• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Nghỉ ngơi Hiện tại

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Nghỉ ngơi Hiện tại

    Nghỉ ngơi Hiện tại

    Kính thưa quí bạn, cuộc sống con người vốn ngắn ngủi nhưng thật nhiều biến động thay đổi. Sự sống của mỗi con người chỉ kéo dài nhiều nhất khoảng chừng 100 năm; đa số con người chỉ sống được 70 năm là hết. Nhưng dù sự sống con người vắn vỏi như vậy, nhưng khát vọng của họ thì vô cùng. Ai ai cũng trải qua những năm tháng khắc khoải kiếm tìm cái gọi là “hạnh phúc, bình an, êm đềm.” Dù những tên gọi có thể khác nhau, nhưng xem chừng như bao lâu trái tim con người còn đập, thì khát vọng mong được lấp đầy, mong được no thỏa vẫn là một điều gì đó mà con người luôn mong ước, hoài vọng.
    Vậy thời gian nào là thời gian hạnh phúc nhất của một đời người? Có người cho là tuổi thơ là thời đẹp nhất của đời người. Có người cho là thời thanh niên khi biết yêu, hẹn hò là thời gian đẹp nhất, hạnh phúc nhất. Và cũng nhiều người cho là khi người ta bắt đầu nghỉ hưu nhìn con cháu xum họp vây quanh mình thì đó là lúc bình an đẹp nhất. Vậy theo bạn, lúc nào là đẹp nhất, hạnh phúc nhất, hoàn mỹ nhất trong đời bạn? Hôm nay, mục Sống Sao Cho Đẹp kính mời quí bạn chuyển qua một đề tài mới, Sống Hiện Tại, một đề tài xem chừng như khô khan, không hấp dẫn, nhưng nó thực sự thiết thực và hữu ích cho cái mà chúng ta dành cả đời mình để kiếm tìm và lấp đầy. Thực ra cái mà chúng ta khát vọng mong được lấp đầy không gì khác hơn chính là “hạnh phúc, bình an” cho cuộc đời của mình. * * * Anthony de Mello kể rằng, có hai người làm nghề đánh cá. Một người làm việc rất cực nhọc cả ngày đêm; anh mong ước kiếp thật nhiều tiền để có một cuộc sống sung sướng và thoải mái. Ngược lại, người kia làm việc chăm chỉ, nhưng chừng mực; anh hy vọng việc đánh bắt cá sẽ giúp anh có một cuộc sống ổn định và bình an. Một ngày nọ, người mong kiếm được nhiều tiền qua việc đánh bắt cá thấy người kia đang nằm ung dung hút xì-gà trên bến thuyền, anh ta liền hỏi: “Này bạn, sao bạn không lo đánh cá mà nằm thoái mái như vậy?” Anh hút thuốc trả lời, “Đánh bắt cá nhiều để làm gì?” Người kia đáp, “Để có thêm nhiều tiền.” Người hút thuốc hỏi tiếp, “Thêm nhiều tiền để làm gì?” “Để tôi mua thêm tàu lớn.” Anh làm việc vất vả trả lời. Nhưng người hút thuốc hỏi tiếp, “Anh mua thêm tàu lớn để làm gi?” Người kia đáp, “Thì tôi sẽ đi xa bờ và đánh bắt thêm nhiều cá.” Anh hút thuốc tiếp tục, “Sau khi bắt được nhiều cá anh làm gì?” “Thì tôi sẽ có thêm tiền.” “Rồi anh sẽ làm gì với số tiền ấy?” Anh hút thuốc hỏi. Người kia đáp, “Sau khi có nhiều tiền tôi sẽ nghỉ ngơi thoái mái.” Người hút thuốc với điếu xì gà trên tay phì phà nói, “Cần gì phải đợi đến lúc đó. Những gì mà anh đang mệt nhoài để mong thưc hiện được trong tương lai thì tôi đang làm một cách dễ dàng ngay bây giờ.” * * * Quí bạn thân mến, câu chuyện trên minh họa cho chúng ta thấy rằng giá trị của giây phút hiện tại thật cao quí. Hiện tại mới quyết định giá trị đời người và khả năng làm người của chúng ta chứ không phải tương lai hay quá khứ. Thật buồn thay, những toan tính, âu lo cho tương lai là một căn bịnh của nhiều người trong thời đại chúng ta. Con người thời đại văn minh ngày nay xem chừng như biểu lộ sự “chao đảo, lo lắng” cho tương lai hơn là thời đại trước. Những gia đình sống tại Việt Nam chỉ là những nông dân cày cấy chỉ đủ miếng ăn, nhưng xem chừng như tinh thần họ mạnh mẽ hơn những người có bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ tại Âu Mỹ. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, có tiền chưa chắc đã là “ổn định, bình an, hạnh phúc.” Hóa ra, mối nguy hiểm không phải là ở chỗ có tiền hay không có tiền, nhưng mối nguy hiểm nằm ở chỗ lo sợ về cuộc đời của mình đang ở phía trước. Lo cho sự an toàn, ổn định là nổi lo đáng sợ nhất của con người thời nay. Cái “ngày mai ấy, nắm tới ấy, tuổi già ấy” trở thành một thứ ám ảnh và lo âu cho nhiều người vốn đã có đầy đủ bảo hiểm. Cũng vì tương lai mà hôm nay tôi phải “cày” hai ba việc; chỉ vì tương lai mà tôi phải làm cả ngày Chúa nhật. Chỉ vì tương lai mà tôi làm việc đến nổi tôi quên mất những người thân, gia đình và bạn hữu của tôi. Quí bạn thân mến, ai sẽ bảo đảm là những vun đắp thiếu trách nhiệm của bạn hôm nay sẽ cho bạn một tương lai ổn định? Nếu hôm nay bạn không sống đủ trách nhiệm cho sức khỏe mình, cho gia đình mình, cho người thân mình, thì liệu rằng trong tương lai bạn sẽ sống có trách nhiệm cho mình và cho họ? st
    <Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng>
    Similar Threads
  • #2

    Sinh, Trụ, Hoại, Diệt

    Con người ta sinh ra, ai thoát khỏi: sinh, lão, bệnh, tử?


    Sinh, Trụ, Hoại, Diệt là định luật của tạo hóa, không có cách chi thay đổi được.
    Cây cối đâm chồi nảy lộc vào muà xuân, xanh tốt xum xuê trong mùa hè, lá héo vàng vào mùa thu, đến mùa đông thì lá vàng rơi rụng, chỉ còn trơ trụi cành cây. Rồi tới mùa xuân năm sau, cây lại đâm chồi nảy lộc. Cái chu kỳ sinh, trụ, hủy, diệt cứ tiếp nối nhau, không ngưng nghỉ.
    Ðời người là bể trầm luân, cõi thế gian đầy những ưu tư phiền não. Vạn vật đều bị chi phối bởi luật vô thường.. Vừa mới sinh ra cất tiếng khóc oa oa chào đời. Rồi lớn lên, bước vào đời với bao nhiều mộng đẹp. Thoắt một cái, mái tóc đã điểm sương, mắt đã mờ, lưng đã mỏi, 2 chân đã chậm chạp. Rồi cuối cùng, là hai tay buông xuôi, đi vào lòng đất, bỏ lại trên thế gian tất cả các thứ mà cả đời phải bôn ba vất vả mới làm ra được..
    Ðời người như giấc mộng. Người ngoại quốc cũng có câu: Life is too short. (cuộc đời quá ngắn) Thế mà, con người ta khi còn sức khỏe thì mải mê kiếm tiền, lo củng cố địa vị, danh vọng, không có thì giờ để hưởng đời đúng nghĩa.
    Cũng ít ai sửa soạn tâm tư để đón nhận những cái vô thường của tuổi gìa. Ðến khi mái tóc đã điểm sương, da đã nhăn, mắt đã mờ, chân đã chậm thì mới giật mình, rồi buồn phiền, thất vọng, nuối tiếc. Khi đó, bao nhiêu tiền của cũng trở thành vô dụng. Ăn uống thì phải kiêng thứ này, cữ thứ kia vì đường lên cao, cholesterol lên cao. Ăn đồ cứng không được vì hàm răng cái rụng, cái lung lay. Ði chơi xa thì không dám vì sức khỏe kém, đầu gối đau nhức. Nghe nhạc, xem phim cũng không được vì tai đã nghễng ngãng, mắt đã kèm nhèm.
    Người VN mình vốn cần kiệm, chăm làm, chắt bóp để có của ăn của để. Làm việc thì liên miên quên cả cuối tuần, bất kể ngày lễ hay ngày Tết. Làm thì nhiều, mà ít dám vui chơi huởng thụ như người Âu Mỹ..
    Suốt đời cặm cụi, nhịn ăn nhịn mặc, để dành, mua cái nhà cái cửa để một mai khi chết thì để lại cho con cháu. Sống như vậy quả là thiệt thòi.

    Người xưa đã nói:
    Một năm được mấy tháng xuân
    Một đời phỏng được mấy lần vinh hoa
    Và:
    Chẳng ăn, chẳng mặc, chẳng chơi
    Bo bo giữ lấy của trời làm chi
    Bảy mươi chống gậy ra đi
    Than thân rằng thuở đương thì chẳng chơi

    Con người có tham vọng, có nhu cầu nên mới bon chen. Suốt đời cứ miệt mài lo tìm kiếm những thứ vô thường mà quên mất chữ “nhàn”. Những thứ vô thường này là nguyên nhân đưa đến lo âu, căng thẳng, mất ăn, mất ngủ. Và nếu kéo dài có thể đưa đến bệnh tâm thần.

    Ông Cả ngồi trên sập vàng
    Cả ăn, cả mặc, lại càng cả lo
    Ông bếp ngồi cạnh đống tro
    Ít ăn, ít mặc, ít lo, ít làm

    Ðời người sống mấy gang tay
    Hơi đâu cặm cụi cả ngày lẫn đêm
    Hoặc là:
    Ăn con cáy, đêm ngáy o..o
    Còn hơn ăn con bò, mà lo mất ngủ.

    Người xưa tuổi thọ kém, ngay tới vua chúa cũng chỉ sống tới khỏang 50 tuổi. Tới 60 tuổi đã ăn mừng “lục tuần thượng thọ. Còn tới 70 tuổi, thì thực là hiếm hoi. Bởi vậy mới có câu: “nhân sinh thất thập cổ lai hy (tức là, người ta có mấy ai mà sống được tới 70).

    Ngày nay nhờ khoa học tiến bộ. Con người được sống trong điều kiện vật chất vệ sinh, và thoải mái hơn.
    Những phát minh của ngành y, dược đã giúp nhân loại vượt qua được các bệnh hiểm nghèo, mà người xưa kêu là bệnh nan y như bệnh lao, bệnh phong cùi, bệnh suyễn. Ngày nay người ta sống tới 80, 90 tuổi không phải là ít. Tuy nhiên sống lâu chưa phải là hạnh phúc. Hạnh phúc là luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời, biết tận hưởng cuộc sống. Muốn vậy thì cần phải giữ cho thân, tâm được an lạc.

    Thân, tâm an lạc là biết vui với những cái trong tầm tay của mình, chấp nhận những điều mình không thể nào tránh khỏi. Sống hòa hợp vui vẻ với mọi người xung quanh, không chấp nhất, tỵ hiềm. Lớn tuổi thì không làm ra tiền, nhưng cũng may, ở những nước tân tiến đều có khoản tiền trợ cấp cho người gìà để có thể tự lực mà không cần nhờ cậy vào con cháu. Các cụ gìà nên mừng vì sang được xứ này, thay vì ấm ức với số tiền quá khiêm nhượng, không thể tiêu pha rộng rãi như bạn bè.

    Già thì phải chịu đau nhức, mắt mờ, chân chậm, đừng nên than thân trách phận, cau có, gắt gỏng, đã không làm được gì hơn mà còn tạo sự áy náy, thương cảm cho những người xung quanh.

    Ở đời mỗi người một cảnh, vui với cảnh của mình, không suy bì, thèm muốn, ganh ghét với những người xung quanh.
    Biết đủ thì đủ (Tri túc, tiện túc).

    Người ta bảo trên 60 tuổi, mỗi ngày sống là một phần thưởng cho thêm (bonus) của Thượng Đế.

    Vậy thì hãy nên vui vẻ, tận hưởng những ân sủng mà không phải ai cũng có được : Ðời sống của mình vui tươi hay buồn thảm là tùy thuộc vào thái độ của mình đối với CUỘC SỐNG

    ST

    Comment

    • #3

      Cái giá của sự giận dữ


      Cái giá của sự giận dữ

      -Rimpoche Nawang Gehlek



      Không có sự sai lầm nào lớn hơn sự ghen ghét,
      Và không có điều gì mạnh mẽ hơn lòng nhẫn nhục
      Cho nên tôi cố gắng từng ngày
      Để học hỏi long nhẩn nhục
      Lời Phật dậy


      Giận dữ là tâm trí mong muốn xúc phạm và hãm hại người khác. Nhẫn nhục là kìm nén các hành động ấy. Giận dữ rất khó đối phó; nhẫn nhục rất khó triển khai. Nhẫn nhục là khả năng duy nhất thắng vượt nhẫn nhục.

      Một số người nói rằng giận dữ không đến nỗi tồi tệ lắm, rằng đôi khi dùng nó để giải thoát sự đau đớn ra khỏi lồng ngực. Một số nhà trị liệu còn đề nghị hãy tức giận. Tôi không thể có ý kiến gì với họ vì tôi không phải là một nhà trị liệu. Giận dữ, đố kỵ, và kiêu hãnh thúc đẩy con người đạt mục tiêu, ở trường lớp, trong công việc hãng xưởng, và trên mọi địa hạt trong cuộc sống. Dù rằng nó có thể đạt đựơc một vài sở thích, nhưng bất cứ thành công nào đạt đựơc qua các phương tiện ấy cũng phải trả giá đắt. Cứu cánh không nên và không thể biện minh cho phương tiện, đó là điều cần ghi nhớ. Sự bùng phát một cơn giận dữ sẽ không thể đem tới một lợi lộc lâu dài, dù nó có thể có kết qủa thoải mái trong giây lát.

      Giận dữ trả giá rất đắt. Nó đắt hơn nhiều phí tổn bạn phải trả cho nhà trị liệu. Về tinh thần nó làm tổn hao bạn rất nhiều đạo đức. Trong đời sống hàng ngày, nó làm cho bạn mất sự tinh túy, sáng suốt trong tâm hồn. Một tâm hồn thanh thản cần sự trong lắng, tinh túy như ly nước mát. Một phút nóng giận giống như bỏ bùn vào ly nước. Nóng giận làm bạn trở thành tệ hại và những người bạn đang giao tiếp cũng trở thành tệ hại—gia đình bạn, bạn bè, đồng sự, và xã hội bạn đang sống, tất cả đều trở nên tệ hại.

      Giả thử bạn có một đêm yên giấc. Bạn thức dậy. Hạnh phúc, thoải mái, tâm thần phấn chấn. Bạn trông chờ có một ngày tốt đẹp. Rồi bạn ra ngoài và gặp một việc khó chịu. Ví dụ một người đậu xe chắn lối ra mà bạn chẳng tìm thấy hắn ở đâu. Bạn nổi giận. Bạn tự nhủ, “Mình sẽ bị trễ. Mình sẽ thế này; mình sẽ thế khác. Trời thì lạnh qúa” thảng hoặc gì gì đó. Và rồi khi ấy, soi lại tinh thần mình. Thái độ hưng phấn không còn nữa. Mặt bạn dài ra. Lát sau cơn nóng giận qua đi, nhưng đồng thời nó cũng mang theo thái độ phấn chấn cuả bạn đi cùng. Bạn đâu có thường gặp những sự hưng phấn thích thú ấy đâu. Thỉnh thoảng mới có một dịp, nhưng giờ đây nó tiêu tan mất rồi.

      Nóng giận tước đi cuả bạn những thích thú cuả thể xác và sự thanh thản trong tâm hồn. Và chừng nào bạn còn giữ lòng ghét bỏ, cơn giận sẽ có cơ nổ ra giầy vò bạn. Chẳng có niềm hạnh phúc mới nào nẩy sinh trong bạn, mà niềm hạnh phúc cũ thì đã biến mất rồi. Bạn sẽ không có lúc nào để nghỉ ngơi; thậm chí không còn khả năng chú tâm trong công việc, trong suy nghĩ. Bạn luôn cảm thấy hình như có ai đã bắn tên xuyên qua trái tim mình. Nếu tâm thần rối loạn, nó còn có khả năng ảnh hưởng đến sức khoẻ cuả bạn nữa.

      Nóng giận tác động thế nào tới tương lai cuả bạn? Những lời dậy truyền thống cho biết rằng nóng giận giống như lửa, nó ngốn đi rất nhiều nguyên liệu cuả bạn. Nguyên liệu đựơc tạo ra bằng những đức tính tốt. Hãy tưởng tượng ra chỉ trong một giây phút nóng giận, biết bao hạt giống tốt bị tiêu hủy. Việc tạo nên một nghiệp tốt khó khăn biết chừng nào. Nó đòi hỏi nhiều cố gắng, nhiều suy tưởng, nhiều hy sinh. Rồi thì chỉ trong giây phút thôi, chúng bị tiêu huỷ hết.
      Nóng giận là một thói quen

      Nóng giận đột hiện chẳng cần cố gắng gì, nó giống như miếng bánh mì nướng bung ra khỏi chiếc máy nướng bánh. Nó là một thói quen. Chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta không thích nóng giận nhưng trong thâm tâm chúng ta cũng có chút ít thích thú khi làm việc ấy. Nóng giận cho chúng ta sự thoả mãn tạm thời: “Nó bung ra khỏi lồng ngực tôi. Tôi đã nói toạc ra cho cô ấy biết.” Dù sau đó chúng ta có thể hối tiếc về sự la hét cuả mình, hối tiếc không đủ mạnh để bám móc vào chúng ta. Chính sự thỏa mãn đang đeo bám chúng ta. Điều này rất khó nhận ra. Phần lớn chúng ta chối từ điều ấy. Nếu thoả mãn không là một thành tố trong ấy thì chúng ta chẳng bị móc ngoéo vào sự nóng giận và chúng ta đã có một thời khắc thanh thản. Chúng ta bị ép buộc phải tái phạm. Nó trở nên rất quyến rũ.

      Và khi bạn thả lỏng cho cơn nóng giận bung ra, nó sẽ bung ra thường xuyên. Bạn trở thành người khó tính, mất quân bình, khi nhận thức đựơc điều ấy, nóng giận đã trở thành thói quen. Gào thét, la hét và nổi cáu trở thành thói quen. Bạn có thể cảm thấy bạn thắng thế, nhất là khi thấy người chung quanh không còn chống cự lại nữa. Họ có thể giữ im lặng bởi vì họ thấy bạn không còn đáng để tranh cãi nưã, bởi vì họ không thích la hét ồn ào, hoặc vì lễ nghi giao tiếp, hay cảm nhận danh dự. Mà dù với bất cứ lý do nào đi nữa, cũng chẳng phải họ yếu và bạn mạnh hơn họ. Nếu giận dữ đem lại cho bạn cảm nhận quyền uy, bạn đang bị đui mù vì thịnh nộ.
      Tôi không nóng nhưng

      Có một người đang lái xe trên xa lộ và lắng nghe radio. Thình lình anh ta nghe được một thông báo; rằng “Trên một xa lộ ở đoạn nào đấy, có một người đang chạy ngược chiều. Yêu cầu mọi người nên cẩn thận.” Anh ta nhìn quanh rồi nói: “Chỉ một người lái ngựơc chiều thôi à? Có cả trăm đứa đang chạy ngược chiều kia kìa!” (vì anh ta không nhận ra chính anh đang lái xe ngược chiều).

      Làm sao chúng ta có thể tìm thấy tự do? Chúng ta phải nhận thức đựơc rằng những cảm tính tiêu cực đang cầm tù chúng ta. Chúng ta nhận biết sự nóng giận, nhận biết lòng đố kị, chúng ta biết hết, duy có một điều—chỉ thẳng vào chính mình—đó là sự nóng giận cuả tôi, tôi không thấy được lòng đố kỵ cuả tôi, tôi không thấy đựơc sự ngu tối cuả tôi. Tôi muốn từ chối tất cả những điều ấy. Nếu tôi cứ duy trì sự chối bỏ ấy, làm sao tôi có thể nhận diện đựơc nó?

      Một số người nghĩ rằng: “Đúng, nóng giận là bậy; ta không nên làm.” Rồi thay vì giúp cho cơn nóng giận mất đi, họ lại đè nén nó lại. Thay vì diệt nó, họ lại trữ nó lại. Bạn phải hiểu rằng nó còn đó. Một số người thẳng thắn sẽ bảo bạn rằng, “Tôi nóng giận.” Một số người khác thì nói, “Tôi không nóng, nhưng..”Đúng vậy không? Và rồi rất nhiều người khác bảo “Tôi chả có vấn đề gì cả, nhưng.. một ai đó có vấn đề.”

      Thực ra bạn đang có những vấn đề rất lớn trong con người bạn nhưng bạn không thấy. Bằng sự chối bỏ, bạn có thể vun đắp sự nóng giận cuả bạn ngày càng to lớn hơn. Rồi bạn có thể lôi kéo một số ít người khác vào cuộc, tạo ra thêm những rắc rối, những nghiệp xấu. Đó là điều chúng ta đang làm. Thay vì như thế, hãy cố gắng nhận biết. Cần sự nhận thức đúng. Nếu bạn có thể nhận thức được là bạn đang nóng giận và giành ra 1 hai phút để soi rọi lại tâm trí mình, bạn sẽ cảm thấy một chút ngỡ ngàng, một chút mềm lòng, cả một chút e thẹn nữa. Và khi những điều ấy xẩy ra, sức mạnh cuả cơn nóng giận sẽ bị giảm đi rất lớn.

      Có thể cần một tuần hay một tháng để nhận thức, thậm chí cả năm. Một số trong chúng ta nóng giận ngay với cả mẹ mình, luôn bực mình với mẹ.Chúng ta duy trì điều ấy trong nhiều năm. Nóng giận bao lâu không thành vấn đề. Điều quan trọng là phải nhận ra điều ấy. Rôì lần kế tiếp, cơn nóng giận cuả bạn sẽ không kéo dài như trước. Nó sẽ yếu dần đi, và rồi có lúc bạn có thể sẽ nhận ra rằng mình đang nóng giận. Rồi bạn sẽ thấy đựơc cơn giận đã đến với bạn ngay cả trước khi nó thực sự bùng ra, cuối cùng bạn có thể tránh đựơc.
      Điên tiết lên (tantrums)

      Vào năm 1960 khi tôi còn là trưởng ban chương trình truyền thanh bằng tiếng Tây tạng cuả đài phát thanh Toàn Ấn, có một vị giám đốc ở đó tôi rất kính trọng. Có một lần ông nổi dóa khi tôi đang trong văn phòng cuả ông. Ông bắt đầu la hét, gào thét và đập tay chân. Tôi bật cười. Tôi không thể nhịn được . Đối với tôi lúc đó, bộ mặt ông ta trông chẳng khác gì đít khỉ, có thêm bộ râu mép. Ông đuổi tôi ra khỏi phòng. Điều ấy đã chấm dứt sự kính trọng cuả tôi đối với ông.

      Khi bạn nổi điên lên, đấm đá vào tường, hãy nghĩ “Bộ dạng ta hiện giờ ra sao? “ bạn phải thực sự suy nghĩ như thế. Bạn phải nhớ lại, khi bạn mất bình tĩnh, khi bạn điên tiết, khi bạn bị cơn nóng giận điều khiển, lúc ấy khuôn mắt bạn nhăn như đít khỉ. Bạn không còn bộ dạng dịu dàng nữa đâu, bạn chẳng còn nho nhã, đẹp đẽ gì nữa. Bạn giống như đít khỉ, và mọi người chẳng còn kính trọng bạn nữa.

      Một lần cáu kỉnh đối với tôi là một kiểu tưới nước xuống từ sự ghét bỏ và giận dữ. Đó cũng là một kiểu giận dữ, nhưng không phải là tồi tệ nhất, kiểu muốn hại người. Cáu kỉnh giống như một luồng khí nóng bay lên. Chúng ta cảm thấy như có một luồng nóng trong người. Nó làm chúng ta mất suy xét chút ít, đó là lý do tại sao không tốt. Một cơn cáu kỉnh có thể đến từ lòng thương cảm: Tình yêu thương cuả bạn với con cái, học trò cuả mình, hoặc với cha mẹ già có thể làm cho bạn la hét họ. Nhưng nếu bạn cứ tái diễn thường xuyên, nó sẽ trở thành cơn giận dữ ghê hồn. Cho nên đừng tạo ra thói quen ấy. Bạn đang chơi với lửa đấy.
      Muôn mặt cũa cơn giận dữ

      Giận dữ khoác nhiều bộ mặt. Nó lẩn trốn trong ta. Khởi đầu là mất kiên nhẫn, rồi khó chịu, rồi cáu kỉnh, rồi giận dữ, và cuối cùng là sự ghét bỏ. Có những cơn nóng giận sôi sục, giận lạnh lùng, nóng giận run rẩy tay chân, và giận phát điên cuồng. Và rồi có khi giận ngay chính mình—điều mà chúng ta gọi là tự căm ghét (trách thân).

      Tự căm ghét cần thời gian để phát triển. Nó không đột phát. Đầu tiên là sự không thoả mãn. Thường thì nó khởi đầu vì ai đó nuôi trồng ý tưởng trong đầu óc chúng ta trong lúc thiếu thời hoặc vì một số mong muốn không đạt đựơc—bất kể là điều mong muốn gì, về hoan lạc, về tiền bạc hay về một mục đích nào đó mà lại không thực hiện đựơc. Chúng ta cố gắng làm cật lực để đạt yêu cầu hay mục đích. Có người làm hai công việc, ba việc, làm mọi thứ. Làm việc nhiều hơn, ăn ngủ ít hơn, không có thời giờ tĩnh dưỡng cho thể xác và tâm hồn, tất cả chỉ vì những ý muốn mình áp đặt lên chính mình. Chúng ta thường chẳng hay những ý muốn đó từ đâu đến và tại sao chúng ta phải theo đuổi chúng.

      Khi chúng ta làm việc quá sức mà vẫn chẳng đạt được ứơc mơ cuả mình, chúng ta bắt đầu tự trách mình. Chúng ta chỉ nhìn thấy mình có lỗi. Chúng ta nhìn sự kiện không đạt đựơc mục đích là một thất bại. Rồi chúng ta nói, “Chính là tôi, một sự thất bại.” Việc không đạt mục tiêu ngày trở nên mạnh hơn, và sự thất bại cũng ngày càng mạnh hơn, từ đó chúng ta coi mình là kẽ không có khả năng. Chúng ta không muốn mình thất bại, vì thế sự căm thù trở nên mạnh hơn tới lúc nó biến thành giận dữ. Cơn giận dữ biến thành ghét bỏ. Chúng ta thực sự bắt đầu làm hại chính mình.

      Nếu bạn giận dữ với chính mình, cơn nóng giận nổi lên như thể một sự không thoả mãn nói chung trong đời sống. Rồi một số người bắt đầu vin vào tinh thần để biện minh cho sự thất bại. Bạn tự nhủ bạn chẳng thèm để ý tới những thành công vật chất. Nhưng trong thâm tâm, sự nóng giận và tự trách mình làm cho tinh thần bạn có vẻ thoải mái dù điều ấy không thật sự như thế. Bạn nói rằng vật chất chẳng là cái quái gì nhưng trong thực tế bạn đã thất bại về đời sống vật chất và bạn không muốn thừa nhận điều ấy. Cho nên bạn hành động như thể bạn chẳng cần gì. Giả vờ hạnh phúc về một số việc, giả vờ mình là một thánh nhân. Đó lại là một khuôn mặt khác cuả sự nóng giận mà chúng ta không nhìn thấy. Nó chỉ trói buộc bạn ngày càng sâu hơn trong tiêu cực. Nó cho bạn một cái cớ để bạn rút lui khỏi cuộc sống, cung cấp một chỗ ẩn náu thay vì phải đối mặt với nó.

      “Không hề gì.” Cũng chơi cùng một trò như thế. Khi bạn nói chuyện với ai và đụng chạm vào một đề tài nhậy cảm, họ cố gắng che dấu nhưng nếu bạn càng đi vào sâu hơn, họ sẽ nổi đóa, nhưng họ không muốn bầy tò sự giận dữ, hay họ không nhận biết họ đang giận dữ, cho nên họ nói “Không hề gì.” Và rồi cố gắng tránh né nói về điều ấy. Dù bạn biết hay không, đó cũng là một triệu chứng cuả cơn giận dữ.

      Một số người che dấu mặt gồ ghề cuả sự nóng giận. Họ khoác khuôn mặt mượt mà cuả nó, ngay cả có thể bộ mặt yêu thương và đùm bọc, che lấp những tình cảm thực bằng mọi cách để không nghĩ rằng họ đã đem sự đau đớn đến cho người khác. Nhưng thực sự đó là một loại bạo lực. Chẳng hạn như: “Tôi đâu có mất bình tĩnh, và chính hắn mới nóng giận. Tôi càng bình tĩnh bao nhiêu thì hắn càng điên tiết bấy nhiêu.” Rồi họ cảm thấy thích thú hơn khi thấy người kia nóng nẩy hơn mình. Đó cũng là một bộ mặt khác cuả sự nóng giận.

      Sự đè nén có thể không giống với nổi giận, bởi vì bạn không thể thấy dục vọng tác hại, nhưng nó có thể tác hại đến cá nhân nhiều hơn bởi vì nó được tồn trữ trong kho chứa. Khi bạn đè nén cơn giận, có nghiã là bạn giữ nó lại để khỏi nổ tung lên, nhưng bạn đang nội thu nó đấy. Bạn có thể ăn không ngon ngủ không yên. Bạn khởi sự bằng cách trút bỏ sự bực bội ấy lên bất cứ ai—một người thư ký bán hàng, người bán săng ở cây săng—thay vì chính cái người khiến cho bạn bực bội. Đôi khi, sự đè nén lại mang một hình thức tự khẳng định. Bạn có thể nghĩ,” Thôi đựơc, ta sẽ làm việc thật cật lực để dậy cho hắn một bài học, ta sẽ thành một người nổi tiếng trên thế giới.” Đó cũng là sự giận dữ. Thoạt nhìn nó có vẻ tích cực, từ quan điểm tạo nghiệp, nó lại có vẻ không phải đúng như thế.

      Rất nhiều truyền thống khuyến khích người ta đè nén cơn giận, nhưng nó chỉ tạo ra thêm những vấn đề. Nó chỉ mua thêm thời gian, làm chậm đi những hành động sai trái. Nó có thể, trong thực tế, chỉ bồi đắp thêm nỗi giận dữ, và làm tăng thêm khả năng phản hồi cuả nó. Nổi loạn thường là kết quả cuả sự đè nén.

      Ngô Văn Xuân dịch





      __._,_.___
      Đã chỉnh sửa bởi quynh dao; 31-01-2012, 06:32 PM.
      <Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng>

      Comment

      • #4

        Cái giá của sự giận dữ

        đọc bài trên , ngoài đè nén sự nóng giận thì chúng ta nên làm gì để không còn nóng giận thật sự?

        Rất nhiều truyền thống khuyến khích người ta đè nén cơn giận, nhưng nó chỉ tạo ra thêm những vấn đề. Nó chỉ mua thêm thời gian, làm chậm đi những hành động sai trái. Nó có thể, trong thực tế, chỉ bồi đắp thêm nỗi giận dữ, và làm tăng thêm khả năng phản hồi cuả nó. Nổi loạn thường là kết quả cuả sự đè nén.


        Ngô Văn Xuân dịch








        __._,_.___
        Đã chỉnh sửa bởi quynh dao; 31-01-2012, 06:36 PM.
        <Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng>

        Comment

        • #5

          "Giận mất khôn” – ông bà ta nói vậy, nhưng ít ai biết cơn tức giận còn là hiểm họa cho sức khỏe và tuổi thọ.
          Tức giận là cảm xúc thay đổi từ nhẹ đến nặng, từ chịu đựng đến nổ bùng thành cơn thịnh nộ. Nó làm rung chuyển toàn thân và tạo ra những biến đổi tâm lý và sinh học phức tạp.
          Những rối loạn do tức giận gây ra
          Não bộ là cơ quan nhạy cảm nhất với các cảm xúc. Căng thẳng, tức giận sẽ làm hỗn loạn hưng phấn và ức chế. Hưng phấn mạnh dẫn đến hành vi quá khích. Một lượng máu lớn được đẩy lên não khiến ai tức giận cũng thấy đầu mình căng và nặng hơn. Thần kinh giao cảm bị kích thích đến tột đỉnh, mặt đỏ tía tai, tóc muốn dựng ngược và mắt đỏ ngầu. Vì thế chúng ta nghe mô tả “giận run lên” là vì vậy. Ở một số người cơn tức giận lan sang thùy chỉ huy vận động có thể co cứng cơ, nói lắp bắp hoặc không đứng dậy được. Tức giận và căng thẳng triền miên làm tăng tỉ lệ mắc bệnh tâm thần.
          Hệ thống tim mạch chịu ảnh hưởng sâu sắc khi chúng ta tức giận. Giáo sư Rachel Lampert (ĐH Yale ở New Haven, Mỹ) thấy rằng sự tức giận làm tăng nhịp tim. Nó giống như một stress khiến huyết áp tăng lên đột ngột vì tuyến thượng thận tiết ra adrenalin và noradrenalin. Với người có bệnh tim từ trước thì dễ bị loạn nhịp, có người phải cần đến sự hỗ trợ của máy móc mới qua khỏi. Ở người thiếu máu cơ tim dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim hơn.
          Gan: đông y cho rằng mọi sự căng thẳng, tức giận đều làm tổn thương gan – nộ thương gan. Tây y nói rõ hơn, gan như một quả tim thứ hai, tim rối loạn thì gan cũng rối loạn theo. Khi gan “rối” thì các chức năng quan trọng như chuyển hóa vật chất, thải độc cũng “loạn” gây ảnh hưởng toàn thân. Theo các nhà miễn dịch học, khi tức giận, tổng hợp protein kém, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động yếu đi và làm tổn thương tế bào gan. Do vậy những người mắc bệnh gan nhất thiết không nên nóng giận nhiều.
          Với hệ miễn dịch, tức giận gây rối loạn hoạt động của các tế bào miễn dịch khiến chúng không hoạt động ổn định. Tức giận triền miên sẽ làm hệ miễn dịch suy yếu và đẩy người ta đến với các bệnh nhiễm trùng dễ dàng hơn.
          Với hệ tiêu hóa, khi tức giận nhu động dạ dày, ruột rối loạn; dạ dày tiết dịch vị ít đi, nước miếng cũng giảm nên gây cảm giác khô miệng, tiêu hóa kém, đầy bụng, chán ăn, táo bón.
          Với hệ hô hấp, khi thần kinh bị kích động máu ứ ở phổi nhiều hơn, các phế nang giãn ra, màng phổi cũng giãn nở theo, hô hấp rối loạn, thông khí phổi giảm khiến độ bão hòa oxy trong máu giảm.
          Kiểm soát cơn tức giận
          Các chuyên gia tâm lý khuyên bạn hãy tìm một người chịu lắng nghe để tâm sự. Sau khi nói ra hết những điều ấm ức, bạn sẽ thấy lòng mình nhẹ đi. Bằng không bạn hãy ngồi trong tư thế thoải mái, nhắm mắt hít vào thật sâu, thở ra thật chậm. Làm như vậy trong 10 phút, cơn “bốc hỏa” sẽ dịu đi. Cách thứ ba là hãy đi dạo, đi bơi hay tập một môn thể thao ưa thích. Vận cơ sẽ giúp bạn lấy lại thăng bằng. Nếu đi khiêu vũ thì càng tốt.
          Bạn có thể nghe nhạc nhưng không nên nghe những bản nhạc buồn não nề mà nghe loại nhạc có tiết tấu vui hoặc nhẹ nhàng. Một số người tìm khuây khỏa trong vẽ tranh hoặc viết nhật ký. Nói chung, đi tìm sự chăm chú thích thú khác ta sẽ nguôi giận.
          Ở Mỹ mỗi năm có khoảng 400.000 người đột tử vì tức giận. Kinh thánh yêu cầu chúng ta phải phân biệt tức giận với phản ứng hay hành vi biểu hiện gây ra tội lỗi. Chọn cách kiểm soát cơn tức giận là việc của mỗi người nên làm trước những va đập của cuộc sống.
          (Theo TTO)



          Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 01-02-2012, 05:17 PM.

          Comment

          Working...
          X
          Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom