyên hanh, lợi thiệp đại xuyên
                        Tiên giáp tam nhật, hậu giáp tam nhật.
                        Dịch: Đổ nát mà làm lại mới thì rất tốt, vượt qua sông lớn thì lợi. Ba ngày trước ngày giáp (nghĩa là phải tìm nguyên nhân từ trước), ba ngày sau ngày giáp (phải nghĩ đến tương lai nên thể nào).
                        Giảng: Quẻ này trên là núi, dưới là gió, gió đụng núi, quật lại, đó là tượng loạn, không yên, tất phải có công việc.

                        Hào 1
                        Sơ lục: Cán phụ chi cổ, hữu tử, khảo vô cữu , lệ, chung cát.
                        Dịch: Hào 1, âm: Sửa sang sự đổ nát của cha; nhờ con mà cha không lỗi; nhưng cũng có thể nguy đấy, phải biết răn sợ, sau mới tốt.

                        Hào 6
                        Thượng cửu: Bất sự vương hầu, cao thượng kỳ sự.
                        Dịch: Hào trên cùng, dương : Không xu phụ bậc vương hầu, mà nêu cao tư cách (đức của mình.)
                        Giảng: Hào này dương cương ở trên hào 5, như một vị hiền nhân quân tử cao khiết, ở ngoài mọi việc, không màng phú quí, không xu phụ vương hầu, giữ chí hướng của mình làm phép tắc trong thiên hạ.



                        Biến quái


                        Quẻ số 11 : Địa Thiên Thái



                        “An vui thái hòa”. Trời nâng đỡ đất. Âm dương lợi xướng thì muôn vật được thuận hòa. Tình thế thái bình phú cường. Mọi tranh chấp tan biến. Các tốt lành đang lên. Đạo quân tử lớn mạnh. Thói tiểu nhân tan đi. Đây là thời cơ lý tưởng để phát triển. Các ơn phước của trời đất cần phải được xử dụng một cách khôn khéo bởi các nhà lãnh đạo thì đại chúng mới được hưởng lộc chung.

                        Lời chú giải trong sách của ông NHL là như sau.

                        Thái: Tiểu vãn đại lai, cát, hanh.
                        Dịch: Thái là cái nhỏ (âm), đi, cái lớn (dương ) lại, tốt, hanh thông.
                        Giảng: Trong quẻ Lí, Càn là trời, cương, Đoài là chằm, nhu; trên dưới phân minh, hợp lẽ âm dương, tốt.
                        Trong quẻ Thái này, Càn không nên hiểu là trời, vì nếu hiểu như vậy thì trời ở dưới đất, không còn trên dưới phân minh nữa, xấu. Nên hiểu Càn là khí dương, Khôn là khí âm “khí dương ở dưới có tính cách thăng mà giao tiếp với âm, khí âm ở trên có tính cách giao tiếp với khí dương”, hai khí giao hòa, mà mọi vật được yên ổn, thỏa thích.



                        Hổ quái


                        Quẻ số 54 : Lôi Trạch Quy Muội




                        “Thiếu nữ theo chồng”. Tình trạng đang có nó giống như cái hoàn cảnh của người thiếu nữ đi làm tì thiếp. Nó đòi hỏi rất nhiều thận trọng. Cần hết sức khéo léo và tế nhị. Chẳng nên đề xướng hay khởi sự các công chuyện trọng đại. Những cảm tình giữa nam nữ mà không chánh trực thì thật xấu. Không có tình thương mà cứ áp chế nhau thì bất lợi. Những sự kết hợp không theo lẽ chánh như vậy thì chung cuộc rồi cũng hỏng bại.


                        Lời chú giải trong sách của ông NHL là như sau.

                        Qui muội: chinh hung, vô du lợi.
                        Dịch: Con gái nhỏ về nhà chồng, tiến lên thì xấu, không có gì lợi cả.
                        Giảng: Nội quái là Đoài (con gái nhỏ), ngoại quái là Chấn (con trai lớn); chấn lại có nghĩa là động, Đoài có nghĩa là vui vẻ, thuận theo; con gái nhỏ về với trưởng nam, cho nên gọi là qui muội.
                        Trai gái phối hợp nhau vốn là “cái nghĩa lớn của trời đất” vì có vợ chồng rồi mới có gia đình, xã hội. Vậy mà Thoán từ bảo là xấu, vì lẽ:
                        - Cặp trai gái này không xứng nhau: trai lớn quá (trưởng nam) gái nhỏ quá (muội).
                        - Tình của họ không chính đáng: gái chỉ vì vui (hoà duyệt, đức của nội quái Ðoài) mà tự động (Chấn) theo trai; cũng có thể giảng là vì gái cầu trai mà trai đã bị động theo gái; như vậy là bất chính. Sự bất chính đó còn thấy trên bốn hào ở giữa nữa; không một hào nào ở vị chính đáng.





                        Nói chung thì quẻ này tỏ ra không thuận lợi tốt lành cho lắm. Cho nên chắc tôi cần phải chỉnh sửa lại công trình nghiên cứu của mình truớc đã.

                        Một ngày nào đó an vui đẹp trời hơn có lẽ sẽ kể cho quý vị nghe ...













                        http://just2be.atwebpages.com

                        Comment

                        • #13

                          Thi đố với mạng số



                          Mỗi khi ta gieo quẻ Dịch về một vấn đề gì đó trong tâm trí thì xét ra có thể coi đó như là đang tạo cơ hội và dàn xếp bối cảnh để giúp cho một hiện tuợng DPTT xảy ra. Nếu mà cái hàm ý của quẻ hiện lên đó có trùng hợp và thích ứng với vấn đề mà ta đang bận tâm tới, thì đây quả là một sự DPTT điển hình .

                          Tất nhiên điều này không phải là giản dị , không hẳn là dễ dàng hay tự nhiên mà có. Thí dụ như trong cái nghệ thuật thụt bi-da (billiard game), ta cần phải có sự tập luyện , nghiên cứu về các nguyên tắc và kỹ thuật của nó. Rồi mỗi lần chơi một ván , nếu mà không có chút chuẩn bị từ phuơng diện tinh thần (tập trung ý chí ) cho tới mặt vật chất (dọn dẹp bàn bi-da cho sạch ...v..v..) thì rất khó mà có đuợc kết quả tốt đẹp .

                          Cái nghệ thuật thỉnh vấn Kinh Dịch cũng chẳng khác gì mấy. Khởi đầu ta cần phải có chút ít học hỏi tìm hiểu để khai mở tâm hồn. Rồi mỗi khi muốn áp dụng gieo quẻ Dịch thì bên trong phải có sự chuẩn bị nội tâm, và bên ngòai cũng nên có một chút hình thức nghi lễ. Những khuôn khổ vật chất này là gì thì còn tùy vào hòan cảnh và trình độ của từng cá nhân. Mỗi nguời cần có sự xem xét thí nghiệm riêng để mà tìm ra cái điều thích ứng với mình nhất.





                          Trong cuộc sống có ai mà không phải đuơng đầu với cái sự kiện gọi là Số Mạng (Vận Mạng v..v..) . Những biến cố xảy ra chung quanh chúng ta, những hoàn cảnh trong gia đình, xã hội, quốc gia và trên cả toàn thế giới nữa , đều có một ảnh huởng rất nặng nề tới sự sinh tồn của mỗi nguời. Ai ai cũng đều phải trải qua những ảnh huởng này. Tuy nhiên, cái khả năng và cái cơ hội đem tới cho mỗi nguời đều khác nhau . Kẻ thì cứ luôn luôn bị sóng gió vùi dập, đắm đuối điêu tàn. Nguời thì duờng như đuợc ông Tạo ưu đãi với những nhàn hạ, vinh quang . Như vậy là nghĩa thế nào ? Tại sao ?

                          Khi nguời viết này thỉnh

                          “Xin Dịch Kinh giúp cho hiểu biết thêm về số mạng“

                          thì quẻ gieo ra cho lời vấn hỏi này đã là như sau:

                          1 1 2 3 0 1

                          (Quẻ số 38 , biến ra quẻ 61)


                          Thành quái


                          Quẻ số 38 : Hỏa Trạch Khuê




                          “Trái nghịch nhau”. Trên là lửa, dưới là chằm nước, hai thể khác hẳn nhau. Đối nghịch và chia lìa như vậy thì không làm được việc lớn. Tuy vậy nhưng vẫn có thể thành công trong việc nhỏ. Những thứ trái nghịch trong trời đất thật ra cũng có cái mục đích, cái công dụng của nó. Vật tuy có khác, nhưng lý lẽ thì vốn giống nhau. Bao la như thiên hạ, vạn vật lìa tan muôn phía mà thánh nhân vẫn có thể kết hợp lại thì công dụng quả là lớn lắm thay .










                          Biến quái



                          Quẻ số 61 : Phong Trạch TRUNG PHU




                          “Trung tín, chân thành”. Đức chân thật mà lớn tới độ cảm hoá được cả loài heo, loài cá thì còn gì tốt hơn nữa. Người trung tín sẽ không còn chứa chấp một thành kiến, nghi kỵ nào hết. Được như vậy thì dù có gặp hoàn cảnh gian nan như phải qua sông lớn cũng sẽ thuận lợi. Sự kiên tâm bền chí sẽ luôn luôn giúp ta thành đạt. Kẻ hiểu đạo lúc nào cũng dùng sự bao dung và khoan hồng mà đối xử và xét đoán người khác.






                          Vài ý nghĩ thêm về quẻ Dịch số 38 và 61:

                          Quẻ KHUÊ (mâu thuẫn, đối nghịch) nói trên chỉ huớng cho ta thấy cái lẽ dĩ nhiên và cần thiết của sự tuơng phản trong đời sống: Trời phải có Đất, có trên tất có duới, có trong thì có ngoài, có lành thì có dữ . Muốn tạo nên đuợc một vở kịch, một sự tình lâm ly thì cần phải có một bối cảnh lắc léo, một khuôn khổ khắc nghiệt . Tình tiết càng éo le gây cấn bao nhiêu thì câu chuyện sẽ càng mùi mẫn dài giòng bấy nhiêu ! Những anh hùng trong vở kịch mà không có các đối thủ ác liệt, hay nhiều thử thách gay go thì làm sao mà biết đuợc trình độ và tài nghệ của mình đã tới mức nào .


                          Kế tiếp là Quẻ TRUNG PHU, nói giúp cho ta biết nên giữ thái độ nào, và phải xử sự ra sao đối với mọi biến cố trong cuộc sống: Hãy giữ vững tấm lòng trung thực minh tâm của mình. Đây là cách tốt nhất để mà cảm hóa đất trời và vạn vật .





                          Nói tóm lại , theo như kinh nghiệm và nhận xét của người viết này thì KD không phải là để dùng trong việc tiên đoán về số mạng, hay là xem bói về tương lai gì đó . Tốt hơn hãy coi nó là một phương cách giúp nhắc nhở ta nên ráng nhìn và xem xét cuộc sống qua nhiều khía cạnh .

                          Mỗi một quẻ Dịch xuất hiện ra đều có thể được phân tích theo nhiều chiều hướng khác nhau. Mọi biến cố của đời sống thật ra cũng giống như vậy . Trong cuộc đời của chúng ta có rất nhiều sự việc mà ta không thay đổi được . Nhưng cái mà ta thay đổi được chính là cách nhìn và cách phản ứng lại với những biến cố đó . Ta có thể nhìn nó một cách chủ quan hay khách quan, hoặc là lạc quan hay bi quan. Rồi tùy theo cách nhìn đó và cái phản ứng đó mà tương lai mình sẽ tiến triển theo phương hướng nào .

                          Bình thường thì mọi người đều phản ứng theo những thói quen của mình, theo những quan niệm sẵn có . Trong các trường hợp quá khó khăn, nan giải, và bế tắc, thì KD có thể gợi giúp cho mình thấy những khía cạnh mới của vấn đề. Ít ra đi nữa , nó cũng sẽ cho ta thêm chút hy vọng phân giải và đối đáp được với các sóng gió ngang trái của cuộc đời .





                          http://just2be.atwebpages.com

                          Comment

                          • #14

                            Tình Yêu điêu đứng





                            Chuyện "Tình" ai dệt ai thêu

                            Trăm cơn ai oán, muôn điều trái ngang

                            Kiếp nguời khi hợp khi tan

                            Mây trôi theo gió, nuớc tràn theo mưa



                            Biển tình ... ngàn bến đong đưa .....





                            Trên đời có mấy ai mà chẳng khổ về tình. Khi bắt đầu vào đề mục tình yêu, kẻ này quả không biết phải viết làm sao cho ổn. Đã vậy, từ truớc tới nay vốn từmg có bao nhiêu sách vở, thơ văn, than thở thuyết trình thao thao bất tuyệt về Tình rồi. Bây giờ còn nói thêm chi nữa cho mệt sức nguời đọc.

                            Tuy nhiên cơ trời thúc đẩy, nguời viết này đã gạt qua một bên cái tính luời biếng e dè của mình để mà thử suy nghĩ cho kỹ càng , phân tích cho rõ ràng, mong tìm cho đuợc ngọn ngành của cái hiện tuợng Tình Yêu . Trong đầu mới có nảy ra một ý tuởng thử cầu vấn với Dịch Kinh xem sao.

                            Tâm trí đã đặt ra một câu hỏi như vầy :

                            "Xin Dịch giúp chỉ giáo về Tình Yêu" .


                            Kết quả có hiện ra là quẻ số 13 , biến thành 32.


                            Quẻ số 13 : Thiên Hỏa Đồng Nhơn





                            Quẻ số 32 : Lôi Phong Hằng






                            Sau đây là các lời chú thích
                            chép từ sách KINH DỊCH TÂN GIẢI:



                            Quẻ 13 : Thiên Hỏa Đồng Nhân (TÌM BẠN)


                            9 *__________
                            9 *__________ Trên: Càn
                            7 __________
                            7 __________
                            6 *____ ____ Dưới: Ly
                            9 *__________



                            Đồng Nhân nói về nhhững nguời cùng chí huớng, có hoài bảo tìm nguời đồng tâm để mà hợp đạo, hợp tác .

                            Quẻ trên là Càn, vốn là sức hoạt động mạnh mẽ cuơng quyết. Quẻ duới là Ly, biểu hiệu của tri thức, là đặc điểm của nhũng nguời đôn hậu khoan dung có thiện chí cộng tác và thực hành. Mọi tổ chưc đoàn thể không đuợc dựa dẫm vào nhũng quan hệ riêng tư. Những quan hệ chung, công bằng và chi'nh trực mới là cần thiết nhất. Khi khởi đầu sẽ cảm thấy nỗi khổ của sự cô độc, nhưng không thể nào lựa chọn con đuờng nhàn hạ dễ dàng. Phải có một sự thành thưc thì tất sẽ vui vẻ.

                            Đại Tuợng của quẻ 13:

                            Càn là Trời, thuờng ở vị trí cao . Còn Ly là Lửa, cũng thuờng bốc cháy tít ngời. Đây chính là tuợng quẻ Đồng Nhân. Nguời quân tử gặp quẻ này cần có trí phân biệt để nhận biết ra nguời, hầu kết liên đồng chí.






                            Quẻ 32 : Lôi Phong HĂ`NG (Vĩnh Cửu, lâu dài , không biến hóa)


                            ____ ____
                            ____ ____ Trên: Chấn
                            __________
                            __________
                            __________ Dưới: Tốn
                            ____ ____




                            HĂ`NG tức là lâu dài , không thay đổi, biểu thị cuộc sống vợ chồng ổn định. Sau mối luyến ái thì sẽ đi tới hôn nhân.

                            Quẻ trên là Chấn, biểu thị nguời nam thanh niên . Quẻ duới là Tốn, biểu thị nguởi nữ thanh niên. Tình yêu truớc đó từng như là lửa cháy này biến thành cuộc sống bình an đều đặn . Nhưng như thế sẽ tự sinh ra khuynh huớng theo đuổi các biến đổi mới lạ . Đây là cái mầm của phong lưu phóng đãng, nếu chưa trừ đuợc sự mê hoặc dụ dỗ thì sẽ không có đuợc sự bền bỉ vĩnh cửu.

                            Cái đạo của trời đất cũng vĩnh cửu, không thay đổi, sinh tồn không ngừng. Quá trình biến hóa phối hợp không dứt, cứ thế mà tiến triển. Mặt trời, mặt trăng, chiếu rọi xoay vần vĩnh viẽn thuận theo luật trời. Sự biến hóa của 4 mùa như vậy mới mãi mãi tuần hoàn.






                            Vài lời suy luận thêm về quẻ Dịch 13 và 32:

                            Quẻ 13: ám chỉ về Tình Bạn, về cái mối quan hệ giữa nguời và nguời. Đây thật đúng là một cái yếu tố căn bản nhất của Tình Yêu. Một khi mà chúng ta đem rửa, đem lọc đi hết mọi hoa hòe màu sắc, mọi uớt át lãng mạn mơ màng vốn thuờng hay dính líu trong chuyện Tình, thì cái nguyên liệu chính còn lại quả là cái "mối liên hệ giữa nguời và nguời ".


                            Quẻ 32: xét về cách diễn tiến, thì cái kết quả dĩ nhiên và đáng nên có nhất của T
                            ình Yêu chính là : " sự kết hợp trong hôn nhân giữa 2 nguời, trong một sự bền bỉ lâu dài, trong một khung cảnh gia đình, xe duyên chồng vợ."


                            Tóm lại thì ra nó cũng khá giản dị, và căn nguyên cũng chỉ có vậy thôi. Cái hạt của "cây Tình Yêu" là để nẩy nở và phát triển như thế đó.

                            Lẽ tất nhiên, khi chúng ta gieo hạt "Tình Yêu" xuống, thì cái cây có mọc lên , nhanh hay chậm, lớn hay nhỏ, nhiều trái hay ít trái , đó còn tùy vào tâm tư, thái độ và hành động của mỗi nguời. Nó còn tùy vào cái chất luợng của môi truờng mà mỗi chúng ta tự vun xới tạo dựng lên trong cái thế giới riêng tư của mình.





                            http://just2be.atwebpages.com

                            Comment

                            • #15

                              chim trong lồng sắt





                              Trong giấc mơ hôm gần đây tôi thấy có một con chim nhỏ xíu mầu vàng đang bị vướng trong cái luới nhện giăng đầy bên trong một cái khung sắt hình hộp , giống như một cái bẫy chuột, treo lủng lẳng rất cao trên trần nhà .

                              Con chim đó đang vùng vẫy, cái mỏ nó há ra như kêu cứu, nhưng không phát ra âm thanh gì . Sau khi nhìn nó một hồi lâu tôi mới kiếm một cây sào dài để mà khều con chim đó ra . Tôi loay hoay khều thọc mãi đến khi từ trong cái lồng sắt đó có rớt ra một cái lết mỏ lết hình ống (tube spanner) mà hình như lúc truớc tôi đã có dấu cất dấu sau nhà phòng khi cần dùng tới . Từ trong cái lồng sắt đó còn rớt ra một túi giấy .

                              Bên trong túi giấy này tôi phát hiện ra xác của 4 con chim nhỏ . Trong số này có 2 con xem giống như vịt con mới đẻ . Mới nhìn thì tuởng là chúng đã chết, nhưng khoảng 30 giây đồng hồ sau thì chúng bắt đầu cử động, duỗi chân, vuơn cánh . Từng con một chúng đã đứng dậy rồi chạy tới chạy lui, moi xới khắp nơi như muốn tìm đồ ăn . Lúc đó có một bầy chim khác từ đâu bay tới tụ tập xung quanh những con chim nhỏ mới sống lại đây để mà theo dõi quan sát, ra vẻ rất hiếu kỳ .

                              Trong bụng tôi lúc đang mơ đó nghĩ rằng chúng có lẽ rất đói nên đã vô bếp kiếm chai sữa đem ra cho chúng ...




                              Rất ít khi nào mà tôi có một giấc mơ thật rõ ràng và nhiều chi tiết như vậy . Các hình ảnh và ấn tuợng này muốn nói cho tôi điều chi đó mà tôi chưa hiểu thấu .

                              Xin Dịch giúp tôi hiểu về giấc mơ con chim trong lồng sắt này .

                              Quẻ mà tôi gieo là :

                              2 3 3 2 2 2


                              Quẻ số 46 biến ra quẻ số 2


                              Quẻ số 46 : Địa Phong THĂNG




                              “Tiến lên, trổi dậy”. Vận tốt đang lên, tình thế thuận buồm xuôi gió, hứa hẹn thành công. Không có chi phải lo ngại. Cứ hướng trước mặt mà thẳng tiến, mọi sự sẽ tốt lành. Cũng như cái cây mọc từ từ trong lòng đất, kẻ hiểu đạo nên bền chí tích trữ tài đức từ thời niên thiếu. Đi từng bước một, không nên hấp tấp. Làm việc cần có sự linh động uyển chuyển cho thích ứng với thời thế.



                              Quẻ số 2 : Khôn vi Địa




                              Tính sâu dầy của đạo Khôn (Đất) chứa chở mọi vật, công đức vô biên. Bao dung, rộng rãi, sáng láng, lớn lao, mọi sự việc đều hanh thông. Vạn vật tuy bắt đầu từ Dương, nhưng mà được nuôi dưỡng là nhờ âm. Dương xướng âm họa. Đức tánh ôn hòa, mềm dẻo, điềm tĩnh sẽ mang lại thành công. Kẻ hiểu Đạo sẽ chú tâm xem xét thời thế để nhận biết những điềm do vận mạng đem tới, và theo đó mà hành động. Tự mình kiên tâm mà làm việc. Một khi âm đã đến cùng tột rồi thì mầm Dương sẽ bắt đầu lên.



                              Lời chú giải trong sách của ông NHL là như sau.

                              46. QUẺ ĐỊA PHONG THĂNG
                              Trên là Khôn (đất), dưới là tốn (gió)

                              Dịch: Lên: rất hanh thông, phải dùng người có tài đức (đại nhân), không có gì là lo ngại, cứ tiến về phía trước thì tốt.

                              Giảng: Tốn là gió mà cũng là cây. Ở đây hiểu là cây. Cây mọc ở dưới đất, mỗi ngày mỗi đâm lên cao, cho nên gọi là quẻ Thăng.
                              Cũng có thể hiểu: Khốn vôn là âm nhu mà tiến lên ngoại quái là vì thời tiến lên thì nên như vậy chứ bình thường thì dương mới thăng mà âm thì giáng. Tốn có tính nhún, khôn có tính thuận; lại thêm hào 5 âm có đức nhu và trung , ứng với hào 2 có đức dương cương, cho nên rất hanh thông. Phải dùng người có tài đức (hào 2) thì mới không có gì lo ngại. “Nam chinh” là tiến về phía trước mặt, chứ không có nghĩa là tiến về phía Nam.
                              Đại Tượng truyện khuyên xem quẻ này nên thuận đạo mà sửa đức, mỗi ngày một chút, lần lần sẽ rất cao (tích tiểu dĩ cao đại).



                              2. Quẻ Thuần Khôn
                              Nội quái, ngoại quái đều là Khôn.

                              Dịch: Khôn có đức đầu tiên và lớn, hanh thông, thích đáng, đức chính và bền của con ngựa cái. Người quân tử có việc làm mà thủ xướng thì lầm, để người khác thủ xướng mà mình theo sau thì được. chỉ cốt lợi ích cho vạn vật. đi về phía tây nam thì được bạn, về phía đông bắc thì mất bạn. An lòng giữ đức bên vững, tốt.

                              Giảng : Quẻ Càn gồm 6 hào dương, quẻ Khôn gồm 6 hào âm. Càn “tượng” (1) trời thì không “tượng” đất. Càn cương kiện thì Khôn nhu thuận. Càn tạo ra vạn vật ở vô hình, thuộc phần khí; nhưng phải nhờ Khôn vạn vật mới hữu hình, mới sinh trưởng, cho nên công của Khôn cũng lớn như công của Càn; chỉ khác Khôn phải ở sau Càn, tùy theo Càn, bổ túc cho Càn; cho nên các đức nguyên, hanh, lợi, Khôn có đủ như Càn; chỉ riêng về đức trinh (chính và bền) thì Khôn hơi khác: tuy chính và bền nhưng phải thuận.

                              Cũng vì Khôn có đức thuận, cho nên khởi xướng phải là Càn, Khôn chỉ tiếp tục công việc của Càn. Người quân tử nếu ở vào địa vị khôn, phải tùy thuộc người trên thì làm việc cũng đừng nên khởi xướng để khỏi lầm lẫn, chờ người ta khởi xướng rồi mới theo thì được việc, như vậy là có đức dày như đất, chở được muôn vật, lớn cũng không kém đức của trời (Càn): “Quân tử dĩ tự cường bất tức” là bài học rút ra từ quẻ Càn.



                              http://just2be.atwebpages.com

                              Comment

                              Working...
                              X
                              Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom