• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Hạnh Phúc là gi?

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Hạnh Phúc là gi?

    Mọi người nam cũng như nữ, ai cũng mong, muốn và mơ tìm được hạnh phúc với người bạn đời ... Vậy thế nào là Hạnh Phúc lứa đôi ??

    ketui làm trước nè :

    Theo ketui thì Hạnh Phúc lứa đôi rất đơn giãn võn vẹn chỉ 3 chữ thuiiii

    Cho và nhận Nếu ai cân bằng được điều này thì sẽ thấy là Hạnh Phúc ...

    Các bạn nào có ý kiến gì hay thì góp ý thêm nha
    Similar Threads

  • ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi ketui View Post
    Mọi người nam cũng như nữ, ai cũng mong, muốn và mơ tìm được hạnh phúc với người bạn đời ... Vậy thế nào là Hạnh Phúc lứa đôi ??

    ketui làm trước nè :

    Theo ketui thì Hạnh Phúc lứa đôi rất đơn giãn võn vẹn chỉ 3 chữ thuiiii

    Cho và nhận Nếu ai cân bằng được điều này thì sẽ thấy là Hạnh Phúc ...

    Các bạn nào có ý kiến gì hay thì góp ý thêm nha
    dv vào hơi trễ, nhưng cũng góp vui xíu với Ketui và các bạn nhé....



    Thứ nhất, theo suy nghĩ rất riêng của dv thì không có chuyện "hạnh phúc lứa đôi " vì ở lâu thường hay gây...gây nhau thì thành kẻ thù....chơi....

    nhưng sẽ có việc nhường nhịn để mưu cầu hạnh phúc...điều này dv không thích...

    Hạnh phúc lứa đôi, cũng như tất cả các loại hạnh phúc trên đời theo dv nghĩ.. tuỳ theo hoàn cảnh, suy nghĩ , tập quán của từng cá nhân thôi..nên khó lòng mà so sánh, có thể vì lý do đó mà..chúng ta thường tưởng tượng cái mình nghĩ là hạnh phúc , nó lại chẳng nhầm nhò gì với kẻ khác..thế rồi lại "thất vọng tràn trề..."

    nói tóm lại, dv chẳng màng đến 4 chữ "hạnh phúc lứa đôi..." nhưng luôn luôn thích cảm giác lang thang và rong chơi với từng suy nghĩ của mình (cái này hơi nguy hiểm nếu như dv nói ra suy nghĩ của dv hihihihi..tốt nhất nên tự mình cảm thấy hạnh phúc...j/k)

    thật ra nếu nhìn đời đơn giản 1 xíu, thì luôn có hạnh phúc....buổi sáng cuối tuần ngủ nướng, ánh nắng xuyên qua rèm..đủ là 1 hạnh phúc....

    hương cà phê và một dòng chữ nào đó mà mình bắt gặp hợp với cảm giác của mình...cũng có thể là một hạnh phúc...

    nói chung hạnh phúc đơn giản thì đầy ở quanh mình....trừ phi....có sự mong mỏi quá nhiều hoặc yêu cầu hơi cao hơn mây trời thì...quả thật hạnh phúc không đơn giản tí nào....

    vài dòng chia sẽ hơi muộn, nhưng chắc chủ nhân không thấy phiền hén
    my page

    Comment


    • ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi diên vỹ View Post
      dv vào hơi trễ, nhưng cũng góp vui xíu với Ketui và các bạn nhé....



      Thứ nhất, theo suy nghĩ rất riêng của dv thì không có chuyện "hạnh phúc lứa đôi " vì ở lâu thường hay gây...gây nhau thì thành kẻ thù....chơi....

      nhưng sẽ có việc nhường nhịn để mưu cầu hạnh phúc...điều này dv không thích...

      Hạnh phúc lứa đôi, cũng như tất cả các loại hạnh phúc trên đời theo dv nghĩ.. tuỳ theo hoàn cảnh, suy nghĩ , tập quán của từng cá nhân thôi..nên khó lòng mà so sánh, có thể vì lý do đó mà..chúng ta thường tưởng tượng cái mình nghĩ là hạnh phúc , nó lại chẳng nhầm nhò gì với kẻ khác..thế rồi lại "thất vọng tràn trề..."

      nói tóm lại, dv chẳng màng đến 4 chữ "hạnh phúc lứa đôi..." nhưng luôn luôn thích cảm giác lang thang và rong chơi với từng suy nghĩ của mình (cái này hơi nguy hiểm nếu như dv nói ra suy nghĩ của dv hihihihi..tốt nhất nên tự mình cảm thấy hạnh phúc...j/k)

      thật ra nếu nhìn đời đơn giản 1 xíu, thì luôn có hạnh phúc....buổi sáng cuối tuần ngủ nướng, ánh nắng xuyên qua rèm..đủ là 1 hạnh phúc....

      hương cà phê và một dòng chữ nào đó mà mình bắt gặp hợp với cảm giác của mình...cũng có thể là một hạnh phúc...

      nói chung hạnh phúc đơn giản thì đầy ở quanh mình....trừ phi....có sự mong mỏi quá nhiều hoặc yêu cầu hơi cao hơn mây trời thì...quả thật hạnh phúc không đơn giản tí nào....

      vài dòng chia sẽ hơi muộn, nhưng chắc chủ nhân không thấy phiền hén
      hạnh Phúc của Diên Vỹ thật nhẹ nhàng thật đơn sơ...HB cũng nghĩ như vậy nằm nướng thêm một chút...hihihi hạnh phúc thật nhiều..lạnh lắm tuyết đang rơi trắng đường thôi ko thèm nghĩ hãy quấn chặt cái mền và thả hồn theo bản nhạc cứ hạnh phúc đi đã và lấy sức ngồi dậy làm thật nhanh chạy đi làm , ngồi xe mà cứ tưởng tượng ánh nắng qua rèm chứ không phải những bông tuyết đang quất vào kính xe !!!...và bây giờ HB cũng đang hạnh phúc khi xem những reply của a/c Diên Vỹ & anh Ketui...chúc tất cả đều hạnh phúc mối giờ và mỗi ngày nhé...

      Comment


      • "...nói chung hạnh phúc đơn giản thì đầy ở quanh mình....trừ phi....có sự mong mỏi quá nhiều hoặc yêu cầu hơi cao hơn mây trời thì...quả thật hạnh phúc không đơn giản tí nào...."

        Ketui cũng nghỉ như vậy. Hạnh phúc không phải là một dãy lụa dài mà là những khúc lụa nhỏ ghép lại thành một tấm lụa lớn...

        "...HB cũng nghĩ như vậy nằm nướng thêm một chút...hihihi hạnh phúc thật nhiều..lạnh lắm tuyết đang rơi trắng đường thôi ko thèm nghĩ hãy quấn chặt cái mền và thả hồn theo bản nhạc cứ hạnh phúc đi..."

        HB cẩn thận nướng và chùm mền rồi thả hồn đi rong coi chừng nó khét ăn hông có ngon đâu á nha...

        Comment


        • Sống với từ tâm



          Có một anh chàng rất yêu nghệ thuật, nhất là tranh vẽ. Một ngày nọ anh đứng trên một bờ đá, nhìn xuống phía dưới là bãi biển cát trắng. Xa xa, anh thấy có một người đàn ông đang cắm cúi vẽ một bức tranh trên cát. Người ấy vẽ hình của một gương mặt, nhưng với một cái nhìn lập thể, như là nó được nhìn dưới nhiều góc cạnh khác nhau, cùng một lúc. Giống như là tranh vẽ của Picasso! Nghĩ đến đó, anh ta cố gắng nhìn kỹ lại người hoạ sĩ đang vẽ. Tim anh như ngừng đập, người ấy chính là nhà danh họa Picasso. Mỗi ngày anh vẫn thường đi dạo trên lối đi này, và anh biết chỉ vài giờ nữa thôi, thuỷ triều sẽ dâng lên, và bức tranh kia của Picasso sẽ bị sóng cuốn xoá tan đi. Anh phải làm gì bây giờ đây? Anh biết mình phải bảo vệ bức tranh vô giá trên cát ấy, nhưng bằng cách nào đây?

          Anh đâu thể ngăn được nước thuỷ triều đang lên! Anh cũng đâu có thì giờ để xây một bức tường bảo vệ nó! Hay là anh chạy về nhà, lấy một chiếc máy ảnh để chụp lại bức tranh ấy, nhưng rồi nó cũng chỉ là một phóng ảnh của bức tranh nguyên thuỷ mà thôi. Mà cho dù anh có làm việc ấy đi chăng nữa, chưa chắc gì khi anh trở lại, bức tranh ấy vẫn chưa bị sóng cuốn trôi đi. Hay là việc duy nhất mà anh có thể làm bây giờ, là ngắm nhìn bức tranh có một không hai đó, thưởng thức cái hay và đẹp của nó, cho đến khi nào con nước đến mang nó đi. Đứng yên đó, anh không biết mình nên mừng vui hay buồn tiếc. Mà bạn nghĩ sao, anh ta nên mừng vui hay tiếc nuối? Thật ra thì chúng ta cũng đâu có khác gì mấy với anh chàng ấy đâu bạn nhỉ! Trong một ngày cuối năm, ngồi trong góc phòng nhỏ, tôi cũng đang nhìn ngắm một bức tranh đẹp, với ý thức rất rõ rằng thuỷ triều đang lên, và tất cả rồi cũng chỉ là còn lại trong ký ức! Trong cuộc sống, chúng ta cũng đã từng đối diện với những hoàn cảnh như anh chàng ấy, có biết bao nhiêu những hình ảnh mà ta muốn lưu giữ mãi, và cũng có biết bao nhiêu những phiền muộn, mà ta cứ tưởng rằng chúng sẽ không bao giờ đổi thay. Nhưng tất cả rồi cũng chỉ là phù du thôi, cho dù đó là một hạnh phúc hay khổ đau.

          Tôi nghe kể về Aldous Huxley, ông là một nhà văn và cũng là một triết gia người Anh rất nổi tiếng của thế kỷ 20. Thời gian ngắn trước khi ông mất, có người phỏng vấn và hỏi ông rằng, ông đã học được gì từ cuộc sống của mình, từ những vị thầy, và các đạo sư mà ông đã có dịp tiếp xúc? Ông thinh lặng một hồi rồi đáp, "Tất cả chỉ là như vầy 'Learning to be kind’!" Ta hãy tập sống làm sao để mình trở nên dễ thương hơn, có từ tâm hơn, biết đối xử với nhau bằng tình người hơn.

          Trời đất vào cuối năm và cũng là một bắt đầu cho năm mới. Chúng ta cũng như anh chàng trong câu truyện bức tranh trên cát của Picasso, đối diện với một cuộc sống đầy những đổi thay, có cố nắm bắt hay tránh né thì cũng chỉ mang lại cho mình thêm những muộn phiền không cần thiết. Cuộc đời này rồi vẫn sẽ tiếp tục có những nắng mưa, những ngày họp mặt, những buổi chia tay, những ngày lễ hội đông vui, hay những đêm dài lo âu, và cũng có những bất ngờ mà ta không bao giờ đoán trước được… Nhưng giữa những biến đổi ấy bao giờ cũng có một cái gì rất chân thật và sẽ tồn tại mãi, đó là một tình thương phải không bạn!


          Trích trong “Một hạnh phúc không đổi thay” - nguyễn duy nhiên.

          Comment


          • Hãy quan sát...



            Đừng bắt bạn vô ngã mà hãy quan sát cái ngã khi nó khởi. Đừng cố gắng hạ mình, khiêm tốn mà hãy quan sát cái tự cao khi nó khởi... Đừng ép mình thay đổi mà để thay đổi một cách tự nhiên tự giác tự chủ. Đừng ép buộc gì cả, đừng khống chế gì hết... chỉ quan sát khách quan. Đừng diệt hết các ngọn sóng trên mặt biển mà chỉ cần không chạy theo nữa.



            Món quà vĩ đại sẵn có trong tâm mỗi người

            Nếu bạn chỉ dừng sự suy nghĩ trong phút chốc và ngồi lại để quan sát đầu óc tâm trí mình, bạn sẽ ngạc nhiên thấy rằng bạn đang được bình an. Dù bạn đồng ý với tôi điểm nầy, bạn vẫn có thể biện minh rằng sự bình an nầy chỉ là tạm thời. Cứ cho là như vậy đi. Nhưng chúng ta hãy nhìn vào tâm trạng an tĩnh nầy, dù nó có tạm bợ hay không, bởi vì nó đã đến với chúng ta mà chúng ta không cần cố gắng chút nào để được định tâm, an tâm.

            Bạn đã sanh ra với bản chất bình an, định tĩnh nầy của tâm thức; bằng không thì bạn chẳng được như thế nầy, phải không? Bạn không cần chạy quanh quẩn học các phương pháp để đạt được sự bình an, định tĩnh nầy, cũng không cần học hỏi nơi ai hay ở quyển sách nào để làm cho sự bình an định tĩnh nầy có thể có mặt bên trong bạn. Nói cách khác, cái 'tôi' của bạn không có liên hệ gì với nó. Bình an là bản chất tự nhiên của tâm thức trong mỗi người chúng ta. Bình an đã có mặt ở đó kể từ ngày chúng ta sanh ra và nó sẽ tiếp tục ở đó cho tới ngày chúng ta chết đi. Ðó là món quà vĩ đại cho chúng ta; như vậy tại sao chúng ta lại nghĩ rằng mình không được bình an định tĩnh trong tâm?

            Comment


            • Đầu năm nv xin chúc vui tất cả gia đình của CLL nha, khai bút nv thấy cái tựa hay hay, lại trùng với bài ngoc vu mới viết nên đem gởi nơi đây cho vui, nếu gởi sai chổ nhớ cho nv hay nghe

              Hạnh phúc bây giờ

              Tôi có một cuộc tình tưởng như là rất thật, thật tới nổi tôi ngở rằng tình đó sẽ không bao giờ xa tôi,với thời gian nuôi nấn cuộc tình qua những buồn vui của cuộc đời, mãi vẫn là hy vọng, và vương lên, sự tin tưởng chưa hề có một nếp nhăn; Vì thế tình vẫn đẹp như ước mơ, hạnh phúc vẫn có còn cầm được trong tầm tay.
              Tôi đã có và đã hưởng được cái hạnh phúc bình dị của cuộc đời... chỉ là: Hai đứa tay trong tay cùng nhau xây dựng một gia đình trong dó có tiếng cười của bầy con, có những nhẹ nhàng yêu thương lo cho nhau, hạnh phúc của tôi không là lớn lao đòi hỏi, không là bạc tiền cao sang trong danh vọng của cuộc đời; Tôi chỉ muốn làm một con chim nhỏ cứ ríu rít cả ngày bên cạnh cái tổ mà mình đã tạo ra cùng người.
              Khi hạnh phúc trong tay người ta không cãm thấy mệt mỏi, nãn lòng, mà chi có hy vọng tìm kiếm những gì tốt đẹp hơn cho bầy con và mái ấm; Nhưng cuộc đời thì không hoàn hảo như ước mơ... Và con người phải thay đổi để theo kịp với thời gian trong hiện tại; mà hiện tại của tôi là máy móc và ảo tưởng mà thôi.
              Trong hiện tại đòi hỏi con người nhanh nhẹ hơn, mạnh mẽ hơn, và máy móc hơn. Tình yêu và sự cãm nhận không còn biểu lộ nữa, trái tim chỉ cần thêm sức bằng những đồng tiền danh vọng là đủ;
              Họ không cần một gia đình, họ chỉ cần nơi tạm trú; họ không cần những nhẹ nhàng thương yêu, lo âu chờ đợi, mà họ chỉ cần cuồng cuộn những thể xác lỏa lồ qua những cuộc ái ân tạm bợ, miễn cung ứng được cho họ những nhu cầu cần thiết trong sự đòi hỏi của xác thịt mà thôi.
              Tôi không theo nổi những bước tiến của thế kỷ, không theo kịp thời gian của máy móc, nên tôi bị bỏ lại cô đơn trong cái tổ của tôi làm ra, mà bầy chim nhỏ đã biết tự bay và tự ra đi xây tổ riêng cho chúng.
              Còn lại tôi với một trái tim cằn cỏi mà trong đó chứa đựng cả một bầu yêu thương cho một gia đình trong giấc mơ của Tôi.Nhưng tôi không bao giờ tiếc những gi tôi đã làm

              Một ngày đầu năm.
              ngọc vũ

              Comment


              • Huynh đệ...


                1. Lúc nó ra đời, kế hoạch hóa gia đình quản rất ngặt, trong thôn chỉ có hai nhà có em bé. Một nhà nếu không trốn đi vùng khác thì bị phạt tiền, mỗi nó đường đường chính chính oe oe chào đời làm con cưng. Không phải vì nhà nó có quyền có thế mà là vì anh trai nó vốn mang bệnh não bẩm sinh, dân gian gọi là bệnh đần.

                Mẹ nó cầm cây roi trên tay dọa anh nó: "Vĩnh viễn không được lại gần em nghe chưa". Vì sợ anh làm hại nó nên mẹ cấm anh vào phòng của nó. Đến nỗi ăn cơm cũng bắt anh ấy ăn một mình trong căn phòng nhỏ. Anh hay lén lút ngồi xổm bên ngoài khung cửa sổ nhìn trộm nó, thấy em trai là anh sung sướng cười, nước bọt theo khóe miệng chảy xuống...

                Thật tình lúc nhỏ anh trai cũng được cưng lắm, đến khi những đứa trẻ cùng tuổi tập nói tập đi thì anh nó vẫn ngốc dại, không mở miệng nói được từ nào. Khám bệnh xong mới biết anh nó bị bệnh não bẩm sinh. Ông bà nội trút hết thất vọng và uất ức lên đầu bố mẹ nó, mẹ nó đem hết oan ức đổ lên đầu anh nó, hễ gặp một chuyện nhỏ là anh nó phải chịu một trận mưa rơi.

                Có lúc mẹ ôm nó phơi nắng trong vườn, anh nó cẩn thận mon men đến gần, thích quá anh đưa tay sờ lên má nó. Mẹ nó như sợ một bệnh dịch gì vội bồng nó đi chỗ khác, mắng nhiếc anh nó: "Không được lại gần em, mày muốn truyền bệnh cho em à?"

                Một lần, mẹ không có nhà. Từ xa, anh ngắm mợ bồng nó trên tay, vẫn là cười ngốc thôi. Mợ xót lòng, vẫy tay gọi: "Đến đây cầm tay em một tí này". Anh nó vội trốn đi, miệng lắp bắp nói liên tục không rõ: "Không... không cầm... truyền bệnh, truyền bệnh".

                Hôm đó mợ khóc òa, anh nó đưa tay lên lau nước mắt cho mợ, vẫn là cười ngốc thôi.



                2. Nó lớn dần, đang thời tập nói. Mấy lần nó huơ tay lên, bò tới phía anh. Anh nó mừng quá nhảy cẫng lên. Mẹ nó tới kịp, vội vội vàng vàng bồng nó đi chỗ khác.

                Nhìn những đứa trẻ khác mút kem que, anh nó liếm môi, cảm thấy nóng và khát lắm. Bọn nhóc nói nếu anh chịu làm chó tụi nó sẽ cho kem. Anh nó làm chó bò trên đất, nhưng bọn nhóc quỵt kem và cười ầm lên. Bằng một động tác nhanh gọn, anh nó nhổm người lên, như điên dại cướp lấy que kem. Bọn nhóc sợ quá khóc rống. Anh nó cầm chiến lợi phẩm chạy về nhà, không biết rằng trên đường que kem tan dần, tan dần. Về đến nhà kem chỉ còn một miếng nhỏ tội nghiệp mà thôi. Nó đang chơi ở vườn sau, nhân lúc mẹ không để ý, anh đem kem đến trước mặt nó và nói: "Ăn... ăn... em ăn đi".

                Mẹ nó thấy anh cầm cái que như đang ra hiệu gì đấy, vội chạy đến xô anh ngã nhoài ra đất, que kem lấm lem đầy đất, anh nó ngẩn người nhìn một lúc lâu rồi ngoác miệng khóc.

                Nó biết nói nhưng chưa từng gọi một tiếng anh. Anh nó hi vọng mình có thể như bao người anh khác được em trai là nó gọi một tiếng anh. Vì vậy lúc nó đang đùa nghịch ở sân sau, anh đứng phía ngoài xa 3m, lấy hết sức hét: "Anh, anh". Anh muốn nó nghe thấy sẽ học được cách gọi anh. Một lần anh đang cố gắng hét thật to, mẹ mắng nhiếc anh và đuổi đi chỗ khác chơi. Lúc đó nó ngước mắt lên nhìn anh, đột nhiên gọi thật rõ một tiếng: "Anh".

                Anh nó chưa bao giờ vui như thế, hoa chân múa tay, bỗng nhiên chạy đến ôm nó thật chặt, nước mắt nước mũi tèm lem đầy vai áo nó.



                3. Từ nhỏ nó đã bị người ta gọi là "em thằng ngốc". Lớn lên, nó ghét cách gọi này. Bởi vậy nó luôn mặc cảm và hận ghét anh nó.

                Một lần, cũng vì chính cách gọi này mà nó bị người ta đánh. Nó bị lũ bạn đè lên người. Bỗng nhiên lũ bạn bị ai đó nhấc lên - là anh trai nó.

                Nó chưa bao giờ thấy anh nó mạnh mẽ như thế, nhấc bổng cả lũ bạn nó lên, quật ngã chúng ra đất. Lũ bạn vừa khóc vừa thét đau. Nó thấy sợ, rắc rối rồi, bố chắc chắn sẽ phạt nó. Phút ấy nó hận mẹ tận xương tủy vì sao lại sinh cho nó một ông anh trai đần độn như thế. Nó dùng hết sức đẩy anh trai ra, hét rằng: "Ai bảo anh quản chuyện người khác, anh là thằng ngốc". Anh nó ngã ra đất, thẫn thờ nhìn theo bóng nó khuất xa dần.

                Hôm đó, bố bắt hai anh em quỳ ra đất rồi dùng roi mây quất tới tấp. Anh bò lên người nó, run rẩy nói: "Đánh... đánh con, đừng đánh em".

                Mấy hôm sau mẹ mang kẹo từ thành phố về, chia cho nó tám viên, anh nó ba viên. Không chỉ là chia kẹo, những lần khác anh nó vẫn chịu vậy. Sáng sớm, anh đứng sau cửa gương đợi nó đi ra, xòe bàn tay có hai viên kẹo. Nó lờ đi, coi như không thấy gì. Anh nó lại chạy đến trước mặt, xòe bàn tay có ba viên kẹo và nói: "Ăn... ăn, em ăn đi".

                Không biết vì sao lần này nó đột nhiên không cần, anh nó chạy theo quấn quýt cả chân, không nói lời nào, nhét cả ba viên kẹo vào mồm nó.

                Lúc kẹo trôi qua khỏi họng, nó thấy rõ mắt anh trai đẫm nước mắt.



                4. Cầm giấy trúng tuyển vào đại học, bố mẹ rất mừng, anh trai nó cũng vui lây. Thật ra anh nó không hiểu đại học là gì, nhưng biết rằng em trai đỗ đại học mang vinh hạnh đến cho cả nhà và cũng không ai gọi mình là thằng ngốc nữa.

                Trước đêm nó lên thành phố nhập học, anh vẫn không vào phòng nó, chỉ đứng ngoài cửa sổ và đưa cho nó một bọc vải, mở ra thấy vài bộ áo quần mới. Đều là của mợ cho hai anh em nó hoặc là bà cô ở thành phố gửi tặng. Thì ra mấy năm qua anh nó chưa hề mặc áo quần mới. Bởi mẹ không để ý đến nên anh giấu đi. Lúc đó, nó phát hiện áo trên người anh đã cũ mèm, rách vài chỗ, chiếc quần ngắn lên tận mắt cá chân, nom thật tội nghiệp. Mũi nó cay cay, bao nhiêu năm qua ngoài sự ghét bỏ, hận thù nó có cho anh cái gì đâu.

                Anh nó vẫn cười ngốc thôi, có điều trong mắt đầy hi vọng, nó không biết đó là hi vọng gì. Mặc dù anh không biết nó đã cao lên rất nhiều, không biết áo quần ấy đã đến lúc lỗi thời không thể chưng diện đi ra phố được nữa nhưng nó vẫn khoác mặc vào, xoay tới xoay lui giả bộ vui mừng ríu rít hỏi anh: "Đẹp không? Có hợp không?" Anh nó gật đầu, ngoác miệng cười.

                Nó viết lên giấy hai chữ "huynh đệ" rồi chỉ cho anh chữ này là huynh, chữ này là đệ, huynh là anh, đệ là em. Huynh đệ có nghĩa là có anh rồi mới có em, không có anh thì không có em. Hôm đó, anh nó lại đọc ngược thành "đệ huynh". Lúc lên đường nó khóc, anh nói rằng trong lòng anh nó là số 1, không có nó thì không có anh.



                5. Nói đến đời sống đại học, nó thấy rất thú vị, nhiều điều mới mẻ, dường như nó quên mất người anh trai nơi quê nhà.

                Lần nọ mẹ đi gọi điện thoại cho nó, anh đi theo đến bưu điện. Mẹ nói rất nhiều, cả tiếng đồng hồ rồi bảo với nó: "Nói chuyện với anh con mấy câu này". Anh tiếp điện thoại, đợi thật lâu không nghe tiếng gì cả, mẹ nói rằng: "Thôi cúp máy đi, anh con khóc rồi, anh con chỉ lên ngực ý nói rằng nhớ con đó".

                Nó vốn muốn nói mẹ đưa điện thoại lại cho anh trai để nói với anh rằng: "Đợi em về sẽ dạy anh học chữ, sẽ mua cho anh những kẹo bánh mà chỉ ở thành phố mới có, đem về cho anh thật nhiều quà". Nhưng nó không mở nổi miệng và cúp điện thoại. Chỉ vì nó không muốn bạn cùng phòng biết nó có một anh trai bị bệnh não bẩm sinh, một anh trai đần độn.

                Hè đến, nó về nhà, trên xe ăn một viên kẹo, bỗng nhiên nhớ lại anh từng nhét kẹo vào miệng nó, kẹo ở trong miệng nhưng lòng nó đắng nghét.

                Lần đầu tiên về đến nhà, nó hét thật to: "Anh, anh ơi! Em đã về, xem em mang gì về cho anh này". Thế nhưng không có tiếng cười ngốc của anh nó nữa, không có bóng ông anh gần 30 tuổi đời còn mặc quần ngắn đến mắt cá chân nữa.

                Bố mẹ nước mắt đầm đìa, nói với nó rằng: "Một tháng trước, anh con lao xuống sông cứu một đứa bé, anh không biết bơi. Đứa bé đó được cứu sống nhưng anh con không lên nữa". Bố mẹ nó úp mặt khóc...

                Một mình đứng bên dòng sông, ký ức về anh chợt ùa về tha thiết. Nó rút trong túi một tờ giấy có viết hai chữ "huynh đệ". Đó là chữ của nó, phía dưới là chữ méo xẹo của anh nó. Nó có thể nhận ra anh nó viết "đệ huynh".

                Comment


                • Con chim bị mù?


                  Nơi khu vườn anh nhà văn nọ có một cây si rất rậm rạp, xanh lá quanh năm. Từ phòng viết của mình, qua một tấm cửa kính, anh có thể nhìn thấy cây si ấy. Thói quen của anh là thức sớm mỗi ngày để viết, và anh vô cùng ngạc nhiên khi ngày nào, cũng có một con chim tới đâm đầu vào cửa kính phòng anh. Nhiều ngày liên tục, liên tục, sáng nào cũng vậy, anh đã có ý nghĩ: Phải chăng con chim đó bị mù? Hay bị một chứng bệnh nào đó? Sự lý giải không được thỏa mãn, lại nhiều ngày tiếp tục trôi qua.

                  Cho tới một hôm, anh quyết định bước ra khỏi cửa phòng mình, đứng về phía con chim, đối diện với tấm kính để nhìn vào căn phòng. Anh không thể tin nổi vào mắt mình. Trước mắt anh là một cảnh tượng quá đẹp đẽ. Một cây si lung linh xanh thẫm in hình trên tấm kính, như thể ở một nơi nào đó thật xa, trong một không gian rộng hơn, sâu hơn. Và anh biết, con chim nhỏ bé kia đã “chán” cây si quen thuộc mỗi ngày của mình khi nó bất ngờ phát hiện ra một “cây si” khác. Nó đã đâm đầu vào đó để mong tìm tới một nơi đẹp đẽ hơn, lung linh hơn…

                  Đôi khi, chúng ta không biết những gì chúng ta đang có mới là điều quan trọng, là hạnh phúc thực sự của chúng ta, mà chúng ta cứ đeo đuổi những chuyện mãi đâu đâu.

                  Comment


                  • Xin lỗi...




                    Nhiều người thường nghĩ rằng: “Đừng bao giờ mở miệng ra nói câu xin lỗi với người khác! Nói xin lỗi nghĩa là nhận lỗi về mình, là nhận mình sai, mình kém, mình yếu! Chỉ có kẻ ngốc mới nói xin lỗi!” Quả thật đúng với tâm lý của loài người nói chung!

                    Ngay từ khi còn bé, khi phạm lỗi sai, đứa trẻ bị phạt quỳ, bị la, bị đánh. Đi học mà làm sai thì bị trừ điểm, bị hạ hạnh kiểm, bị viết bảng kiểm điểm. Chao ôi là đủ các loại cực hình tra tấn! Chúng ta lớn lên trong một xã hội căm ghét lỗi sai.

                    Mọi người đều sợ lỗi sai! Và đó là lí do họ trở thành “mọi người”! “Mọi người” tập hợp thành “đám đông” và tạo nên “luật lệ” để duy trì sự thống trị của mình. Sản phẩm tuyệt vời nhất của “luật lệ” là “đám đông”!

                    “Đám đông” là nơi giết chết sự sáng tạo: “Ở đây không ai làm như thế cả!”

                    “Đám đông” là nơi cào bằng cảm xúc và ý kiến cá nhân: “Mọi người đều thích cái này!”

                    “Đám đông” là nơi giết chết sự khác biệt: “Con cứ làm giống các bạn là ổn!”

                    Tất cả những người tiên phong và lãnh đạo, họ chưa từng thuộc về “đám đông”.Họ lao lên phía trước với sự khát khao, hăm hở và tò mò. Họ vấp ngã, họ phạm lỗi lầm, họ gào thét, họ đau đớn để rồi khôn lớn. Và rồi họ lại tiến lên phía trước hăm hở kiến tạo và mộng mơ!

                    Bạn không thể không nhận ra họ: Thomas Edison, Gandhi, Einstein, Steve Jobs, Richard Branson, John Lennon… Bạn hãy kể tên của họ, tôi sẽ kể cho bạn nghe về những lỗi sai và những giấc mơ của họ!

                    “Đám đông” có thể xa lánh họ, nguyền rủa họ, công kích họ… Nhưng “đám đông” không thể bỏ mặc họ vì họ đã SỐNG! Họ thay đổi thế giới này!

                    Sai lầm không phải là ngu dốt! Lặp lại sai lầm của mình mới là ngu dốt!

                    Sai lầm là cách tuyệt vời nhất để học hỏi!

                    “Lỗi sai” là đứa con của “Tò mò” và “Dũng cảm”! Và đứa con của “Lỗi sai”, “Điềm tĩnh” và “Kiên trì”, đó chính là “Sự khôn ngoan”!

                    Vậy, cớ chi người ta lại sợ nhìn nhận lỗi sai của mình! “Tôi xin lỗi” là lời tuyên ngôn của kẻ mạnh!

                    Thật vậy, các bạn cần sức mạnh để vượt qua nỗi đau, để trả giá cho thất bại và để tiếp tục đi về phía trước. Sẽ dễ hơn để xin lỗi một người hơn mình, sẽ khó hơn rất nhiều để xin lỗi một người dưới mình. Chỉ những người có đủ sức mạnh để vượt qua cái tôi của mình mới có thể cúi đầu xin lỗi những người dưới mình.

                    Ngạn ngữ phương Đông có một câu nói: “Nếu bạn định cúi đầu, hãy cúi thật thấp!”

                    Đã bao giờ bạn nhìn thấy một ông bố cúi xuống xin lỗi con mình? Một ông thầy cúi xuống xin lỗi học trò? Một người sếp lớn cúi xuống xin lỗi nhân viên của mình? Đó là một người mạnh!

                    Cuối cùng là cách xin lỗi. Sẽ rất dễ để xin lỗi qua loa: “Ờ, tui xin lỗi! Xin lỗi mà! Vậy nhe!” Và rồi chúng ta cười trừ cho qua. Đó là cách xin lỗi rất xã giao và hời hợt! Một lời xin lỗi chân thành sẽ sâu sắc hơn nhiều.

                    Xin lỗi = Tự nhìn nhận + Lời hứa

                    “Ba xin lỗi vì ba về trễ! Ba biết con đã rất thất vọng khi chờ đợi suốt từ trưa tới giờ! Ba rất xin lỗi và ba hứa việc này sẽ không lặp lại một lần nữa!”

                    Lời xin lỗi chân thành giúp ta tự nhìn nhận lại mình, giúp ta đồng cảm và hàn gắn tổn thương với những người xung quanh, làm rõ cam kết và quyết tâm trưởng thành hơn của chúng ta. Lời xin lỗi chân thành là tôi bộc trung thành của những kẻ mạnh!

                    Hãy nhớ là đừng sợ những lỗi sai, đó là bạn đồng hành của những người tiên phong và lãnh đạo! Và lời xin lỗi chân thành là công cụ để hàn gắn những mối quan hệ và bồi đắp cho sự khôn ngoan của bạn
                    Đã chỉnh sửa bởi ketui; 14-01-2014, 02:25 PM.

                    Comment


                    • Lương tâm giá bao nhiêu?

                      Chạy hơn trăm cây số vào thành phố, đến trạm kiểm tra của cảnh sát, Hà Tam hết sờ túi này lại nắn túi nọ, tìm mãi không thấy giấy phép lái xe đâu. Hà Tam thừ người ra: Giấy phép lái xe rõ ràng là để trong chiếc ví da lúc nào cũng mang trong người, vậy sao lại tìm không thấy? Cẩn thận nhớ lại, Hà Tam mới chắc là chiếc ví da đã bị rơi khi mình chui vào gầm xe sửa chữa. Đành phải để xe lại trạm cảnh sát, Hà Tam vội vã vẫy taxi quay lại chỗ sửa xe.

                      Hà Tam là lái xe chở hàng hóa. Hôm nay, xe đang bon bon chạy trên đường bỗng nhiên "khực" một cái rồi dừng lại. Hỏng rồi! Hà Tam xuống xe đến bên vệ đường vác hai hòn đá to chặn bánh sau lại rồi chui vào gầm sửa xe. Khoảng hơn hai tiếng đồng hồ thì xong. Hà Tam lên xe nổ máy chuẩn bị đi tiếp.
                      Đúng lúc đó có một ông lão chăn bò bên cạnh đường chạy đến đập đập tay vào cửa xe, nói rất to: "Này anh lái xe, anh đánh rơi đồ kìa!" Ông lão vừa nói vừa chỉ chỉ về phía sau xe. Hà Tam đoán ông lão nhắc đến hai hòn đá chặn bánh sau xe mà mình vác ra lúc nãy. Hà Tam toét miệng cười, nói do vội đi nên quên mất. Nói vậy song anh ta vẫn cố ý nhấn ga cho xe chạy.

                      Ông lão vừa đuổi theo vừa quát to: "Anh làm người như thế à? Làm người phải có lương tâm chứ? Anh bỏ hai hòn đá to ở trên đường để cho người ta…"
                      Những lời trách cứ của ông lão chăn bò bị bỏ lại cùng đám bụi phía sau xe. Hà Tam cười thầm trong bụng: “Lương tâm giá bao nhiêu tiền một cân?”
                      Khi quay lại chỗ sửa xe ban sáng, Hà Tam tìm khắp nơi không thấy cái ví cũng không thấy ông lão chăn bò đâu. Hai hòn đá chặn bánh xe đã được ai đó khuân vào để bên vệ đường. Trên hòn đá thấy dán mảnh giấy có mấy chữ xiêu xiêu vẹo vẹo: "Muốn lấy lại giấy tờ thì phải vác hòn đá này lên trên đồi".
                      Ôi mẹ ơi! Hòn đá vừa to vừa nặng, ngọn đồi trước mặt lại vừa cao vừa dốc, vác hòn đá này liệu có bò lên được trên đó không? Hà Tam kêu to lên: "Đừng bắt ép người ta như thế! Cần bao nhiêu tiền cứ ra giá đi!"

                      Khi Hà Tam vác hòn đá đến chân đồi thì thấy một cái mũ lá có kẹp một tờ giấy viết mấy chữ: "Đừng nói đến tiền, xin mời lên đồi". Hà Tam tiếp tục đi, được một đoạn lại thấy cái mũ lá cũng có tờ giấy yêu cầu Hà Tam cứ vác đá lên đồi, các chuyện khác miễn bàn. Không còn cách nào khác, Hà Tam đành phải bê hòn đá vất vả từng bước bò lên.

                      Lên được đỉnh đồi thật không dễ gì. Vậy mà trên đó không thấy có người cũng không thấy giấy tờ lái xe, chỉ thấy có tờ giấy dán trên một thân cây yêu cầu Hà Tam vác hòn đá theo hướng chỉ dẫn đi xuống phía dưới.

                      Xuống được dưới chân đồi vẫn không thấy giấy tờ, ngoài một tờ giấy yêu cầu Hà Tam vác hòn đá đi ngược trở lên. Cứ như thế theo hướng chỉ dẫn trên các tờ giấy, Hà Tam vác hòn đá đi qua mấy quả đồi nhỏ, mệt tưởng chết, cuối cùng mới thấy cái ví da của mình đặt trên một nấm mồ đất trơ trọi.
                      Giấy tờ đủ cả, tiền bạc không thiếu một xu.
                      Dưới cái ví tiền còn có một tờ giấy viết:

                      "Cái ví này là do tôi nhặt được, bây giờ nó đã trở về với chủ của nó. Anh có biết vì sao tôi lại bắt anh vác hòn đá đi một quãng đường xa đến trước nấm mồ này không? Đây là mộ của con trai tôi. Một đêm hai năm trước, nó đi xe máy về nhà, vấp phải hòn đá của một kẻ nào đó không có lương tâm bỏ ở trên đường, bị ngã mà chết. Tôi đưa anh đến tận mồ của con trai tôi là mong anh hiểu rõ một đạo lý: Lương tâm là vô giá, làm người có thể để mất cái gì thì mất nhưng nhất thiết không được để mất lương tâm".

                      Comment


                      • MÓN ĂN NĂM MỚI



                        Lấy toàn thể 12 tháng trong năm đem rửa sạch mùi cay đắng, ghen tị, thù oán… rồi để cho ráo nước. Tuần tự cắt mỗi tháng ra 28, 30, hay 31 phần. Trộn đều với:

                        - Một chút tình yêu

                        - Một chút kiên nhẫn

                        - Một chút can đảm

                        - Một chút cố gắng

                        - Một chút hy vọng

                        - Một chút trung thành.

                        Ướp thêm gia vị: lạc quan, tự tin và hài hước. Rồi đem ngâm một lát trong dung dịch “những điều tâm niệm của riêng mình”, xong vớt ra, xay nhỏ, đổ tất cả vào “nồi yêu thương” và nấu với "lửa vui mừng”.

                        Đem ra ăn với “nụ cười” trong chén “bao dung”.

                        Comment


                        • Hãy sống như một triệu phú thực sự!

                          Thomas J.Stanley là nhà nghiên cứu, nhà tư vấn và tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy như Triệu phú nhà bên (The Millionaire Next Door), Tư duy triệu phú (The Millionaire Mind). Những cuốn này cộng lại đã đứng vững 170 tuần trong danh sách bán chạy nhất của tờ Thời báo New York. Ông cũng là tác giả của hơn 40 bài báo đã được xuất bản liên quan đến người giàu ở Mỹ. Tiến sĩ Stanley là khách mời đặc biệt xuất hiện nhiều lần trên các chương trình The Today Whow, 20/20 và The Oprah Winfrey Show. Những công trình của ông được trích dẫn trên phương tiện truyền thông quốc gia gồm Wall Street Journal, New York Times, Forbes, Fortune Time, Money…

                          Năm 1979, tiến sĩ Stanley lần đầu tiên khái niệm hóa phân nhóm “người giàu cổ xanh”, báo trước cho loại hình học triệu phú nhà bên, trong một bài phát biểu thay mặt Sở giao dịch chứng khoán New York; văn bản của bài phát biểu này sau đó được Hiệp hội Tiếp thị Mỹ xuất bản. Năm 1980, tiến sĩ Stanley tiến hành cuộc khảo sát trên toàn quốc về đa triệu phú Mỹ - khảo sát đầu tiên về loại này. Kể từ đó, ông đã tiến hành nhiều nghiên cứu về người giàu và phỏng vấn nhóm chọn lọc những đáp viên có tài sản ròng cao cho đa số những định chế tài chính thuộc “top 50” của Mỹ.

                          Tiến sĩ Stanely cũng là Chủ tịch Viện Thị trường người giàu (Affluent Market Institute). Tại đó ông đã phát triển những chiến lược tiếp thị và bán hàng dựa trên kết quả nghiên cứu nhằm xác định, thu hút và giữ chân khách hàng giàu có. Tiến sĩ Stanley nhận học vị tiến sĩ quản trị kinh doanh từ Đại học Gegorgia. Ông là giáo sư đại học trong 20 năm trước khi theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu và viết sách về triệu phú Mỹ.

                          Trong Đừng ra vẻ ta đây giàu có – Hãy sống như một triệu phú thực sự, ông trình bày chi tiết tại sao có quá nhiều người không giàu nhưng lại chi tiêu quá mức cho những thứ xa xỉ.

                          Khác biệt giữa giàu có và hành xử giàu có

                          Khi mới là một cậu thiếu niên, bố tôi làm công việc giao báo. Qua tiếp xúc với khách hàng, theo bố tôi, có sự khác biệt giữa việc có vẻ giàu và thực sự giàu. Hầu hết những người trông có vẻ giàu lại không giàu - họ sống trên mức thu nhập của mình, vì thế thường ít có sẵn tiền để hào phóng với người khác.

                          Từ 13 đến 17 tuổi, tôi làm nhân viên kéo bao gậy trên sân golf, luân phiên làm việc giữa hai sân hoàn toàn khác biệt: một sân công cộng, một sân thuộc về một CLB tư nhân.

                          Hầu hết những người chơi golf ở sân của CLB tư nhân thuộc lại người khác hẳn với những người tôi phục vụ ở sân công cộng, họ lái những chiếc ô tô danh tiếng, họ phải thuê và chi trả cho mọi dịch vụ chơi golf.

                          Mọi chuyện khác hẳn ở sân công cộng. Nhiều người trong số này thực sự là người làm thuê cho chính mình, từ nghệ nhân cho đến chủ những doanh nghiệp. Một vài người trong số họ cũng lái những chiếc xe cực sang hay mặc trang phục đánh golf hàng đầu như những người chơi ở CLB tư nhân.

                          Trong 4 năm phụ khiêng gậy, sau mỗi vòng chơi, khách hàng ở sân công cộng đều mời tôi bữa trưa với xúc xích và cô ca. Nhưng chỉ có khoảng một trong bốn người chơi ở CLB tư nhân làm điều đó. Ngoài ra, hai phần ba số khách hàng của tôi ở sân công cộng có bồi dưỡng tiền, trong khi hầu hết người chơi ở CLB tư nhân không bao giờ bồi dưỡng tiền cho người phụ mang gậy.

                          Giờ đây tôi đã hiểu rõ hơn cả hai kiểu người này.

                          Hầu hết những người thưởng hậu là những người tiêu pha lớn theo kiểu cổ điển. Hàng đầu là những chủ tập đoàn tư nhân cực kỳ thành công. Một vài người là viên chức điều hành cao cấp của các cơ quan nhà nước. Khách hàng tốt nhất của tôi là vợ chồng báx sĩ. Họ sở hữu một số bệnh viện và nhiều loại bất động sản thương mại khác. Họ luôn sảng khoái dù không có được một cú đánh bóng xuất sắc. Và họ thực sự hào phóng.

                          Người cực giàu có những phương tiện kinh tế cần thiết để tạo ra tài sản đáng kể đồng thời trang trải cho phong cách sống tốn kém. Trả phí CLB hay mời bữa trưa cho nhân viên kéo gậy không mảy may ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của họ.

                          Còn kiểu người đánh golf khác mà tôi từng gặp là những người "khát khao thành đạt" - những người cư xử giàu có, muốn là người giàu nhưng lại thực sự không giàu. Họ thường cố sống theo những người cực giàu, tiêu pha nhiều nhưng lại hầu như không thể thực sự làm tất cả. Phần lớn thu nhập của người khát khao thành đạt đổ vào những hạng mục tiêu dùng được cho là của những người có địa vị nghề nghiệp cao và uy thế: nhà xe, áo quần, trang bị chơi golf đẳng cấp, và dĩ nhiên là hội viên của những CLB.

                          Những người khát khao thành đạt khác xa với những chủ doanh nghiệp mà tôi phục vụ ở sân golf công cộng. Những chủ doanh nghiệp này dường như luôn mang theo mình rất nhiều tiền mặt. Họ có đủ khả năng để hào phóng với những người phụ giúp mà họ thuê. Khác với những người khát khao thành đạt, họ không cảm thấy cần thiết phải trưng ra những huy hiệu đắt tiền được cho là thể hiện sự hơn hẳn về kinh tế. Họ mua những gì có thể chi trả, và hạnh phúc khi trả tiền cho điều đó. Họ không trả tiền để gia nhập CLB tư nhân khi sân công cộng cạnh đó tốt hơn nhiều.

                          Với kiến thức tôi có hiện nay về sự giàu có, đặc biệt là ở Mỹ, tính cả những gì tôi đã học được từ kinh nghiệm làm người kéo bao gậy, tôi kiết luận: Hầu hết những người hành xử giàu có thì không giàu!


                          TS. Thomas J.Stanley
                          Số đo thực sự của giàu có

                          Hành vi mua sắm của những người cực giàu, đặc biệt là việc chọn lựa nhãn hiệu hoàn toàn trái ngược với những triệu phú chưa bao giờ có thu nhập hàng năm 100.000 đô la trở lên trong đời. Phong cách tiêu dùng của họ tương xứng với loại nhà và khu vực họ sinh sống.

                          Trong nhận thức méo mó của bối cảnh hiện đại về sự giàu có, xã hội của chúng ta dành rất ít sự quan tâm đối với những người đạt được thành công kỳ diệu bằng cách làm việc cần mẫn. Chúng ta không quan tâm đến việc bắt chước những doanh nhân ăn mặc giản dị, lái xe Toyota. Thay vào đó, chúng ta chọn hình mẫu là những ngôi sao, các danh thủ thể thao. Thay vì tìm hiểu vận may của họ, chúng ta lại nghĩ rằng nếu chúng ta hành xử giống họ, trông giống họ, lái xe giống họ thì chúng ta sẽ trở nên giàu có. Chúng ta đã phung phí tài sản của mình khi bị cuốn vào những chiêu trò phóng đại của giới tiếp thị, quảng cáo.

                          Trong thực tế, gia tăng chi tiêu không làm bạn thỏa mãn hơn với cuộc sống. Vậy ai là những người hạnh phúc? Thông thường, họ là những người chi tiêu thấp hơn khả năng của họ trong khi xây dựng sự giàu có và cuối cùng trở nên an toàn về tài chính.

                          Hầu hết người giàu trở nên giàu có và duy trì điều đó vì họ chủ định cần kiệm và đầu tư chứ không phải tiêu dùng.

                          Đối với một vài người, siêu tiêu dùng là một cố gắng để phần nào thay đổi sự khởi đầu tiêm tốn, về sâu xa là thay đổi quá khứ. Nhưng điều đó vô ích. Con người không thể thay đổi lịch sử. Trước tiên hãy xem sự gia tăng thu nhập như là cơ hội để đầu tư nhiều hơn và trở nên độc lập về tài chính. Nếu nhu cầu chi tiêu cho những sản phẩm cao cấp tăng lên, bạn nên trì hoãn việc chi tiêu cho đến khi mình đã là người giàu có chứ không phải trước đó. Ngược lại, bạn sẽ không bao giờ được an toàn về tài chính.

                          Nếu bạn vẫn chưa giàu nhưng muốn giàu có vào một ngày nào đó thì đừng bao giờ mua một căn nhà đòi hỏi một khoản vay lớn gấp đôi thu nhập thực hằng năm của gia đình bạn!

                          Mọi điều bạn nghĩ về giàu có đều sai

                          Chúng ta chắc chắn không thể trở nên giàu có bằng cách thực hiện phần hành xử trước khi có đủ nguồn lực tài chính để chi trả cho một cuộc sống ngọt ngào.

                          Hãy xem những triệu phú thực sự chi tiêu tiền bạc như thế nào và những gì họ trả cho hàng hóa, dịch vụ.

                          Triệu phú thực thụ trả khoảng 16 đô la (kể cả tiền bo) cho một lần cắt tóc ở một tiệm hớt tóc truyền thống - không phải hẹn trước, không phải chọn màu.

                          Chỉ có 5,7% triệu phú được khảo sát trên toàn nước Mỹ trả 1.000 đô la hay hơn cho y phục mà họ mua gần đây nhất. Thực tế, ngay cả những người rất giàu có (những người có tài sản ròng theo giá trị tài chính 10 triệu đô la hay hơn), trung vị giá trả cho một bộ trang phục chỉ là 482 đô la. "Trang phục góp phần tạo nên thành công" vẫn là câu cách ngôn có giá trị cho môi trường văn phòng, nhưng chi tiêu quá lố trước cả sự thịnh vượng tài chính trong tương lai sẽ không giúp ai trở nên giàu có.

                          Những người giàu có mua đồng hồ đắt tiền không? Trey có tài sản trị giá hơn 20 triệu đô la. Đồng hồ mà ông ấy mang hằng ngày mua ở cửa hàng Wal-Mart giá 15 đô la.
                          Jim H. ở Texas có tài sản ròng trên 30 triệu đô la. Jim và gia đình của mình cùng sáu con chó sống trong ngôi nhà làm bằng gỗ súc. Đồng hồ ông ấy chọn là nhãn hiệu Swiss Army giá 300 đô la.

                          Trey và Jim còn chia sẻ vài điểm chung khác. Cả hai đều cảm thấy tự hào khi được Hiệp hội thương mại ngành công nghiệp mà họ tham gia công nhận như những người chiến thắng. Ngược lại, họ hiểu rằng thật vô nghĩa để được những người lạ công nhận và ghen tị chỉ vì một chiếc đồng hồ. Họ giàu có và không cần khoe khoang điều đó với những người họ tiếp xúc trong công việc hằng ngày.

                          Những người giàu, những triệu phú cũng rất thích thú với đồ ăn và thức uống ngon, đúng không?

                          Carlton, người có tài sản đến hơn 30 triệu đô la. Ông là thành viên một nhóm đặc biệt gồm những người giàu chi khoảng 17 đô cho một chai rượu Scotch 1,75l. Họ cũng thường tiệc tùng và xem mình là những chủ nhân hiếu khách. Nhưng tiệc tùng của họ là để thắt chặt quan hệ xã hội chứ không phải để khoe những nhãn hiệu rượu mà họ chiêu đãi.

                          Tất cả những người thành đạt đều lái xe "xịn" đúng không?

                          Nhiều người tin rằng tất cả những người thực sự giàu và thành đạt đều lái những chiếc xe hơi cao cấp. Đó là lý do tại sao có quá nhiều người muốn thành đạt lái những loại xe này. Nhưng, trung vị về giá mua xe của những triệu phú được khảo sát là 31.367 đô la. Người giàu thực sự không lái BMW, họ lái Toyota.

                          Không uống Grey Goose hay mua rượu vang đắt tiền, cũng không lái xe hơi hiệu châu Âu. Chắc họ phải mua du thuyền!

                          Không! Đa số triệu phú ở Mỹ (70%) chưa bao giờ sở hữu một chiếc thuyền hay du thuyền, thậm chí là xuồng hơi.

                          Thế còn những triệu phú đã từng mua thuyền trong đời thì sao? Hầu hết đều mua một chiếc, bán đi và không bao giờ mua lại chiếc khác. Những người này nhận ra họ không có chút thỏa mãn nào khi sở hữu và điều khiển thuyền. Nhưng sự thỏa mãn với cuộc sống của họ tăng lên ngay sau khi vứt bỏ gánh nặng tàu thuyền.

                          Nhiều nông gia giàu có vì họ kiên định với quy tắc nền tảng để xây dựng ự giàu có: Dù bạn thu nhập bao nhiêu, hãy sống thấp hơn khả năng tiền bạc của mình. Điều này rất khó làm nếu bạn sống ở khu vực siêu tiêu dùng. Chuyển đến vùng giàu có, sống cận kề các bác sĩ, gia nhập các CLB thể thao, bạn sẽ giao du với những người siêu tiêu dùng. Nhưng không nên lầm lẫn điều đó với triệu phú thực sự.

                          Chiếc áo có làm nên thầy tu?

                          Người ta không đạt được thành công vì họ mang đôi giày 800 đô la. Phải là điều ngược lại. Hầu hết động lực của các triệu phú là nhu cầu độc lập về tài chính. Với họ, tiêu dùng chỉ là khía cạnh phụ của việc trở nên giàu có. Nếu phải chọn, họ sẽ sẵn sàng vứt bỏ những thứ tiêu dùng chứ không bao giờ từ bỏ sự độc lập tài chính.

                          Những người trở thành triệu phú trong độ tuổi 20 hay 30 thường trở thành người siêu tiêu dùng.

                          Hầu hết triệu phú không đạt ngưỡng triệu phú cho đến khi gần 50 tuổi. Họ trở thành triệu phú vì họ có phong cách sống tiết kiệm. Sau khi trở thành triệu phú, họ vẫn giữ thói quen tiết kiệm đó.

                          Một nữ triệu phú tiêu biểu không bao giờ trả hơn 140 đô la (trung bình) cho một đôi giày, dù mua cho mình hay bất kỳ ai. Nữ triệu phú thường mang hiệu giàu "chất lượng tốt" chứ không phải hiệu giày đắt tiền.

                          Hầu hết triệu phú, đặc biệt là những siêu triệu phú, dường như không nhạy cảm lắm với giá thành hay giá mua giày. Họ nhạy cảm hơn với chất lượng nên thường chú trọng vào sự khác nhau của vòng đời sản phẩm.

                          Hầu hết triệu phú hết sức hài lòng với thành công nên họ không cần phải mặc những bộ comple thuộc bộ sưu tập trị giá 4 chữ số. Rất hiếm có triệu phú nào mặc bộ comple 5.000 đô la. Hơn nữa, triệu phú thực sự sẽ mua y phục chất lượng với giá hợp lý. Họ không mặc vì sự thành công, mà vì công việc, tập trung cho công việc.

                          Một doanh nhân Texas có tài sản ròng ở khoảng giữa của tám chữ số mời tôi ăn tối sau cuộc phỏng vấn. Ông ấy hỏi tôi thích ăn món nào. Mexico là nguyện vọng của tôi. Al và vợ ông ấy đề nghị đưa tôi đến "điểm ăn tối ưa thích" của họ, cũng là điểm đến thường xuyên của các triệu phú sinh ra và lớn lên ở Texas.

                          Al và vợ đón tôi bằng chiếc Lincoln 10 tuổi cũ mèm của Al. Sau một quãng đường ngắn, chúng tôi dừng xe tại một bãi đỗ kế bên nhà hàng. Nó trông giống một nhà máy nhỏ hơn là một nhà hàng. Nơi này không có người chào đón, không quản lý trưởng, không áo đuôi tôm và không người phục vụ rượu. Chỉ có tấm biển ghi "Bạn tự tìm chỗ ngồi". Bàn và ghế đều sơn màu vàng sáng, loại ghế dài dã ngoại thường thấy ở các công viên. Ngoài ra, một số bẫy côn trùng bằng điện (loại để dùng ngoài trời) cũng được treo có tính toán trên xà nhà trong quán.

                          Al nhận thấy chút ngạc nhiên của tôi về thiết kế nên nói, "Đừng để vẻ bề ngoài của nơi này đánh lừa anh. Đây là nhà hàng Mexico ngon nhất Texas".

                          Niềm tin của tôi lại thêm lung lay khi nhìn vào thực đơn. Món đắt nhất có giá 9,95 đô la. Chỉ có hai loại vang được liệt kê: đỏ và trắng.

                          Sau khi người phục vụ dọn ra rổ bánh tráng ngô và nước sốt cay, Al đứng dậy và thọc tay vào túi áo khoác. Ông lấy ra từ áo khoác khoảng hơn một lạng bơ "thật" mang theo từ nhà. Al đặt nó giữa bàn dã ngoại và nói một câu mà tôi không bao giờ quên được: "Tôi ghét những thứ tổng hợp. Đó là điểm dở duy nhất của chỗ này, không có bơ. Dùng tự nhiên nhé!".

                          Bạn có thể tự hỏi tại sao một triệu phú lại mang bơ của mình đến nhà hàng. Tại sao một cặp đôi triệu phú nhiều đô la vẫn nghĩ đến việc ăn tối tại một nhà hàng toàn những chiếc bàn dã noại và "đồ tổng hợp", đến nỗi khách hàng phải tự mang đồ ở nhà theo. Tại sao những người tự do về tài chính như Al và vợ lại ăn tối ở một nơi mà món đắt nhất là 9,95 đô la? Câu trả lời cho tất cả những câu hỏi này hết sức đơn giản, nhưng có vài ý mà nhiều người không thể hiểu được.

                          Không có mối tương quan hoàn hảo nào giữa mức độ thỏa mãn với món ăn mà khách hàng chọn và giá mà một nhà hàng tính cho nó. Al và vợ rõ ràng đã hiểu thấu đáo điều này. Hơn nữa, phán xét của họ về thức ăn của nhà hàng ưa thích không bị tác động tiêu cực vì những chiếc bàn dã ngoại, chọn lựa hạn chế về rượu vang hay ngay cả chuyện không có bơ.

                          Al và vợ ăn tối ở nơi mà họ muốn ăn chứ không phải ở chỗ những nhà phê bình ẩm thực chỉ bảo. Chắc chắn họ đủ khả năng để ăn tại nhà hàng bốn sao vào tất cả các ngày trong tuần. Nhưng theo Al thì đã nhiều năm rồi kể từ lần cuối cùng họ đặt chân vào cái gọi là nhà hàng bốn sao.

                          Một vài người có thể lập luận rằng Al và vợ không có gu ẩm thực. Họ có thể giàu nhưng họ không biết thưởng thức những thứ tinh tế trong cuộc sống.

                          Al và vợ không chỉ giàu, cả hai đều tốt nghiệp đại học "top 20". Nhưng họ không cần phải khẳng định mình bằng nơi họ ăn tối. Giống với hầu hết người giàu tự tay làm nên, họ làm những gì muốn làm và không hề bối rối về cách họ sống. Họ không lo sợ về giá trị của bản thân khi ra ngoài ăn tối trên chiếc bàn dã ngoại với thanh bơ mang theo từ nhà.

                          Bạn có muốn ngày nào đó trở nên giàu có? Nếu thực lòng muốn vậy, hãy hoãn việc tạo bộ sưu tập lớn rượu vang, hoãn việc ăn tối ở những nhà hàng cao cấp và không thuê người làm cho đến khi bạn trở nên độc lập về tài chính.

                          Đường đến hạnh phúc

                          Tony D. của Văn phòng diễn giả Washington gọi cho tôi ngay sau khi cuốn sách đầu tiên của tôi, Tiếp thị cho người giàu (Marketing to the Affluent), được Best of Business chọn vào danh sách 10 cuốn sách kinh doanh hàng đầu. Ông ấy có hai câu hỏi dành cho tôi: Thứ nhất, tôi có thể diễn thuyết tại hai hội nghị dành cho đại lý của MBW tại Bắc Mỹ không; và thứ hai, tôi thích nhận thù lao bằng BMW (lái một chiếc BMW trong một năm) hay bằng đô la Mỹ.

                          Không nghi ngờ gì, BMW nghĩ (hy vọng) rằng tôi sẽ thích lái một chiếc BMW. Có lẽ họ ngạc nhiên khi tôi chấp nhận thù lao bằng tiền mặt.

                          Tại sao tôi chọn cách nhận đô la mà không phải là giao dịch hàng đổi hàng? Có một số lý do: Lái một chiếc BMW làm tôi không thoải mái. Điều đó bất thường với phong cách tiêu dùng và niềm tin của gia đình tôi. Nó cũng có thể chứng minh cho một sự trượt dốc. Vì tôi được lái miễn phí chiếc BMW trong một năm, và điều tiếp theo mà bạn biết chắc là để “không trượt dốc” tôi buộc phải mua một chiếc BMW khác. Tôi phải trả tiền để mua. Quan trọng hơn cả, tôi biết một chiếc xe sẽ gây ra và không gây ra điều gì với một người.

                          Bạn không thể lái con đường của mình đến hạnh phúc nhờ một chiếc xe. Tuy nhiên một số người tin vào điều ngược lại.

                          Hầu hết những người thành công và tự do về tài chính không cần đến hàng hiệu để tự thuyết phục mình hay những người xung quanh họ về điều đó. Mức độ thỏa mãn cao với cuộc sống của họ cũng không dựa trên loại xe mà họ lái.

                          Có hai loại người lái những chiếc xe hơi danh tiếng: người giàu và người tỏ ra giàu.

                          Nhưng có một sự khác biệt chính yếu giữa kiếm được thu nhập cao và thực sự giàu có (nghĩa là độc lập về tài chính). Thu nhập không cùng đơn vị đo lường với giàu có. Nếu bạn không có những khoản đầu tư (trong đó ngôi nhà của bạn không quá 25%) trị giá 1 triệu đô la (tối thiểu), bạn không giàu. Bạn học đại học nào, trong bao lâu hay số lượng và loại bằng cấp bạn nhận được không quan trọng. Thành tích học vấn không phải là sự giàu có.

                          Đám đông BMW hành xử giàu có thường gồm những người tốt nghiệp đại học kiếm được thu nhập tốt. Họ có cảm giác bị buộc phải thể hiện những sản phẩm và nhãn hiệu mà họ nghĩ rằng nhiều người giàu thực sự sở hữu. Về bản chất, họ đã cường điệu mức độ giàu có thực sự của mình. Thường thì họ phải vật lộn thực sự để chi trả các khoản phí CLB, trả góp tiền mua xe hàng hiệu, khoản phải trả cho bất động sản thế chấp với lãi suất khủng, học phí trường tư của con cái… Họ là bậc thầy lừa dối khi lừa cả chính mình bằng cách tin rằng họ giá trị hơn rất nhiều so với những gì bảng cân đối tài sản thể hiện.

                          Việc mua sắm không đúng với thu nhập thực tế không những khiến chúng ta tự mình lái thẳng đến viện tế bần bằng chiếc ô tô cực đẹp.

                          Người giàu thực sự không chỉ có một chiếc xe thể thao đa dụng Mercedes mà họ còn có 10 chiếc khác. Mức tiêu dùng của họ còn trên hàng “top” vì sự giàu có của họ cũng vượt hơn hàng “top” – hơn nữa, ở mức đó thì vẫn còn thấp hơn nhiều khả năng tiền bạc của họ.

                          Liệu có sung sướng gì khi lái xe Mercedes, sống trong ngôi nhà đắt tiền, là thành viên của CLB đặc biệt và vung tiền cho rượu vang, rượu mạnh, nếu bạn luôn phải sống trên bờ vực của khả năng phá sản về tài chính hay không thể chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bố mẹ hay ông bà mình?

                          Hầu hết triệu phú biết rằng mua ô tô liên quan đến một số đánh đổi. Vì thế hãy xem xét hành động mà các triệu phú đã làm: Khoảng 40% triệu phú có khuynh hướng trung thành với một nhãn hiệu ô tô nhất định. Chính những người thu nhập cao nhưng không phải triệu phú, còn gọi là chỉ hành xử giàu có, chọn đại lý gắt gao nhất về giá cũng như đẳng cấp của nhãn hiệu xe. Chỉ có 34% kiểu người này trung thành với đại lý.

                          Hầu hết triệu phú là nhóm người sắc sảo có khả năng phán xét xuất sắc về cả sản phẩm và dịch vụ. Nếu không thỏa mãn, họ sẽ thay đổi và ngược lại.

                          Có một mối tương quan mạnh mẽ giữa việc đóng góp cho những mục đích từ thiện và sự thỏa mãn nói chung với cuộc sống. Những nhà nghiên cứu đã phát hiện một cách nhất quán rằng những người hạnh phúc thường có khuynh hưởng đóng góp một tỷ lệ cao hơn thu nhập của họ cho những mục đích cao quý so với những người ít thỏa mãn hơn với cuộc sống.

                          Những bức thư được trao đổi sau là lời nhắc nhở tất cả chúng ta nên dành thời gian để dừng lại và thưởng thức hương hoa hồng.

                          Bức thư của ông H. – một người giàu ở Florida:

                          "Tiến sĩ Stanley thân mến,

                          Tôi đã đọc xong cuốn sách của ông, Triệu phú nhà bên. Tôi cũng có một vài kinh nghiệm với các triệu phú nên tôi có thể nói rằng ông đã liệt kê rất đầy đủ về họ. Tôi chắc chắn không tin vào lối sống cao hơn khả năng tiền bạc và cũng không bao giờ chọn cách sống đó. Đầu tư vào chính doanh nghiệp của mình, vào cổ phiếu và bất động sản là ý tưởng tuyệt vời. Điểm sai lầm duy nhất tôi nhận thấy trong sách của ông là những điều đó được coi là mục đích tối hậu và là tất cả của cuộc sống.

                          Một chiếc Mercedes tuyệt đẹp đắt hơn một chiếc Ford, vì nó là chiếc xe tốt hơn.

                          Bộ comple số một của Oxford hay Hickey Freeman tốt hơn so với loại bán phổ biến của Sear.

                          Một chiếc áo đánh golf rẻ tiền ở Wal-Mart giá 6 đến 10 đô la sẽ dùng được khoảng 1 đến 2 năm nếu bảo dưỡng đúng cách. Một chiếc áo đánh golf Ralph Lauren 50 đô la có chất lượng tốt hơn nhiều và nếu giữ gìn tốt sẽ dùng được khoảng 20 năm.

                          Tôi biết những điều đó, vì tôi có cả hai loại.

                          Một kỳ nghỉ ở Emporia, Kansas…, Athens, Georgia…, đi xuyên qua miền Nam nước Pháp hay đến Athens của Hy Lạp… Tôi không cho rằng tất cả những địa điểm này là tương đương nhau, và tôi cũng đã đến tất cả những điểm này.

                          Đi mua sắm ở Wal-Mart hay Sear không thể nào có được cảm giác như khi mua sắm ở Neiman Marcus hay Saks Fifth Avenue.

                          Thật tuyệt vời khi làm ra tiền và tiết kiệm tiền bạc, nhưng nếu những điều này không nâng chúng ta lên và biết “thưởng thức hương hoa hồng” thì chúng há không phải là những thứ hơi điên khùng sao? Theo như tôi nhớ, Sam Walton đã sống một cuộc đời rất giống những gì mà ông dường như xem là tuyệt vời. Không may cho Sam Walton, dường như tôi nhớ rằng ông ấy mắc phải một vài dạng ung thư khủng khiếp nào đó và nhận lấy cái chết sớm. Tôi tự hỏi không biết ông ấy có nói với bác sĩ và những người thân của mình trước khi mất, “Này, tôi ước là mình đã dành nhiều thời gian hơn cho cửa hàng”. Ông nghĩ sao?

                          Trân trọng,"

                          Thư trả lời của tôi:

                          "Ông H. thân mến,

                          Tích lũy tài sản không phải là “mục đích tối hậu và là tất cả” của cuộc sống. Tuy nhiên, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nhiều khi tích lũy tài sản nếu bạn có được sự thỏa mãn to lớn từ những yếu tố trong cuộc sống của mình mà không cần phải siêu tiêu dùng. Có quá nhiều người tin rằng để ngửi hương hoa hồng, bản chất là hưởng thụ cuộc sống, họ phải mua hàng hiệu. Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy rằng có tương quan rất ít giữa kiểu chi tiêu này và hạnh phúc. Những ai chi tiêu với hy vọng rằng hạnh phúc sẽ đến thì cũng sẽ thất vọng.

                          Căn bản của hạnh phúc là những nhân tố như sức khỏe, gia đình, công việc và các giá trị. Nếu bạn có sức khỏe tốt, một gia đình đáng yêu, bao bọc bằng một mạng lưới bạn bè tốt bụng, có một công việc yêu thích thì chuyện không có những thứ sang trọng chẳng có gì ghê gớm. Nhưng chuyện sẽ ra sao nếu công việc của bạn có lương cao nhưng không mang lại sự thỏa mãn? Bạn có thể nghĩ rằng chất đầy những thứ sang trọng có thể chữa lành nỗi bất mãn của mình. Nhưng siêu tiêu dùng chỉ làm mọi chuyện tồi tệ thêm. Trưng ra những nhãn hiệu xa xỉ có thể (hay không thể) gây ấn tượng với hàng xóm, nhưng nó sẽ không chuyển đổi một kẻ bất hạnh thành người hạnh phúc. Hay như nhiều triệu phú đã nói với tôi, “tiền bạc làm cuộc sống dễ dàng hơn nhưng không tốt đẹp hơn”.

                          Hầu hết triệu phú đều hạnh phúc ngay cả trước khi họ trở nên độc lập về tài chính. Họ đặt ra những mục đích và hoàn thành chúng. Một trong những mục đích của họ là tích lũy tài sản. Họ xây dựng sự giàu có của mình chậm nhưng chắc và kiểm soát chi tiêu thay vì đi con đường loanh quanh. Đó là những con người tự tin, những người kiểm soát được cuộc sống của mình. Sản phẩm và nhà cửa không kiểm soát họ.

                          Chắc chắn thưởng thức hương hoa hồng có liên quan đến việc cưới được người bạn đời tuyệt vời. Hầu hết triệu phú (91%) đều kết hôn (trung bình là 36 năm với chỉ một người bạn đời). Toàn bộ hai phần ba trong số đó không bao giờ ly hôn. Tôi thường nói rằng nếu bạn muốn sống mãi mãi, hãy cưới nhầm vợ/chồng. Hãy làm thế và mỗi ngày sẽ trở thành vô tận. Không có số lượng hàng hóa xa xỉ nào sẽ làm bạn hạnh phúc nếu mỗi ngày kéo dài vô tận. Nhưng nếu cưới đúng người bạn đời thì mỗi ngày là một niềm vui.

                          Triệu phú không phải là người bủn xỉn, đặc biệt là khi liên quan đến tiền bạc dành cho sự học hành của con và cháu (thậm chí cháu gọi bằng cậu hay chú/bác) cũng như ủng hộ cho những mục đích cao đẹp. Chắc chắn một phần hương hoa hồng là sự hiện thực việc giúp đỡ tài chính của bạn cho giáo dục của trường kinh doanh, trường y hay trường luật. Những loại hoa hồng phong phú này có hương thơm hơn hẳn việc sở hữu hàng chục chiếc xe đắt tiền, đồng hồ, comple, thuyền, hay thậm chí là những ngôi nhà nghỉ.

                          Những người cần kiệm trong chi tiêu có khuynh hướng sẽ rộng lượng nhất nếu làm từ thiện. Nhưng những người siêu tiêu dùng, còn lại rất ít tiền, nếu còn, để cho đi.

                          Ông đã lưu ý rằng người sáng lập Wal-Mart, Sam Walton, có thể đã không thưởng thức hương hoa hồng. Tôi chưa bao giờ có được vinh dự gặp Walton, nhưng từ những gì tôi đọc được, tôi có cách nhìn khác về người đàn ông này. Tôi thường tình cờ thấy đặc điểm và hình ảnh của ông ấy trên những ấn phẩm thể thao định kỳ hơn là trên những tờ báo về kinh doanh. Từ những đặc điểm sơ lược của ông ấy, tôi chỉ có thể phỏng đoán rằng Walton không phải là kiểu người “chỉ làm, không chơi”. Thường thì ông ấy được chụp hình trong những cuộc bắn chim, cùng với chiếc xe bán tải, súng săn Remington và chú chó săn ưa thích, Ol’Roy. Để tưởng nhớ Ol’Roy, ông có thể để ý tên của một nhãn hàng của một loại thức ăn riêng cho chó của Wal-Mart. Đúng vậy, đó là nhãn hàng Ol’Roy với nhiều kích cỡ và hình thức phong phú.

                          Không chỉ việc chọn xe của Walton, chiếc bán tải Ford, gây ấn tượng với tôi. Súng săn của ông ấy là loại Remington 870 Winmaster. Tôi đã mua cùng loại súng vì hình dung rằng nếu nó đáp ứng được cho một tỷ phú thì chắc chắn nó cũng đáp ứng cho tôi. Tôi không biết ông ấy mua khẩu Wingmaster bao nhiêu nhưng tôi đã trả 449,92 đô la cho khẩu của mình tại một cửa hàng Wal-Mart.

                          Bạn có thể trả 2.000, 5.000, 10.000 đô la hay thậm chí 50.000 đô la cho một khẩu súng săn, nhưng bạn không thể mua khẩu súng săn tốt hơn Remington 870. Tới nay đã có hơn 10 triệu khẩu 870 được bán ra. Đó là khẩu súng mạnh và cực kỳ đáng tin cậy. Nó mang đến cho tôi mọi đóa hồng mà mình cần, và tôi có cảm tưởng rằng Walton cũng có cảm giác như thế.

                          Gần đây tôi đọc một bài báo nhắc đến việc bán khẩu súng săn với giá 287.500 đô la. Nó vốn được chế tạo cho Nga hoàng Nicholas. Khẩu súng này không chỉ có nhiều ý nghĩa lịch sử mà nó còn được chạm khắc bằng tay toàn bộ. Đối với tôi nó rất xấu, giống như mạ vàng lên những lớp mạ vàng. Tôi hiểu rằng hầu hết những thứ mà Sa hoàng từng sở hữu đều là những nhãn hiệu tốt nhất. Ông ta dùng những “đồ” này để bảo cho thần dân và chính mình rằng ông ta đứng trên mọi người. À, chúng ta đều biết chuyện gì xảy ra cho ông ấy. (Vị hoàng đế hay Sa hoàng cuối cùng của Nga trị vì từ 1894 đến khi thoái vị vào ngày 15/3/1917, và sau đó bị giết chết cùng toàn bộ gia đình). Ngược lại, hầu hết những người giàu tự làm nên ở Mỹ không có cùng nhu cầu khẩn thiết là phải đưa ra bằng chứng chứng tỏ ưu thế của mình bằng cách thể hiện những nhãn hiệu danh tiếng.

                          Câu chuyện này nói cho chúng ta điều gì về những người cố hành xử giàu có bằng việc chi tiêu và trình diễn nhưng lại không giàu? Trong khi tìm kiếm hoa hồng để thưởng thức thì họ đã quá lố về trang phục, xe cộ và hành xử. Không, họ không phải là người mua sắm kiểu Wal-Mart. Nhưng họ sẽ tăng cường khả năng trở nên giàu có thực sự nếu thường mua hàng ở những cửa hàng như vậy…

                          Điều gì sẽ xảy ra khi việc sở hữu “những nhãn hiệu tốt hơn” lại được ưu tiên hơn khả năng thành đạt? Thành tựu cá nhân, dù nhỏ hay lớn, hôm nay hay ngày mai là những gì dẫn đến sự gia tăng tiêu chuẩn sống. Đó là những Bill Gates của những hãng làm ra những sản phẩm giúp cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn và hiệu quả hơn. Đó là những giáo viên cống hiến sức lực để dạy Toán cho học sinh lớp Năm. Đây là những thứ và những hoạt động dẫn đến sự cải thiện cuộc sống.

                          Ngắn gọn, khi chọn nhãn hiệu thì sẽ còn rất ít năng lượng và tiền bạc chi cho những thứ và hoạt động thực sự làm lợi cho con người.

                          Trân trọng
                          TS Thomas J.Stanley”.

                          PHƯƠNG THANH tóm tắt

                          Comment


                          • Điều đại kỵ năm Ngọ...

                            Nói rốt ráo thì năm nào cũng vậy thôi, cũng 12 tháng với 4 mùa và loanh quanh mấy vụ nắng mưa lạnh nóng. Nhưng riêng cái năm Ngọ này hình như có chút đặc biệt, bởi cái hình ảnh con ngựa trong đó. Cứ nhắc đến ngựa thì trước hết và bao giờ tôi cũng nghĩ ngay đến cái câu Ngựa Quen Đường Cũ. Bốn chữ đó thâm hậu ghê gớm.
                            Cứ theo nhà Phật mà nói, luân hồi chỉ là hành trình ngựa quen đường cũ. Chữ Phạn Samsara cũng có nghĩa là ngựa quen đường cũ. Lịch sử thế giới, xét về mặt gì cũng cứ là ngựa quen đường cũ.
                            Muốn văn minh hơn, muốn sung sướng hơn, ngon lành hơn, con người phải thoát ra được cái được gọi là lối mòn hay đường cũ ấy.
                            Một cái tật xấu làm khổ mình, phiền người nhưng không thèm sửa hay sửa hoài không được, đó là ngựa quen đường cũ.
                            Mình hôm nay, năm nay không khá hơn mình hôm qua, năm trước cũng là ngựa quen đường cũ.
                            Chẳng ra gì mà cứ tự thấy ghê gớm vĩ đại, là ngựa quen đường cũ.
                            Một mối quan hệ bế tắc mà không rứt ra được, từ hôn nhân đến bất cứ quan hệ nào khác, cũng đều là ngựa quen đường cũ.
                            Với kẻ tu hành cứ quanh quẩn với chút thành tựu tu chứng hay danh lợi mà không tháo cởi ra được để đi xa hơn, lên cao hơn, cũng là ngựa quen đường cũ.
                            Biết đó là gánh nặng, là hệ lụy, là tào lao, là bậy bạ, là vô ích, là có hại... mà không bỏ được, cứ khư khư giữ lấy hay tiếp tục theo đuổi, thì đó là ngựa quen đường cũ.
                            Tất cả khổ ải nhân gian đều là do ngựa quen đường cũ. Không dám hoài nghi cái cũ, cứ e sợ cái mới, chỉ dám theo lối mòn, sống lồng chậu cũng được, đó là ngựa quen đường cũ.
                            Mẹ sinh ta ra hoàn toàn tự do, tay chân thoải mái, lớn lên vào đời bị đủ thứ ràng buộc một cách tội nghiệp mà không dám nghĩ đến chuyện thoát thân, đó cũng là do ngựa quen đường cũ...
                            Ngày nào cũng online, không có chuyện cần thiết cũng online, đó cũng là ngựa quen đường cũ.
                            Bận chuyện không vào được Facebook để hiệp thông thiên hạ thì lòng như lửa đốt, đó cũng là ngựa quen đường cũ.
                            Biết online là phiền nhiều hơn vui, hại nhiều hơn lợi, mà vẫn cứ miệt mài triền miên trên đó, cũng là ngựa quen đường cũ.
                            Sang năm Ngọ, ngựa không thể cứ QUEN đường cũ, mà ngược lại phải QUÊN cho bằng được con đường cũ. Cái dấu nón bên trên chữ quen đơn giản vậy mà có thể cứu lấy một đời người, một gia đình, một xã hội và biết đâu cả thế giới. Chính cái dấu nón đó đã biến một kẻ phàm phu thành bậc đại giác, một bóng người vô danh trở thành bóng mát cho hoàn vũ, chỉ vì cái dấu nón ấy thôi.
                            Viết đến đây hình như cũng đã quá nhiều, đành ngừng vậy, không khéo lại có người bảo là... ngựa quen đường cũ thì nguy!
                            Happy new year, xin chúc mọi người năm nầy sớm tìm thấy những con đường thiệt mới, thiệt đẹp cho một nơi đến thiệt lành. Mong lắm vậy thay!



                            (Toại Khanh)

                            Comment


                            • Biết Sống Tùy Duyên...

                              Tùy duyên là hoan hỷ chấp nhận những gì xảy ra trong hiện tại, ngưng đối kháng và bình thản chờ đợi nhân duyên thích hợp hội tụ. Nhiều khi chính thái độ ngưng đối kháng và bình thản chờ đợi ấy lại là nhân duyên quan trọng để kết nối với những nhân duyên tốt đẹp khác. Ta đừng quên khi một việc được thành tựu thì phải hội tụ hàng triệu nhân duyên, nếu chỉ thiếu một duyên thì nó cũng có thể không tựu thành. Nếu ta có hiểu biết sâu sắc hay từng trải nghiệm thì trong vài trường hợp ta có thể đoán biết được mình nên làm gì và không nên làm gì để cho nhân duyên tốt hội tụ đầy đủ trở lại và nhân duyên xấu sớm tan biến đi.
                              Ta thường gọi nhân duyên tốt là thuận duyên, và nhân duyên xấu là nghịch duyên, tức là những điều kiện có lợi và bất lợi cho ta. Có những duyên thuận với ta, nhưng nghịch với kẻ khác và ngược lại. Đó chỉ là nói trong phạm vi con người, trong khi nhân duyên luôn xảy ra với vạn vật trong khắp vũ trụ. Bản chất của nhân duyên thì không có thuận nghịch, tốt xấu. Nó chỉ hội tụ hay tan rã theo sự thích ứng giữa các tần số năng lượng phát ra từ mọi cá thể mà thôi. Ấy vậy mà thói quen của hầu hết chúng ta khi đón nhận thuận duyên thì luôn cảm thấy sung sướng và rất muốn duy trì mãi nhân duyên ấy, cón khi gặp phải nghịch duyên thì luôn cảm thấy khó chịu và tìm cách tránh né hay loại trừ.
                              Nhưng chưa hẳn thuận duyên sẽ đem lại giá trị hạnh phúc hay nghịch duyên sẽ mang tới khổ đau, bởi có khi nghịch duyên đưa tới sự trưởng thành, còn thuận duyên sẽ khiến ta yếu đuối. Và nhiều khi thuận duyên ban đầu nhưng lại biến thành nghịch duyên sau này, có khi nghịch duyên bây giờ nhưng lại biến thành thuận duyên trong tương lai. Tất cả đều tùy thuộc vào bản lĩnh và thái độ sống của ta.
                              Do đó, ta không cần phải khẩn trương thay đổi những nhân duyên mà mình không hài lòng, hay cố gắng tìm kiếm những nhân duyên mà mình mong đợi. Khi tâm ta đã vững chãi đủ để tạo ra những nhân duyên an lành thì những nhân duyên tương ứng sẽ tự động kết nối. Mà sự thật khi tìm được sức sống từ nơi chính mình rồi thì ta sẽ không còn coi là quan trọng những giá trị bên ngoài nữa. Nhân duyên nào cũng được cả, thong dong tự tại. Đức Đạt-lai Lạt-ma có dạy: ''Hãy nhớ rằng khi không đạt được những gì bạn muốn, đôi lúc, lại là sự may mắn tuyệt vời.''

                              (Bodhgaya Monk)

                              Comment


                              • "con gái người ta"



                                Tiệc rửa lon trung úy của tôi chung với tiệc đầy tháng của con gái tôi và “con gái của người ta”.

                                Con gái của người ta sau 24 giờ sinh ra đã trở thành con gái của tôi và chỉ sinh sau con gái của tôi có 4 giờ tại Bảo Sinh Viện Quân Đội Thành phố Nha Trang năm 1972. Mẹ của nó còn trẻ lắm nhưng lanh lợi sành đời. Cô ta sinh xong mạnh khỏe đi đứng bình thường chứ không nằm liệt như bà vợ tôi. Cô ta nói với vợ tôi cô ta là vợ của một Trung úy Biệt Kích. Anh ta ít khi về nhà và công tác ở đâu không bao giờ nói. Cô ta đi làm sỡ Mỹ ở Chu Lai vì sinh kế sao đó nên nhảy dù với Mỹ. Tai nạn có thai ngoài ý muốn nhưng không biết con của Chồng hay của Mỹ nên cứ sinh xong rồi tính. Con chồng thì để nuôi; con Mỹ thì cho.

                                Nghe vợ nói lại, tôi sang phòng cô ta gõ cửa xin vào xem đứa nhỏ ra sao. Trong bóng đèn mờ của căn phòng, con bé nằm bó mình trong khăn lông; chỉ lòi cái mặt da trắng đỏ và cái miệng nhỏ xíu hai môi như chu ra làm tôi nghĩ ngay con bé nầy chắc sau nầy hỗn lắm! Tôi không nói gì với cô ta mà về phòng bảo bà vợ tôi:

                                - Mình xin Con Bé nuôi luôn nhen Em ?
                                - Làm sau đũ sữa cho 2 đứa? Thiên hạ nói bậy bạ làm sau chịu nổi?
                                - Cho uống sữa bò; Anh mướn thêm người giúp việc nửa cho em.
                                - Tùy anh.

                                Thế là thủ tục Xin của Tôi và đồng ý cho con do cô ta viết được đưa cho Cô Mụ; nhưng sáng hôm sau thì cô ta đã rời khỏi bệnh viện, bỏ con lại mà thủ tục chưa hoàn tất. Ban Xã hội Quân đội cũng dễ dàng hoàn tất nốt thủ tục nhận con nuôi mà làm khai sinh giống như thủ tục khai sinh của con gái của tôi. Đây có lẽ là trường hợp hy hữu một đứa trẽ Lai Mỹ mà khai sinh do hai vợ chồng là người miền Đông và Tây Nam Việt Nam coi như sinh ra. (rất tiếc trong cơn biến loạn di tản năm 75 tất cả hình ảnh đều mất hết. Trong tiệc đầy tháng; 2 đứa bé như cặp song sinh; nhưng một Việt một Mỹ đẹp như thiên thần!); nhưng mà khổ cho thân tôi! Hai đứa trẻ đứa nào cũng đòi bồng một lúc. Đứa trên lưng thì đứa kia phải bế trên tay. Lưng Tôi bị thoái hóa cột sống năm 2000 có lẽ cũng vì hai đứa con ngày một lớn dần mà cứ phải thay đổi đứa trên lưng đứa trên tay mấy năm.

                                Tháng Tư đen 1975, tôi bị rã ngũ. Tôi không thể về quê ngoại như ước muốn sống ở Rừng Dừa năm xưa vì nay B52 cày nát thành bình địa. Tôi muốn phá hoang trồng lại; nhưng phải trình diện vào tù cải tạo. Một tháng trôi qua, rồi một năm, rồi năm nữa..! Vợ không thấy đi thăm mà con cũng không bao giờ được gặp mặt. Mỗi tháng chỉ có Mẹ tôi được 15 phút thăm nuôi. Hỏi gì mẹ tôi cũng nói tất cả bình an; các con ngoan và khỏe mạnh. Tôi lúc nào cũng nhờ Mẹ lưu tâm cho Thùy An, tên đứa Con Lai Mỹ. Chắc là Nó bị kỳ thị ở trường học và sống với mọi người sẽ rất khó khăn! Mẹ tôi nói con khỏi lo. Nó sống rất tốt học rất giỏi nên được Thầy Cô và bạn bè quí mến. Mẹ tôi lúc nào cũng né tránh khi tôi hỏi đến vợ và con gái của tôi, Thanh An. Tôi đoán có lẽ chuyện gì không tốt đã xảy ra nhưng đành bó tay không biết hỏi ai!

                                Bốn năm sau tôi được ra tù. Con gái mang 2 dòng máu ôm tôi khóc như mưa; nhưng con gái và vợ tôi thì không thấy đâu nữa. Tôi đoán biết chuyện không hay nên cũng không hỏi mẹ. Cơm chiều xong, con gái xin tôi:

                                - Ba cho con ngủ chung với Ba đêm nay?
                                - Ngày thường con ngủ một mình?
                                - Không Con ngủ với Bà Nội.
                                - Ừ! nếu con muốn.

                                Con bé thỏ thẻ kể hết cho tôi nghe. Ba đi rồi mấy tháng sau má dẫn Chị Hai đi với Má về thăm Ngọai mà không cho con đi và từ đó không về nữa. Con hỏi Nội Má con chừng nào về? Nội nói Nội không biết.

                                Một năm trôi qua; tính ra tôi đi làm “lao động xã hội chủ nghĩa” có nghĩa “ăn cơm nhà làm lao động nặng không công” khoảng hơn 3 tháng. Đào kinh, đắp đường, gánh lúa thuê…v.v.. Cạnh đó là làm thuê, làm mướn đi lao động thay cho người trả tiền để khỏi đi. Tôi hết thời gian quản chế một năm, làm phó thường dân, rồi được đề cử làm Đại Đội trưởng Lao động; chuyên đi kêu người đi lao đông. Ai thấy mặt tôi đến thăm là biết phải cơm gạo nhà đem đi làm không công mấy ngày hay nửa tháng.

                                Thời chinh chiến; tiền lương của 3 đứa con cho Mẹ, mẹ tôi xài tiện tặn có dư, hễ đủ 1 chỉ thì mua 1 chỉ vàng y; đủ 10 chỉ thì đổi thành 1 lượng. nhét kẹt giường, đào nền nhà, tủ làm 2 nóc để cất vàng. Con thất thế sa cơ Mẹ bán vàng nuôi con. Mẹ cho con vàng để vượt biên.

                                Năm 1982, tôi và em gái tôi vượt biên. Con gái của tôi nhứt định Ba đâu con ở đó; Con không sợ chết. Con chỉ sợ phải xa Ba! Tôi lái tàu ra khơi lần cuối cùng để một là chết, hai là được thật sự tự do. Tôi thành công sang bến bờ tự do. Con gái tôi bắt đầu vào Trung học; có lẽ nhờ cái máu Mỹ của nó hay sao mà chỉ mấy tháng thì nó nói tiếng Mỹ như súng liên thanh; cứ có dịp là đeo bên tay Cha khi đi chợ hay đi ăn nhà hàng hay có đám tiệc…. Hình ảnh một ông già Việt Nam có một cô gái hoàn toàn Mỹ không thấy có gì lai đeo theo một bên và nhõng nhẽo thì chắc chưa có ai bằng. Tối ngày gặp mặt gọi Daddy; không thấy mặt thì daddy, Ba đâu rồi. Tôi vui với con gái của người ta và là nguồn an ủi cho tôi vui sống. Tôi làm công nhân cho hãng làm phụ tùng xe hơi, lương cũng dư sức nuôi con lên đại học và mua nhà trả góp. Phải mất 5 năm tôi mới trả hết nợ nhà. Năm 1995 con gái tôi thành y sĩ nhãn khoa và có việc làm ngay. Ngày làm lễ Mãn khóa; cầm mảnh bằng trên tay, con gái ôm tôi khóc như chưa bao giờ khóc như thế. Tôi bảo:

                                - Con vui mừng sao lại khóc dữ thế?
                                - Cám ơn; Con cám ơn Daddy nhiều lắm; Con đang nghĩ không biết có bao nhiêu ngàn hay chục ngàn đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi mà có bằng Đại học như con. Con thương Daddy nhiều lắm.
                                - Daddy cũng cám ơn Con; nhờ có con mà cuộc sống của Ba mới có ý nghĩa mà vui sống tiếp bấy lâu nay.

                                Hai Cha Con dị chủng ôm nhau cùng khóc.
                                Bạn bè của con biết thì không có gì lạ về sự khắng khích của Hai Cha Con Việt Mỹ nầy; nhưng những người xa lạ thì hiếu kỳ nghĩ suy lung tung nhưng không thể nào ra được đáp án. Cha Việt sao con Mỹ mà không có chút gì là dáng vẻ Việt Nam.

                                Tôi đi làm đem cơm theo ăn nay làm thêm phần cho con gái. Lương của con gái đưa hết cho tôi và chỉ lấy 100 bạc để đổ xăng và ăn quà vặt. Khi cần mua sắm gì thì nói xin. Tôi từ chối cách nào cũng không được nên mỡ một sổ bank riêng bỏ hết tiền của con gái đưa để khi nó cần đưa lại cho nó. Hai năm sau, em Gái của tôi bán 2 cái nhà cũ để mua cái nhà lớn hơn, tôi bảo con gái vay tiền ngân hàng mua cả 2 cái. Vì không vay được một lúc gần nửa triệu bạc nên tôi dùng cái nhà tôi để thế chấp vay mua 2 cái nhà cho con gái đứng tên và cho mướn.

                                20 năm trôi qua nhanh. Lưng của tôi bị thoái hóa cột sống nên đau càng ngày càng nhiều. Chân tôi bắt đầu bị tê. Lái xe lúc nào chân cũng phải nhịp nhịp thử coi còn hoạt động được hay không; nhỡ bị tê khi cần thắng mà không xử dụng được thì nguy to. Tinh thần tôi bị hoảng loạn khi nghĩ đến lúc không cữ động được tay chân bởi dây thần kinh bị gai xương sống ép nên không hoạt động được. Mổ xương sống thì xác xuất rủi ro khá cao; nên khi còn gượng đi đừng được tôi không chịu mổ để cắt gai cột sống. Con gái thì đeo theo một bên ít đi chơi ít giao thiệp với bạn bè. Đi làm về là quanh quẩn bên Cha làm tôi thêm lo lắng.

                                - Sao Con không có bạn trai? Con lập gia đình cho ba yên tâm!
                                - Ai bảo Ba con không có bạn trai. Bạn trai của con đang ghi tên học tiếng Việt; bao giờ nói được tiếng Việt con sẽ đem về ra mắt Ba. Anh ta người Đức nhưng sinh trưởng ở đây và chịu điều kiện phải sống chung với Ba suốt đời; nhưng con thêm điều kiện phải nói được những câu thông dụng tiếng Việt Nam.
                                - Ba nói tiếng Anh cũng tạm hiểu được mà Con.

                                Nhưng con muốn con của con sau nầy phải nói được tiếng Việt, nên anh ta ghi tên học một năm tiếng Việt ở Đại học Victoria.

                                Tuổi 60 cũng đúng lúc tôi được phép về hưu vì là cựu quân nhân nên sớm hơn dân sự 5 năm. Con Gái thì hối thúc Ba nghỉ việc đi; tiền hưu Ba đủ sức tiêu dùng; nếu có cần mua gì hay đi đâu con lo cho ba được.

                                Tôi xin nghỉ việc về hưu. Sáng nào 5.30AM cũng đi bơi để chữa trị bệnh đau lưng. Con gái cũng đi theo. Sáng nào hai cha con xe ai nấy lái đến hồ bơi. Con tập Gym, cha thì Bơi. Con gái đem quần áo uniform thay đi làm luôn.

                                Một hôm con gái tôi nói:

                                - Ngày mai con không đi làm; Ba có muốn con chở Ba đi thăm Bác Hoàn không? Con nghe con gái của Bác nói Bác đã bị đưa vào Viện Dưỡng lão tuần rồi.
                                - Sau con lại dùng chữ “bị”? Chẵng lẽ Bác Hoàn không muốn vào Nursing home mà bị bắt buộc vào hay sao?
                                - Bác Hoàn bị stroke té; xe cấp cứu đem vào nhà thương; Bác bị méo mặt và miệng không nói được nên các con của Bác xin Bác sĩ cho vào Viện Dưỡng lão; vì nếu về nhà sau nầy xin vào thì Bộ Y tế sẽ check sức khỏe và trí nhớ khó khăn lắm mới được chấp nhận nên để nhà Thương quyết định thì khỏi phải check gì hết!
                                - Bác chỉ hơn Ba có 2 tuổi và trí nhớ còn tốt lắm mà! Ừ! Ba với con đi thăm Bác kẻo tội nghiệp; hơn nữa mai mốt Ba có vào sẽ có người thăm lại ba.
                                - Không bao giờ có chuyện đó Ba đừng mơ; Con không bao giờ gởi Ba vô Viện Dưỡng Lão đâu. Con tập Gym để đủ sức bồng Ba khi Ba cần đến; Con cũng chọn chồng lớn con để phụ với Con. Ba xài Computer và Internet thường xuyên, trí nhớ của ba sẽ không bị Dementia hay Alzheimer.
                                - Cám ơn con; nhưng con còn công việc và cuộc sống của riêng con.
                                - Viện Mồ Côi không dành cho con thì Viện Dưỡng Lão cũng không dành cho ba.
                                - Con nhớ mua trái cây biếu Bác; nhớ đừng mua bánh ngọt vì Bác ấy cử ăn đường.

                                Hai cha con tôi vào Viện Dưỡng Lão Cửu Long vừa sau giờ ăn sáng; nên gặp Bác Hoàn ngay phòng ăn. Mặt và miệng của Bác Hoàn trở lại gần bình thường và giọng nói tuy có biến giọng nhưng vẫn còn nghe rõ lắm. Bác bắt tay tôi coi vẻ mừng và cảm động lắm nhưng hai mắt lệ ứ tròng. Con gái tôi lúc nào đi với tôi đều là mục tiêu để nhiều người chú ý và tò mò muốn biết về Cha Con Viêt Mỹ nầy. Hơn nữa vẻ trìu mến và lúc nào cũng như nhõng nhẽo với cha từ lúc còn bé thành thói quen làm mọi người càng chú ý hơn. Thăm Bác Hoàn khoảng một tiếng sau hai cha con xin phép ra về. Con gái tôi lái xe ghé Chợ và nói:

                                - Con đãi ba ăn bún bò Huế.
                                - Ừ! ăn thì ăn.

                                Con gái mở cửa cho tôi và kéo ghế cho tôi ngồi; gần như ai cũng quay ngó chúng tôi. Cô bé chạy bàn thì quen quá với cha con tôi vì nhiều lần ăn ở quán nầy.

                                - 2 tô bún bò Huế phải không Chú?
                                - Ờ! Cháu cho Chú 2 tô.

                                Con gái mở cái xách tay của nó ra; mà nó đổi cái xách tay lớn hơn hồi nào tôi không để ý. Nó kéo ra một bịch nylon và kéo Rau kinh giới ra. Nó để rau kinh giới tím qua một bên và nói:

                                - Cái nầy của Daddy.
                                Rồi kéo mớ khác là kinh giới xanh và nói:
                                - Cái nầy của con.
                                Ông ngồi bàn gần kế bên quay sang
                                - Cô Tây nầy sau nói tiếng Việt rành quá và rành ăn bún bò Huế hơn cả người Việt Nam!
                                - Nó là người Việt Nam chứ không phải Tây. Nó chê rau kinh giới tím ăn nồng quá mà tôi thì thích kinh giới tím hơn nên nó hái riêng hai loại cho cha con chúng tôi.
                                - Cô ta là Dâu của Anh?
                                - Không. Nó là con gái của tôi.
                                - Hai tô bún bò Huế được bưng ra; cuộc đàm thoại ngưng tại đây và có lẽ ai cũng liếc mắt xem khi cô Tây 100% vắt chanh và ngắt từng cọng rau bỏ vào tô cho cha. Tôi hãnh diện là đã không lầm khi bỏ công bao năm cơ cực nuôi “con của người ta.”

                                Về tới nhà chưa kịp thay quần áo thì điện thoại reo. Bạn Hoàn, người tôi vừa đi thăm, phone cho tôi từ Viện Dưỡng Lão.

                                - Anh mới về tới nhà phải không? Hồi nãy tôi gọi không ai bốc phone. Sau khi Anh về rồi có một Bà trong Viện dưỡng lão này hỏi anh có phải Hải Quân hay không và đứa con gái Mỹ đi theo Anh là con của Anh? Bà ta nói là người quen của Anh ở Nha Trang khi xưa; muốn xin số phone của Anh, nên tôi hỏi Anh trước. Có phải nhân tình cũ ngày xưa hay không? Nếu phải thì vào gặp gấp đi; dễ gì xa xứ gặp cố tri!
                                - Ừ! Thì Anh cứ cho; có sao đâu. Bốn mươi mấy năm rồi làm sao ai còn nhớ được ai!

                                Một ý nghĩ thoáng qua trong óc tôi: Không lẽ là Mẹ ruột của con gái của tôi? Chứ nếu bà ta là người vợ bỏ tôi ngày nào thì chắc chúng tôi phải nhìn nhau, chứ chẳng lẽ tình chồng vợ sống với nhau 5 năm mà nhìn nhau không ra! Nhưng nếu là mẹ ruột của con gái của tôi, tôi phải làm sao đây, vì dù sao cũng là... “Con gái của người ta”.

                                Trần Thiện Phi Trần Minh Hùng

                                Comment

                                Working...
                                X
                                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom