• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

LƯ HƯƠNG KÝ- Bút Kí hay Sấm Kí Trạng Trình

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • LƯ HƯƠNG KÝ- Bút Kí hay Sấm Kí Trạng Trình

    Bút Kí hay Sấm Kí Trạng Trình




    Theo tư liệu khả tín, Trạng Trình đã cho làm một lư hương bằng gốm mầu gan gà pha mận chín, đặt vào bàn thờ ngoại tổ họ NHỮ ở làng Yên Tử Hạ, Tiên Lãng, Hải Phòng. Lư hương đã bị vỡ thời 1950, một mảnh vỡ có chữ được bảo quản tới năm 1960 cũng đã mất, nhưng bài Lô Hương Kí‎ thì may thay được ghi chép trong gia phả họ Nhữ như sa:

    Trí hiếu dĩ phụng tiên
    Vị viên nguyên phúc viên
    Lại tam tam thế hựu
    Lịch số sổ bách niên
    Thế bát phùng khuyết biệt
    Chu ngũ phục nguyên tuyền
    Hữu xương hồ nhân thập
    Hữu xí hồ song thiên
    Long xà an sở ngộ
    Đỉnh xuất tử tôn hiền
    Nội ngoại phả nhị chi
    Thuỷ chung như nhất phiên

    Thời lộ huyền vi chỉ
    Xuất bất hoại kỳ yên
    Cung lô hương vu tổ
    Kiến long vị tại thiên

    DỊCH TẠM (1)

    Chí hiếu thờ tổ tiên
    Phúc chưa tròn sẽ đầy
    Ba ba đời nữa(2)
    Trải qua mấy trăm năm
    Đời thứ tám khuyết biệt
    Khoảng 500 năm lại nguyên tuyền
    Thịnh vượng thập phương đến
    Trọng vọng kính song thân
    Thìn Tỵ gặp bình an
    Con cháu hiền thảo như chim đĩnh
    Nội ngoại hai bên
    Thuỷ chung như một

    Cơ trời huyền vi chưa thể lộ
    Một vài câu không thể dừng
    Lư hương dâng tiên tổ
    Thấy rồng hiện trên trời.

    NGUỒN GỐC bài Lư Hương Kí

    Bà mẹ Trạng Trình là Nhữ thị Thục, hiệu Lan Hoa, con gái tiến sĩ Nhữ văn Lan, Thượng thư Bộ Hộ đời Lê Thánh Tông (1460-97), bà tinh thông kinh sử lí số, đoán trước nhà Lê sẽ suy vong 40 năm sau Lê Thánh Tông. Sau bà lấy ông Văn Định, sinh ra Nguyễn Văn Đạt tức Nguyễn Bỉnh Khiêm. Vì không hài lòng với chồng trong việc dậy dỗ con (bà muốn dậy con thành vua), nên bà bỏ về làng cha mẹ Yên Tử Hạ sống, làng này chỉ cách Trung Am bên kia sông Hàn. Có thể vì người con trai của cụ Nhữ, anh bà Nhữ thị Thục, di lên Cẩm Giàng Hải Dương (theo lời khuyên của thầy địa lí Tầu), nên bà Thục về trông nom gia trang họ Nhữ chăng? Chỉ biết khi bà mất, nhà Mạc phong là Từ Thục phu nhân, thì Trạng Trình cho người con thứ 7 là Nguyễn Ngọc Liễn (con út) sang Yên Tử Hạ trông coi mồ mả từ đường cố ngoại Nhữ văn Lan và bà ngoại Nhữ thị Thục. Trạng Trình dâng lư hương và viết bài kí dâng nhà thờ họ ngoại này.


    Bài Lư Hương Kí, một dấu ấn về khoa lí số Trạng Trình

    Ông ngoại đỗ tiến sĩ đời Lê 1463, làm quan to Thượng Thư Bộ Hộ triều Lê, cha ông là Văn Định cũng được phong Thái bảo Nghiêm quận công, còn chính Trạng Trình lại ra thi và làm quan cho nhà Mạc, là triều đoạt ngôi triều Lê. Cho nên với tài lí số Trạng Trình đã từng nói, theo truyền thuyết: sinh Nguyễn tử Giang, nghĩa là sinh thời mang họ Nguyễn, sau khi chết sẽ là họ Giang, là vì con cháu sẽ phải cải tên đổi họ để tránh sự trả thù của phe Lê/Trịnh thắng thế năm 1592 (Trạng Trình mất 7 năm trước, 1585). Quả vậy, người con trưởng của Trạng Trình là Hàn Lâm tên Hầu đã đổi thành họ Giang, hiệu Hàn Giang cư sĩ , vào vùng Trường yên Hoa Lư (Ninh Bình) ẩn dật. Tới nay, dòng họ Giang đích tôn của Trạng Trình đã lập nghiệp được 17 đời (khoảng 25 năm 1 đời), con cháu lên tới 3000 người. Trong 7 người con của Trạng Trình, chỉ có con cả là văn, 6 người khác đều theo võ nghiệp phò Mạc. Một vị họ Giang nổi danh khác là Thám hoa Giang Văn Minh, làng Đường Lâm, Sơn Tây, rất có thể là dòng họ Nguyễn Bỉnh Khiêm (hàng cháu?) vì ông sinh vào năm 1573, đỗ đầu, Thám hoa vào năm 1628 khi 56 tuổi, đi sứ Tầu năm 1638, ông là người đã trả lời câu đối xấc láo của quan Tầu :

    Đồng trụ chí kim đài dĩ lục
    Cột đồng tới nay rêu xanh phủ

    bằng câu đáp đầy khí phách :

    Đằng giang tự cổ huyết do hồng
    Đằng giang từ xưa nước còn máu hồng

    Lấy chiến thắng Bạch Đằng đối lại Cột đồng Mã Viện, sứ giả Việt theo truyền thuyết bị Tầu giết và cho mang xác về nước, vua Lê Chúa Trịnh đều tán thán.

    Những điều đáng chú ý khi đọc những dòng Lư Hương Kí :

    1- Tuy là vật dâng cúng bàn thờ, nhưng Trạng đã lưu lại những lời tiên tri cho dòng họ cả trăm năm sau, đời thứ 8 khuyết biệt (200 năm), 500 năm nữa lại trở lại như trước, đúng khả năng tiên tri, ngũ bách niên tiền, ngũ bách niên hậu, hay gần với câu Sấm : Tổ truyền nhị thập ngũ, Cơ đồ ngũ bách niên về một vị thánh xuất Bạch Sỉ, phục hưng Lạc Việt. Nếu lấy khoảng đầu tk 16, là năm nhà Mạc lên (Chấn cung nhật xuất) 1527 thì khoảng 500 năm, hay chu kỳ 60 năm x 8 = 480 năm, thì dòng họ nội ngoại sẽ phục nguyên tuyền, 1527+480= 2007, khoảng đầu tk 21 vậy.

    2- Bốn câu cuối bài gói kín một tiên đoán về tương lai xa của nước nhà, khi Cung lư hương lên bàn thờ tiên tổ, thì Trạng thấy Rồng bay trên trời, kiến long vị tại thiên, nghĩa là điềm thái bình, thánh nhân xuất lộ. Vận nhà vận nước đi đôi với nhau, khoảng năm trăm năm sau, nhà phục nguyên vào lúc nước phục nguyên.

    3- So với bài sấm ngày Thu Nhâm Dần 1542 đọc cho học trò Trương Thời Cử :

    Bốc đắc Càn thuần quái
    Sơ cửu thoái tiềm long
    Ngã bất thế chi hậu
    Binh qua khởi trùng trùng
    Ngưu tinh tụ Bảo giang
    Đại nhân cư chính cung

    Thì thấy thoái tiềm long đối với kiến long tại thiên, trong Lư Hương Kí
    Ngã bát thế chi hậu, binh qua trùng trùng, tương ứng với câu Thế bát phùng khuyết biệt,
    Ngưu tinh và cư chính cung hợp với kiến long vị tại thiên, là vị trí của bậc đại nhân xuất hiện trên bản đồ thiên thư ngũ phục nguyên tuyền. Câu sấm : Xem í Trời có lòng khải Thánh, lại càng thấy rõ tiên tri Trạng Trình đi từ lẽ biến dịch :
    Bác vãng tĩnh quan tri tất Phục
    Nhất Dương dĩ nghiệm Địa Lôi trung
    Quẻ Bác qua, lặng yên xem Phục đến
    Một Dương nghiệm đến giữa Địa Lôi

    Mạt pháp mãi cũng có hồi thịnh pháp, Âm thịnh mãi cũng tới lúc Dương phục, đấy là luật vũ trụ, là thiên hạ tâm.

    Sấm Trạng Trình nhấn mạnh và xoay quanh Bảo giang, Bảo sơn, sao Ngưu, khảm phương (Nói cho hay khảm cung rồng dậy..), khảm cung là phương Tây, phương Tây đối với Bạch Vân Am, nơi Trạng ngồi ngắm sao (Hồng phúc xưa đã định Tây phương… Thác cư một góc kim tinh phương Đoài...) một bài thơ trong Bạch Vân Am thi tập xác định toạ độ :
    Hồng nhật đông thăng tri đại hải
    Bạch Vân Tây vọng thị thần châu
    (trích bài Ngụ Ý)

    nghĩa là từ Bạch Vân Am vọng trông về hướng Tây là kinh đô (Thăng Long), cũng là hướng tới Tản Viên và Bảo giang, nơi phát xuất của bậc Thánh quân vương, vào chu kỳ khoảng 500 năm sau nhà Mạc (Chấn cung xuất nhật, chỉ nhà Mạc từ hướng Đông lên ngôi 1527, rồi sẽ tới lúc Khảm phương rồng dậy, vào chu kỳ này.)

    CHÚ THÍCH

    1-Không có bản chữ Nho nên chúng tôi tạm dịch theo bản Hán Việt, so với bản dịch trong sách của xã Lí học, huyện Vĩnh Bảo, Hải phòng xb 2005, thì cũng có vài chữ không đồng nhất, như khuyết biệt trong bản Hán Việt lại thành khuyết liệt trong bản dịch. Ở đây chúng tôi để nguyên từ khuyết biệt.

    2-Tam tam nếu hiểu là 33 thì rất dài 33 x 25 =825 năm, có lẽ hiểu là 3 lần 3 là 9 thì hợp với câu thế bát (tám đời) hơn, hoặc câu Ngã bát thế chi hậu cũng là 8 đời. Còn hiểu Lại tam tam thế hựu là 33 đời thì phải chăng họ Nhữ kéo dài 33 đời nữa kể từ khi làm bài Lư Hương Kí ?

    Hạ Long Bụt sĩ
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom