• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Hạnh Phúc là gi?

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Hạnh Phúc là gi?

    Mọi người nam cũng như nữ, ai cũng mong, muốn và mơ tìm được hạnh phúc với người bạn đời ... Vậy thế nào là Hạnh Phúc lứa đôi ??

    ketui làm trước nè :

    Theo ketui thì Hạnh Phúc lứa đôi rất đơn giãn võn vẹn chỉ 3 chữ thuiiii

    Cho và nhận Nếu ai cân bằng được điều này thì sẽ thấy là Hạnh Phúc ...

    Các bạn nào có ý kiến gì hay thì góp ý thêm nha
    Similar Threads

  • Đạo khả đạo phi thường đạo

    Nên đọc nhiều sách, nhưng nếu không biết lựa sách để đọc thì đọc cả đời cũng vô công. Xin nhớ giùm, thời gian ta có không nhiều, mà thứ không đáng đọc phải tính bằng số triệu.

    Quen biết nhiều thì tốt, nhưng không biết lựa bạn lành thì coi như trao thân nhầm chỗ.

    Ăn gì cũng thấy ngon miệng có thể nói là chuyện tốt, nhưng gặp gì cũng ăn thì là chuyện xấu.

    Đi nhiều chưa hẳn là xấu, nhưng đi không có mục đích đàng hoàng chỉ là lang thang trôi dạt: Phí tiền, phí sức, phí thời gian, phí đủ thứ.

    Giai đoạn tu học nào cũng tốt, nhưng một khi dừng lại để tâm đắc với nó thì coi như tiêu tùng. Giới luật, thiền định, tri kiến,… đều vậy cả.

    Bớt ngủ nghỉ thì tuyệt, nhưng bệnh mất ngủ thì tuyệt không nên có.

    Phật giáo không có chùa chiền thì tứ chúng sinh hoạt thế nào, nhưng coi nặng chùa chiền hơn việc đào tạo nhân sự tài đức thì hỏng.

    Không có tín nữ thì tăng ni có mà chết, nhưng để họ ngồi hẳn chiếu trên thì coi chừng loạn.

    Chỉ vì khoái mùi thịt mà ăn mặn là gieo chủng tử loài ăn thịt sống. Chỉ biết cắm cổ ăn chay mà không biết gì hơn, là gieo chủng tử loài ăn cỏ. Thực đơn (menu) trong đầu quan trọng hơn trên bàn ăn.

    Chỉ biết lo sướng thân mà không màng gì ngoài ra, dù trong đạo hay ngoài đời, chỉ là trẻ con. Biết mà không dám bày tỏ, là người câm. Có người bày tỏ mà mình vẫn không màng, đó là người điếc. Nghe bày tỏ mà không nhận thức nổi vấn đề, đích thị người mất trí. Biết mà không hành động, hẳn là người bại liệt.

    Mê đắm trong ngũ dục là luân hồi kiểu hạ cấp, mê đắm thiền định là luân hồi kiểu cao sang, tu Quán mà chưa thật sự chán sợ sinh tử thì coi chừng Tăng Thượng Mạn (adhimàna), tức còn hơi sức để soi gương trong ngôi nhà đang cháy.

    Không biết gì để nói, là dốt. Nói quá chỗ biết của mình là phét. Nói không kiểm chứng là ẩu. Biết không cần thiết mà vẫn nói là nhảm. Biết điều cần thiết mà không nói là hiểm.

    Biết mình là thượng đế của mình chắc chắn dễ sống hơn là tin rằng mình được ai đó an bày mọi thứ. Thật lạ khi không hiếm kẻ trí thức vẫn cứ chọn cách nhận thức thứ hai.

    Rõ ràng nhận thức về tính Vô Ngã giúp ta thanh thản hơn sự tin tưởng vào một cái gì đó. Nhưng cũng là lạ khi phần lớn thiên hạ cứ sợ mình bị mất.

    Nhiều người cứ tưởng lúc NHẬN vui hơn lúc CHO, nhưng nằm nghĩ lại đi, hình như phải thấy ngược lại mới đúng. Hiếm có món quà nào có thể khiến ta vui suốt mấy chục năm, nhưng một nghĩa cử đẹp ta trao ra lần nào đó sẽ khiến ta vui hoài không chán.

    Ai cũng tưởng đông người chung quanh sẽ vui hơn sự cô độc. Nhưng kỳ thực, sự lẻ loi hiếm khi làm khổ ta như sự chung đụng. Ngồi ngó bóng mình trên vách lâu ngày sẽ nghiện chứ chẳng chơi!

    Cái gì dễ được cũng dễ mất, Tình, tiền hay chuyện tu tập đều thế.

    Cứ tưởng có một căn phòng riêng tĩnh mịch để sống tâm linh gì đó thiệt cao siêu, ai ngờ lúc có rồi cứ ngại bước vào, hoặc có vào cũng chỉ để nằm nghĩ vẩn vơ một lát rồi ngủ.

    Tình cảm là mật đắng, không phải mật ngọt. Có điều nó thơm và đẹp. Nhưng khôn hồn đừng chạm vào. Ai biết chữ Tình bằng cả lục căn thì chỉ có chết!

    Nhiều người cứ tưởng mình thông minh hay trí thức, nhưng thực ra đời sống của họ rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều thứ: Chuyện lớn có thể là cuộc bầu cử ở Mỹ và nhỏ hơn, có thể chỉ là điệu nhảy Gangnam Style của anh chàng Park Jae Sang thoạt nhảy ra từ bóng tối.

    Có viết đến ngàn năm nữa cũng không hết được điều muốn nói, tôi bỗng dưng muốn kết thúc bài viết bằng một câu nói của Edith Sitwell, một nhà thơ người Anh (1887-1964): “I am patient with stupidity but not with those who are proud of it.” Tạm dịch là thằng ngu thì tôi còn gượng chịu đựng được, chứ đứa kiêu ngạo với cái ngu của mình thì tôi bó tay!

    (Toại Khanh)

    Comment


    • Tuyển vợ...

      Một câu chuyện của thời chưa ai biết gì về Computer hay Internet.
      Ngày ấy, một thương gia bí ẩn đến từ Trung Đông bất ngờ ra một thông cáo tuyển vợ với hai điều kiện quái dị là người chấp nhận lấy ông phải tuyệt đối lìa bỏ mọi quan hệ liên lạc với bất cứ ai ngoài ông và điều thứ hai là dám theo ông đến cùng trời cuối đất mà không cần biết trước đó là đâu, cũng như sẽ làm gì, sống ra sao. Tất cả người đẹp sau khi đọc xong thông cáo trên đều lạnh người lắc đầu nguầy nguậy. Ai lại dại đến thế chứ, con người chứ đâu phải thứ gì… Thân gái dặm trường, biết đâu ông chồng kỳ lạ kia lại đem vợ tế thần ở chốn hoang đảo rừng sâu hay bắt làm chuột bạch cho một thí nghiệm tàn độc nào đó thì có mà tiêu một kiếp hồng nhan.
      Vậy mà phút cuối cũng có một người đẹp đã liên lạc với người đại diện của ông thương gia. Nàng là một sinh viên xuất thân cô nhi viện theo chân các Sơ lưu lạc nhiều nước và tự nhận là không có tình thân, không quê hương và thậm chí hồi ức kỷ niệm với nàng cũng là một thứ xa lạ. Ông thương gia vui quá, tiệc tùng suốt mấy ngày để mừng mình tìm thấy báu vật. Người con gái ấy đẹp và rõ ràng chẳng giống ai trong đám quần thoa và đó chính là mẫu người mà ông ao ước.
      Mười năm rồi ba mươi năm trôi qua, chuyện tình của người thương gia vẫn đẹp như trong mùa cưới. Tuổi già, hai vợ chồng ông về sống lặng lẽ ở một thôn trang bên Ý và ông đã mất trước bà mấy năm.
      Một chiều kia ở nghĩa trang có hai người viếng mộ, một bà cụ và một người đàn ông trẻ tuổi, nhìn hệt mẹ con. Ngồi trên chiếc băng đá xanh rêu nằm cạnh dãy mộ, giọng người đàn bà đều đặn thong thả:
      - Ngày con dắt Verona về ra mắt, mẹ chợt nhớ đến tờ thông cáo tuyển vợ của ba con ngày xưa. Mẹ đã muốn nói đôi điều với nó nhưng lại thôi. Bây giờ thời thế đã khác, mỗi người một phận, thôi thì cứ xuôi theo tự nhiên. Có chuyện này ngộ lắm, ngày ba con còn, mỗi lần nhắc lại ông đều cười đến chảy nước mắt. Ba con có chút ấn tượng xấu về phụ nữ qua mấy cô bạn gái trước lúc gặp mẹ. Thế là ông ra cái thông cáo quái gỡ kia để tìm một người vợ không tò mò, ít nói và không có quá nhiều quan hệ với thân nhân hay bè bạn. Chỉ vậy thôi. Còn mẹ, gốc cô nhi mà, mẹ đã hiểu thông cáo kia theo cách của mình nên gật đầu cái rụp để theo ba con. Nhiều người cứ bảo chắc tại mẹ nghèo nên liều mạng, nhưng chỉ có mẹ hiểu mình muốn gì, nghĩ gì. Sau này nghe mẹ giải thích, ông ấy nói, lấy bà coi như tôi cưới hết tinh hoa phụ nữ trên đời. Ổng nịnh đầm giỏi lắm, nhưng mẹ tin câu nói đó là thiệt, dù không dám nhận mình xứng đáng vậy.
      Người đàn ông đang dõi mắt nhìn ra cổng nghĩa trang, nghe đến đây thì đưa mắt nhìn vào bà cụ như thôi thúc bà nói tiếp. Bà cụ hắng giọng khe khẽ, rồi chậm rãi bằng một giọng nói xa xôi như đưa người quay về một dĩ vãng nào xa lơ lắc:
      - Mẹ là cô nhi nên dĩ nhiên không thân thích, từ bé đã quen với những bất trắc, bất toàn. Đọc thấy thông cáo bắt mình không được tò mò chỗ sẽ đi là đâu, sẽ sống như thế nào, thì mẹ bật cười một mình. Có độc thân hay lấy ai ngoài ông ấy thì cuộc đời mẹ làm gì lại chẳng có những điều không thể ngờ trước. Chuyện huề vốn.
      Điều kiện thứ hai là ngoài ông ấy thì mình không còn một liên lạc quan hệ nào với bất cứ ai, kể cả sự nắm níu một nơi chốn cũng là điều ông ấy không muốn. Cứ nhắm mắt theo ông là được. Ba của con muốn mẹ chỉ biết có ông ấy và chỗ hai người đang có mặt. Mẹ lại cũng hiểu điều này theo cách của mình. Chuyện quan trọng nhất đời chính là điều gì sinh tử nhất trong mỗi thời điểm, mỗi lúc mình chỉ có thể dốc lòng cho một chuyện hay một người thôi. Lăng xăng quá thường hỏng việc. Kể cả những bận lòng kiểu hồi ức nhiều khi cũng không phải điều cần thiết. Lắm lúc phải quên cho bằng được con người cũ của chính mình thì người ta mới học được những điều mới lạ. Điều kiện thứ hai này lại cũng là chuyện có nói thêm thừa. Thế là mẹ gật đầu không do dự. Hiểu được chừng đó thì những thói xấu thường thấy như tò mò, nhiều chuyện, hiếu sự sẽ không còn nữa. Ba của con thâm thúy chỗ này.



      Gió chiều thổi lồng lộng qua nghĩa trang, nắng đã tắt từ lâu. Hai mẹ con bà cụ từng bước ra cổng. Sau lưng họ là một nấm mồ của một trong những người đàn ông may mắn nhất thế giới.
      (Toại Khanh)

      Comment


      • Mẹ và con



        Một người con không có khả năng nuôi mẹ già anh ta quyết định cõng mẹ lên núi bỏ.
        Đến tối, người con nói với mẹ là cõng mẹ lên núi đi dạo, bà mẹ lấy hết sức đeo lên vai con.
        Trên đường đi anh ta nghĩ rằng phải leo lên chỗ nào thật cao mới bỏ mẹ xuống.
        Bỗng anh nhìn trên vai mình thấy mẹ đang cố giấu những hạt đậu rải suốt đoạn đường đi, anh hỏi mẹ:
        - Mẹ rải đậu làm gì thế?
        Kết quả câu trả lời của mẹ đã khiến anh bật khóc:
        - Ngốc ạ! Mẹ sợ lát nữa còn mình con xuống núi sẽ bị lạc đường.


        Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
        Đi hết cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con.

        Comment


        • Tình Cha Me...

          Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ
          Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha
          Nước biển mênh mông không đông đầy tình Mẹ
          Mây trời lồng lọng không phủ kín công Cha.

          Comment


          • Chết...

            Không có gì giúp ta hiểu ý nghĩa cuộc sống cho bằng cái chết.
            Tưởng tượng rằng tôi đang dự đám tang của chính mình.
            Tôi nhìn thấy thi hài mình trong quan tài, giữa nến hoa và khói hương nghi ngút.
            Cặp mắt tôi dừng lại một chút trên khuôn mặt những người xung quanh. Bấy giờ tôi mới hiểu cuộc sống của họ thật ngắn ngủi biết bao! Thật tiếc là họ chưa ý thức về điều đó. Lúc này, tâm trí họ đang tập trung vào tôi, chứ không phải vào cái chết của chính họ hay sự ngắn ngủi của đời người.
            Một cảm giác thật lạ, vì hôm nay là buổi trình diễn cuối cùng của tôi trên mặt đất, lần cuối cùng tôi là trung tâm chú ý của mọi người.
            Trên tòa giảng, vị linh mục đang nói về tôi. Tôi vui thích thấy mình được mọi người thương tiếc. Tôi để lại một khoảng trống đau thương trong tim của người thân và bạn bè. Nhưng cũng thành thực nhận rằng: trong đám đông kia cũng có một số người vui mừng vì sự ra đi của tôi.
            Theo đám rước vào nghĩa trang, tôi chen giữa đám đông đứng lặng bên mộ huyệt. Chương cuối cùng của đời tôi khép lại khi những lời cầu nguyện sau cùng được cất lên, và cỗ quan tài từ từ chìm sâu vào lòng đất.
            Tôi vẫn đứng bên mộ, hồi tưởng lại từng chương của đời mình, trong khi những người khác vội vã về nhà, về với những ước mơ và lo toan thường nhật. Một năm sau tôi trở về trái đất. Những khoảng trống đau thương kia đã được lấp đầy. Ký ức về tôi vẫn sống trong tim bạn bè, nhưng họ ít nghĩ về tôi hơn. Giờ thì những người khác đã trở nên quan trọng hơn trong đời họ. Và phải thế thôi, vì cuộc sống vẫn phải tiếp tục. Tôi thăm lại công việc của mình: có ai đó đang tiếp tục làm. Giờ thì đã có người khác quyết định thay tôi. Tôi tìm lại những đồ dùng tôi yêu thích: chiếc đồng hồ, dàn vi tính, chiếc xe …, những thứ mà ngày nay không ai còn dùng nữa, vì đã quá lỗi thời.
            30 năm sau tôi trở về lần nữa. Ngoài một vài bức ảnh mờ nhạt trong album và dòng chữ khắc trên mộ, chẳng có gì còn lại về tôi. Không còn cả những kí ức nơi bạn bè, vì chẳng còn ai sống nữa. Tôi cố tìm những gì còn sót lại. Ánh mắt tôi dừng lại nơi một chút bụi trong quan tài, lòng nghĩ về đời mình thuở trước: lo toan và niềm vui, tham vọng và mộng mơ, vinh quang và tủi nhục… Những gì đã làm nên đời tôi, tất cả đã cuốn bay theo gió. Chỉ còn lại một chút bụi, như dấu chứng đã từng có tôi trên đời.
            (Lm Phạm Quang Long phỏng theo Anthony de Mello)

            Comment


            • Sự lựa chọn của bạn là gì ...


              Cuộc đời này cũng vậy con ạ. Khi sự việc tưởng như tồi tệ nhất thì chính lúc ấy lại giúp con mạnh mẽ hơn cả. Con sẽ đối mặt với những thử thách của cuộc đời như thế nào? Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?

              Cô con gái hay than thở với cha sao bất hạnh này cứ vừa đi qua thì bất hạnh khác đã vội ập đến với mình, và cô không biết phải sống thế nào. Có những lúc quá mệt mỏi vì vật lộn với cuộc sống, cô đã muốn chối bỏ cuộc đời đầy trắc trở này.

              Cha cô vốn là một đầu bếp. Một lần, nghe con gái than thở, ông dẫn cô xuống bếp. Ông bắc ba nồi nước lên lò và để lửa thật to. Khi ba nồi nước sôi, ông lần lượt cho cà rốt, trứng và hạt cà phê vào từng nồi riêng ra và đun lại để chúng tiếp tục sôi, không nói một lời.
              Người con gái sốt ruột không biết cha cô đang định làm gì. Lòng cô đầy phiền muộn mà ông lại thản nhiên nấu. Nửa giờ sau người cha tắt bếp, lần lượt múc cà rốt, trứng và cà phê vào từng tô khác nhau.

              Ông bảo con gái dùng thử cà rốt. "Mềm lắm cha ạ", cô gái đáp. Sau đó, ông lại bảo cô bóc trứng và nhấp thử cà phê. Cô gái cau mày vì cà phê đậm và đắng.
              -Điều này nghĩa là gì vậy cha - cô gái hỏi.
              - Ba loại thức uống này đều gặp phải một nghịch cảnh như nhau, đó là nước sôi 100 độ. Tuy nhiên mỗi thứ lại phản ứng thật khác.

              Cà rốt khi chưa chế biến thì cứng và trông rắn chắc, nhưng sau khi luộc sôi, chúng trở nên rất mềm.
              Còn trứng lúc chưa luộc rất dễ vỡ, chỉ có một lớp vỏ mỏng bên ngoài bảo vệ chất lỏng bên trong. Sau khi qua nước sôi, chất lỏng bên trong trở nên đặc và chắc hơn.
              Hạt cà phê thì thật kỳ lạ. Sau khi sôi, nước của chúng trở nên rất đậm đà.

              Người cha quay sang hỏi cô gái: Còn con? Con sẽ phản ứng như loại nào khi gặp phải nghịch cảnh?

              Con sẽ như cà rốt, bề ngoài tưởng rất cứng cáp nhưng chỉ với một chút đau đớn, bất hạnh đã trở nên yếu đuối chẳng còn chút nghị lực?

              Con sẽ là quả trứng, khởi đầu với trái tim mỏng manh và tinh thần dễ đổi thay. Nhưng sau một lần tan vỡ, ly hôn hay mất việc sẽ chín chắn và cứng cáp hơn.

              Hay con sẽ giống hạt cà phê? Loại hạt này không thể có hương vị thơm ngon nhất nếu không sôi ở 100 độ. Khi nước nóng nhất thì cà phê mới ngon.

              Cuộc đời này cũng vậy con ạ. Khi sự việc tưởng như tồi tệ nhất thì chính lúc ấy lại giúp con mạnh mẽ hơn cả. Con sẽ đối mặt với những thử thách của cuộc đời như thế nào? Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?

              Comment


              • Để tôi nghĩ cách xem sao...



                Đêm đó đã rất khuya, một đôi vợ chồng cao tuổi tìm đến một khách sạn ở khu du lịch hỏi thuê phòng. Người lễ tân, một thanh niên trẻ nhã nhặn đáp: “Xin lỗi, khách sạn chúng tôi đã kín khách, không còn chỗ nào cả”. Song, khi thấy bộ dạng mệt mỏi và thất vọng của 2 vị khách, người lễ tân lại nói: “Tuy nhiên, để tôi nghĩ cách xem sao…”
                Anh đương nhiên không muốn họ tiếp tục phải đi gõ cửa từng khách sạn mà xem ra cũng đã kín đặc người trong thị trấn, rồi cuối cùng phải ngồi vật vạ đâu đó bên lề đường suốt cả đêm. Vậy nên, anh dẫn hai vị khách ấy đến một gian phòng nhỏ nhưng ngăn nắp và sạch sẽ: “Đây không phải gian phòng tốt, nhưng lúc này tôi chỉ có thể làm được đến vậy”.
                Ngày hôm sau, khi hai vị khách đến thanh toán, người lễ tân từ chối: “Không cần, vì đó chỉ là phòng nghỉ của tôi, cho ông bà mượn tạm qua đêm. Chúc ông bà lên đường may mắn”. Hóa ra, cả đêm hôm đó người lễ tân đã không ngủ mà ngồi làm việc trong quầy. Hai vị khách vô cùng cảm động. Khi họ đã đi khỏi, anh tiếp tục bận rộn với công việc của mình và quên hẳn chuyện đó.
                Không ngờ một ngày kia, anh nhận được một tấm vé máy bay cùng thư mời đến New York làm việc. Hóa ra hai vợ chồng già ấy thuộc hàng tỷ phú, sau khi quay về họ quyết định mua hẳn một khách sạn sang trọng để kinh doanh và mời người lễ tân tốt bụng đến làm quản lý với niềm tin chắc chắn anh sẽ làm rất tốt công việc này.
                Đó là câu chuyện truyền kỳ về người giám đốc đầu tiên của chuỗi khách sạn hàng đầu thế giới Hilton. Nó nhắc nhở chúng ta rằng, nếu biết yêu thương đồng loại, nếu con người đối đãi với nhau bằng chân tình, bất cứ việc gì cũng có thể “nghĩ cách xem sao…”

                Comment


                • Thưa mẹ, con đã về!



                  Hôm nay có món ăn mà Nó thích, nên mẹ nấu thật nhiều để tối nó về ăn. Hôm qua mẹ có trách nó cứ đi hoài chẳng thấy mặt mũi đâu, bây giờ nghĩ lại thấy tội nghiệp. Nó đi làm chứ có đi chơi đâu. Hằng ngày nó đi từ 8 giờ sáng, tối 9:30 mới về, có khi bận tiếp khách nó phải đi tới 11~12 giờ. Người nó gầy trơ xương mà thấy xót xa.
                  Hôm nay đi làm mà lòng nó buồn, vì hôm qua mẹ nói nó cứ đi hoài chẳng bao giờ thấy nó ở nhà. Nó thấy nó có lỗi gì đâu mà mẹ lại trách nó. Nó phải đi làm mà. Mấy đứa học sinh toàn là từ xứ lạ đến, tụi nó còn nhỏ mà phải xa cha xa mẹ nên nó rất thương, nó muốn dành nhiều thời gian bên tụi nó. Ngoài ra nó còn thường làm từ thiện giúp đỡ người già neo đơn, nghèo khó. Hiếm hoi lắm mới có giờ rảnh thì nó đi chùa, uống cà phê với bạn bè để xả stress trong công việc.
                  Vậy mà mẹ không hiểu cho. Mẹ suốt ngày ở nhà, chỉ có nấu cơm, rồi nghỉ ngơi, tiền bạc không thiếu thốn nên không cần nó phải lo. Có nhiều người tội nghiệp hơn cần nó giúp đỡ. Nó làm nhiều điều tốt vậy mà mẹ cứ la nó. Nó không hề hư đốn, sống buông thả vậy mà mẹ cứ la nó. Nó buồn.
                  Hôm nay được xong việc sớm (7 giờ tối) nên nó quyết định về nhà. Mẹ nó đang nằm nghỉ trên đi văng, ba nó đang xem tin tức ở nhà trên. Mẹ nó tóc đã bạc nhiều muối hơn tiêu, gương mặt khắc khổ, quạnh quẽ trong căn phòng rộng lớn.
                  Nhìn mẹ nó trong phút giây đó, bỗng lòng nó quặn thắt, nước mắt chực trào. Nó có thể nói chuyện với nhiều người già neo đơn hằng giờ liền, nhưng mà hầu như nó chưa bao giờ có cuộc nói chuyện với mẹ nó 15 phút. Nó nhận thấy nó biết quá ít về mẹ nó. Mẹ nó có con mà vẫn neo đơn. Vì nó bận giúp đỡ mọi người, nên không có thời gian cho mẹ nó. Trong lòng nó bỗng thấy trống rỗng, cuộc đời nó vô nghĩa cho đến giây phút đó. Tất cả những cái mà nó cho là tình thương bỗng nhiên sáo rỗng. Từ sâu thẳm trong lòng, lần đầu tiên nó thấy có một tình thương khác trong nó. Một thứ tình thương bình thường, đơn sơ, và vô danh.
                  Chỉ có cái đó đang thiếu trong ngôi nhà này, và cái đó nó chưa từng nghĩ đến.
                  Lòng đầy xúc động, nó tiến đến đi văng và nói: THƯA MẸ, CON ĐÃ VỀ.

                  Comment


                  • Muôn vàn ngã rẽ...


                    Trong cuộc đời, chúng ta sẽ gặp rất nhiều người, nếu có duyên, sẽ đi cùng nhau một đoạn đường. Nhưng cuộc đời dài thế, có trăm ngàn ngã rẽ, kiểu gì cũng có người phải rẽ trước. Và thế là mỗi người lại tiếp tục đi con đường của mình, có thể gặp lại ở một ngã rẽ nào đó, cũng có thể không bao giờ gặp nữa. Có những người, khi đi lướt qua nhau sẽ thành người xa lạ...
                    Nhưng mỗi cuộc gặp, mỗi đoạn đường, mỗi người đi cùng ta một đoạn đường, đều có ý nghĩa với ta.
                    Cho dù đó là người cùng ta chơi chung những trò chơi ngày thơ bé, cùng ăn chung một cái bánh con con, cùng khóc vì mẹ mắng, cùng tay lấm mặt lấm cười vui, rồi lớn lên, mỗi đứa một chí hướng, một con đường, một ước mơ, rồi xa nhau và không bao giờ gặp lại. Ngày bé những ước mơ trong trẻo thường giống nhau, lớn lên thì mỗi đứa một quan niệm sống, những gì bạn cho là hạnh phúc, với ta có thể là tầm thường; những gì ta theo đuổi, với bạn có thể là viển vông. Đi mãi, đi mãi, rồi quay nhìn lại, điều chung duy nhất chỉ là kí ức, kí ức lấm lem màu mực trên quần áo và nụ cười vỡ ra trong veo trưa hè...
                    Cho dù đó là người bạn thân thiết đã chia sẻ cùng ta những nước mắt, nụ cười của rung động đầu đời, để rồi vì một vài hiểu lầm mà xa dần nhau, mà không thể hiểu nhau, bên nhau thêm nữa. Người ta nói tình bạn giống như một quả bóng, nhìn thì rất đẹp, nhưng chỉ cần một cái gai nhỏ châm vào cũng đủ nổ tung. Thế gian có gì là mãi mãi bền vững, huống chi hai con người vốn không chung gì cả ngoài cảm giác thân thiết, hiểu nhau, cảm thông. Đến khi không còn cảm giác đó nữa thì tình bạn tan vỡ và người ta rời xa nhau... Cho dù đó là mối tình đầu trong sáng và vụng dại, khi người ta yêu mà chỉ biết là yêu thôi. Tình cảm đó sẽ theo suốt cuộc đời, cho dù không nguyên vẹn. Giống như một chiếc bình pha lê đẹp nhưng mong manh, dễ vỡ, và tuổi trẻ với sự hiếu thắng, ngây thơ, thiếu sâu sắc đã làm nó vỡ thành ngàn giọt nước mắt, nhưng người ta gói ghém ngàn giọt long lanh ấy vào hành trang của mình và mang theo. Mối tình đầu thiêng liêng đến nỗi, lúc đó, ai dám nói đó không phải là tình yêu thực sự, rằng mình không trân trọng, không sẵn sàng dâng hiến cả tuổi trẻ, cả cuộc đời cho nó, nhưng sau này khi bước vào những tình yêu khác, mới hiểu rằng lúc đó tình yêu đầu chưa đủ sâu sắc để ta hiến dâng, hi sinh. Đó chỉ là thứ tình cảm trong trẻo và đẹp đẽ như ban mai, như mùa xuân thôi. Nhưng cuộc đời còn có nắng sớm, mưa chiều, còn có mùa hạ rực rỡ, mùa thu dịu dàng, mùa đông lạnh giá…
                    Cho dù là người yêu, người cùng ta đốt cháy tim mình với đam mê, ngọt ngào, nhớ nhung, cay đắng, người nào khi yêu không mong muốn được cùng nắm tay người yêu đi đến cuối con đường đời, nhưng không phải ai cũng có may mắn ấy. Có những người trước khi gặp được người sẽ cùng mình đi đến chặng cuối cùng sẽ phải đi một mình rất lâu hoặc chia sẻ những đoạn đường ngắn với một vài người khác. Thế gian rộng lớn như vậy, có biết bao nhiêu người sẽ đến, biết ai là người xa lạ, ai sẽ cùng ta đi đến chặng cuối cùng? Có lẽ chỉ có định mệnh và sự nhạy cảm của con tim mới có thể trả lời, nhưng cả hai đôi khi cũng nhầm... Cuộc đời dài như vậy, có trăm ngàn ngã rẽ, ắt sẽ có người phải rẽ trước. Có người chung đoạn đường dài, có người chia đoạn đường ngắn. Có người trở thành xa lạ, có người sẽ gặp lại nhau. Chưa đi đến cuối con đường cũng khó mà biết người đó có cùng ta mãi mãi?
                    Dù sao đi nữa, dù ngắn dù dài, dù thành xa lạ hay thân thiết, mỗi một người đến trong đời ta, đi chung với ta một chặng đường đều đáng trân trọng. Họ đã là một phần đời của ta.

                    Comment


                    • Tôi là con Thắm, con Bà Tư bánh tằm…



                      Chẳng biết chính xác từ khi nào, tôi bắt đầu mắc cỡ khi nghe người ta gọi mình là “con Thắm, con Bà Tư bánh tằm”.
                      Năm đó tôi học lớp 8 trường xã, đã có mấy thằng bạn trong lớp để ý và bạn bè ghép đôi. Tôi nói với má: “Từ giờ trở đi, má đừng bán ở trường con nữa, tụi bạn cứ ghẹo con hoài”.

                      Nghe tôi nói vậy, mặt má buồn hiu: “Vậy rồi con ăn cái gì?”. Thường ngày má vẫn để dành cho tôi một dĩa bánh thật đầy, giờ ra chơi tôi sẽ chạy ù ra ăn.Hôm nào ngán thì tôi xin tiền má để mua bánh mì hay bánh lọt mặn. “Bánh của má có nước cốt dừa, ngán muốn chết. Thôi, con không ăn nữa đâu”- tôi vùng vằng.
                      Không bán ở trường, má tôi phải đẩy xe bánh tằm qua tận bên xóm Nhà Thờ rất xa. Tuy vậy có nhiều hôm bán ế, má ăn bánh tằm, nhường cơm cho anh em tôi. Anh hai thương má, cũng nhất quyết đòi ăn bánh tằm. Còn tôi thì vừa nhìn đĩa bánh, vừa lắc đầu rùng mình: “Con thấy bánh tằm là ngán tới óc o”.



                      Má không nói gì, chỉ lẳng lặng chan nước mắm, lùa vội mấy cọng bánh tằm rồi đi dọn dẹp, ngâm bột, khìa thịt, xắt bì… Anh hai lườm tôi: “Mày ngán thì tao không biết ngán chắc? Nói mà không sợ má buồn. Đồ dở hơi”. Tôi sửng cồ: “Ngán thì nói ngán, mắc gì không được nói? Anh mới là đồ dở hơi!”. Tôi nói vậy rồi bưng chén cơm bỏ ra hàng ba.
                      Ba mất khi tôi mới 2 tuổi. Nhà nội nghèo nên má dắt anh em tôi trôi dạt từ Châu Đốc xuống Bạc Liêu. Má học được cách làm món bánh tằm bì và nuôi anh em tôi khôn lớn bằng thứ bánh đơn sơ ấy. Tôi nhớ có lần má nói: “Tụi con ráng học để sau này có cái nghề mà sống sung sướng tấm thân. Thấy con ông Ba không? Toàn kỹ sư, bác sĩ…” Anh hai thương má nên học rất giỏi, năm nào cũng lãnh thưởng. Còn tôi thì thất thường, lúc được lúc không. Thế nhưng học xong lớp 12, anh hai nhất quyết nghỉ học, trốn ra thị xã đi làm phụ hồ để kiếm tiền phụ má. Biết tin, má giận lắm.
                      Một bữa, tôi chuẩn bị đi học thì má bảo: “Cơm nước má nấu sẵn rồi, đi học về thì dọn ăn rồi học bài. Má đi kiếm anh hai”. Nói rồi má tất tả xách cái nón lá đi bộ ra chợ để đón xe lên thị xã.
                      Tôi thắc mắc không biết làm sao mà má tìm được anh hai giữa nơi đông đúc, xô bồ ấy nhưng không kịp hỏi. Tôi không ngờ đó là lần cuối cùng tôi được nhìn thấy cái dáng tảo tần của má. Chuyến xe lam về thị xã hôm ấy bị lật vì chở quá đông. Trong số 2 người bị thương nặng nhất và không qua khỏi có má tôi.

                      Hôm đó, tôi chờ tới chiều, tới tối mà không thấy má về, trong bụng đã lo. Tới khuya thì anh hai đưa má về. Có nhiều người quen ở xã cùng đi với anh. Khi biết má gặp nạn và không trở về nữa, tôi đã ngất đi. Còn anh hai tôi thì mắt đỏ ngầu dù tôi không hề thấy anh khóc. Lo cho má xong xuôi, một bữa tôi đi học về không thấy anh hai đâu thì cuống cuồng đi tìm. Với tôi bây giờ, nỗi sợ hãi lớn nhất là anh hai lại bỏ đi. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Tôi tìm thấy anh hai đang gục đầu trên mộ má. Anh khóc thành tiếng, khóc rất to. Tôi cũng vậy. Vừa khóc anh vừa nói, giọng khàn đặc: “Tại anh, mà má mới chết”. Tôi không biết nói gì nhưng trong bụng cũng thầm trách anh. Giá như anh đừng nghỉ học trốn ra thị xã thì má đâu có đi tìm để rồi không về nữa… Mấy hôm sau, anh hai tôi dựng cái chòi nhỏ ở chợ xã. Anh lần mò bắt chước má làm bánh tằm bì để bán. Bánh anh hai làm lúc đầu không ngon lắm, nhưng bà con thương nên rất đắt hàng. Dần dần, tay nghề của anh được nâng lên. Khi tôi học cấp ba, rồi lên Cần Thơ học đại học, thì anh cũng ra thị xã mở quán bánh tằm bì. Rồi anh cưới vợ. Lâu lâu anh lại làm bánh tằm bì mang lên ký túc xá cho tôi đãi bạn bè. Từ khi má mất, đĩa bánh tằm bì nào của tôi cũng chan đầy nước mắt…
                      Tôi đã đi nhiều nơi, chỗ nào có bánh tằm bì tôi cũng ăn thử để so sánh với bánh của má và anh hai. Thật tình, tôi không thấy ai làm bánh ngon như má. Bánh tằm của má làm bằng bột gạo. Hồi trước anh hai chuyên trị bị má bắt xay bột.
                      Tôi nhớ má cột cái bao bồng bột ở miệng cái cối đá để hứng bột chảy ra; xay xong thì cột miệng bao lại thật chặt rồi lấy cái cối dằn lên cho nước chảy ra bớt. Sau đó má khuấy bột rồi đổ vô khuôn ép cho ra những sợi bánh dài, to hơn cọng bún một chút. Xong xuôi má cho bánh vô xửng hấp chín rồi để nguội. Bánh tằm của má dai dai, giòn giòn, thơm thơm; nhai lâu cứ ngọt lịm trong miệng… Bì má làm cũng không giống ai. Má chọn một nửa thịt đùi, một nửa ba rọi ướp cho thật thấm mới khìa nước dừa xiêm rồi xắt sợi. Da heo má cũng mua về tự tay luộc, xắt…
                      Hồi tôi còn nhỏ, má hay nhờ tôi ra lò heo của bác tư cuối xóm để lấy da heo về làm bì; lớn hơn một chút, tôi mắc cỡ không chịu đi nên anh hai phải “bao thầu” luôn. Có lần anh bực mình cốc vô đầu tôi đau điếng: “Cái thứ làm biếng như mày mai mốt bốc đất mà ăn”. Tôi vênh mặt: “Mai mốt em làm bác sĩ, tới chừng đó anh đừng có nhờ em chữa bệnh nghen”. Anh hai “xì” một cái: “Bản mặt mày giỏi lắm là bán bánh tằm bì, chớ làm bác sĩ ai mà dám đưa cho mày chữa bệnh? Đồ làm biếng”.
                      Tôi công nhận mình làm biếng thật, vì tôi nghĩ có má và anh hai lo hết mọi chuyện rồi. Tới chừng những người ấy không có bên cạnh, tôi mới thấy hụt hẫng. Tôi nhớ có lần, má kêu tôi xuống bếp: “Xuống đây má chỉ cho làm nước mắm nè. Con gái, con đứa, ít ra cũng phải biết làm chén nước mắm cho ngon…” Tôi viện cớ mắc học bài nên không chịu xuống cho má dạy.
                      Nhưng phải công nhận là nước mắm má làm để chan bánh tằm bì hoặc ăn cơm tấm thì ngon tuyệt. Tỏi ớt má đâm nhuyễn chứ không bằm, nước dừa tươi má nấu cho kẹo lại, chứ không dùng nước sôi để nguội pha nước mắm như nhiều người vẫn làm. Vì vậy mà nước mắm của má sền sệt chứ không lỏng bỏng.
                      Cả nước cốt dừa để chan vô bánh tằm, má cũng chăm chút thật kỹ: hành tăm xắt thật nhuyễn, nêm nếm vừa ăn, không đặc cũng không lỏng quá, sao cho mỗi đĩa bánh tằm chỉ cần chan một muỗng nhỏ là đủ. Hồi má mới bán bánh tằm bì, tôi rất thích chan nước cốt dừa vô cơm để ăn. Không biết có phải do ăn nhiều quá mà lớn lên một chút thì tôi lại thấy ngán…
                      Tôi đã lớn lên bằng những dĩa bánh tằm bì của má và anh hai. Giờ đây tôi đã trở thành bác sĩ như má hằng mong muốn, nhưng trong lòng tôi chưa bao giờ vơi đi những niềm ân hận. Năm nào về đám giỗ tôi cũng ngồi thật lâu bên mộ má để thầm thì những lời mà khi còn sống, má chưa bao giờ được nghe… Tôi nhớ dáng má thập thò trước cổng trường chờ giờ ra chơi để đem bánh tằm cho tôi ăn sáng; tôi nhớ những bước chân rón rén dù má phải nhấc cái càng xe lên để không gây ra tiếng động, làm mất giấc ngủ của tôi mỗi sáng sớm; tôi nhớ những ngày mưa dầm bán ế, má ăn bánh tằm thay cơm…
                      Giờ đây, có nhiều hôm tôi bỗng thấy thèm quay quắt những cọng bánh tằm của má, thèm nghe tiếng má từ dưới bếp vọng lên nhắc tôi đi ngủ, thèm được má sai đi xuống xóm dưới lấy da heo về cho má làm bì… Và tôi thèm được nghe người ta gọi tôi là: “Con Thắm, con Bà Tư bánh tằm!”…
                      Đối với tôi, giờ đây đó là điều đáng tự hào nhất…

                      Comment


                      • Số phận...

                        "Số phận không phải là sự an bài mà chính là sự lựa chọn. Không phải chúng ta chờ đợi điều gì từ số phận mang đến mà là chúng ta phải thực hiện nó.

                        Những người thông minh sẽ lựa chon đi đường thẳng thay vì đường vòng vì đó là con đường ngắ...n nhất. Những người rộng lượng sẽ lựa chọn đi đường vòng thay vì đường thẳng vì ở đó có nhiều cảnh đẹp.

                        Đường đi không phải ở dưới chân mà chính là từ trong tâm. Khi tâm bạn không phiền não thì không ai có thể làm bạn phiền não được. Khi bạn không thể buông bỏ đó chính là tự đem phiền não đến cho mình."

                        Comment


                        • NHỮNG CÁI CẦN GẠT NƯỚC

                          "Người tài xế cẩn thận, dù biết rõ công dụng của chiếc cần gạt nước, cũng không dám khinh thường trời mưa. Đường trơn, tầm nhìn giới hạn, xe không thể chạy nhanh được, bạn cũng vậy, bạn có thể gạt bỏ được những điều ...tiêu cực, phật lòng, buồn đau, nhưng vẫn chịu những hậu quả tổn hại của chúng.

                          Hãy tiến lên nhưng đừng phóng nhanh, chậm rãi chú ý xem xét để được an toàn cho lần sau. Và nếu tránh được thì nên tránh từ đầu, như người lái xe khi xem thời tiết, biết trời mưa thì có thể khởi hành sớm hơn hoặc muộn đi, có thể lái xe đi vòng hướng khác để tránh cơn bão dập vùi.

                          Đừng tự chuốc lấy những điều không vừa ý khi mình có thể tránh được. Cuộc đời còn có bao việc phải làm, nếu không thật cần thiết thì cũng chẳng nên lái xe trong mưa."

                          Comment


                          • CHÚT SUY TƯ TRONG NGÀY

                            Một bác thợ mộc đến tuổi về hưu nói cho ông chủ thầu biết những dự tính của mình trong thời gian sắp tới. Bác sẽ xin nghỉ hưu để vui hưởng tuổi già với con cháu. Bác biết rằng nếu nghỉ việc thì tài chính của gia đình... sẽ có phần nào thiếu hụt nhưng bác tin rồi đây gia đình sẽ có cách xoay xở được.

                            Ông chủ thầu tỏ ra tiếc khi thấy người thợ lành nghề xin thôi việc. Ông ta đề nghị bác cố xây giúp cho hãng thêm một ngôi nhà nữa rồi nghỉ coi như là vì ông. Bác thợ đồng ý làm nhưng ai cũng hiểu rằng bác miễn cưỡng nhận lời chứ không thực lòng muốn nhận công việc này.

                            Bác ta gọi đại một nhóm thợ có tay nghề kém và mua những loại vật tư chất lượng kém để xây dựng căn nhà ấy. Khi ngôi nhà được xây xong, ông chủ thầu đến tiếp nhận công trình và trao vào tay bác chiếc chìa khoá nhà. Ông nói với bác: "Đây là nhà của anh. Tôi biếu anh món quà này để cảm ơn anh đã làm việc cho công ty bấy lâu nay".

                            Chúng ta thì có khác gì bác thợ ấy. Chúng ta xây dựng cuộc đời mình bằng một cách cẩu thả, tuỳ tiện với tâm lý đối phó thay vì tích cực và chủ động làm cho nó thật tốt đẹp. Ở một vài thời điểm quan trọng trong cuộc đời của mình, chúng ta không hề dốc sức lực để thực hiện mọi việc cho thật tốt. Thế rồi khi trông thấy tình trạng tồi tệ và nhận ra rằng mình đang sống trong căn nhà do chính tay ta dựng nên thì chúng ta cảm thấy bị sốc. Giá như được biết trước, hẳn chúng ta đã hành động khác đi.

                            Hãy hình dung mình là bác thợ mộc, còn cuộc đời chúng ta chính là ngôi nhà. Mỗi ngày bạn đóng đinh, lát sàn hoặc xây tường, bạn hãy xây nhà mình một cách khôn ngoan. Bạn chỉ có một cuộc đời mà thôi. Ngay cả trong trường hợp bạn chỉ còn sống một ngày, ngày sống đó cũng đáng để bạn sống sao cho tử tế và có tư cách.

                            Tấm bảng gắn trên tường ghi rằng: "Sống là thực hiện một kế hoạch do chính mình vạch ra". Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả từ thái độ và những chọn lựa của bạn trong quá khứ. Cuộc sống của bạn ngày mai sẽ là kết quả từ thái độ sống và những lựa chọn của bạn ngày hôm nay...

                            Comment


                            • Đừng mong...


                              Đừng mong cuộc sống không có khó khăn!

                              Bởi vì nếu không có sự cố gắng thì hạnh phúc chỉ là những điều vô nghĩa.


                              Đừng mong bạn được tiêu pha thỏa thích mà chẳng phải nghĩ đến chuyện tiền nong. Bởi bạn sẽ chẳng thể hiểu được giá trị của đồng tiền cũng như trân trọng công sức của người làm ra nó. Hãy mong bạn có đủ sáng suốt, đủ thông minh để biết chi tiêu một cách hợp lí, đủ sức khoẻ và sự cần cù để làm việc, kiếm sống mà không phải dựa dẫm vào người khác.


                              Đừng mong bạn vượt qua các kì thi một cách suôn sẻ mà không cần học, biết chơi nhạc cụ, thông thạo nhiều ngoại ngữ mà không cần rèn luyện. Bởi bạn sẽ không bao giờ được trải qua những đêm cặm cụi cày bài, những buổi tập đàn, những ngày luyện Ngoại ngữ say mê không biết mệt mỏi để rồi vỡ oà trong những nụ cười, những giọt nước mắt chiến thắng. Hãy mong bạn có đủ sự kiên nhẫn, niềm đam mê và khát khao để chạm tay tới những mục tiêu của cuộc đời.


                              Đừng mong tình yêu của bạn với ai đó chỉ có sự ngọt ngào và nồng cháy. Bởi bạn sẽ chẳng thể được nếm tất cả cung bậc cảm xúc của tình yêu: hạnh phúc, khổ đau, giận hờn, ghen tuông,… Một vài hiểu lầm nho nhỏ sẽ giúp bạn và người ấy gắn bó và thương yêu nhau hơn. Hãy mong bạn có đủ sự chín chắn để tìm cho mình một tình yêu đích thực, đủ sâu sắc để hiểu tình cảm của ai kia, có đủ vị tha và khoan dung để cảm thông và tha thứ cho những khiếm khuyết nhỏ của tình yêu.


                              Đừng mong cuộc sống không có khó khăn mà chỉ toàn là niềm vui và hạnh phúc, bởi thiếu những hạt sạn nhỏ bạn sẽ không bao giờ biết thế nào là lòng dũng cảm, sự bình tĩnh và tinh thần lạc quan để vượt lên trên những khốn khó của cuộc đời; bởi nếu chỉ có màu hồng, bạn sẽ chẳng thể nào khám phá vẻ đẹp của những gam màu khác cũng như không thể nhìn thấy mặt trái của niềm vui và hạnh phúc – những điều luôn hiện hữu trong cuộc đời mỗi người.


                              Ai sinh ra trên đời cũng mong mình được hưởng những điều tốt đẹp nhất. Có chăng điều đó xuất phát từ sự hoàn mĩ mà chúng ta luôn kiếm tìm trong cuộc sống và chẳng có gì sai nếu ta nói đó là ước muốn lớn nhất của bản thân. Nhưng bạn ơi, cuộc sống chỉ ăm ắp niềm vui và hạnh phúc liệu có thật sự mang đến cho chúng ta nhiều thứ nhất?


                              Hãy bớt mong đợi mà thay vào đó là làm việc và không ngừng cố gắng!

                              Comment


                              • Bình Yên...

                                Một vị vua treo giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã cố công thể hiện tài năng của mình.Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn ...lấy một.

                                Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo.

                                Bức tranh kia cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào.

                                Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang bình thản đậu trên tổ của mình... Bình yên thật sự. "Ta chấm bức tranh này!" - Nhà vua công bố:

                                "Sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cực nhọc. Bình yên có nghĩa ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong trái tim. Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của sự bình yên".

                                Comment

                                Working...
                                X
                                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom