• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Kỹ nghệ làm tăm xỉa răng của Việt Nam

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Kỹ nghệ làm tăm xỉa răng của Việt Nam

    Kỹ nghệ làm tăm xỉa răng của Việt Nam

    Khi đọc xong và xem những hình ảnh này chắc hẳn các Gia Đình Việt Nam đã không tránh khỏi mua tăm của Việt Nam, răng cộ hư hết còn mang bệnh Ung Thư mà Bác Sĩ bó tay…!!!





    Tăm là thói quen với mỗi người Việt Nam sau những bữa ăn, ít ai biết rằng, phía sau đó là công đoạn sản xuất đáng giật mình, đặc biệt là công đoạn tẩy trắng tăm bằng đủ các loại hóa chất, đến người làm cũng phải đeo găng tay, khẩu trang mới dám “xông” vào.




    Xung quanh các bể ngâm tăm là ngổn ngang các can nhựa đựng hóa chất


    Có dịp đến thăm các xưởng làm tăm tại xã Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa – Hà Nội), điều dễ khiến du khách nhận ra là công nghệ sản xuất mặt hàng tăm tre ở đây đã khác xưa rất nhiều. Từ một xã chuyên sản xuất tăm bằng lao động thủ công cách đây vài năm thì nay, việc sản xuất gần như phụ thuộc vào máy móc. Tuy nhiên, có một công đoạn mà không máy móc nào có thể thay thế được và cũng là công đoạn khiến nhiều người dùng tăm lo sợ nhất từ trước tới nay chính là khâu tẩy trắng tăm.


    Nhiều hộ làm tăm ở Quảng Phú Cầu vẫn đinh ninh, việc dùng các loại hóa chất để tẩy trắng tăm là đương nhiên nếu muốn ra thành phẩm bắt mắt. Hơn nữa, việc này lại không tốn điện, không… độc hại.



    Khu vực dành cho việc tẩy trắng tăm rất đơn giản nhưng kín đáo


    Ông T, chủ một xưởng sản xuất tăm tại xã Quảng Phú Cầu cho biết: Cả xã này trước đây rất nhiều người sử dụng các hóa chất để tẩy trắng tăm nhưng giờ chỉ còn một số hộ gia đình vẫn giữ công thức cũ, trong đó có xưởng nhà ông. Theo ông T, việc tẩy trắng và chống mốc cho tăm bằng hóa chất… không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Để minh chứng, ông dẫn chúng tôi vào khu vực ngâm, ủ tăm để “mục kích”. Tuy nhiên, đến nơi, khái niệm “không độc hại” của ông T dường như không “ăn nhập” gì với những hình ảnh chúng tôi chứng kiến.


    Trong các bể ngâm tăm được xây bằng bê tông dày là thứ nước màu vàng đục đang sủi bọt. Các nhân viên phải bịt kín khẩu trang, đeo găng tay rất cẩn thận trong khi đảo các bó tăm. Xung quanh bể là ngổn ngang các can đựng hóa chất.


    Tăm được ngâm trong hóa chất để tẩy trắng và chống mốc


    Mùi hôi từ các hóa chất trong bể xộc lên khiến chúng tôi cảm thấy xốn xang, tức ngực. Khi chúng tôi muốn nhấc đầu một bó tăm lên để xem tác dụng của chất tẩy trắng, một nhân viên cảnh báo: không đeo găng tay thì đừng sờ vào, kẻo bỏng rộp tay.


    Lúc này, ông T mới cho biết: các hóa chất này ông vẫn nhập tại các kho ở phường Đức Giang (Long Biên – Hà Nội). Do quen biết nên mỗi khi mua, chỉ cần bảo lấy chất để ngâm tẩy tăm là họ xuất hàng. Cứ thế mang về, sử dụng theo công thức cố định mà không cần biết đó là… chất gì. “Nông dân như chúng tôi thì không cần phải biết các thành phần của nó đâu”, ông T nói.


    Sau khi tẩy trắng bằng nước hóa chất, tăm được đưa vào bể khô để ủ trong vòng 10h đồng hồ. Sau đó, theo yêu cầu của khách, tăm sẽ được tiện tròn, và ủ hương quế hoặc các mùi hương vị thơm khác.


    Tuy nhiên, theo anh B.Đ – chủ một xưởng sản xuất tăm hương lâu năm trong xã, thì các chất tẩy trắng phần lớn là NAHSO3, H2O2 (oxi đậm đặc). Theo đó, những bó tăm sau khi được tiện tròn ở xưởng sẽ được tẩy trắng và chống mốc rồi cho vào bể ủ khoảng 4 giờ, sau đó tiếp tục cho vào dung dịch xút ngâm thêm 2-3 giờ nữa trước khi vớt ra, phơi khô rồi đóng bó. Nhiều gia đình chỉ gia công đến giai đoạn này là xuất hàng. Nhưng nếu khách có nhu cầu, các xưởng ở đây sẽ tiếp tục thao tác cho ra tăm thành phẩm ở công đoạn cắt, làm trơn bóng tăm và ủ hương liệu quế.


    Khi được hỏi các hóa chất đó có gây độc hại cho sức khỏe không, anh B.Đ thừa nhận: ”Dung dịch này nếu bắn vào da sẽ làm rát và phồng đỏ, đặc biệt là xút. Mùi của xút cũng khiến người làm choáng váng mỗi khi mang tăm đi phơi dưới trời nắng gắt”. Nhưng chốt lại, anh BĐ khẳng định: “Tăm không ngâm hóa chất thì không thể trắng được và rất mau mốc”.


    ông Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ thực phẩm, đại học Bách Khoa Hà Nội – cho biết: Bất cứ một loại hóa chất nào khi dùng để tẩy trắng tăm đều có thể gây độc hại, và mức độ độc hại tùy theo nồng độ của các hóa chất. Hiện nay, một số hóa chất như Na2SO3, K2SO3, H2O2 được cho phép sử dụng trong việc tẩy trắng thực phẩm, nhưng theo tôi, dù ở góc độ nào thì cũng không nên sử dụng vì các loại hóa chất này khó bảo quản, trong quá trình vận chuyển có thể “biến chất” thành các hóa chất khác. Mặt khác, khi ngâm hóa chất để tẩy trắng tăm trong thời gian dài, các hóa chất này ngấm sâu vào trong, người tiêu dùng sử dụng sản phẩm vẫn rất nguy hiểm.


    —0O0—




    <Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng>
    Similar Threads
  • #2

    Nên dùng chỉ nha khoa - Cách xia răng bằng chỉ

    Lấy một đoạn chỉ dài khoảng 30-45cm. Cuộn hai đầu chỉ vào hai ngón giữa, căng đoạn chỉ này bằng hai ngón cái và ngón trỏ sao cho ở giữa còn một đoạn khoảng 3-5cm.


    Kéo nhẹ nhàng để sợi chỉ chui lọt vào kẽ răng, sau đó uốn sợi chỉ ôm quanh răng. Kéo chỉ lên xuống để làm sạch răng. Nên đưa sợi chỉ nhẹ nhàng dưới nướu một ít. Như vậy ở mỗi kẽ răng, ta lặp lại động tác trên ít nhất hai lần, một lần cho phía bên phải của kẽ răng, một lần cho phía bên trái.




    Luôn luôn xỉa kẽ giữa răng và lợi trong cùng. Tháo sợi xỉa ra từ từ khi xỉa.


    Xỉa xung quanh các răng trụ của cầu răng và dùng dây xỏ để xỉa phía dưới phần răng giả.


    Bạn có thể cảm thấy bị đau hoặc bị chảy máu lợi trong mấy ngày đầu tiên. Nếu vẫn bị chảy máu sau tuần lễ đầu dùng sợi xỉa, gọi cho nha sĩ của bạn. Nếu sợi xỉa khó sử dụng đối với bạn, hỏi nha sĩ về việc sử dụng một dụng cụ căng giữ sợi xỉa, hoặc một loại dụng cụ làm sạch kẽ răng nào khác.
    Một số điều cần lưu ý

    Khi dùng chỉ tơ nha khoa, đừng lo lắng nếu có chảy một ít máu ở vùng nướu dùng chỉ, đây là hiện tượng bình thường, nhất là trong trường hợp không sử dụng chỉ thường xuyên. Khi dùng chỉ mỗi ngày, hiện tượng chảy máu sẽ ngày càng ít đi và biến mất sau một thời gian.
    Việc chải răng và dùng chỉ tơ phải được thực hiện trên cả nướu và từng răng của cả hàm trên lẫn hàm dưới. Đặc biệt là các mặt xa của răng cối trong cùng vì nơi này thường bị bỏ sót khi chải răng.
    Mang theo chỉ tơ trong túi xách hoặc để trong ngăn tủ văn phòng để có thể sử dụng khi cần thiết. Đương nhiên là không dùng nơi công cộng.
    Lưỡi cũng là nơi đọng thức ăn, tạo hơi thở hôi. Nạo lưỡi 2 lần/ngày bằng cây nạo lưỡi sẽ giúp bạn có hơi thở thơm và sự tự tin.
    Đừng quên khám răng định kỳ 6 tháng một lần để có thể phát hiện và điều trị sớm những bệnh lý về răng miệng, cũng như có được những lời khuyên hữu ích từ bác sĩ nha khoa về tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn.
    Lợi ích của chỉ tơ nha khoa
    Dùng chỉ tơ Nha Khoa xỉa răng hằng ngày để làm sạch bợn răng và các mảnh thức ăn còn tồn đọng ở các kẽ răng cũng như kẽ lợi tận phía dưới đường viền.

    Mảng bám vi khuẩn hình thành trên bề mặt của răng sau mỗi khi ăn. Nếu đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa không đúng cách, mảng bám vi khuẩn sẽ hình thành, về lâu dài sẽ gây sâu răng và viêm nướu. Đây là lý do tại sao ta phải chải răng và dùng chỉ tơ nha khoa mỗi ngày.
    Khi dùng chỉ tơ nha khoa, mảng bám sẽ được lấy khỏi bề mặt răng (kẽ răng) trước khi chúng có cơ hội hình thành vôi răng. Mảng bám và vôi răng là nguyên nhân gây ra sâu răng cũng như các bệnh lý về nướu. Các bệnh lý nướu răng nếu không điều trị sẽ dẫn đến bệnh viêm nha chu, gây mất xương và cấu trúc nâng đỡ răng, làm răng lung lay. Viêm nha chu đòi hỏi rất nhiều phí tổn và thời gian điều trị.
    Nên tập cho trẻ thói quen dùng chỉ tơ nha khoa càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, trẻ 5-6 tuổi không biết cách tự làm sạch răng bằng chỉ tơ nha khoa, vì thế cha mẹ nên làm giúp cho cháu. Mặc dù răng của trẻ bé và kẽ răng rộng nên có thể không dùng chỉ, nhưng các răng cối sữa thường khít, vì vậy việc dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch thức ăn ở vùng này và ở mặt xa răng cối trong cùng là rất cần thiết.
    Các dạng chỉ tơ nha khoa
    Chỉ tơ nha khoa thường có hai dạng chính: dạng cuộn trong hộp và dạng gắn cố định trên một cung nhỏ giống như cung tên (stock handy dental floss, hay còn gọi là floss-toothpick). Chỉ tơ có thể có sáp hoặc không với đường kính lớn nhỏ tùy theo nhu cầu sử dụng.
    Ngoài ra, người ta còn thêm vào chỉ tơ một hoặc nhiều chất như: sodium fluoride, stannous flouride, chất kháng vi sinh vật (kháng khuẩn, kháng amip (anti-amoebic), chất ức chế sự lên men (anti-yeast), chất chống ung thư (antineoplatic), chlorexidine, triclosan, hương liệu...
    (Theo XINHXINH )
    <Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng>

    Comment

    • #3

      SÔNG CHẾT MẶC Ai, TIÊN THẦY BỎ TÚI
      Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 17-02-2012, 01:14 AM.

      Comment

      Working...
      X
      Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom