Mùa xuân là mùa của những gì tốt đẹp nhất, từ vạn vật đến con người.
Con người ngoài những mong ước, hoài bảo thể hiện qua những lời chúc tụng trong 3 ngày tết còn là cơ hội để thể hiện tài năng, sự khéo léo qua những tác phẩm để dâng lên Tiền nhân, ông bà, cha mẹ và những người thân thuộc, bạn bè, …Một trong những phẩm vật đó là bánh mứt.
Nói đến bánh mứt thì không đâu bằng Huế.
Trãi qua những cái tết từ thuở ấu thơ cho đến khi trưởng thành. Tôi chứng kiến công việc tất bật của bà nội, bà chị, chị dâu qua việc làm bánh mứt. Kể từ ngày 23 tháng chạp âm lịch, nghĩa là sau ngày đưa ông Táo về Trời là các bà đã lao đầu vào làm mứt rồi kế đến làm bánh. Nếu kể ra đây thì không xuể. Nào là mứt gừng, mứt bí đao, mứt dừa, mứt khoai, mứt cà rốt, mứt cà chua, …
Còn bánh thì chỉ bánh in không thôi đã thấy túi bụi tưng bừng.
Nào là bánh đậu xanh khô, bánh đậu xanh ướt, bánh bột nếp, bánh bột bình trinh, bánh dừa, bánh phu thê, bánh măng. Bánh đổ thì có bánh thuẩn (bánh bông lan) và bánh truyền thống gói là bánh tét, bánh chưng mà kỉ niệm rực rỡ với tôi trong chiều 30 tết là hình ảnh nồi bánh tét mà bà nội tôi đã khụ nụ gói suốt đêm cùng với bà chị dâu để sáng hôm sau ngủ dậy, tôi đã thấy nồi bánh với ngọn lửa hồng khói nghi ngút chờ đêm Giao thừa sẽ hạ xuống để kịp cúng.
Nhắc đến bánh thì có thể nói quê hương của bánh in là Huế.
Hình ảnh dĩa bánh in khi cúng xong vơi sắc màu sắc xanh vàng đỏ trắng rất đẹp mắt làm cho tôi thích thú, vui thay khi được cha tôi gọi vào phân phát.
Hôm kia, con gái tôi cặm cụi làm bánh hạt sen. Một loại bánh mà cả nhà ai nấy đều ưa vì hương vị của bánh. Nó ngọt, bùi, khi nhai rất dịu, không khan cổ và lại rất thấm đậm do chất liệu của bánh được làm từ loại đậu trắng, hoặc đậu quyên hay đậu ngự. Hình dạng của bánh rất dễ thương tròn như viên bi và nhất là được gói trong loại giấy kiếng ngũ sắc rất bắt mắt, hấp dẫn.
Tuy nhiên quá trình làm ra nó thì quả là rất công phu.

1.Thành phần:
- Đậu trắng (có thể dùng đậu quyên): 1 kg
- Đường cát trắng: 1 kg
2. Cách làm:
- Luộc sơ qua đậu trắng, lưu ý không để cho chín. Mục đích là để lột vỏ.
- Bóc vỏ đậu trắng (lớp vỏ mỏng bao bọc đậu)
- Luộc chín đậu.
- Dùng máy xay sinh tố xay mịn (trước đây không có công đoạn này)
- Đường trộn với đậu vừa luộc chin. Cho vào nồi và để trên lò, nếu lò đất, lửa than âm ỉ đỏ thì rất tốt. Kẹt lắm thì dùng lò ga nhưng cho lửa vừa phải, tránh bị cháy.
- Dùng đũa bếp (đũa lớn) và giáo đều (quậy). Công đoạn này rất công phu, mất cả buổi vì phải ngồi túc trực bên lò, quậy đều cho đên khi nào bột đậu trắng nhuyễn đặc, lưu ý có thể thử được hay chưa bằng cách cho một ít vào lòng bàn tay vo nhẹ, nếu mà không bị dính tay là được.
- Sau đó để nguội hẳn.
- Vo đều thành từng viên tròn.
- Đặt lên lò lửa, sấy khô. Cẩn thận kẻo bị cháy bánh
- Gói bằng giấy kiếng ngũ sắc (giấy dầu trong). Nhớ xắp hai đầu giấy gói thành tua để tăng tính thẩm mĩ cho bánh.
- Tùy vào việc vo bánh to hay nhỏ mà số lượng bánh nhiều hay ít. Con gái tôi sau khi làm xong đếm được 250 cái.
3. Tại sai gọi là bánh hạt sen?
Theo tôi, vì hình dạng bánh là hình hạt tròn, giống hạt sen. Vả lại hương vị của bánh rất tinh khiết, ngọt mà không khắc lại thanh, mịn.
Mùa xuân, ăn bánh hạt sen để trở về cội nguồn dân tộc.
Ăn bánh hạt sen với tôi là sự hồi ức về kỉ niệm những mùa xuân của Huế, những ngày kị giỗ với niềm hạnh phúc được người lớn gọi vào cho bánh in, trong đó thích nhất là bánh hạt sen.
Tuổi thơ nào lại không vui khi được cho bánh in, xanh vàng đỏ tím, trong đó có bánh hạt sen!
Chúc bạn năm mới nhiều niềm vui!
Con người ngoài những mong ước, hoài bảo thể hiện qua những lời chúc tụng trong 3 ngày tết còn là cơ hội để thể hiện tài năng, sự khéo léo qua những tác phẩm để dâng lên Tiền nhân, ông bà, cha mẹ và những người thân thuộc, bạn bè, …Một trong những phẩm vật đó là bánh mứt.
Nói đến bánh mứt thì không đâu bằng Huế.
Trãi qua những cái tết từ thuở ấu thơ cho đến khi trưởng thành. Tôi chứng kiến công việc tất bật của bà nội, bà chị, chị dâu qua việc làm bánh mứt. Kể từ ngày 23 tháng chạp âm lịch, nghĩa là sau ngày đưa ông Táo về Trời là các bà đã lao đầu vào làm mứt rồi kế đến làm bánh. Nếu kể ra đây thì không xuể. Nào là mứt gừng, mứt bí đao, mứt dừa, mứt khoai, mứt cà rốt, mứt cà chua, …
Còn bánh thì chỉ bánh in không thôi đã thấy túi bụi tưng bừng.
Nào là bánh đậu xanh khô, bánh đậu xanh ướt, bánh bột nếp, bánh bột bình trinh, bánh dừa, bánh phu thê, bánh măng. Bánh đổ thì có bánh thuẩn (bánh bông lan) và bánh truyền thống gói là bánh tét, bánh chưng mà kỉ niệm rực rỡ với tôi trong chiều 30 tết là hình ảnh nồi bánh tét mà bà nội tôi đã khụ nụ gói suốt đêm cùng với bà chị dâu để sáng hôm sau ngủ dậy, tôi đã thấy nồi bánh với ngọn lửa hồng khói nghi ngút chờ đêm Giao thừa sẽ hạ xuống để kịp cúng.
Nhắc đến bánh thì có thể nói quê hương của bánh in là Huế.
Hình ảnh dĩa bánh in khi cúng xong vơi sắc màu sắc xanh vàng đỏ trắng rất đẹp mắt làm cho tôi thích thú, vui thay khi được cha tôi gọi vào phân phát.
Hôm kia, con gái tôi cặm cụi làm bánh hạt sen. Một loại bánh mà cả nhà ai nấy đều ưa vì hương vị của bánh. Nó ngọt, bùi, khi nhai rất dịu, không khan cổ và lại rất thấm đậm do chất liệu của bánh được làm từ loại đậu trắng, hoặc đậu quyên hay đậu ngự. Hình dạng của bánh rất dễ thương tròn như viên bi và nhất là được gói trong loại giấy kiếng ngũ sắc rất bắt mắt, hấp dẫn.
Tuy nhiên quá trình làm ra nó thì quả là rất công phu.

1.Thành phần:
- Đậu trắng (có thể dùng đậu quyên): 1 kg
- Đường cát trắng: 1 kg
2. Cách làm:
- Luộc sơ qua đậu trắng, lưu ý không để cho chín. Mục đích là để lột vỏ.
- Bóc vỏ đậu trắng (lớp vỏ mỏng bao bọc đậu)
- Luộc chín đậu.
- Dùng máy xay sinh tố xay mịn (trước đây không có công đoạn này)
- Đường trộn với đậu vừa luộc chin. Cho vào nồi và để trên lò, nếu lò đất, lửa than âm ỉ đỏ thì rất tốt. Kẹt lắm thì dùng lò ga nhưng cho lửa vừa phải, tránh bị cháy.
- Dùng đũa bếp (đũa lớn) và giáo đều (quậy). Công đoạn này rất công phu, mất cả buổi vì phải ngồi túc trực bên lò, quậy đều cho đên khi nào bột đậu trắng nhuyễn đặc, lưu ý có thể thử được hay chưa bằng cách cho một ít vào lòng bàn tay vo nhẹ, nếu mà không bị dính tay là được.
- Sau đó để nguội hẳn.
- Vo đều thành từng viên tròn.
- Đặt lên lò lửa, sấy khô. Cẩn thận kẻo bị cháy bánh
- Gói bằng giấy kiếng ngũ sắc (giấy dầu trong). Nhớ xắp hai đầu giấy gói thành tua để tăng tính thẩm mĩ cho bánh.
- Tùy vào việc vo bánh to hay nhỏ mà số lượng bánh nhiều hay ít. Con gái tôi sau khi làm xong đếm được 250 cái.
3. Tại sai gọi là bánh hạt sen?
Theo tôi, vì hình dạng bánh là hình hạt tròn, giống hạt sen. Vả lại hương vị của bánh rất tinh khiết, ngọt mà không khắc lại thanh, mịn.
Mùa xuân, ăn bánh hạt sen để trở về cội nguồn dân tộc.
Ăn bánh hạt sen với tôi là sự hồi ức về kỉ niệm những mùa xuân của Huế, những ngày kị giỗ với niềm hạnh phúc được người lớn gọi vào cho bánh in, trong đó thích nhất là bánh hạt sen.
Tuổi thơ nào lại không vui khi được cho bánh in, xanh vàng đỏ tím, trong đó có bánh hạt sen!
Chúc bạn năm mới nhiều niềm vui!
Comment