Mẹ chồng hotgirl Quỳnh Chi nợ đầm đìa
Bà Phạm Thị Diệu Hiền nợ nông dân 200 tỷ đồng, lại vừa bị Agribank Cần Thơ từ chối cho vay 350 tỷ đồng...
Câu chuyện nợ nần của đại gia thủy sản đất Tây Đô Phạm Thị Diệu Hiền - Tổng giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) - trở nên xôn xao sau khi bà tổ chức đám cưới với dàn xe siêu sang cho con trai vào giữa tháng 2. Giữa tiệc cưới, một số nông dân căng băng-rôn ngay trước biệt thự của bà đòi trả nợ.
Trong số nông dân này có ông Nguyễn Văn Liền (Ba Liền) và bà Phạm Thị Mai. Theo ông Liền, ông và bà Mai nuôi cá chung, bán cho Bianfishco được khoảng 20 tỷ đồng chưa thanh toán hết. Hiện số nợ còn trên 15 tỷ đồng. Bà Mai cũng xác nhận khoản nợ này.
Những người này nói rằng, trước đây những hợp đồng bán cá cho Bianfishco nếu thanh toán chậm nhất cũng chỉ 3-4 tháng, nhưng lần này quá nửa năm mà chưa nhận đủ tiền nên cả hai gặp nhiều khó khăn. Đất đai của ông Liền ở An Giang đã bán để trả nợ vay đầu tư vào vụ cá trước, nay hàng ngày vẫn bị nhiều người đến nhà đòi nợ. Riêng bà Mai, do Bianfishco chậm trả tiền cá, lại bị một doanh nghiệp ở Sóc Trăng bội tín thêm 5 tỷ đồng, nên cuộc sống gia đình rất khó khăn. Mới đây, bà Mai phải bán rẻ ôtô để giải vây một ít nợ cho đại lý bán thức ăn nuôi cá. "Vì thế, tôi mới kêu con trai căng băng-rôn trước nhà bà Diệu Hiền để gây áp lực đòi nợ Bianfishco", ông Liền cho biết.
Bà Phạm Thị Diệu Hiền tại Văn phòng Công tyNgân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Cần Thơ cùng vừa từ chối hồ sơ xin vay 350 tỷ đồng của Bianfishco. Đại diện Agribank từ chối xác nhận vụ việc với lý do "chuyện nhỏ". Sau khi không vay được ở Agribank, bà Hiền đã chuyển hồ sơ sang vay có thế chấp tài sản công ty ở một ngân hàng khác. Đại diện ngân hàng này xác nhận đã nhận được đơn xin vay từ bà Hiền và đang xem xét.
Bà Hiền cũng thừa nhận Bianfishco đang gặp khó khăn về vốn để tiếp tục kinh doanh xuất khẩu. Hàng loạt ngân hàng như VDB, ACB, BIDV, Vietinbank... đang ngưng cho công ty vay hoặc giải ngân vốn vay. Theo bà, một trong những lý do các ngân hàng siết tín dụng là trên địa bàn thời gian qua có quá nhiều vụ vỡ nợ với số tiền lớn. Trong tờ trình gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vào cuối năm ngoái đề nghị tác động đến các nhà băng để thẩm định giá trị tài sản Bianfishco và tái cho vay, nữ đại gia cũng giải trình các khoản nợ của mình. Theo đó, Bianfishco đã phải trả gần 500 tỷ đồng tiền nợ cho các ngân hàng đúng lúc cần vốn để thu mua nguyên liệu cá tra.
"Thiếu vốn đồng nghĩa với công ty bị ngân hàng cắt đứt mạch máu lưu thông khiến việc sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi đã nộp hồ sơ xin vay thế chấp 350 tỷ đồng ở ngân hàng khác nhằm trả nợ nông dân 200 tỷ, còn lại bổ sung vào vốn điều lệ của công ty", nữ tổng giám đốc bày tỏ.
Nữ đại gia cho rằng việc căng băng rôn "là hành động phá hoại" của hai nông dân bán cá nhiều năm liền cho mình. "Hạnh phúc lớn nhất của tôi là hàng tháng được trả lương cho trên 4.000 công nhân. Những người cố tình phá hoại tôi để làm bất lợi cho Bianfishco chẳng khác nào gây bất lợi cho công ăn việc làm của hàng nghìn công nhân”, nữ tổng giám đốc cho biết thêm.
Doanh nghiệp mẹ chồng hotgirl Quỳnh Chi sắp hầu tòa
Dự kiến ngày 16/3, TAND quận Ô Môn, Cần Thơ sẽ xét xử vụ án "Tranh chấp hợp đồng mua bán cá" với bị đơn là bà Phạm Thị Diệu Hiền.
Ông Nguyễn Phi Hùng, thẩm phán TAND quận Ô Môn, TP Cần Thơ cho biết vụ kiện yêu cầu Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) trả tiền bán cá của hai nông dân Nguyễn Văn Liền và bà Phạm Thị Mai. Theo thẩm phán Hùng, lý do phải xét xử sơ thẩm là do trong ba lần hòa giải trước, đại diện của hai bên không thống nhất với nhau về các khoản nợ.
Nông dân đòi nợ bà Phạm Thị Diệu Hiền.Theo hồ sơ vụ kiện, nửa năm trước Bianfishco do bà Phạm Thị Diệu Hiền làm Tổng giám đốc đã mua của ông Liền và bà Mai 1.100 tấn cá với số tiền khoảng 31,5 tỷ đồng. Theo hợp đồng, chậm nhất 45 ngày Bianfishco phải trả dứt nợ nhưng đến nay mới trả xong cho ông Liền. Còn bà Mai, Bianfishco xác nhận công nợ còn thiếu 16,2 tỷ đồng. Ông Liền cho biết số nợ trên có phần của ông vì hùn với bà Mai nuôi cá. Do đó, hàng tuần Bianfishco trả nợ thông qua ông Liền nên số nợ gốc Bianfishco còn thiếu bà Mai khoảng 15 tỷ đồng.
Theo bà Hiền, doanh nghiệp gặp khó khăn là do cuối năm ngoái bà bị bệnh, các ngân hàng đồng loạt thu hồi vốn khoảng 500 tỷ đồng vì Cần Thơ có doanh nghiệp vỡ nợ nên các nhà băng siết chặt tín dụng gây ảnh hưởng đến Bianfishco.
Cũng theo lý giải của nữ doanh nhân, hợp đồng xuất khẩu cá với đối tác nước ngoài thời hạn thanh toán ngắn nhất 60 ngày nên có lúc công ty không xoay kịp vốn để trả nợ nông dân theo đúng hợp đồng chớ không phải thiếu thiện chí trả nợ. Hiện không riêng gì ông Liền và bà Mai mà Bianfishco còn nợ nông dân 200 tỷ đồng. Hàng tuần nông dân được trả nợ dần khi đối tác nước ngoài trả tiền cho Bianfishco.
Gần hai tuần trước khi sắp diễn ra đám cưới con bà Hiền với dàn siêu xe rước dâu về Cần Thơ, con trai ông Liền là Nguyễn Trọng Ân căng băng rôn trước nhà nữ tổng giám đốc để đòi nợ.
Đề cập đến vấn đề này, bà Hiền nói Bianfishco là công ty cổ phần, nhiều ngân hàng góp vốn nên con ông Liền đến nhà riêng đòi nợ là “phá hoại” vì cá nhân không nợ nần ai mà chỉ có công ty nợ nông dân.
Đại gia nợ nông dân tới... 250 tỷ đồng
ĐỆ NHỨT NỔBà Phạm Thị Diệu Hiền - Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) xác nhận còn nợ tiền cá của nông dân lên đến gần 250 tỷ đồng.
Vừa qua bà Hiền đã có tờ trình gửi lên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xin xét hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp. Theo đó, bà Hiền xác nhận còn nợ tiền cá của nông dân lên đến gần 250 tỷ đồng.
Theo nội dung trong tờ trình, bà Hiền cho rằng: Trong 10 tháng đầu năm 2011 hoạt động sản xuất và xuất khẩu của công ty rất tốt; khách hàng ổn định và có thêm nhiều đối tác mới. Sự liên kết giữa công ty với người nuôi cá duy trì tốt; hợp tác giữa Bianfishco và các ngân hàng như: Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Vietinbank, ACB, BIDV… rất hài hòa. Tuy nhiên, vào cuối năm 2011 các ngân hàng đồng loạt thu hồi vốn và không tiếp tục giải ngân. Trong khi nhu cầu cần tiền để mua cá tra nguyên liệu trong dân rất lớn.
Bà Phạm Thị Mai bức xúc vì tiền cá vẫn chưa được trả. Bà Phạm Thị Diệu Hiền đang nợ tiền bán cá của ông Nguyễn Văn Liền và bà Phạm Thị Mai với số tiền lên đến gần 20 tỷ đồng.
“Thiếu vốn, đồng nghĩa với công ty bị ngân hàng “cắt” đứt mạch máu lưu thông, khiến việc sản xuất kinh doanh của Bianfishco gặp nhiều khó khăn. Do đó, công ty còn thiếu nợ lại tiền cá nguyên liệu của nông dân gần 250 tỷ đồng” - bà Hiền phân trần.
Ngoài ra, trong tờ trình này, Tổng Giám đốc Bianfishco còn kể khổ: “Hiện tại, các nhà nhập khẩu từ Hoa Kỳ đặt hàng nhập của Bianfishco khoảng 400 container cá tra phi lê. Tuy nhiên, công ty chúng tôi đang thiếu vốn trầm trọng không tiền mua cá tra nguyên liệu chế biến xuất cho đối tác”.
Chân dung đại gia - mẹ chồng hotgirl Quỳnh Chi
Rước hotgirl Quỳnh Chi về làm dâu đại gia Cần Thơ
Khu Văn hóa Du lịch Bình An tại thị xã Sóc TrăngNăm 1998, Công ty xây dựng Khu Văn hóa Du lịch Bình An tại thị xã Sóc Trăng, một trung tâm vui chơi giải trí do tư nhân đầu tư dành cho các tầng lớp nhân dân lao động. Hoạt động của Khu Văn hóa Du lịch đã mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội tích cực, góp phần xây dựng và đổi mới diện mạo một tỉnh nghèo.
Văn phòng đại diện Công ty TNHH Xây dựng & Thương Mại Diệu Hiền - TP. HCM.
Địa chỉ:120bis, Đường Trần Hưng Đạo,Phường Phạm Ngũ Lão, Quận I, TPHCM, VIệt Nam.
Điện thoại (08) 38386819:
Fax84) (08)3838 6759
Website: LinkNăm 2003, Công ty tiếp tục đầu tư Dự án Khu dân cư, thuộc Khu Đô thị Mới Nam Sông Cần Thơ với quy mô trên 19ha. Công trình đã hoàn thành cơ sở hạ tầng sớm nhất so với trên 50 dư án khu dân cư tại Thành phố Cần Thơ.
Tận dụng lợi thế sông nước ĐBSCL, năm 2005 Công ty mẹ Diệu Hiền mở rộng ngành nghề kinh doanh, đã mạnh dạng hóa hướng đầu tư trong đó có ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản. Công ty CP Thủy sản Bình An, một công ty con của Diệu Hiền đã ra đời theo hướng mở rộng và đa dạng hóa đó, với hơn 20ha nuôi cá nguyên liệu theo mô hình cá sạch nằm dọc bờ Hậu Giang và một nhà chế biến thủy sản rộng trên 30.000m2 nằm ở khu công nghiệp Trà Nóc II, TP. Cần Thơ. Được trang bị các thiết bị hoàn toàn mới và công nghệ thủy sản tiên tiến của các quốc gia Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Hàn Quốc
Nhà máy thủy sản Bình An đã thu hút hơn 5.000 công nhân có việc làm ổn định. Sản phẩm chính của nhà máy là cá tra fillet đông lạnh và các sản phẩm giá trị gia tăng phục vụ xuất khẩu. Giai đoạn đầu, nhà máy chế biến từ 150 tấn đến 200 tấn cá tra nguyên liệu/ngày, khi đi vào sản xuất ổn định, sẽ đạt công suất 500 tấn nguyên liệu/ngày, tương đương 200 tấn cá thành phẩm.
Công ty Diệu Hiền đang quản lý các đơn vị trực thuộc là Khu Văn hóa Du lịch Bình An, Trung tâm nuôi trồng Thủy sản ở Vĩnh Long, Nhà máy thủy sản Bình An và các cơ sở chế biến đồ gỗ cao cấp.
Công ty Diệu Hiền luôn giữ vững thương hiệu và uy tín hoạt động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động xã hội từ thiện tại nhiều địa phương; do vậy các hoạt động của công ty được các ban ngành đánh giá cao, bản thân Tổng Giám đốc Công ty cũng được tặng nhiều huy chương, bằng khen từ cấp tỉnh, thành phố đến cấp Bộ, Ngành
Bà Phạm Thị Diệu Hiền nợ nông dân 200 tỷ đồng, lại vừa bị Agribank Cần Thơ từ chối cho vay 350 tỷ đồng...
Câu chuyện nợ nần của đại gia thủy sản đất Tây Đô Phạm Thị Diệu Hiền - Tổng giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) - trở nên xôn xao sau khi bà tổ chức đám cưới với dàn xe siêu sang cho con trai vào giữa tháng 2. Giữa tiệc cưới, một số nông dân căng băng-rôn ngay trước biệt thự của bà đòi trả nợ.
Trong số nông dân này có ông Nguyễn Văn Liền (Ba Liền) và bà Phạm Thị Mai. Theo ông Liền, ông và bà Mai nuôi cá chung, bán cho Bianfishco được khoảng 20 tỷ đồng chưa thanh toán hết. Hiện số nợ còn trên 15 tỷ đồng. Bà Mai cũng xác nhận khoản nợ này.
Những người này nói rằng, trước đây những hợp đồng bán cá cho Bianfishco nếu thanh toán chậm nhất cũng chỉ 3-4 tháng, nhưng lần này quá nửa năm mà chưa nhận đủ tiền nên cả hai gặp nhiều khó khăn. Đất đai của ông Liền ở An Giang đã bán để trả nợ vay đầu tư vào vụ cá trước, nay hàng ngày vẫn bị nhiều người đến nhà đòi nợ. Riêng bà Mai, do Bianfishco chậm trả tiền cá, lại bị một doanh nghiệp ở Sóc Trăng bội tín thêm 5 tỷ đồng, nên cuộc sống gia đình rất khó khăn. Mới đây, bà Mai phải bán rẻ ôtô để giải vây một ít nợ cho đại lý bán thức ăn nuôi cá. "Vì thế, tôi mới kêu con trai căng băng-rôn trước nhà bà Diệu Hiền để gây áp lực đòi nợ Bianfishco", ông Liền cho biết.
Bà Phạm Thị Diệu Hiền tại Văn phòng Công ty
Bà Hiền cũng thừa nhận Bianfishco đang gặp khó khăn về vốn để tiếp tục kinh doanh xuất khẩu. Hàng loạt ngân hàng như VDB, ACB, BIDV, Vietinbank... đang ngưng cho công ty vay hoặc giải ngân vốn vay. Theo bà, một trong những lý do các ngân hàng siết tín dụng là trên địa bàn thời gian qua có quá nhiều vụ vỡ nợ với số tiền lớn. Trong tờ trình gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vào cuối năm ngoái đề nghị tác động đến các nhà băng để thẩm định giá trị tài sản Bianfishco và tái cho vay, nữ đại gia cũng giải trình các khoản nợ của mình. Theo đó, Bianfishco đã phải trả gần 500 tỷ đồng tiền nợ cho các ngân hàng đúng lúc cần vốn để thu mua nguyên liệu cá tra.
"Thiếu vốn đồng nghĩa với công ty bị ngân hàng cắt đứt mạch máu lưu thông khiến việc sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi đã nộp hồ sơ xin vay thế chấp 350 tỷ đồng ở ngân hàng khác nhằm trả nợ nông dân 200 tỷ, còn lại bổ sung vào vốn điều lệ của công ty", nữ tổng giám đốc bày tỏ.
Nữ đại gia cho rằng việc căng băng rôn "là hành động phá hoại" của hai nông dân bán cá nhiều năm liền cho mình. "Hạnh phúc lớn nhất của tôi là hàng tháng được trả lương cho trên 4.000 công nhân. Những người cố tình phá hoại tôi để làm bất lợi cho Bianfishco chẳng khác nào gây bất lợi cho công ăn việc làm của hàng nghìn công nhân”, nữ tổng giám đốc cho biết thêm.
Doanh nghiệp mẹ chồng hotgirl Quỳnh Chi sắp hầu tòa
Dự kiến ngày 16/3, TAND quận Ô Môn, Cần Thơ sẽ xét xử vụ án "Tranh chấp hợp đồng mua bán cá" với bị đơn là bà Phạm Thị Diệu Hiền.
Ông Nguyễn Phi Hùng, thẩm phán TAND quận Ô Môn, TP Cần Thơ cho biết vụ kiện yêu cầu Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) trả tiền bán cá của hai nông dân Nguyễn Văn Liền và bà Phạm Thị Mai. Theo thẩm phán Hùng, lý do phải xét xử sơ thẩm là do trong ba lần hòa giải trước, đại diện của hai bên không thống nhất với nhau về các khoản nợ.
Nông dân đòi nợ bà Phạm Thị Diệu Hiền.
Theo bà Hiền, doanh nghiệp gặp khó khăn là do cuối năm ngoái bà bị bệnh, các ngân hàng đồng loạt thu hồi vốn khoảng 500 tỷ đồng vì Cần Thơ có doanh nghiệp vỡ nợ nên các nhà băng siết chặt tín dụng gây ảnh hưởng đến Bianfishco.
Cũng theo lý giải của nữ doanh nhân, hợp đồng xuất khẩu cá với đối tác nước ngoài thời hạn thanh toán ngắn nhất 60 ngày nên có lúc công ty không xoay kịp vốn để trả nợ nông dân theo đúng hợp đồng chớ không phải thiếu thiện chí trả nợ. Hiện không riêng gì ông Liền và bà Mai mà Bianfishco còn nợ nông dân 200 tỷ đồng. Hàng tuần nông dân được trả nợ dần khi đối tác nước ngoài trả tiền cho Bianfishco.
Gần hai tuần trước khi sắp diễn ra đám cưới con bà Hiền với dàn siêu xe rước dâu về Cần Thơ, con trai ông Liền là Nguyễn Trọng Ân căng băng rôn trước nhà nữ tổng giám đốc để đòi nợ.
Đề cập đến vấn đề này, bà Hiền nói Bianfishco là công ty cổ phần, nhiều ngân hàng góp vốn nên con ông Liền đến nhà riêng đòi nợ là “phá hoại” vì cá nhân không nợ nần ai mà chỉ có công ty nợ nông dân.
Đại gia nợ nông dân tới... 250 tỷ đồng
ĐỆ NHỨT NỔ
Vừa qua bà Hiền đã có tờ trình gửi lên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xin xét hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp. Theo đó, bà Hiền xác nhận còn nợ tiền cá của nông dân lên đến gần 250 tỷ đồng.
Theo nội dung trong tờ trình, bà Hiền cho rằng: Trong 10 tháng đầu năm 2011 hoạt động sản xuất và xuất khẩu của công ty rất tốt; khách hàng ổn định và có thêm nhiều đối tác mới. Sự liên kết giữa công ty với người nuôi cá duy trì tốt; hợp tác giữa Bianfishco và các ngân hàng như: Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Vietinbank, ACB, BIDV… rất hài hòa. Tuy nhiên, vào cuối năm 2011 các ngân hàng đồng loạt thu hồi vốn và không tiếp tục giải ngân. Trong khi nhu cầu cần tiền để mua cá tra nguyên liệu trong dân rất lớn.
Bà Phạm Thị Mai bức xúc vì tiền cá vẫn chưa được trả. Bà Phạm Thị Diệu Hiền đang nợ tiền bán cá của ông Nguyễn Văn Liền và bà Phạm Thị Mai với số tiền lên đến gần 20 tỷ đồng.
“Thiếu vốn, đồng nghĩa với công ty bị ngân hàng “cắt” đứt mạch máu lưu thông, khiến việc sản xuất kinh doanh của Bianfishco gặp nhiều khó khăn. Do đó, công ty còn thiếu nợ lại tiền cá nguyên liệu của nông dân gần 250 tỷ đồng” - bà Hiền phân trần.
Ngoài ra, trong tờ trình này, Tổng Giám đốc Bianfishco còn kể khổ: “Hiện tại, các nhà nhập khẩu từ Hoa Kỳ đặt hàng nhập của Bianfishco khoảng 400 container cá tra phi lê. Tuy nhiên, công ty chúng tôi đang thiếu vốn trầm trọng không tiền mua cá tra nguyên liệu chế biến xuất cho đối tác”.
Chân dung đại gia - mẹ chồng hotgirl Quỳnh Chi
Rước hotgirl Quỳnh Chi về làm dâu đại gia Cần Thơ
THÙNG RỖNG KÊU TO
Công ty Diệu Hiền được thành lập trên 10 năm trong thời kỳ đổi mới chuyển từ kinh tế tập trung sang cơ chế thị trường. Giám đốc Công ty bà Phạm Thị Diệu Hiền sớm mồ côi cha mẹ (cha đi kháng chiến hy sinh), đã trải qua nhiều gian nan vất vả, song bằng ý chí và nghị lực, đã vượt khó vươn lên làm kinh tế từ hai bàn tay trắng và tạo dựng cho mình sự thành đạt như ước mơ thuở nhỏ. Khu Văn hóa Du lịch Bình An tại thị xã Sóc Trăng
Văn phòng đại diện Công ty TNHH Xây dựng & Thương Mại Diệu Hiền - TP. HCM.
Địa chỉ:120bis, Đường Trần Hưng Đạo,Phường Phạm Ngũ Lão, Quận I, TPHCM, VIệt Nam.
Điện thoại (08) 38386819:
Fax84) (08)3838 6759
Website: Link
Tận dụng lợi thế sông nước ĐBSCL, năm 2005 Công ty mẹ Diệu Hiền mở rộng ngành nghề kinh doanh, đã mạnh dạng hóa hướng đầu tư trong đó có ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản. Công ty CP Thủy sản Bình An, một công ty con của Diệu Hiền đã ra đời theo hướng mở rộng và đa dạng hóa đó, với hơn 20ha nuôi cá nguyên liệu theo mô hình cá sạch nằm dọc bờ Hậu Giang và một nhà chế biến thủy sản rộng trên 30.000m2 nằm ở khu công nghiệp Trà Nóc II, TP. Cần Thơ. Được trang bị các thiết bị hoàn toàn mới và công nghệ thủy sản tiên tiến của các quốc gia Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Hàn Quốc
Nhà máy thủy sản Bình An đã thu hút hơn 5.000 công nhân có việc làm ổn định. Sản phẩm chính của nhà máy là cá tra fillet đông lạnh và các sản phẩm giá trị gia tăng phục vụ xuất khẩu. Giai đoạn đầu, nhà máy chế biến từ 150 tấn đến 200 tấn cá tra nguyên liệu/ngày, khi đi vào sản xuất ổn định, sẽ đạt công suất 500 tấn nguyên liệu/ngày, tương đương 200 tấn cá thành phẩm.
Công ty Diệu Hiền đang quản lý các đơn vị trực thuộc là Khu Văn hóa Du lịch Bình An, Trung tâm nuôi trồng Thủy sản ở Vĩnh Long, Nhà máy thủy sản Bình An và các cơ sở chế biến đồ gỗ cao cấp.
Công ty Diệu Hiền luôn giữ vững thương hiệu và uy tín hoạt động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động xã hội từ thiện tại nhiều địa phương; do vậy các hoạt động của công ty được các ban ngành đánh giá cao, bản thân Tổng Giám đốc Công ty cũng được tặng nhiều huy chương, bằng khen từ cấp tỉnh, thành phố đến cấp Bộ, Ngành
KHU DU LỊCH BÌNH AN SÓC TRĂNG
Comment