Câu chuyện Quỳnh Anh: Nạn nhân - chỉ là một nạn nhân
Việt Nam’s Got Talent đã qua tuần lễ thứ 7 nhưng sự kiện cô bé Quỳnh Anh vẫn sôi sục trên các mạng công cộng, các diễn đàn cá nhân và từ sân khấu tìm kiếm tài năng.
Cô bé 15 tuổi cùng gia đình đã thật sự bước hẳn vào một cuộc chiến tranh “ đòi lại danh dự và sự thật” mà dường như đã một mất một còn với ban tổ chức và công luận đang phê phán , châm biếm gia đình cô. Sau lá thư của cô bé 15 tuổi gửi Ủy ban giáo dục – văn hóa - thiếu niên nhi đồng của Quốc hôi. Sau người mẹ là người cha của cô lên tiếng phản đối vở hài kịch “Copy và bơm vá” trong “Thư giãn cuối tuần” phát sóng ngày 25 – 2- 2012. "Phải chăng đây là lời đáp lại của nhà sản xuất trước lời kêu cứu trong tuyệt vọng của cô con gái bé nhỏ của tôi…”Thư người cha viết như thế

Ngày 24/2, Quỳnh Anh gửi lá thư cầu cứu Quốc hội về việc bị nhà sản xuất lợi dụng để câu khách.
Vấn đề đã được đẩy đi quá xa từ một sự kiện lẽ ra là bình thường. Ban giám khảo loại thí sinh trong một cuộc thi .Gia đình thí sinh khiếu nại ban tổ chức.Cuộc thi nào cũng có thể xảy ra như thế.
Hãy xem xét sự kiện này từ góc độ gia đình trước đã. Theo truyền thống và thói quen của văn hóa gia đình phương Đông, cha mẹ hầu hết đều yêu mến con cái, đều tự hào về con cái mình nếu như con cái có những khả năng riêng mà ta thường gọi là “năng khiếu”. Tự hào về năng khiếu của con cái không có gì sai.Cái sai thường ở trường hợp cha mẹ, gia đình rơi vào “ảo tưởng” , đẩy cái năng khiếu nào đó thành dấu hiệu của một thiên tài.[!!!].
Sự ca ngợi bằng những lời lẽ thái quá nhiều lần , thường xuyên vô tình đã đẩy toàn gia vào thứ ảo giác thoạt nhìn có vẻ không gây nguy hiểm gì cho con cái, nhưng lâu dài nó sẽ hủy diệt thái độ tự trọng, biết xấu hổ của tất cả các thành viên tham gia trò “tụng ca”.Và nạn nhân không ai khác hơn chính là con cái mình : Những "tài năng ngộ nhận".
Cha mẹ, gia đình phải chịu trách nhiệm với con cái và xã hội trước nhất. Bất cứ người lớn tỉnh táo nào cũng nhận ra ngay không phải cô bé 15 tuổi kia mà là các bậc cha mẹ, anh chị em gia đình của cô mới là nguyên nhân đưa đến hệ quả hôm nay. Dư luận phê phán nặng lời vào không chỉ cá nhân cô bé vị thành niên. Nhưng cô bé là nạn nhân trực diện. Dư luận bao giờ cũng mang hai hệ quả. Nếu đúng đắn, nếu thuyết phục sẽ mang lại kết quả tốt cho sự sửa chữa sai lầm. Nếu nặng nề, ác ý sẽ mang lại hệ quả nguy hiểm đẩy một cá nhân chưa có kinh nghiệm sống, chưa đủ ý thức suy xét đúng sai vào những hành vi không khó để biết trước của sự quẫn trí.
Cô bé Quỳnh Anh thật sự đang hứng chịu áp lực nặng nề có thể gây thành hành động, phản ứng nguy hiểm cho cá nhân cho dù “thủ phạm” chính là những người lớn trong gia đình cô gây nên bằng phương pháp giáo dục sai lầm, đầy ảo tưởng về một “tài năng” khi nó chỉ là “năng khiếu”(nếu có).
Dư luận, truyền thông hãy cân nhắc quan điểm của mình. Đưa tin lạnh lùng hay còn mang tính nhân văn trước một sự kiện liên quan đến con người.Con người ấy còn quá bé bỏng.
Vấn đề của Quỳnh Anh chưa có dấu hiệu lắng xuống hay dừng lại. Dường như gia đình vẫn đang quyết liệt bảo vệ con bằng sự tố cáo, khiếu nại hay sẽ khiếu kiện hơn là bình tĩnh nhìn lại quan niệm “thương yêu con cái” của mình. Rất không vô ích nêu ra ở đây một quan niệm ít thấy của một nhà văn không muốn nêu tên ở Việt Nam. Ông là người chỉ đứng cạnh con cái sau một thất bại của nó. “Sự thất bại mang lại kinh nghiệm quí giá hơn những thành công. Hãy chỉ cho con cái những kinh nghiệm của thất bại để không vấp vào thất bại nữa. Thành công sớm như con dao hai lưỡi. Cái lưỡi sắc dễ làm đứt tay dễ đưa ta vào ảo tưởng. Khi ấy, con cái sẽ vin vai cha mẹ để đứng dậy và tiếp tục những hoài bão phía trước của mình.
"Thắng không kiêu – bại không nản” chính là lời khuyên quý giá của những người đi trước để lại cho chúng ta hôm nay và mãi mãi
Dư luận đúng đắn đang mong muốn chính gia đình của cô bé Quỳnh Anh nhận ra cách ứng xử đứng cạnh con cái này hơn. Cha mẹ cần phải làm lá chắn cho con cái sau thất bại của bé chứ không chỉ có mỗi hành vi tố cáo, thưa kiện hay kêu cứu Quốc hội.
Họ còn phải biết tự nhìn nhận lại chính quan niệm giáo dục con cái của mình.
Đỗ Trung Quân
(Đúng, QA là nạn nhân, là nạn nhân của chính cha mẹ mình, nạn nhân của tính ích kỉ và tham lam của chính gia đình QA)


Mẹ con thí sinh Quỳnh Anh đang gây bàn tán sôi nổi trên mạn
>> Thư cầu cứu của Quỳnh Anh 'Got Talent' gây xôn xao
>> Vụ Quỳnh Anh Got Talent: Khép lại những vết thương
>> Quỳnh Anh "Got Talent" gửi thư cầu cứu lên Quốc hội
Việt Nam’s Got Talent đã qua tuần lễ thứ 7 nhưng sự kiện cô bé Quỳnh Anh vẫn sôi sục trên các mạng công cộng, các diễn đàn cá nhân và từ sân khấu tìm kiếm tài năng.
Cô bé 15 tuổi cùng gia đình đã thật sự bước hẳn vào một cuộc chiến tranh “ đòi lại danh dự và sự thật” mà dường như đã một mất một còn với ban tổ chức và công luận đang phê phán , châm biếm gia đình cô. Sau lá thư của cô bé 15 tuổi gửi Ủy ban giáo dục – văn hóa - thiếu niên nhi đồng của Quốc hôi. Sau người mẹ là người cha của cô lên tiếng phản đối vở hài kịch “Copy và bơm vá” trong “Thư giãn cuối tuần” phát sóng ngày 25 – 2- 2012. "Phải chăng đây là lời đáp lại của nhà sản xuất trước lời kêu cứu trong tuyệt vọng của cô con gái bé nhỏ của tôi…”Thư người cha viết như thế

Ngày 24/2, Quỳnh Anh gửi lá thư cầu cứu Quốc hội về việc bị nhà sản xuất lợi dụng để câu khách.
Vấn đề đã được đẩy đi quá xa từ một sự kiện lẽ ra là bình thường. Ban giám khảo loại thí sinh trong một cuộc thi .Gia đình thí sinh khiếu nại ban tổ chức.Cuộc thi nào cũng có thể xảy ra như thế.
Hãy xem xét sự kiện này từ góc độ gia đình trước đã. Theo truyền thống và thói quen của văn hóa gia đình phương Đông, cha mẹ hầu hết đều yêu mến con cái, đều tự hào về con cái mình nếu như con cái có những khả năng riêng mà ta thường gọi là “năng khiếu”. Tự hào về năng khiếu của con cái không có gì sai.Cái sai thường ở trường hợp cha mẹ, gia đình rơi vào “ảo tưởng” , đẩy cái năng khiếu nào đó thành dấu hiệu của một thiên tài.[!!!].
Sự ca ngợi bằng những lời lẽ thái quá nhiều lần , thường xuyên vô tình đã đẩy toàn gia vào thứ ảo giác thoạt nhìn có vẻ không gây nguy hiểm gì cho con cái, nhưng lâu dài nó sẽ hủy diệt thái độ tự trọng, biết xấu hổ của tất cả các thành viên tham gia trò “tụng ca”.Và nạn nhân không ai khác hơn chính là con cái mình : Những "tài năng ngộ nhận".
Cha mẹ, gia đình phải chịu trách nhiệm với con cái và xã hội trước nhất. Bất cứ người lớn tỉnh táo nào cũng nhận ra ngay không phải cô bé 15 tuổi kia mà là các bậc cha mẹ, anh chị em gia đình của cô mới là nguyên nhân đưa đến hệ quả hôm nay. Dư luận phê phán nặng lời vào không chỉ cá nhân cô bé vị thành niên. Nhưng cô bé là nạn nhân trực diện. Dư luận bao giờ cũng mang hai hệ quả. Nếu đúng đắn, nếu thuyết phục sẽ mang lại kết quả tốt cho sự sửa chữa sai lầm. Nếu nặng nề, ác ý sẽ mang lại hệ quả nguy hiểm đẩy một cá nhân chưa có kinh nghiệm sống, chưa đủ ý thức suy xét đúng sai vào những hành vi không khó để biết trước của sự quẫn trí.
Cô bé Quỳnh Anh thật sự đang hứng chịu áp lực nặng nề có thể gây thành hành động, phản ứng nguy hiểm cho cá nhân cho dù “thủ phạm” chính là những người lớn trong gia đình cô gây nên bằng phương pháp giáo dục sai lầm, đầy ảo tưởng về một “tài năng” khi nó chỉ là “năng khiếu”(nếu có).
Dư luận, truyền thông hãy cân nhắc quan điểm của mình. Đưa tin lạnh lùng hay còn mang tính nhân văn trước một sự kiện liên quan đến con người.Con người ấy còn quá bé bỏng.
Vấn đề của Quỳnh Anh chưa có dấu hiệu lắng xuống hay dừng lại. Dường như gia đình vẫn đang quyết liệt bảo vệ con bằng sự tố cáo, khiếu nại hay sẽ khiếu kiện hơn là bình tĩnh nhìn lại quan niệm “thương yêu con cái” của mình. Rất không vô ích nêu ra ở đây một quan niệm ít thấy của một nhà văn không muốn nêu tên ở Việt Nam. Ông là người chỉ đứng cạnh con cái sau một thất bại của nó. “Sự thất bại mang lại kinh nghiệm quí giá hơn những thành công. Hãy chỉ cho con cái những kinh nghiệm của thất bại để không vấp vào thất bại nữa. Thành công sớm như con dao hai lưỡi. Cái lưỡi sắc dễ làm đứt tay dễ đưa ta vào ảo tưởng. Khi ấy, con cái sẽ vin vai cha mẹ để đứng dậy và tiếp tục những hoài bão phía trước của mình.
"Thắng không kiêu – bại không nản” chính là lời khuyên quý giá của những người đi trước để lại cho chúng ta hôm nay và mãi mãi
Dư luận đúng đắn đang mong muốn chính gia đình của cô bé Quỳnh Anh nhận ra cách ứng xử đứng cạnh con cái này hơn. Cha mẹ cần phải làm lá chắn cho con cái sau thất bại của bé chứ không chỉ có mỗi hành vi tố cáo, thưa kiện hay kêu cứu Quốc hội.
Họ còn phải biết tự nhìn nhận lại chính quan niệm giáo dục con cái của mình.
Đỗ Trung Quân
(Đúng, QA là nạn nhân, là nạn nhân của chính cha mẹ mình, nạn nhân của tính ích kỉ và tham lam của chính gia đình QA)





>> Vụ Quỳnh Anh Got Talent: Khép lại những vết thương
>> Quỳnh Anh "Got Talent" gửi thư cầu cứu lên Quốc hội
Comment