• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Doanh nghiệp mẹ chồng hotgirl Quỳnh Chi sắp hầu tòa

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Doanh nghiệp mẹ chồng hotgirl Quỳnh Chi sắp hầu tòa

    Mẹ chồng hotgirl Quỳnh Chi nợ đầm đìa
    Bà Phạm Thị Diệu Hiền nợ nông dân 200 tỷ đồng, lại vừa bị Agribank Cần Thơ từ chối cho vay 350 tỷ đồng...
    Câu chuyện nợ nần của đại gia thủy sản đất Tây Đô Phạm Thị Diệu Hiền - Tổng giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) - trở nên xôn xao sau khi bà tổ chức đám cưới với dàn xe siêu sang cho con trai vào giữa tháng 2. Giữa tiệc cưới, một số nông dân căng băng-rôn ngay trước biệt thự của bà đòi trả nợ.
    Trong số nông dân này có ông Nguyễn Văn Liền (Ba Liền) và bà Phạm Thị Mai. Theo ông Liền, ông và bà Mai nuôi cá chung, bán cho Bianfishco được khoảng 20 tỷ đồng chưa thanh toán hết. Hiện số nợ còn trên 15 tỷ đồng. Bà Mai cũng xác nhận khoản nợ này.
    Những người này nói rằng, trước đây những hợp đồng bán cá cho Bianfishco nếu thanh toán chậm nhất cũng chỉ 3-4 tháng, nhưng lần này quá nửa năm mà chưa nhận đủ tiền nên cả hai gặp nhiều khó khăn. Đất đai của ông Liền ở An Giang đã bán để trả nợ vay đầu tư vào vụ cá trước, nay hàng ngày vẫn bị nhiều người đến nhà đòi nợ. Riêng bà Mai, do Bianfishco chậm trả tiền cá, lại bị một doanh nghiệp ở Sóc Trăng bội tín thêm 5 tỷ đồng, nên cuộc sống gia đình rất khó khăn. Mới đây, bà Mai phải bán rẻ ôtô để giải vây một ít nợ cho đại lý bán thức ăn nuôi cá. "Vì thế, tôi mới kêu con trai căng băng-rôn trước nhà bà Diệu Hiền để gây áp lực đòi nợ Bianfishco", ông Liền cho biết.

    Bà Phạm Thị Diệu Hiền tại Văn phòng Công ty
    Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Cần Thơ cùng vừa từ chối hồ sơ xin vay 350 tỷ đồng của Bianfishco. Đại diện Agribank từ chối xác nhận vụ việc với lý do "chuyện nhỏ". Sau khi không vay được ở Agribank, bà Hiền đã chuyển hồ sơ sang vay có thế chấp tài sản công ty ở một ngân hàng khác. Đại diện ngân hàng này xác nhận đã nhận được đơn xin vay từ bà Hiền và đang xem xét.
    Bà Hiền cũng thừa nhận Bianfishco đang gặp khó khăn về vốn để tiếp tục kinh doanh xuất khẩu. Hàng loạt ngân hàng như VDB, ACB, BIDV, Vietinbank... đang ngưng cho công ty vay hoặc giải ngân vốn vay. Theo bà, một trong những lý do các ngân hàng siết tín dụng là trên địa bàn thời gian qua có quá nhiều vụ vỡ nợ với số tiền lớn. Trong tờ trình gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vào cuối năm ngoái đề nghị tác động đến các nhà băng để thẩm định giá trị tài sản Bianfishco và tái cho vay, nữ đại gia cũng giải trình các khoản nợ của mình. Theo đó, Bianfishco đã phải trả gần 500 tỷ đồng tiền nợ cho các ngân hàng đúng lúc cần vốn để thu mua nguyên liệu cá tra.
    "Thiếu vốn đồng nghĩa với công ty bị ngân hàng cắt đứt mạch máu lưu thông khiến việc sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi đã nộp hồ sơ xin vay thế chấp 350 tỷ đồng ở ngân hàng khác nhằm trả nợ nông dân 200 tỷ, còn lại bổ sung vào vốn điều lệ của công ty", nữ tổng giám đốc bày tỏ.
    Nữ đại gia cho rằng việc căng băng rôn "là hành động phá hoại" của hai nông dân bán cá nhiều năm liền cho mình. "Hạnh phúc lớn nhất của tôi là hàng tháng được trả lương cho trên 4.000 công nhân. Những người cố tình phá hoại tôi để làm bất lợi cho Bianfishco chẳng khác nào gây bất lợi cho công ăn việc làm của hàng nghìn công nhân”, nữ tổng giám đốc cho biết thêm.
    Doanh nghiệp mẹ chồng hotgirl Quỳnh Chi sắp hầu tòa
    Dự kiến ngày 16/3, TAND quận Ô Môn, Cần Thơ sẽ xét xử vụ án "Tranh chấp hợp đồng mua bán cá" với bị đơn là bà Phạm Thị Diệu Hiền.
    Ông Nguyễn Phi Hùng, thẩm phán TAND quận Ô Môn, TP Cần Thơ cho biết vụ kiện yêu cầu Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) trả tiền bán cá của hai nông dân Nguyễn Văn Liền và bà Phạm Thị Mai. Theo thẩm phán Hùng, lý do phải xét xử sơ thẩm là do trong ba lần hòa giải trước, đại diện của hai bên không thống nhất với nhau về các khoản nợ.

    Nông dân đòi nợ bà Phạm Thị Diệu Hiền.
    Theo hồ sơ vụ kiện, nửa năm trước Bianfishco do bà Phạm Thị Diệu Hiền làm Tổng giám đốc đã mua của ông Liền và bà Mai 1.100 tấn cá với số tiền khoảng 31,5 tỷ đồng. Theo hợp đồng, chậm nhất 45 ngày Bianfishco phải trả dứt nợ nhưng đến nay mới trả xong cho ông Liền. Còn bà Mai, Bianfishco xác nhận công nợ còn thiếu 16,2 tỷ đồng. Ông Liền cho biết số nợ trên có phần của ông vì hùn với bà Mai nuôi cá. Do đó, hàng tuần Bianfishco trả nợ thông qua ông Liền nên số nợ gốc Bianfishco còn thiếu bà Mai khoảng 15 tỷ đồng.
    Theo bà Hiền, doanh nghiệp gặp khó khăn là do cuối năm ngoái bà bị bệnh, các ngân hàng đồng loạt thu hồi vốn khoảng 500 tỷ đồng vì Cần Thơ có doanh nghiệp vỡ nợ nên các nhà băng siết chặt tín dụng gây ảnh hưởng đến Bianfishco.
    Cũng theo lý giải của nữ doanh nhân, hợp đồng xuất khẩu cá với đối tác nước ngoài thời hạn thanh toán ngắn nhất 60 ngày nên có lúc công ty không xoay kịp vốn để trả nợ nông dân theo đúng hợp đồng chớ không phải thiếu thiện chí trả nợ. Hiện không riêng gì ông Liền và bà Mai mà Bianfishco còn nợ nông dân 200 tỷ đồng. Hàng tuần nông dân được trả nợ dần khi đối tác nước ngoài trả tiền cho Bianfishco.
    Gần hai tuần trước khi sắp diễn ra đám cưới con bà Hiền với dàn siêu xe rước dâu về Cần Thơ, con trai ông Liền là Nguyễn Trọng Ân căng băng rôn trước nhà nữ tổng giám đốc để đòi nợ.
    Đề cập đến vấn đề này, bà Hiền nói Bianfishco là công ty cổ phần, nhiều ngân hàng góp vốn nên con ông Liền đến nhà riêng đòi nợ là “phá hoại” vì cá nhân không nợ nần ai mà chỉ có công ty nợ nông dân.

    Đại gia nợ nông dân tới... 250 tỷ đồng

    ĐỆ NHỨT NỔ
    Bà Phạm Thị Diệu Hiền - Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) xác nhận còn nợ tiền cá của nông dân lên đến gần 250 tỷ đồng.
    Vừa qua bà Hiền đã có tờ trình gửi lên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xin xét hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp. Theo đó, bà Hiền xác nhận còn nợ tiền cá của nông dân lên đến gần 250 tỷ đồng.
    Theo nội dung trong tờ trình, bà Hiền cho rằng: Trong 10 tháng đầu năm 2011 hoạt động sản xuất và xuất khẩu của công ty rất tốt; khách hàng ổn định và có thêm nhiều đối tác mới. Sự liên kết giữa công ty với người nuôi cá duy trì tốt; hợp tác giữa Bianfishco và các ngân hàng như: Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Vietinbank, ACB, BIDV… rất hài hòa. Tuy nhiên, vào cuối năm 2011 các ngân hàng đồng loạt thu hồi vốn và không tiếp tục giải ngân. Trong khi nhu cầu cần tiền để mua cá tra nguyên liệu trong dân rất lớn.

    Bà Phạm Thị Mai bức xúc vì tiền cá vẫn chưa được trả. Bà Phạm Thị Diệu Hiền đang nợ tiền bán cá của ông Nguyễn Văn Liền và bà Phạm Thị Mai với số tiền lên đến gần 20 tỷ đồng.

    “Thiếu vốn, đồng nghĩa với công ty bị ngân hàng “cắt” đứt mạch máu lưu thông, khiến việc sản xuất kinh doanh của Bianfishco gặp nhiều khó khăn. Do đó, công ty còn thiếu nợ lại tiền cá nguyên liệu của nông dân gần 250 tỷ đồng” - bà Hiền phân trần.
    Ngoài ra, trong tờ trình này, Tổng Giám đốc Bianfishco còn kể khổ: “Hiện tại, các nhà nhập khẩu từ Hoa Kỳ đặt hàng nhập của Bianfishco khoảng 400 container cá tra phi lê. Tuy nhiên, công ty chúng tôi đang thiếu vốn trầm trọng không tiền mua cá tra nguyên liệu chế biến xuất cho đối tác”.
    Chân dung đại gia - mẹ chồng hotgirl Quỳnh Chi
    Rước hotgirl Quỳnh Chi về làm dâu đại gia Cần Thơ

    THÙNG RỖNG KÊU TO
    Công ty Diệu Hiền được thành lập trên 10 năm trong thời kỳ đổi mới chuyển từ kinh tế tập trung sang cơ chế thị trường. Giám đốc Công ty bà Phạm Thị Diệu Hiền sớm mồ côi cha mẹ (cha đi kháng chiến hy sinh), đã trải qua nhiều gian nan vất vả, song bằng ý chí và nghị lực, đã vượt khó vươn lên làm kinh tế từ hai bàn tay trắng và tạo dựng cho mình sự thành đạt như ước mơ thuở nhỏ.

    Khu Văn hóa Du lịch Bình An tại thị xã Sóc Trăng
    Năm 1998, Công ty xây dựng Khu Văn hóa Du lịch Bình An tại thị xã Sóc Trăng, một trung tâm vui chơi giải trí do tư nhân đầu tư dành cho các tầng lớp nhân dân lao động. Hoạt động của Khu Văn hóa Du lịch đã mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội tích cực, góp phần xây dựng và đổi mới diện mạo một tỉnh nghèo.

    Văn phòng đại diện Công ty TNHH Xây dựng & Thương Mại Diệu Hiền - TP. HCM.
    Địa chỉ:120bis, Đường Trần Hưng Đạo,Phường Phạm Ngũ Lão, Quận I, TPHCM, VIệt Nam.
    Điện thoại (08) 38386819:
    Fax84) (08)3838 6759
    Website: Link
    Năm 2003, Công ty tiếp tục đầu tư Dự án Khu dân cư, thuộc Khu Đô thị Mới Nam Sông Cần Thơ với quy mô trên 19ha. Công trình đã hoàn thành cơ sở hạ tầng sớm nhất so với trên 50 dư án khu dân cư tại Thành phố Cần Thơ.
    Tận dụng lợi thế sông nước ĐBSCL, năm 2005 Công ty mẹ Diệu Hiền mở rộng ngành nghề kinh doanh, đã mạnh dạng hóa hướng đầu tư trong đó có ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản. Công ty CP Thủy sản Bình An, một công ty con của Diệu Hiền đã ra đời theo hướng mở rộng và đa dạng hóa đó, với hơn 20ha nuôi cá nguyên liệu theo mô hình cá sạch nằm dọc bờ Hậu Giang và một nhà chế biến thủy sản rộng trên 30.000m2 nằm ở khu công nghiệp Trà Nóc II, TP. Cần Thơ. Được trang bị các thiết bị hoàn toàn mới và công nghệ thủy sản tiên tiến của các quốc gia Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Hàn Quốc

    Nhà máy thủy sản Bình An đã thu hút hơn 5.000 công nhân có việc làm ổn định. Sản phẩm chính của nhà máy là cá tra fillet đông lạnh và các sản phẩm giá trị gia tăng phục vụ xuất khẩu. Giai đoạn đầu, nhà máy chế biến từ 150 tấn đến 200 tấn cá tra nguyên liệu/ngày, khi đi vào sản xuất ổn định, sẽ đạt công suất 500 tấn nguyên liệu/ngày, tương đương 200 tấn cá thành phẩm.
    Công ty Diệu Hiền đang quản lý các đơn vị trực thuộc là Khu Văn hóa Du lịch Bình An, Trung tâm nuôi trồng Thủy sản ở Vĩnh Long, Nhà máy thủy sản Bình An và các cơ sở chế biến đồ gỗ cao cấp.
    Công ty Diệu Hiền luôn giữ vững thương hiệu và uy tín hoạt động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động xã hội từ thiện tại nhiều địa phương; do vậy các hoạt động của công ty được các ban ngành đánh giá cao, bản thân Tổng Giám đốc Công ty cũng được tặng nhiều huy chương, bằng khen từ cấp tỉnh, thành phố đến cấp Bộ, Ngành

    KHU DU LỊCH BÌNH AN SÓC TRĂNG
    Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 07-03-2012, 01:56 AM.
    Similar Threads
  • #2

    "Nữ đại gia” xuất cảnh để lại món nợ lớn

    Nữ đại gia” xuất cảnh để lại món nợ lớn
    Sau lễ cưới “khủng” cho con trai, “nữ đại gia” Diệu Hiền đã xuất cảnh để lại những món nợ được đánh giá là “khổng lồ”.
    Hàng ngàn công nhân bị tạm cho nghỉ việc


    Phạm Thị Diệu Hiền
    Hai ngày 5 và 6.3, hàng ngàn công nhân Công ty cổ phần thủy sản Bình An (gọi tắt là Công ty Bình An - địa chỉ: Lô 2.17, KCN Trà Nóc 2, TP.Cần Thơ) vô cùng lo lắng khi được công ty thông báo tạm thời cho nghỉ việc một tuần (từ ngày 5 đến 12.3), vì không còn nguyên liệu chế biến. Trong khi đó, theo một nguồn tin, bà Phạm Thị Diệu Hiền, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty, đã xuất cảnh ra nước ngoài “điều trị bệnh” từ tối 23.2. Bà Diệu Hiền có thẻ doanh nhân APEC nên có thể xuất cảnh đi lại tự do ở một số nước mà không cần thị thực.
    Được biết, trước khi xuất cảnh, bà Diệu Hiền đã ủy quyền cho ông Trần Văn Trí làm tổng giám đốc để điều hành công việc của công ty. Tuy nhiên, theo luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn luật sư TP.Cần Thơ) thì việc ủy quyền này trái với quy định của pháp luật do giấy ủy quyền không được công chứng, không thông qua HĐQT và trái với điều lệ công ty.
    Trước tình hình trên, UBND TP.Cần Thơ đã tổ chức cuộc họp khẩn với các ngành chức năng để nghe báo cáo về tình hình tài chính của Công ty Bình An.
    Số nợ khổng lồ?
    Theo nguồn tin riêng của Thanh Niên, tổng số nợ của Công ty Bình An đến thời điểm hiện nay là rất lớn, trên cả ngàn tỉ đồng (chỉ riêng nợ của trên 40 hộ nông dân đã lên tới trên 300 tỉ đồng). Với số nợ này thì việc cân đối tài chính của Công ty Bình An sẽ vô cùng gian nan. Căn cứ số liệu nợ mà Công ty Bình An đã báo cáo thì mỗi ngày công ty phải trả lãi gần 1 tỉ đồng trong suốt 3 năm qua.
    Hiện tại, 16 hộ nông dân nuôi cá tra tại các tỉnh khu vực ĐBSCL tiếp tục có đơn kêu cứu khẩn cấp đến các cấp lãnh đạo nhờ can thiệp về việc Công ty Bình An còn nợ hàng trăm tỉ đồng tiền mua cá gần một năm nay. Hiện có 3 cá nhân, đơn vị đã khởi kiện tại TAND Q.Ô Môn (Cần Thơ) do bị Công ty Bình An chiếm dụng vốn khoảng 18 tỉ đồng. Theo dự kiến, vụ kiện sẽ được đưa ra xét xử vào ngày 16.3 tới.


    Nông dân căng biểu ngữ đòi nợ trước cổng dinh thự của bà Diệu Hiền tại TP.Cần Thơ
    Dấu hiệu bất thường từ rất sớm
    Theo giới phân tích, ngoài yếu tố chung do khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng, ngân hàng siết chặt tín dụng, tăng lãi suất… thì việc Công ty Bình An tuột dốc chủ yếu là do sử dụng số tiền được vay không đúng mục đích như đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, mua USD, dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư vào những dự án trung hạn, không đưa dòng tiền vào sản xuất…
    Trước đó, những dấu hiệu bất thường đã lộ ra tại đơn vị này như thu mua cá tra giá cao hơn thị trường, chi tiền tỉ chỉ để tổ chức khánh thành nhà máy collagen, Chủ tịch HĐQT tổ chức đám cưới cho con trai xa hoa tại TP.HCM và Cần Thơ gây dư luận không tốt trong xã hội…
    Thông tin mới nhất là vào lúc 14 giờ chiều nay 7.3, Công ty Bình An sẽ tổ chức họp báo với nội dung: Trình bày về hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua và định hướng phát triển những năm tiếp theo. Thư mời dự cuộc họp báo trên do ông “Tổng giám đốc Trần Văn Trí” ký.
    Mắc nợ, vẫn tổ chức đám cưới xa hoa
    Ngân hàng NN-PTNT - chi nhánh Cần Thơ đã chính thức từ chối một khoản vay trên 300 tỉ đồng đối với Công ty CP thủy sản Bình An (Cần Thơ) vì phía công ty không đảm bảo việc thanh toán nợ, không còn các khoản thế chấp tương ứng... Trước đó, công ty này đã có văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, xin chủ trương thẩm định lại tài sản đã thế chấp để tiếp tục được vay, nhằm giúp công ty trả nợ. Công ty Bình An thừa nhận còn nợ nông dân trên 200 tỉ đồng và nợ nhiều ngân hàng khác. Bà Phạm Thị Diệu Hiền, Tổng giám đốc công ty, cho biết đơn vị đang thiếu vốn trầm trọng, không có tiền thu mua cá để sản xuất.
    Mặc dù nợ tiền tỉ với nông dân, công ty thiếu vốn sản xuất, nhưng ngày 19.2 vừa qua, bà Diệu Hiền vẫn tổ chức đám cưới cho con trai mình một cách rình rang và xa hoa với hàng đoàn siêu xe rước dâu cùng nhiều ca sĩ tên tuổi từ TP.HCM về Cần Thơ. Bất chấp việc trước đó hàng chục nông dân đã căng biểu ngữ đòi nợ trước cổng dinh thự của bà tại trung tâm TP.Cần Thơ, bà Diệu Hiền vẫn tổ chức lễ cưới cho con và thuê lực lượng bảo vệ đứng “đầy” từ cổng ra vào đến thùng tiền mừng cưới.
    Mai Trâm

    Thực sự tổ chức đám cưới lớn cũng là mục đích có sẳn của và Diệu Hiền rồi, vì làm một lần lớn rồi bỏ chạy có sao đâu. Mục đích chính của bà này là quỵt nợ mà. Không trả nợ chưa hẳn đã là không có tiền mà tiền nằm ở Thụy Sĩ cả rồi nên ôm tiền chạy thì làm gì được nhau. Chỉ khổ cho ai bị trò mèo của bà này thôi. Bao năm dân nuôi cá tra đã khổ do bi ép giá nay còn bị quỵt nợ nữa, khốn đốn mất
    Chỉ tội cho em hotgirl Quỳnh Chi tưởng là chuột sa hũ gạo
    Bà này đã từng được ca ngợi rất nhiều trên Người Đương Thời thì phải. Hồi đó công ty phát tài nhân viên khen ngợi giám đốc tuyệt vời. giờ thì phá sản rồi!
    CAO PHI VIỄN TẨU DÃ NAN TÀNG

    Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 07-03-2012, 01:53 AM.

    Comment

    • #3

      Đại gia: Rùm beng tai tiếng, lao đao vì nợ nần

      Đại gia: Rùm beng tai tiếng, lao đao vì nợ nần

      Không như kỳ vọng về một năm Rồng phát đạt, hàng loạt các đại gia hàng đầu tại Việt Nam khởi đầu năm mới Nhâm Thìn với khá nhiều tai tiếng. Sự nổi tiếng của họ ngày càng bay xa nhưng lần này có thể là điều mà họ không mong muốn.

      Thua lỗ và nợ nần, tranh chấp và giành giật... là những cụm từ gắn liền với những cái tên nổi như cồn trong giới doanh nhân nhiều năm qua như bầu Đức, bầu Kiên, Đặng Văn Thành, Lê Hùng Dũng, Đặng Thành Tâm, Cường "đô-la", đại gia thủy sản Diệu Hiền...
      Nợ nần và thua lỗ
      Ngày 29/2, luật sư bên nguyên cho biết TAND quận Ô Môn, Cần Thơ đã lên lịch, dự kiến ngày 16/3 sẽ đưa ra xét xử vụ án "Tranh chấp hợp đồng mua bán cá" giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Liền và bà Phạm Thị Mai với phía bị đơn là bà Phạm Thị Diệu Hiền - Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco).
      Vụ việc xảy ra ngay sau khi bà Diệu Hiền tổ chức đám cưới con trai (19/2) với dàn siêu xe có một không hai và tiệc tùng xa hoa bậc nhất Cần Thơ, trong khi nợ tiền cá của nông dân chưa trả lên đến gần 250 tỷ đồng.
      Trước đó hai ngày, Ngân hàng NNPTNT, Chi nhánh Cần Thơ đã từ chối khoản vay trên 300 tỷ đồng đối với Bianfishco với lý do là phía công ty không đảm bảo việc thanh toán nợ, không còn các khoản thế chấp tương ứng.
      Theo nội dung trong tờ trình gửi lên Ngân hàng Nhà nước, bà Hiền cho rằng: Trong 10 tháng đầu năm 2011 hoạt động sản xuất và xuất khẩu của công ty rất tốt; khách hàng ổn định và có thêm nhiều đối tác mới. Tuy nhiên, vào cuối năm 2011 các ngân hàng đồng loạt thu hồi vốn và không tiếp tục giải ngân. Trong khi nhu cầu cần tiền để mua cá tra nguyên liệu trong dân rất lớn.
      Trong khi đó, giới đầu tư trong nước tỏ ra khá bất ngờ với thông tin Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) của bầu Đức - ông Đoàn Nguyên Đức đang nợ thuế tới hàng trăm tỷ đồng.
      Nó bất ngờ ở chỗ, Hoàng Anh Gia Lai là một tập đoàn mạnh, có hoạt động trên nhiều lĩnh vực trọng yếu và trải rộng trên phạm vi cả nước và trong khu vực. Mặc dù vốn vay khá nhiều với cả dài hạn và ngắn hạn lên tới gần chục nghìn tỷ đồng nhưng đây là một trong 10 doanh nghiệp niêm yết có lượng tiền mặt lớn nhất tại Việt Nam tính tới cuối năm 2011 (2.800 tỷ đồng).
      Lên tiếng về thông tin này, ông Đức cho rằng đây là số thuế hợp nhất nhiều loại, của nhiều công ty con trong tập đoàn, ở nhiều địa phương khác nhau. Việc chậm nộp có thể do nhiều lý do khác nhau, trong đó có việc chậm hoàn thành các báo cáo quyết toán, tài chính, nên chưa thể thực hiện nghĩa vụ thuế. Và HAG có thể trả số nợ thuế bất cứ lúc nào.
      Trên các diễn đàn, có những người thông cảm với bầu Đức, nhưng cũng có không ít người cho rằng đại gia này đang chiếm dụng vốn của NSNN, rồi là tiền thuế phần lớn là của nhân dân và doanh nghiệp chỉ thu hộ nhà nước...
      Trên thực tế, năm 2011, HAG vẫn là một trong 15 doanh nghiệp trên sàn có lợi nhuận tính theo giá trị tuyệt đối cao nhất và thuộc "câu lạc bộ nghìn tỷ". Số lãi hơn 1.000 tỷ năm qua dù chỉ bẳng khoảng hơn 50% so với năm trước đó cho thấy doanh nghiệp vẫn đang làm ăn có lãi. Dù sao, những câu chuyện nợ thuế bị bêu tên công khai cũng là một vấn đề phải xem xét, ít nhất về mặt quản trị.
      Không may mắn như cổ đông HAG, các cổ đông của Tập đoàn của đại gia Cường 'đô-la" còn bị "ăn vào thịt" trong năm 2011 với khoản lỗ quý IV lên tới hơn 100 tỷ đồng và cả năm là âm gần 40 tỷ. Hoạt động kinh doanh yếu kém chủ yếu là thị trường bất động sản đóng băng và chi phí lãi ngân hàng cao.
      Thua lỗ là chuyện bình thường, nhưng đối với một tập đoàn lớn như của bà Nguyễn Thị Như Loan (mẹ ông Cường) thì không ít người đặt vấn đề khai lỗ để trốn thuế, lỗ ít khai nhiều, đặc biệt khi mà ông chủ Cường "đô-la" vẫn đang xài tiền như nước.
      Hiện giới chơi xe đang bàn tán về tin đồn đại gia Cường "đô-la" rao bán hai siêu xe Lamborghini Murcielago LP 640 và Lamborghini Gallardo để lấy tiền tậu một đôi "hàng khủng" Aventador LP700-4.
      Không những thế, trong thời gian vừa qua, Quốc Cường Gia Lai đã có những tranh chấp và điều tiếng không đáng có với nhiều cư dân trong chung cư Quốc Cường Gia Lai 1 sau những vi phạm về hợp đồng góp vốn mua nhà (giao nhà chậm) và lắp đặt vật liệu xây dựng chung cư không đúng theo hợp đồng.
      Tai tiếng: tranh chấp và giành giật
      Không dính vào nợ nần, thua lỗ, một số đại gia khác làm ăn rất phất nhưng lại đang rơi vòng xoáy các vụ tai tiếng khác.
      Nếu như đại gia Nguyễn Đức Kiên (ngân hàng ACB) tai tiếng với vụ tranh chấp bản quyền truyền hình bóng đá với AVG và với các cầu thủ, thì ông Đặng Thành Tâm - một doanh nhân sinh năm rồng lại bị dính líu vào vụ tranh giành quyền lực tại Đại học Hùng Vương. Còn ông Lê Hùng Dũng - Chủ tịch Ngân hàng Eximbank đang là tâm điểm chú ý của dư luận về nghi án thâu tóm Ngân hàng Sacombank với những cuộc đấu khẩu dày kín trên mặt báo.
      Trong những ngày qua, đề tài ngân hàng bị thâu tóm và rồi làn sóng mua gom cổ phiếu ngân hàng (mà theo đó giá cổ phiếu ngành này đang tăng lên chóng mặt) được bán tán xôn xao trên khắp các sàn giao dịch cũng như trên các diễn đàn.
      Phát pháo cho làn sóng này chính là được bắt nguồn từ khi Chủ tịch Eximbank Lê Hùng Dũng có công văn chính thức (ngày 17/2/2012) công bố đã nhận được ủy quyền bằng văn bản của nhóm cổ đông đại diện cho trên 51% vốn tại STB, đồng thời công khai yêu cầu STB bổ sung việc bầu lại toàn bộ HĐQT đương nhiệm vào chương trình họp ĐHĐCĐ sắp tới.
      "Cuộc chiến" Sacombank-Eximbank chưa đến hồi kết nhưng sự việc này cho thấy trên thị trường, ngay cả đối với lĩnh vực nhạy cảm và chịu sự quản lý của nhiều cơ quan chức năng chuyên biệt như NHNN và UBCK cũng đang xuất hiện những nhóm những nhà đầu tư lớn có xu hướng tập hợp sức mạnh để hình thành các thế lực mạnh hơn.
      Đằng sau Eximbank là một nhóm các nhà đầu tư lớn. Trong đó, rất có thể có ông bầu nổi tiếng Nguyễn Đức Kiên (ACB). Thuyết minh báo cáo tài chính của ACB cho thấy số tiền đầu tư vào tổ chức tín dụng khác của ngân hàng này lên tới 950 tỉ đồng, tuy nhiên không ghi rõ đây là những tổ chức nào. Ngoài ra, ACB còn có số tiền đầu tư dài hạn là 3.144 tỉ nhưng không cho biết có bao nhiêu tiền đầu tư vào các tổ chức tín dụng.
      Riêng trường hợp đại gia Nguyễn Đức Kiên (Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu - ACB), ông bầu này không chỉ được xem là đứng đằng sau vụ Eximbank-Sacombank mà còn vướng vào vụ tranh chấp về bản quyền truyền hình và tranh chấp pháp lý với các cầu thủ.
      Chỉ trong vài ngày cuối tháng 2/2012, ông bầu Kiên đã thua ở hai bản hợp đồng, một với cầu thủ Đinh Thanh Trung và hợp đồng bản quyền truyền hình với AVG.
      Vụ việc rắc rối xung quanh bản hợp đồng giữa cầu thủ Đinh Thanh Trung và CLB bóng đá Hà Nội của bầu Kiên rút cuộc đã có kết thúc sau khi VFF xác nhận tiền vệ này là cầu thủ tự do và yêu cầu CLB bóng đá Hà Nội phải trả giấy thanh lý hợp đồng cho anh.
      Trước đó, Thanh Trung đã có hành động từ chối ra sân do hợp đồng đã kí của anh với CLB Hòa Phát Hà Nội trước đây hết hạn vào ngày 21/1/2012. Trong hợp đồng có bản phụ lục cầu thủ và CLB sẽ thương lượng để kí tiếp hợp đồng sau khi hợp đồng cũ kết thúc.
      Tuy nhiên, mức giá mà bầu Kiên đưa ra đã không đáp ứng được nguyện vọng của Thanh Trung. Tiền vệ này đã nhiều lần chủ động liên lạc nhưng đã không đạt được thỏa thuận với đội bóng. Thanh Trung sau đó đã từ chối ra sân nhưng bầu Kiên lại yêu cầu Thanh Trung "phải thực hiện đúng những gì đã cam kết". Trong những lần gặp, bầu Kiên còn nói với Thanh Trung rằng mình có nhiều luật sư đứng đằng sau và Thanh Trung sẽ rất khó thắng kiện.
      Kết cục đã rõ, bầu Kiên đã thua nhưng điều tệ hơn là nhiều người hâm mộ bóng đá cho rằng cách mà bầu Kiên đối xử với Thanh Trung là thiếu tình nghĩa bởi Thanh Trung là cầu thủ trẻ, đã có nhiều đóng góp cho Hòa Phát Hà Nội.
      Trước đó, Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) mà bầu Kiên là chủ sướng đứng đằng sau đã thua đau trong "cuộc chiến" bản quyền truyền hình trước Công ty An Viên (AVG) sau kết luận thanh tra của Bộ VH-TT-DL cho rằng hợp đồng giữa VFF và AVG là không vi phạm.
      Gần đây, AVG cũng đã thẳng thừng từ chối VPF về đề nghị để Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) là đơn vị độc quyền nắm giữ bản quyền truyền hình các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Về cơ bản, đây có thể coi là một lần thất bại nữa của VPF và bầu Kiên trong vấn đề bản quyền truyền hình. Và một điều đáng nói là, sau những gì đã làm, bầu Kiên dường như đang đánh mất thiện cảm từ người hâm mộ.
      Ở một lĩnh vực khác, đại gia Đặng Thành Tâm - Chủ tịch Tập đoàn đầu tư Sài Gòn (SGI) hôm 29/2 đã bị đình chỉ chức vụ Chủ tịch HĐQT Đại học Hùng Vương để kiểm điểm làm rõ trách nhiệm cá nhân có liên quan đến vụ việc mất đoàn kết, mâu thuẫn nội bộ kéo dài giữa H ĐQT và Ban Giám hiệu nhà trường.
      Ngoài ra, UBND TP.HCM cho biết sẽ có văn bản kiến nghị Bộ GD-ĐT tạm ngừng tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 đối với Trường ĐH Hùng Vương để tập trung củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự, công tác quản lý hoạt động của trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của nhà trường.
      Được biết, ông Đặng Thành Tâm được Thành ủy TP.HCM mời làm nhà bảo trợ cho trường Đại học Hùng Vương từ năm 2004. Kể từ khi trường chuyển từ dân lập sang tư thục, ngoài tiền tài trợ học bổng, tổng số tiền góp vốn bất vụ lợi (tiền lãi phát sinh sẽ dùng để tái đầu tư) của ông Tâm cùng bạn bè, đơn vị ông là 50 tỷ đồng. Với sự hỗ trợ tài chính của người đứng đầu SGI, trường Hùng Vương đã nhiều lần vượt qua khó khăn.
      Tuy nhiên, sự đồng thuận giữa các thành viên Hội đồng quản trị duy trì không bao lâu đã phát sinh mâu thuẫn, nhất là từ khi trường chuyển sang tư thục, cơ chế quản lý, điều hành cũng khác biệt so với khi còn là dân lập.
      Có thể thấy, khủng hoảng kinh tế trong năm qua đã gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Những khó khăn này phần nào đã tác động xấu đến hoạt động, đến uy tín của những người đứng đầu. Hơn nữa, những vụ tai tiếng lại phần lớn xuất phát từ quan điểm, thái độ và cách cư xử của những người đứng đầu.
      Nguồn Vef.vn

      Comment

      • #4

        " Thuyền to thì sóng lớn "
        <Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng>

        Comment

        • #5

          Đại gia thủy sản bán nhà máy, xe Rolls Royce trả nợ

          ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi quynh dao View Post
          " Thuyền to thì sóng lớn "
          "Có tài mà cậy chi tài
          Chữ tài liên với chữ tai một vần"

          Đại gia thủy sản bán nhà máy, xe Rolls Royce trả nợ
          Chiều 7/3, chồng của nữ đại gia thủy sản Bianfishco - ông Trần Văn Trí cho biết đang tính đến việc bán nhà máy, siêu xe Rolls Royce Phantom biển tứ quý 3333... để trả nợ.

          Tại cuộc họp báo chiều 7/3 ở TP Cần Thơ, ông Trần Văn Trí, chồng nữ đại gia thủy sản Phạm Thị Diệu Hiền - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần thủy sản Bình An (Bianfishco), xác nhận vợ đã sang Singapore điều trị ung thư. Bà Hiền ủy quyền cho chồng tạm giữ chức Tổng giám đốc Bianfishco một thời gian nhằm cải tổ lại bộ máy, sắp xếp ổn định tình hình tài chính của công ty.
          Tổng giám đốc được ủy quyền cho biết, Bianfishco đang nợ nông dân 264 tỷ đồng, nợ Ngân hàng Á Châu trên 60 tỷ. Ngoài ra còn có những khoản nợ chưa thống kê hết ở vài ngân hàng khác, hiện ông chưa nắm rõ.
          Ngồi vào "ghế nóng" do vợ bỏ lại, ông Trí cho biết trước mắt cho công nhân tạm nghỉ vài ngày để sắp xếp ổn định lại bộ máy, không phải ngưng sản xuất.

          Tổng giám đốc Bianfishco Trần Văn Trí: "Tôi định bán nhà xưởng, xe Rolls Royce, dự án để trả nợ".

          "Tôi đang tính đến phương án bán nhà máy chế biến thủy sản cho một đối tác ở Cần Thơ với giá khoảng 80-90 triệu USD, bán xe Rolls-Royce Phantom trị giá hàng chục tỷ đồng cùng hai dự án nhà đất mà công ty đang đầu tư để sớm trả nợ dứt điểm", ông cho biết.
          Hay tin lãnh đạo Bianfishco họp báo, nhiều nông dân là chủ nợ của công ty cũng đến dự. Nông dân Thái Bá Thi (Thốt Nốt, Cần Thơ) đặt câu hỏi: "Liệu công ty có trả nợ dứt điểm cho nông dân hay không vì trước đây bà Hiền từng hứa trả xong nợ trong tháng 12/2011". Tân tổng giám đốc xin lỗi nông dân và nói: "Khi ấy công ty bị một ngân hàng làm khó nên không lấy được tài sản thế chấp để đi vay một ngân hàng khác, buộc phải bội tín".
          “Tôi cam kết khi đối tác bơm tiền về hoặc bán nhà máy xong thì những nông dân mà công ty còn nợ ít sẽ được trả hết trong tháng này. Những người công ty nợ nhiều nếu chưa trả hết thì hai bên sẽ ngồi lại với nhau để thỏa thuận trả chậm", ông Trí khẳng định.
          Ông này cũng nói rằng công ty cam kết chịu lãi suất để nông dân không chịu thiệt, vì họ là những người bạn tốt của công ty. "Đối với hai hộ dân kiện Bianfishco là ông Nguyễn Văn Liền và bà Phạm Thị Mai, trong tuần tới đích thân tôi gặp họ để tìm cách bàn thảo trả cho xong nợ, không cần phải nhờ đến pháp luật can thiệp”.

          Nông dân Thái Bá Thi truy vấn về khả năng và thời gian trả nợ của Bianfishco
          Tân tổng giám đốc Bianfishco nguyên là Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP Cần Thơ kiêm Hiệu trưởng Trường Nghiệp vụ Giao thông vận tải đồng bằng sông Cửu Long. Vài tháng trước ông xin nghỉ việc để về phụ giúp vợ công việc kinh doanh.
          "Tôi không ham muốn gì chức tổng giám đốc của một công ty đang nợ nần. Đây là chuyện bất khả kháng vì vợ tôi làm, tôi phải chịu. Vào thời điểm này, chỉ có tôi mới có thể đứng mũi chịu sào sắp xếp lại tình trạng khó khăn về vốn cũng như dư luận không hay về Bianfishco”, ông Trí nói.
          Tổng giám đốc mới cũng cho biết, sau khi có người mua lại cổ phiếu của công ty giúp Bianfishco vượt qua khó khăn, ông sẽ trả lại chức danh tổng giám đốc cho người có đủ bản lĩnh hơn vợ chồng ông.
          Về sức khỏe vợ của mình, ông Trí cho biết bà Diệu Hiền mổ khối u từ năm 2008 tại Singapore, nay tái phát. Cuối tháng 2 bà đã cùng người thân bay sang Singapore phẫu thuật. “Nhiều thông tin cho rằng vợ tôi trốn nợ bằng nhiều đường khác nhau nhưng tôi khẳng định đó chỉ là tin đồn thất thiệt gây tổn hại đến uy tín của gia đình và tập thể Bianfishco", ông nhấn mạnh. Theo ông, bà Diệu Hiền lần này sang Singapore mang theo 20.000 USD. Bệnh viện Singapore từ chối mổ và chuyển sang Mỹ với viện phí tham khảo lên đến 500.000 USD.
          "Do không có tiền lo viện phí nên vợ tôi chỉ vô hóa chất rồi vài hôm nữa về Việt Nam”, ông Trí trần tình.
          Chuyện nợ nần của Bianfishco trở nên lùm xùm sau đám cưới con trai nữ đại gia Diệu Hiền với dàn xe siêu sang diễu hành các phố từ Sài Gòn đến Cần Thơ. Trong dàn xe này có chiếc Rolls Royce Phantom mang biển số tứ quý 3333, thuộc sở hữu của bà Hiền. Giữa tiệc cưới tại tư dinh đại gia, một số nông dân căng băng rôn đòi bà Hiền trả nợ mua cá.

          THIỆN ÁC ĐÁO ĐẦU CHUNG HỮU BÁO
          CAO PHI VIỄN TẢU DÃ NAM TÀNG

          Comment

          • #6

            Dự án chung cư 73 Cao Thắng là ảo

            Dự án chung cư 73 Cao Thắng là ảo
            Công ty của bà Diệu Hiền không phải là chủ của dự án tại chung cư 73 Cao Thắng (Q.3, TP.HCM) như lời ông Trần Văn Trí, chồng bà, từng khẳng định.
            Ngày 9.3, thông tin từ Bảo hiểm xã hội TP.Cần Thơ cho biết tính đến nay, số công nhân viên mà Công ty CP thủy sản Bình An (Bianfishco) đăng ký đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) chỉ có 843 người. Từ tháng 7.2011 đến nay, Bianfishco còn nợ tiền BHXH trên 2,9 tỉ đồng. Mỗi tháng cơ quan BHXH đều có thông báo nhắc, nhưng không nhận được trả lời của công ty, mời đến làm việc, đại diện công ty cũng không đến.
            Theo số liệu của Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ thì số lượng công nhân làm việc tại Bianfishco (tùy theo mùa vụ) dao động từ 1.500 - 2.000 người (không phải đến 4.000 công nhân như bà Diệu Hiền đã công bố). Ông Võ Thanh Hùng, Trưởng ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ, cho biết nhà máy chế biến thủy sản của Bình An nằm trong khu công nghiệp Trà Nóc II nên trách nhiệm của ban quản lý được thành phố giao phối hợp với ngành chức năng nắm tình hình và thông tin để báo cáo cho thành phố. Ông Hùng nhận định hiện nay tình hình của Bianfishco rất phức tạp, những vụ việc lùm xùm gây sự chú ý dư luận vừa qua chỉ là giọt nước tràn ly. “Mặc dù chúng tôi được giao nhiệm vụ làm việc và nắm bắt thông tin, tìm hiểu nguyện vọng, yêu cầu của doanh nghiệp, nhưng thực sự thì phía Bình An chưa hợp tác; khi công ty gửi báo cáo cho BQL thì chỉ là bản báo cáo không đóng dấu, không ký tên. Ngoài ra, trong cuộc họp báo chiều 7.3, ông Trần Văn Trí, tân Tổng giám đốc Bianfishco (chồng bà Diệu Hiền), không hiểu sao lại đưa ra con số Bianfishco hiện có đến 5.000 công nhân đang làm việc”, ông Hùng nói.
            Trong một diễn biến khác, theo thông tin ông Trần Văn Trí cung cấp trong cuộc họp báo chiều 7.3, hiện đang có đối tác nước ngoài muốn mua lại 80% cổ phần của công ty với giá từ 80 - 90 triệu USD và đại diện đối tác đang có mặt tại Cần Thơ, thậm chí hiện diện trong buổi họp báo. Một đại gia trong lĩnh vực kinh doanh nông, hải sản tại Q.Thốt Nốt (TP.Cần Thơ) cho rằng có thể đây chỉ là thông tin “ảo” để trấn an dư luận. Vì Bianfishco hiện đang vay tiền tại ngân hàng và đều thế chấp bằng tài sản, do đó nếu có đối tác muốn mua lại cổ phần hay mua lại toàn bộ nhà máy thì phải làm việc với ngân hàng để thanh lý các hợp đồng vay, sau đó tiến hành định giá mới có kế hoạch mua, chứ đâu có dễ dàng như ông Trí tuyên bố.

            Chung cư 73 Cao Thắng, P.3, Q.3 (TP.HCM)
            “Không phải chủ sở hữu”
            Trong cuộc họp báo chiều 7.3, ông Trần Văn Trí có nói “đang thương lượng với đối tác để bán hai dự án tại số 83 Nguyễn Văn Trỗi và 73 Cao Thắng (P.3, Q.3, TP.HCM) để trả nợ”. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Thanh Niên thì hiện tại không có dự án nào tại 73 - Cao Thắng. Theo nhận định của dân cư ở đây, Bianfishco rao bán như vậy là nhằm lập lờ, trấn an các chủ nợ. Chị Ngân (ở căn số 2, lầu 4) nói: “Bà Diệu Hiền có đến trao đổi với người dân sống trong chung cư (CC) về giá đền bù để lập dự án nhưng vẫn chưa thỏa thuận xong”.
            Trao đổi với PV Thanh Niên, bà Nguyễn Ngọc Thanh Trúc, Chủ tịch UBND P.3 (Q.3, TP.HCM), cho biết: “Khi tình hình bất động sản chưa đóng băng thì phía công ty bà Diệu Hiền có xin chủ trương của quận làm dự án xây lại CC cho khang trang. Đến nay, nói là dự án nhưng CC vẫn là nhà tư nhân chứ bà Hiền chưa mua hết và không phải là chủ sở hữu của 73 Cao Thắng”. Còn Trưởng ban Quản trị CC 73 Cao Thắng (P.3, Q.3, TP.HCM) thì khẳng định: “Chưa nhận được thông báo hay quyết định gì của phường, quận hay TP về việc bà Hiền hay ai là chủ đầu tư gì ở đây. CC này có 45 căn hộ. Bà Diệu Hiền mới mua được 4 căn. Bà Hiền dự định mua 10 căn hộ ở dãy phía sau. Những căn hộ này thuộc sở hữu nhà nước và người dân chỉ làm hợp đồng thuê. 10 hộ này đã nhận đặt cọc của bà Hiền mỗi hộ 30 lượng vàng.

            "Đại gia thuỷ sản" nợ bao nhiêu vẫn là ẩn số?

            Theo thông tin từ cuộc họp, tính đến thời điểm này, Bianfishco nợ không dưới 1.000 tỷ đồng và khoản tiền lãi phải trả hàng ngày gần một tỷ đồng. Nhưng Bianfishco đang thực nợ bao nhiêu vẫn là một ẩn số.

            Xưởng sản xuất của Bình An
            Tình trạng cho công nhân tạm nghỉ việc cũng được ông Trần Văn Trí (người vừa được vợ là bà Phạm Thị Diệu Hiền- Chủ tịch HĐQT của Bianfishco uỷ quyền làm Tổng Giám đốc (TGĐ) Bianfishco) thừa nhận tại cuộc họp báo ngày 7.3 với lý do: “Vì mới nhận chức TGĐ nên phải cho công nhân tạm nghỉ để sắp xếp lại bộ máy tổ chức, đồng thời chờ tiền từ các đối tác bơm vào để trả tiền nợ mua cá nguyên liệu cũ và mua cá nguyên liệu mới để sản xuất”.
            Như vậy, nợ nần của chủ chính là một nguyên nhân đang khiến hàng ngàn công nhân Bianfishco tạm mất việc làm.
            Nhưng Bianfishco đang thực nợ bao nhiêu vẫn là một ẩn số.
            Tuy nhiên, theo nhiều người, chừng nào “ẩn số” đó chưa được các cơ quan chức năng làm rõ thì mọi tính toán như bán 80% cổ phần nhà máy, tạm đem nhà máy đi thế chấp ngân hàng để trả nợ tiền mua cá của nông dân và ổn định sản xuất (như ông Trí nói) cũng khó thực hiện.
            Trước đó, ngày 6.3, UBND TP Cần Thơ đã tổ chức một cuộc họp khẩn để nghe các cơ quan chức năng báo cáo tình hình tài chính của Bianfishco.
            Theo thông tin từ cuộc họp, tính đến thời điểm này, Bianfishco nợ không dưới 1.000 tỷ đồng và khoản tiền lãi phải trả hàng ngày gần một tỷ đồng.
            Tuy nhiên, tại cuộc họp báo ngày 7.3 với sự có mặt của khoảng 100 nhà báo, ông Trần Văn Trí chỉ xác nhận khoản nợ tiền mua cá của nông dân là 264 tỷ đồng.
            Còn các khoản nợ ngân hàng có đến mức hàng ngàn tỷ đồng hay không thì vị tân TGĐ này chưa thể trả lời chính xác.
            Bởi vì, như ông Trí nói: “Tôi mới nhận nhiệm vụ TGĐ. Số nợ chính xác là bao nhiêu sẽ được kiểm tra và thông tin chính thức cho báo chí trong vài ngày tới”.
            Trong khi đó, theo ông Hà Hồng Ngọc, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP Cần Thơ, Bianfishco vay nhiều ngân hàng trong và ngoài địa bàn TP Cần Thơ nên chưa thể nắm rõ tổng số nợ của công ty này bao nhiêu.
            Tuy nhiên, theo báo cáo trước đây của các ngân hàng ở Cần Thơ, Bianfishco đã vay Ngân hàng Phát triển VN chi nhánh Cần Thơ - Hậu Giang khoảng 300 tỉ đồng, Ngân hàng cổ phần thương mại An Bình chi nhánh Cần Thơ trên 200 tỉ đồng và một số ngân hàng khác khoảng mấy chục tỉ đồng.
            Được biết, mới đây UBND TP Cần Thơ đã lập tổ kiểm tra tình hình nợ tại Bianfishco và giao cho Ban Quản lý các khu chế xuất - khu công nghiệp TP Cần Thơ chủ trì để làm rõ những “ẩn số” này.
            Dù chưa nói rõ được các khoản nợ ngân hàng của Bianfishco là bao nhiêu (ông Trí chỉ cho biết đang nợ Ngân hàng Á Châu (ACB) 62 tỉ đồng và mới đây đại diện ACB đã có văn bản yêu cầu trả nợ ) nhưng điều mà ông Trí thừa nhận là hiện tại Bianfishco không thể tiếp tục vay vốn từ các ngân hàng khi tình hình tài chính đang trong chiều hướng rất xấu.
            Như vậy, song hành với khoản nợ ngân hàng phải trả lãi từng ngày, nợ tiền mua cá của nông dân 264 tỷ đồng, Bianfishco đang đối diện với nguy cơ thiếu vốn duy trì sản xuất, vì việc làm của hàng ngàn công nhân đang bị đe doạ.
            Những dự tính mà ông TGĐ “bất đắc dĩ” (lời ông Trí nêu ra tại cuộc họp báo) này nêu ra để giải quyết nợ nần, ổn định sản xuất của nhà máy và việc làm của công nhân: như bán 80% cổ phần công ty, bán 2 dự án bất động sản ở TP Hồ Chí Minh, thậm chí là một số tài sản gia đình… xem ra mới chỉ là lời hứa chứ khó xác định được tính khả thi.
            Bởi lẽ, nhân vật có quyền quyết định, người chịu trách nhiệm cao nhất của công ty trong các giao dịch với ngân hàng chính là bà Chủ tịch HĐQT Phạm Thị Diệu Hiền (vợ ông Trí) lại đang ở nước ngoài để… trị bệnh.
            Theo VietNam
            Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 10-03-2012, 07:04 PM.

            Comment

            • #7

              Công ty của nữ đại gia nợ tiền cá “cầu cứu” chính quyền

              Công ty của nữ đại gia nợ tiền cá “cầu cứu” chính quyền

              Chiều 10.3, một đoàn công tác do UBND TP Cần Thơ thành lập đã có buổi tiếp xúc với ông Trần Văn Trí - tổng giám đốc Công ty CP thủy sản Bình An - để nắm tình hình nợ nần, nguyện vọng của doanh nghiệp.
              Tại buổi làm việc này, ông Trí cho biết chưa thống kê được số tài sản hiện có, tài sản nợ và hẹn trong vài ngày tới sẽ có văn bản chính thức báo cáo UBND TP Cần Thơ.

              Ông Trần Văn Trí (giữa) - tổng giám đốc Công ty Bình An - tại cuộc họp báo ngày 7.3

              Về nguyện vọng của doanh nghiệp, ông Trí đề nghị chính quyền TP Cần Thơ can thiệp để công ty và ông K. (một hộ bán cá tra) có cuộc gặp thương lượng nhằm trả chậm, tránh xiết nợ, kiện tụng vì số tiền mà công ty nợ tiền bán cá của hộ này lên đến 40 tỉ đồng. Kế đến, ông Trí đề nghị chính quyền đứng ra làm cầu nối, chủ trì để công ty và nông dân gặp nhau cùng tháo gỡ các khoản nợ một cách hợp lý về thời gian.
              Theo ông Trí, nhà máy chế biến thủy sản có trị giá hàng trăm tỉ đồng nhưng hiện nay Ngân hàng ACB không “nhả” ra mặc dù công ty chỉ nợ khoảng 62 tỉ đồng. Điều này khiến công ty gặp nhiều khó khăn khi các đối tác kinh doanh cùng ngành nghề muốn mua lại nhà máy với giá cao nhưng không bán được. Ông Trí kiến nghị chính quyền can thiệp việc này để công ty có thể bán nhà máy lấy tiền dôi dư ra trả cho nông dân bán cá. Tại buổi làm việc này, ông Trí nói vợ mình thật sự bị bệnh ung thư cấp, phải mổ ngay nên mới xuất cảnh trị bệnh, không phải bỏ trốn.
              Trong một diễn biến khác, vào chiều cùng ngày, bà Phạm Thị Xuân Nga - phó chủ tịch kiêm chánh văn phòng Ủy ban MTTQ TP Cần Thơ - cho biết Ban công tác phía Nam Ủy ban T.Ư MTTQ VN đã có ý kiến yêu cầu các cơ quan chức năng TP Cần Thơ thông tin rõ về tình hình liên quan vụ việc này.
              Bà Nga cho biết bà Phạm Thị Diệu Hiền là ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ VN và TP Cần Thơ hai khóa 2004-2009 và 2009-2014.
              Cũng trong ngày 10.3, luật sư Nguyễn Trường Thành, đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn Nguyễn Văn Liền và Phạm Thị Mai trong vụ kiện “đòi nợ theo hợp đồng mua bán cá tra nguyên liệu” đối với Công ty cổ phần thủy sản Bình An, đã có văn bản đề nghị TAND quận Ô Môn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “cấm xuất cảnh đối với ông Trần Văn Trí cho đến khi giải quyết xong”.
              Theo Tuổi trẻ
              Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 11-03-2012, 02:07 AM.

              Comment

              • #8

                Khu du lịch ế khách của nữ đại gia thủy sản

                Khu du lịch ế khách của nữ đại gia thủy sản
                Trong lúc Công ty thủy sản Bình An nợ đầm đìa thì khu du lịch sinh thái do bà Phạm Thị Diệu Hiền đầu tư tại Sóc Trăng cũng đìu hiu vắng khách, bàn ghế phủ bụi, mạng nhện chăng đầy trần nhà


                Khu du lịch sinh thái Bình An có tổng diện tích 10ha được đưa vào hoạt động vào năm 1998.


                Khu du lịch, biệt thự, công ty của nữ đại gia Diệu Hiền đều có những cặp sư tử đá. Theo phong thủy, sư tử có thể giải trừ được rủi ro, có tác dụng tăng thêm uy phong cho gia chủ.


                Căn biệt thự trong khu du lịch của bà Hiền đang cho người thân ở nhìn từ bên ngoài.


                Bàn ghế trong các nhà trú nắng phủ đầy bụi.


                Cầu dao điện hư hỏng.


                Chiếc cầu gỗ qua thời gian đã bị hỏng, gẫy nhiều nhịp.


                DH là tên viết tắt của nữ doanh nhân Diệu Hiền. Theo bà Hiền, đây là tên được sư cô trong chùa đặt cho khi bà được gửi nuôi ở chùa thuộc tỉnh miền Đông Nam bộ trong những ngày kháng chiến.


                Cỏ mọc um tùm đang bò lấn vào căn nhà cũ kỹ và vây lấy hai chú ngựa đá.
                Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 20-03-2012, 06:45 PM.

                Comment

                • #9

                  'Trụ sở triệu đô tại Mỹ của Bianfishco là nhà thuê'


                  Lần đầu tiên Tổng giám đốc Bianfishco - Trần Văn Trí, công bố tấm ảnh vợ (bà Phạm Thị Diệu Hiền) đang điều trị ở Mỹ. Ông này cũng cho biết, số nợ của công ty hiện chỉ còn hơn 1.000 tỷ đồng và trụ sở tại Mỹ là đi thuê.
                  > Rao bán nơi đặt trụ sở triệu đô tại Mỹ của Bianfishco

                  Trao đổi với báo Tiền Phong sáng 23/3, Tổng giám đốc Trần Văn Trí cho biết: "Số nợ của Công ty Bình An đã báo cáo Thủ tướng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục An ninh II - Bộ Công an và Ủy ban nhân dân TP Cần Thơ đến ngày 17/3 là 1.275 tỷ đồng".
                  - Nhưng chiều 22/3, tổ công tác của UBND TP Cần Thơ cho biết, nợ của Công ty Bình An và bà Phạm Thị Diệu Hiền là 1.560 tỷ đồng?
                  - Tổ công tác cộng thế nào thì tôi không biết. Con số 1.275 tỷ đồng chúng tôi đã báo cáo với đoàn công tác của Bộ Công an. Tuy nhiên, sau đó chúng tôi đã trả được một phần, cũng như đến nay nợ còn giảm nữa, hiện chỉ hơn 1.000 tỷ đồng.
                  - Tại cuộc họp báo ngày 7/3, ông tuyên bố trong tháng 3 bắt đầu trả nợ cho các hộ dân bán cá nhưng sáng 22/3, khi tiếp xúc với 41 hộ dân, ông lại chưa đưa ra được cam kết cụ thể?
                  - Điều này là do vướng tư cách pháp nhân của bản thân tôi. Tôi được vợ ủy quyền làm Tổng giám đốc nhưng chỉ sở hữu 2% cổ phần, vợ tôi vẫn giữ 50% cổ phần, nên tôi chưa thể đại diện cho HĐQT Công ty Bình An để giải quyết nợ. Chẳng hạn, công ty muốn bán đất lấy tiền trả nợ nông dân, ngân hàng đồng ý nhưng tôi lại không thể ký để lấy tiền. Đối tác nước ngoài chuyển trả nợ Công ty Bình An khoảng 4 triệu USD, khi tiền về tôi cũng không ký để lấy được.
                  - Có người hồ nghi vợ ông chưa chắc bị bệnh ung thư mà là ra nước ngoài để trốn nợ?
                  - Trong báo cáo với Thủ tướng và nhiều cơ quan vừa nêu trên, chúng tôi đã viết: “Bà Phạm Thị Diệu Hiền bị tai biến, tiền sử khối u ở ngực di căn đến gan đã mổ lần đầu từ ngày 11/8/2008, đến nay vết mổ di căn tái phát nghiêm trọng nên phải cấp tốc đi điều trị”. Để rõ hơn, tôi xin gửi tấm ảnh chụp vợ tôi đang nằm trong bệnh viện bên Mỹ. Tấm ảnh do người đi theo chăm sóc vợ tôi chụp, vừa gửi về. Phụ nữ bị bệnh nặng, lẽ ra không nên công khai nhưng tình hình hiện nay phải công khai để được rõ ràng.
                  - Ngày 7/3, ông nói gia đình không đủ tiền cho vợ ông chữa bệnh ở Mỹ, phải về nước nhưng tại sao đến nay chưa về?
                  - Vì bệnh của vợ tôi quá nặng. Khi bị tai biến, vợ tôi liệt nhẹ cánh tay trái phải mổ để chữa, sau đó sử dụng hóa chất trị ung thư. Chữa bên Mỹ không đủ tiền, hôm họp báo tôi nói tốn 500.000 USD, đó như là tiền đặt cọc lúc nhập viện, còn để mổ khối u phải tốn khoảng một triệu đô. Do vậy, vợ tôi phải nằm thêm ít lâu nữa mới về được.
                  - Còn cơ sở của Công ty Bình An ở bên Mỹ, đã được đầu tư bao nhiêu?
                  - Công ty Bình An đã đầu tư ở Mỹ 90 tỷ đồng.
                  - Căn nhà trụ sở của Công ty ở Mỹ là do bà Diệu Hiền mua?
                  - Không phải, đó là nhà thuê để làm văn phòng. Nhà thuê tại địa chỉ 300 N. Alpine Dr., Beverly Hilss, CA 90210. Có hai hợp đồng thuê nhà, hợp đồng thứ nhất, ký ngày 22/4/2009, giá thuê mỗi tháng 15.000 USD; hợp đồng thứ hai ký lại ngày 11/7/2011, giá thuê mỗi tháng 12.000 USD. Tiền thuê trả đầu tháng. Hợp đồng thuê chấm dứt vào giữa tháng 2/2012.
                  - Hiện căn nhà đó được rao bán?
                  - Chủ nhà rao bán chứ không phải chúng tôi.
                  - Con cái của ông đã ra nước ngoài?
                  - Tất cả các con tôi đều đang ở Cần Thơ
                  - Phương án của công ty trong việc trả nợ cho người nuôi cá như thế nào?
                  - Chúng tôi đề xuất ba phương án, tuy nhiên còn phụ thuộc vào quyết định của HĐQT và chỉ đạo của UBND TP Cần Thơ nên xin không nói cụ thể. Suy nghĩ nhiều nhất của tôi hiện nay, sau khi trả nợ cho hơn 30 hộ mà mỗi hộ chỉ có 1-2 tỷ đồng, còn gần chục hộ nông dân “đại gia”, có thể mời tham gia đại hội cổ đông và bầu vào HĐQT để họ trở thành đồng chủ sở hữu nhà máy.
                  - Còn việc bán doanh nghiệp cho một đối tác nước ngoài, tình hình đến đâu rồi?
                  - Đó là một quỹ đầu tư của Đan Mạch, trước đây có đầu tư 10,5 triệu USD vào Công ty Bình An cho dự án nhà máy nước uống collagen. Theo thỏa thuận, thời gian tới, Công ty Bình An sẽ chuyển 10% cổ phần của công ty cho đối tác này.
                  Theo Tiền Phong
                  Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 27-03-2012, 01:28 AM.

                  Comment

                  • #10

                    Máy bay từ chối vận chuyển nữ đại gia thủy sản?

                    Máy bay từ chối vận chuyển nữ đại gia thủy sản?

                    Trước đó, đại diện Bianfishco hứa sẽ trả nợ cho nông dân trong tháng 3. Tuy nhiên, hiện nay đã hết tháng 3/2012, Công ty cổ phần thủy sản Bình An vẫn chưa trả được nợ cho nông dân như đã hứa mà tiếp tục hẹn lại tuần tới sẽ đưa ra lịch trình trả nợ.


                    Nữ đại gia chưa thể về nước vì hàng không từ chối vận chuyển
                    Ngày 31/3, trước sự giám sát của tổ công tác thống kê nợ, ông Trần Văn Trí đã có buổi làm việc với các hộ nông dân để thương lượng việc trả nợ. Tuy nhiên, theo ông Võ Thanh Hùng - tổ trưởng tổ thống kê nợ, ông Trí vẫn hứa hẹn chung chung như những buổi làm việc trước đó và đưa ra lý do chưa trả tiền cho dân là vì ông không có tư cách pháp nhân để có thể rút tiền từ ngân hàng.

                    Theo ông Hùng, hiện Bianfishco còn nợ 41 hộ nông dân khoảng 245 tỷ đồng, giảm 16 tỷ đồng so với trước đó.
                    Nhiều người dân đang bức xúc trước thái độ của Bianfishco. Ông Lê Văn Chiến - một nông dân tham dự buổi làm việc kể lại, ông Trí nói vợ ông sẽ làm giấy ủy quyền hết số cổ phần cho ông trong tháng 3/2012 để ông triệu tập họp đại hội đồng cổ đông, nhưng đến ngày 31/3 thủ tục này vẫn chưa xong nên ông không thể giải quyết được chuyện nợ nần của công ty.
                    Lý do chậm trễ trả nợ theo ông Trí đưa ra là do từ nơi vợ ông đang ở đến nơi làm thủ tục ủy quyền rất xa. Vợ ông cũng không thể về Việt Nam được vì hàng không từ chối vận chuyển do bà Hiền bệnh nặng.
                    Trong báo cáo về phương án trả nợ gửi UBND TP. Cần Thơ, Công ty thủy sản Bình An (Bianfishco) cho biết, công ty sẽ ưu tiên trả nợ cho 41 hộ nông dân bán cá với số tiền 245 tỷ đồng. Trong số đó có: 12 hộ, mỗi hộ dưới 1 tỷ đồng; 15 hộ, mỗi hộ từ 1 đến 5 tỷ đồng; 14 hộ, mỗi hộ trên 5 tỷ đồng.
                    Theo ông Trần Văn Trí, nguồn tiền để trả khoản nợ đến từ việc bán các khu đất của Công ty TNHH Thương mại Diệu Hiền tại tỉnh Sóc Trăng, TP. Cần Thơ và TP. HCM với tổng giá trị dự kiến là 700 tỷ đồng. Ông Trí cho rằng, việc bán tài sản có giá trị lớn cần có thời gian, do đó Bianfishco sẽ thỏa thuận với các hộ bán cá nguyên liệu cho phân kỳ trả nợ.
                    Bên cạnh đó, Bianfishco cũng đề nghị các ngân hàng giãn nợ và miễn lãi phạt từ ngày 1/1/2012 đến 31/12/2014. Dự kiến, trong năm 2012, từ tiền bán tài sản, Bianfishco sẽ trả hết nợ cho 3 ngân hàng.
                    Theo ông Võ Thanh Hùng - tổ trưởng tổ thống kê nợ, ông Trí vẫn hứa hẹn chung chung và đưa ra lý do chưa trả tiền cho dân là vì ông không có tư cách pháp nhân để có thể rút tiền từ ngân hàng.

                    XẠO BÀ CỐ
                    Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 10-04-2012, 01:40 AM.

                    Comment

                    • #11

                      “Khi nào bà Diệu Hiền sẽ hồi hương?”

                      “Khi nào bà Diệu Hiền sẽ hồi hương?”
                      Trao đổi với báo chí về hướng giải quyết những vụ nợ nần lùm xùm ở Bianfishco, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ nói rằng, một trong những ưu tiên giải quyết hiện nay là phải làm sao đảm bảo việc làm cho hàng ngàn lao động tại công ty.
                      Ban Quản lý các khu chế xuất - khu công nghiệp TP Cần Thơ, Công đoàn Các Khu công nghiệp và khu chế xuất Cần Thơ và Sở Lao động- Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ đã được giao nhiệm vụ phải theo sát những diễn biến ở Bianfishco, nắm cụ thể tình hình lao động đang làm việc, tạm ngưng hoặc ngưng làm việc để kịp thời có chính sách hỗ trợ theo quy định của pháp luật.



                      Viện nghiên cứu thuỷ sản tư nhân lớn nhất Việt Nam mang tên Bình An

                      Trong trường hợp xấu nhất, nếu xảy ra, thì phải ưu tiên giải quyết quyền lợi cho công nhân, kế đến là những nông dân mà công ty còn nợ tiền mua cá và sau đó mới tính đến trả các khoản nợ của ngân hàng.
                      Vụ nợ nần dây dưa kéo dài, tình hình tài chính diễn biến ngày càng xấu ở Bianfish khi nào sẽ kết thúc? Câu trả lời chưa thể có khi các cơ quan chức năng TP Cần Thơ vẫn đang xác định mức độ nợ nần của công ty; khi các chủ nợ và hàng ngàn công nhân công ty vẫn đang chờ bà Phạm Thị Diệu Hiền hồi hương để đủ tư cách pháp nhân giải quyết các khoản nợ.
                      Chỉ biết rằng, ngày 16/3 tới, Toà án Nhân dân quận Ô Môn sẽ đưa vụ nông dân kiện Công ty cổ phần thuỷ sản Bình An chiếm dụng tiền mua cá ra xét xử.
                      Sự vắng mặt của bà Diệu Hiền, dù với lý do là ra nước ngoài trị bệnh nan y (như ông Trần Văn Trí nói) vào thời điểm này, cũng khó lòng khiến dư luận không nghi hoặc.
                      Bởi lẽ, trước đó đại gia này đã từng tạo ra nhiều sự kiện đình đám ở miền Tây để khuếch trương thương hiệu Bianfishco và cho cá nhân mình như: bỏ ra nhiều tỷ đồng để làm lễ khánh thành viện nghiên cứu thuỷ sản tư nhân lớn nhất Việt Nam mang tên Bình An, khánh thành nhà máy nước uống Collagen, sắm siêu xe Rolls Royce, tổ chức đám cưới cho con tốn kém trên 400 triệu đồng với những đoàn xe sang trọng diễu hành trên các đường phố Cần Thơ, dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư vào những dự án trung hạn, không đưa dòng tiền vào sản xuất…
                      Có thể dư luận sẽ không quan tâm lắm nếu những sự kiện đình đám đó không rơi vào những thời điểm “nhạy cảm”, khi nhiều doanh nghiệp thuỷ sản đang gặp khó khăn do tác động suy thoái kinh tế toàn cầu, do chính sách thắt chặt tín dụng để kiềm chế làm phát của Chính phủ, khi Bianfishco vẫn đang nợ hàng trăm tỷ đồng tiền mua cá của nông dân.
                      Để rồi, khi nợ nần chồng chất, bà Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ “mắc bệnh nan y phải ra nước ngoài đề điều trị”.
                      Trong bối cảnh Công ty cổ phần thuỷ sản Bình An không còn bình an như hiện nay thì câu hỏi đang được dư luận quan tâm là: “Khi nào bà Diệu Hiền sẽ hồi hương?”
                      Phương Châu
                      Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 10-04-2012, 01:48 AM.

                      Comment

                      Working...
                      Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom