• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Người ở lại Charlie.Nhac Trần Thiện Thanh-Giọt Sương Long Lanh

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Người ở lại Charlie.Nhac Trần Thiện Thanh-Giọt Sương Long Lanh

    Người ở lại Charlie.Nhac Trần Thiện Thanh
    Giọt Sương Long Lanh


    Anh Hùng Mũ Đỏ Nguyễn Đình Bảo
    Tôi còn nhớ ngày nầy năm tháng cũ .
    Nơi quê hương lá đổ cuối mùa Thu .
    Anh dừng bước giữa biên thùy gió hú .
    Súng ghìm tay anh cố chận quân thù.

    Trời hôm đó đêm về mưa lạnh lắm .
    Pháo từng cơn , lửa cháy nát rừng xanh .
    Địch tràn lên tình thế thật mong manh .
    Anh thà chết chứ không hàng quân giặc .
    Địch bao quanh , bảo anh hàng sẽ sống !.
    Anh trả lời , sống nhục , có đáng không ?.
    Rồi đưa súng, bắn vào đoàn quân Cộng.
    Viên cuối cùng, anh trả nợ núi sông !.
    Người anh Hùng , người chiến sĩ trận vong.
    Anh vẫn sống , muôn đời anh vẫn sống .
    Sống trong em và trong cả muôn lòng .

    Nguyễn Thùy Trang

    Saigon,...
    Thùy Trang mến,
    Bài thơ của em khá hay, nhưng đọc xong sao tôi thấy ái ngại cho cố Đại tá Nguyễn Đình Bảo quá. Người "Anh hùng mũ đỏ" trong thơ của em, nói thật nhé, chẳng giống chút nào với hình ảnh bi hùng của người lính Nhảy Dù phong sương, thầm lặng ấy cả. "Nó" cải lương quá, y như hình ảnh một anh kép hát lên sân khấu đội nón sắt, mặc áo giáp mà tóc dài ngang vai vậy!!!
    ... Đọc "Mùa Hè Đỏ Lửa" của nhà văn quân đội Phan Nhật Nam và hồi ký của Thiếu tá Đòan Phương hải, tôi hiểu và rất kính trọng Đại tá Bảo- nói riêng, và những chiến sĩ của cả hai bên đã hy sinh mạng sống trên đồi Charlie- nói chung. Năm 2005 tôi đã một mình "bò" lên Charlie, chỉ để thắp cho họ một nén nhang... Chính vì vậy mà tôi phẫn nộ: Sao em lại có thể viết về HỌ một cách tùy hứng, cẩu thả như thế được? Em biết tôi nghĩ gì khi đọc xong bài thơ này không? Hình ảnh người "Anh hùng mũ đỏ" của em chỉ có thể tồn tại trong đầu một cô gái mơ mộng, hời hợt, lớn lên và "làm cách mạng" trong tháp ngà của mình mà thôi! Hãy chín chắn hơn đi, nếu em muốn làm một cái gì đó có ích cho Quê hương Việt Nam.

    Nhạc sỉ Trần Thiện Thanh viết nhạc phẩm này để vinh danh ,và tưởng nhớ ......Ngày 25/3/1972 Tiểu Ðoàn 11 Nhẩy Dù do Trung làm Tiểu Đoàn Trưởng vừa từ Sài Gòn ra Quân Khu II được trực thăng vận đổ ngay vào căn cứ Charlie thay thế TĐ2ND trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa tại mặt trận Tây Nguyên. Ngày 12/4/1972 khoảng 11 giờ trưa đạn pháo của địch quân đã đánh trúng vào hầm Trung Tâm Hành Quân của Tiểu Đoàn và Tr/T Nguyễn Đình Bảo đã bị tử thương. Trung Tá Nguyễn Ðình Bảo (5/1971 -- 12/4/1972 ) thay thế Trung Tá Ngô Lê Tỉnh sau trận đánh tại Căn Cứ 6 cho đến khi tử trận tại đồi Charlie. Thiếu Tá Lê Văn Mễ (12/4/1972-11/1972) thay thế Trung Tá Nguyễn Đình Bảo tại đồi Charlie đến tháng 11/1972. Nguyên Trung tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù. Ngày 7/4 Việt cộng pháo kích mạnh lên căn cứ Charlie do Tiểu đoàn 11 Dù của Trung tá Nguyễn Đình Bảo trấn giữ. Bộ chỉ huy Lữ đoàn 2 Dù yêu cầu cho TĐ11Dù được hành quân lưu động nhưng không được Bộ tư lịnh quân đoàn II của Tướng Ngô Dzu chấp thuận, do đó đã đưa đến cái chết oan uổng của Trung tá Tiểu đoàn trưởng khi việt cộng đổ mưa pháo xuống ngày 11/2/72 và tấn công biển người vào căn cứ. Tiểu đoàn 11 Dù dưới quyền của Thiếu tá Lê Văn Mễ Tiểu đoàn phó phải mở đường máu để rút khỏi căn cứ. Trung tá Bảo tử trận ngày 12 tháng 4 năm 1972 trên đỉnh Charlie thuộc tỉnh Kontum vùng II chiến thuật trong trận Mùa Hè Ðỏ Lữa 1972. Được thăng cấp Đại tá sau khi tử trận. Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã sáng tác bản nhạc Người Ở Lại Charlie để vinh danh cố Đại Tá Nguyễn Đình BảoCố Trung Tá Nguyễn Đình Bảo đã nằm yên lại Charlie ngày 12 tháng 4 năm 1972 khi vừa đúng 35 tuổi. Rời Hà Nội vào Nam năm 18 tuổi thì ba năm sau, ông thi đậu Tú tài và tình nguyện gia nhập binh chủng Nhãy Dù sau khi tốt nghiệp Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Trong 14 năm ở lính, ông đã từng tham gia rất nhiều trận đánh lớn nhỏ từ khắp "4 vùng chiến thuật" từ trận Ấp Bắc, giải vây đồn Bổ Túc ở những năm 1960 mở đầu cho thời kỳ chiến tranh "giải phóng", ông đã "trưởng thành trong khói lửa" và thoát chết nhiều lần. Từ trung đội trưởng Tiểu đoàn 8, ông qua tiểu đoàn 3, rồi làm Đại đội trưởng Tiểu đoàn 1, rồi tiểu đoàn 9. Tên tuổi ông đã gắn liền với nhiều trận đánh khốc liệt như: năm 1965 giải vây Đức Cơ, năm 1966 ở Cheo reo, Bồng Sơn. Năm 1967 hành quân khắp vùng Thừa Thiên, Quảng Trị, từ sông Hương ra tới Phá Tam Giang, đèo Ba Giốc. Sau Tết mậu Thân 1968 thì về vùng đồng Ông Cộ, Hóc Môn, Bà Điểm. Sau đó là Tống Lê Chân, Kà Tum, sông Vàm Cỏ, Khe Sanh, Hạ Lào. Từ tháng 5 năm 1971 ông về nắm chức Tiểu Đoàn trưởng 11 của binh chủng Dù cho đến lúc cuối ở Charlie. Nếu còn sống, có lẽ ông đã lên cấp Tướng, nhưng sau khi tử trận ông được thăng một cấp lên là Đại Tá.Trong thời chinh chiến, người ta thường nói "Một là xanh cỏ , hai là đỏ ngực" có nghĩa là nếu chết thì được chôn cất đàng hoàng, hoặc chiến thắng ở mặt trận thì được mang huân chương màu đỏ trên ngực áo. Nhưng trường hợp cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo ở đây, thì ông đã nát thân nơi Charlie mà không có được cả một nấm mồ xanh cỏ cho ông. Trung Tá Nguyễn Ðình Bảo tại mặt trận Damber, Cam Bốt, năm 1971. Một năm sau tại căn cứ Charlie gần Kontum, một hỏa tiển 122-ly của Bắc Việt rơi ngay vào hầm chỉ huy. Trung Tá Bảo tử trận. Thiếu Tá Lê Văn Mễ lên "nắm" tiểu đoàn. Trong những ngày sau đó, nhiều trận thư hùng đã xảy ra. Cuối cùng, Tiểu Ðoàn 11 Nhảy Dù phải rút khỏi cứ điểm. Thương binh quá nhiều, phải mang theo, và xác Trung Tá Bảo đành phải để lại. Về sau này một trong những nhạc phẩm nổi tiếng nhất vào thời chiến là bài Người Ở Lại Charlie. Bài nhạc này do nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác để nói lên những nỗi niềm buồn khi hay tin xác của một người bạn đã vĩnh viễn ở lại trên cao điểm Charlie. .
    Similar Threads
  • #2


    Cố Đ/t Nguyễn Đình Bão tử trận vì đạn pháo tại căn cứ Charlie. Đạn nổ sập hầm, phải moi hầm mang xác Đ/T Bảo ra. Vì địch tiếp tục tấn công mạnh vô căn cứ, nên TĐ11ND phải bỏ xác Đ/T và các quân nhân tử trận lại và rút ra khỏi căn cứ (một việc mà Nhảy Dù không bao giờ làm)
    Bài thơ này rất hay, nhưng có thể tặng Cố Đại Úy Nguyễn Văn Đương TĐ2PBND hy sinh (tự tử, không đầu hàng địch) tại đồi 30 trong chiến dịch Lam Sơn 719 Hạ Lào.
    Dầu sao cũng tặng Thùy Trang một bông hồng.
    ....
    Thùy Trang mến!
    Cám ơn Thùy Trang đã chia sẻ tâm tình qua bài thơ"Người Anh Hùng Mũ Đỏ". Có lẽ Thùy Trang đã không vui khi nhận được một vài comments phản bác, ngược lại cũng có một số các Bác, các Chú, các Anh đã hiểu và thông cảm với Thùy Trang... mình viết và mọi người có quyền đọc và suy nghĩ theo cảm tính riêng; Với tôi, ai nói gì thì nói mình cứ viết những gì mình cảm nhận được.
    Mọi suy nghĩ đều có thể thay đổi theo thời gian, nói như thế không có nghĩa là mình phản bội quá khứ hay phản bội chính mình. Ý thức, suy nghĩ và hành động của chúng ta tùy thuộc vào hoàn cảnh sống: "Sông có khúc, người có lúc" Đứng trong căn nhà mái thấp ta phải cúi đầu; Cúi đầu ở đây không có nghĩa là chấp nhận hay bị khuất phục, mà cúi đầu để tránh những cái khó khăn có thể xảy đến với bản thân, với gia đình để đến lúc nào đó thoát ra khỏi cảnh o ép đó, mình sẽ mạnh dạn đứng thẳng mà nói lên sự thật, nói lên những bất công, oan trái mà chúng ta ta phải ch5u đựng trong quá khứ.
    Có Chú, Bác nói Thùy Trang: "Đồ con nít ranh làm gì biết về Mùa Hè Đỏ Lửa..."; Đúng vậy, Thùy Trang may mắn sinh ra sau cuộc chiến, nhưng như thế không có nghĩa là Thùy Trang không được quyền biết đến quá khứ, đến lịch sử. Ngày nay, chúng ta sống lưu vong nơi xứ người, thế nhưng chúng ta vẫn luôn hô hào dựng nước, giữ nước theo gương Trần Hưng Đạo, Quang Trung Nguyễn Huệ, Hai Bà Trưng, v.v... thế chúng ta có biết , có sống vào thời đại của các bậc tiền nhân ấy chăng, tất cả đều là lịch sử mà chúng ta cần trân trọng và hiểu đúng về nó. Khi Thùy Trang gửi gấm tâm tư của mình qua những vần thơ đó chính là Thùy Trang đã nhận thấy đâu là sự thật của lịch sử, chứ không chỉ "đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào" mà Thùy Trang đã bị nhồi nhét vào đầu trong thời gian thơ ấu.
    Cũng là người từng cầm súng như Bố Thùy Trang, mặc dù ở hai giới tuyến khác nhau, thế nhưng chúng ta không thể oán trách hay thù hằn nhau, cái để chúng ta thù hằn, lên án chính là cái chế độ đã đưa đất nước và dân tộc đi ngược lại với tiến trình của nhân loại.
    Hãy tha thứ, hãy thông cảm cho nhau, có như thế mới xóa bỏ được hận thù để cùng nhau góp tiếng nói xây dựng Dân Chủ, Nhân Quyền cho đất Việt mến yêu.
    Vài lời chia sẻ cùng Thùy Trang, mong nhận được thật nhiều tâm tư Thùy Trang qua những lời thơ câu văn qua homepage này
    Vietland.net
    Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 27-01-2012, 06:15 PM.

    Comment

    Working...
    X
    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom