• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

TP.HCM: Mưa giông lớn, nhiều căn nhà bị tốc mái

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • TP.HCM: Mưa giông lớn, nhiều căn nhà bị tốc mái

    TP.HCM: Mưa giông lớn, nhiều căn nhà bị tốc mái
    (01/04/2012 18:16)
    Trưa và chiều 1.4, mưa giông lớn kèm theo gió xoáy mạnh đã khiến nhiều căn nhà tại P.Linh Xuân, Q.Thủ Đức (TP.HCM), ấp Tân Lập huyện Dĩ An (Bình Dương)... bị tốc mái.
    Khoảng 15 giờ 30, tại làng đại học Thủ Đức (thuộc ấp Tân Lập, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương), một cơn giông lớn kèm theo mưa to khiến nhiều căn nhà, hàng quán bị tốc mái. Nhiều tấm tốn bị gió cuốn bay khỏi mái nhà nhưng may mắn không ai bị thương.
    Trong khi đó, con mưa kéo dài suốt ngày đêm khiến nhiều tuyến đường tại Lê Đức Thọ (Q.Gò Vấp, TP.HCM), Kha Vạn Cân (P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức), Đinh Tiên Hoàng (Q.Bình Thạnh) chìm trong biển nước, xe cộ đi lại khó khăn.
    Khoảng 19 giờ 15 trên đường Đinh Tiên Hoàng (đoạn từ Nguyễn Thị Minh Khai đến Võ Thị Sáu, Q.1, TP.HCM), nhiều cây xanh bị bật gốc nằm chắn ngang đường khiến giao thông đi qua đoạn này bị khó khăn.

    Đường Kha Vạn Cân (P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức) ngập nặng


    Gió mạnh đã làm tốc mái nhiều hàng quán ở khu vực làng đại học Thủ Đức trưa 1.4




    Người dân đội mưa chằng chống lại nhà cửa


    Similar Threads
  • #2

    Bão “thử sức” TP.HCM

    Bão “thử sức” TP.HCM

    Chiều 1-4, bão số 1 đổ bộ vào TP.HCM và thật sự chỉ còn là áp thấp nhiệt đới, không gây thiệt hại nhiều. Đối với người dân TP.HCM, đây là một cuộc thử sức trước những biến cố bất thường của thời biến đổi khí hậu.
    >> Gió giật cấp 9 tại TP.HCM


    Ngư dân Cần Giờ vất vả đưa thuyền đi tránh bão




    Lực lượng TNXP được tăng cường từ các quận phân phát cơm cho người dân tránh bão tại trung tâm văn hóa huyện Cần Giờ

    Theo đánh giá của Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Đua, công tác phòng chống bão số 1 của TP.HCM nói chung và huyện Cần Giờ nói riêng đã chủ động và tốt hơn rất nhiều so với cơn bão số 9 năm 2006.
    Cần Giờ di tản dân
    Các lực lượng bộ đội, đơn vị cứu hộ cứu nạn, thanh niên xung phong và chính quyền các địa phương huyện Cần Giờ đã có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ. Phần lớn người dân sinh sống trên xã đảo Thạnh An đã được đưa vào nơi cư trú an toàn trước khi bão tới hơn một ngày, trừ một số người ở lại trông coi tài sản và tiếp tục làm công tác chống bão. Chủ các thuyền đánh cá cũng đã ý thức và chủ động đưa thuyền về tránh bão.
    Đầu giờ chiều 1-4, khi thấy nhiều thuyền cá đậu ở bến cảng Cầu Đò không đảm bảo an toàn, chính quyền huyện Cần Giờ đã yêu cầu các chủ tàu di dời tàu vào bến cảng Cầu Đen nơi có rừng phòng hộ che chắn khuất gió hơn. Còn người dân ở thị trấn Cần Giờ và các xã khác chủ động che chắn nhà cửa, ở yên trong nhà, thậm chí một số gia đình có điều kiện đưa trẻ nhỏ tránh bão ở nhà bà con ở trung tâm TP. Khách du lịch cũng được chính quyền khuyến cáo và vận động nhanh chóng trở lại trung tâm TP, tới đầu giờ chiều hầu hết khách du lịch đã quay về.
    14g30, ông Nguyễn Văn Đua đã chỉ đạo tạm đóng cửa phà Bình Khánh hướng từ Q.7 qua Cần Giờ, vẫn mở chiều từ Cần Giờ về Q.7 để khách du lịch trở về và người dân tiếp tục tránh bão.
    Người dân đi tránh bão tại các nơi an toàn như trung tâm văn hóa, nhà thiếu nhi huyện được phát cơm hộp, nước miễn phí. Bà Nguyễn Thị Bạc (102 tuổi, sống tại ấp Thạnh Hòa, xã đảo Thạnh An, đang tránh bão tại trung tâm văn hóa huyện) cho biết trong đời bà mới chỉ gặp vài cơn bão. Trong cơn bão số 1 lần này, bà cảm thấy rất an tâm khi gần 20 người trong gia đình bà được chính quyền di tản sớm và lo cho chỗ ăn ở an toàn.
    Tuy không tới trung tâm tránh bão nhưng hai vợ chồng anh Lê Văn On ở bến cảng Cầu Đen, thị trấn Cần Giờ cũng đã chủ động gửi con tới nơi an toàn, còn hai vợ chồng ở lại trông nhà và theo dõi tình hình bão qua tivi, khi có biến sẽ qua trú ở nhà hàng xóm kiên cố hơn.
    Khoảng 16g ngày 1-4, bão số 1 đổ bộ vào huyện Cần Giờ, sức gió mạnh cấp 6, giật trên cấp 6 và duy trì trong khoảng hơn một giờ. Đến 18g cùng ngày, theo báo cáo của Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ Huỳnh Cách Mạng, cơn bão số 1 đã làm sập 4 căn nhà, 16 căn tốc mái, 11 tàu bị chìm, 19 cây bị đổ ngã, không có thiệt hại về người.


    Gió mạnh, người đi bộ trên đường Đồng Khởi (Q.1) chật vật che mưa; dọn dẹp cây gãy đổ trên đường Trương Định (Q.3)

    Ngập nước, cây xanh ngã đổ
    Dù bão số 1 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới khi vào đất liền nhưng gây ra mưa to, gió giật mạnh tại khu vực nội thành TP.HCM làm hàng loạt cây xanh ngã đổ, nhiều tuyến đường bị ngập nước.
    Theo Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP mưa kéo dài từ sáng nhưng chủ yếu tập trung chiều tối với lượng mưa đạt 102mm, gây ngập nhiều tuyến đường như Huỳnh Tấn Phát, Hòa Bình, Âu Cơ, Bàu Cát, Đồng Đen từ 15-30cm. Đặc biệt, theo ghi nhận, từ 18g trở đi mưa liên hồi kèm theo gió giật mạnh đã làm cây xanh cao gần 10m trước nhà số 111 Đinh Tiên Hoàng (P.Đa Kao, Q.1 bị bật gốc ngã ra đường).
    Sự cố cũng làm đứt dây cáp điện khiến nhiều hộ dân trên tuyến đường này bị cúp điện. Vào thời điểm này, một cây xanh trên đường Đông Du (Q.1) bị gió xô ngã đè lên taxi vinasun. Anh Đăng Hoàng Tuấn, tài xế taxi kể lại: “Khi xe vừa qua khách sạn Sheraton, có một bóng cây từ trên chụp xuống xe, tôi chỉ kịp đưa hai tay lên đỡ thì nghe tiếng ầm. Nhìn ra ngoài thấy cả cây cổ thụ ngã đè lên xe, hai người khách phía sau hoảng hốt la thất thanh.”
    Mưa to kèm theo gió mạnh làm nhiều cây xanh lớn, trụ điện xung quanh công viên Hoàng Văn Thụ (Q.Tân Bình) bị ngã đổ hàng loạt. Một chiếc xe taxi của hãng Vinasun bị một cây lớn và trụ điện ngã đè trong lúc đi từ hướng sân bay Tân Sơn Nhất về vòng xoay Lăng Cha Cả - Cộng Hòa. Gần chục cây xanh lớn, chủ yếu là cây me tại các tuyến đường quanh công viên bị trốc gốc.
    Một số trụ điện trên tuyến đường từ sân bay Tân Sơn Nhất về Lăng Cha Cả - Cộng Hòa cũng bị gãy, kéo theo dây điện đứt hàng loạt trên tuyến đường này.Sau khi xảy ra nhiều sự cố, chiều tối qua, giao thông tại khu vực này trở nên hỗn loạn. Lực lượng Cảnh sát giao thông Tân Sơn Nhất, Cảnh sát giao thông Q.Tân Bình và nhiều lực lượng chức năng liên quan khác phải điều tiết tình hình giao thông và khắc phục hậu quả tạm thời tại khu vực này.
    Theo bà Nguyễn Thị Quỳnh Anh, phó giám đốc Công ty công viên cây xanh TP thống kê đến 19g đã có 31 cây xanh loại 1-2 bị bật gốc ngã ra đường gây cản trở giao thông. Công ty phải cử hơn 100 cán bộ ưu tiên xử lý ngay những cây xanh này.
    Do gió ngày càng mạnh, đến 21g đã có thêm nhiều cầy cổ thụ khác trên các tuyến đường Trần Hưng Đạo, Đông Du, Nguyễn Thị Nghĩa, 3 tháng 3... tiếp tục bị ngã xuống đường. Cho đến 22g tối qua, vẫn chưa có con số chính thức thống kê cây xanh bị ngã đổ.
    Bão bất thường
    Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, sau khi đi vào vùng bờ biển các tỉnh Bình Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu (tâm bão giữa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP.HCM), bão số 1 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới giảm xuống còn cấp 6 (39-49 km/giờ), giật cấp 7-8. Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp.
    Tuy nhiên hoàn lưu áp thấp nhiệt đới còn gây gió giật cấp 6-7 ở vùng biển các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bến Tre. Vùng ven biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Trước khi vào đất liền, bão số 1 đã gây gió mạnh 14m/giây (cấp 7), giật 22m/giây (cấp 9) ở TP Phan Thiết và một số nơi khác thuộc tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận.
    Theo thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan - Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, bão số 1 xuất hiện sớm, ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta mang nhiều yếu tố khá bất thường. Số liệu quan trắc cho thấy trong hơn 40 năm qua chỉ có bảy cơn bão xuất hiện thời điểm tháng 3, trong đó có một cơn ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta. Đa số những cơn bão hình thành sớm không phải ở mùa bão (từ tháng 6 trở đi) thường “chết” trên biển do thời điểm này mặt biển còn khá lạnh, không cung cấp nhiều năng lượng để bão tồn tại lâu. Hướng di chuyển của bão sớm rất phức tạp, thường dịch chuyển lên phía bắc.
    Tuy nhiên bão số 1 tồn tại khá lâu đến năm ngày trên biển, chỉ suy yếu khi vào đất liền. Theo bà Lan, yếu tố làm nên bão số 1 bất thường có thể do tác động biến đổi khí hậu làm cho mặt nước trên biển ấm hơn bình thường. Dự báo năm nay bão sẽ xuất hiện 6-7 cơn nhiều hơn trung bình các năm 1-2 cơn.
    Bà Rịa- Vũng Tàu: Di dời 47.000 hộ dân
    Thông tin cập nhật mới nhất vào cuối ngày 1-4, do ảnh hưởng của bão, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có 6 người bị thương, 2 trong số đã phải nhập viện, 51 căn nhà bị tốc mái.
    Ông Lê Tuấn Quốc, Giám đốc Sở NN-PTNT, Phó Ban Chỉ huy PCLB tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, cho biết từ chiều 30-3, sau khi nhận thông tin dự báo bão, Ban Chỉ huy PCLB tỉnh đã có các biện pháp phối hợp, chỉ đạo để người dân đưa tàu thuyền vào bờ an toàn. Gần 47.000 hộ dân tại những điểm xung yếu đã được di dời, gần 2.800 tàu thuyền vào nơi trú ẩn, khoảng 600 chiến sĩ và các phương tiện được chuẩn bị túc trực, sẵn sàng ứng phó. Tại khu vực Côn Đảo, có hơn 2.100 tàu chưa kịp vào đất liền nhưng cũng đã an toàn ở nơi trú ẩn.
    Mưa lớn làm cho nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Vũng Tàu như: đường Trương Công Định, Lê Hồng Phong, Nguyễn Du, Lê Lợi... bị ngập sâu. Nhiều xe ô tô và xe gắn máy bị chết máy giữa đường, người dân phải đẩy bộ. Trên các tuyến đường: Lê Lợi, Trương Công Định, Trần Hưng Đạo đã có một số cây xanh bị đổ ngã
    Nhiều tuyến đường ở TP Vũng Tàu bị ngập sâu. Trong ảnh: Tại khu vực ngã 5 nhiều xe chết máy phải dắt bộ.

    Trong khoảng thời gian từ 13 giờ đến 17 giờ ngày 1-4, thời điểm diễn ra mưa lớn và gió mạnh, một số khu vực như phường 2, phường 1, phường 8... - TP. Vũng Tàu và một số địa bàn thuộc huyện Tân Thành, TX Bà Rịa bị cúp đi và mất khả năng liên lạc qua điện thoại.

    Cây đổ ở đường Lê Lợi, TP Vũng Tàu.
    Mây có phone cho trại cá của đứa cháu ở Vũng tàu mới biết trại cá bị tróc nóc... nên không về quê cúng Thanh Minh được

    Comment

    • #3

      Giông bão SG

      SG cũng vậy nè anh 2

      Gió vẫn giật từng cơn, mưa vẫn lớn, đường phố Sài Gòn tối 1/4 vắng hoe, thỉnh thoảng chỉ có vài chiếc xe lao đi trong mưa to gió lớn và cây cối ngã đổ.

      Cây trên đường Trương Định, Q.3 bị trốc gốc hoàn toàn do mưa lớn và gió giật (ảnh chụp lúc 17g30 chiều 1/4)

      Một cây xanh bị tróc gốc hoàn toàn trên đường Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TP.HCM, phía trước Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM (Ảnh chụp tối 1/4)

      Một cây xanh bị trốc gốc hoàn toàn tại giao lộ Mạc Đĩnh Chi - Trần Cao Vân, Q.1 nằm chắn ngang đường (ảnh chụp tối 1/4)

      Du khách quốc tế vất vả trước những cơn gió giật rất mạnh kèm theo mưa lớn tại khu vực trung tâm TP.HCM (ảnh chụp chiểu 1/4)
      Tại Cần Giờ, tính đến 17g30 ngày 1/4, tình hình thiệt hại sơ bộ tại huyện đã được thống kê. Tại thị trấn Cần Thạnh có 2 căn nhà bị sập, 5 cây xanh ngã đổ. Xã Thạnh An, 1 căn nhà bị sập, 5 nhà tốc mái, 11 tàu thuyền bị chìm. Xã Bình Khánh có 1 căn nhà bị sập, 2 căn nhà tốc mái. Xã An Thới Đông có 7 căn nhà bị tốc mái, 1 chiếc thuyền bị trôi. Xã Tam Thôn Hiệp, 2 căn nhà tốc mái, 14 cây xanh ngã đổ, 1 trụ điện bị gãy.

      Nhiều cây xanh ngã đổ tại thị trấn Cần Thạnh

      Một căn nhà bị tốc mái tại thị trấn Cần Thạnh
      Như vậy theo thống kê ban đầu, thiệt hại sơ bộ tại huyện Cần Giờ gồm: 4 căn nhà bị sập, 16 căn nhà bị tốc mái, 11 thuyền bị chìm, 1 con thuyền bị trôi, 19 cây xanh ngã đổ và 1 trụ điện bị gãy.
      <Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng>

      Comment

      • #4

        Posted Today, 03:50 AM

        Cây gẫy đổ trong công viên 30 - 4, trước Dinh Thống Nhất

        Nhiều người dân sống lâu năm ở TP.HCM cho biết, hàng chục năm qua họ chưa từng chứng kiến cơn gió lốc lớn như hôm qua, do ảnh hưởng của bão số 1 và áp thấp nhiệt đới. Gió rít giật mạnh từng cơn liên hồi như muốn cuốn đi tất cả, khiến chẳng mấy ai dám ra đường. Một người quen của tôi ở Q.Thủ Đức, chở cả gia đình bằng xe máy lên nhà người thân ở Q.Bình Thạnh chơi cuối tuần. Lúc về đến cầu Sài Gòn đã không dám vượt qua vì gió quá mạnh, sợ lên đến đỉnh cầu bị cuốn phăng, đành quay lại nhà người thân chờ đến khuya mới về.

        Ngoài đường phố, gió mưa vần vũ, rít, giật ào ào khiến cành cây, rồi các nhánh khô gẫy rơi xuống đường như vãi. Hàng loạt cây xanh lớn nhỏ bị bật gốc đổ ra đường hoặc đè lên nhà dân, cửa hiệu kinh doanh, dây điện. Hầu hết tuyến đường nào cũng có cây bị gẫy đổ, số lượng có thể đến hàng trăm. Nhiều nhất phải nói đến góc ngã ba Mạc Đĩnh Chi - Nguyễn Cửu Vân, Q1, khu vực này có đến năm cây xanh cổ thụ bị gẫy đổ. Ngoài ra trên các tuyến đường Lê Duẩn, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thị Nghĩa, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, CMT8, Điện Biên Phủ, Ba Tháng Hai, Hùng Vương.... cây xanh cũng gẫy đổ hàng loạt.

        Tường rào một công trình xây dựng trên đường Lê Duẩn bị gió giật sập
        Không chỉ cây cối ngành điện lực cũng thiệt hại nặng nề bởi hàng chục cột điện, đèn chiếu sáng bị gẫy đổ xuống đường, dây điện rơi loằng ngoằng hoặc treo lơ lửng trên đầu. Ngành điện lực buộc phải cắt điện trên diện rộng để bảo đảm an toàn và khắc phục sự cố. Cho đến sáng nay (2-4) vẫn còn nhiều cột điện gẫy đổ nằm ngổn ngang trên đường do nhân viên điện lực chưa kịp dọn dẹp.

        Công nhân vệ sinh thu dọn cành, lá cây trên đường Trương Định, hôm nay là ngày làm việc rất mệt của họ
        Cũng do ảnh hưởng của gió bão, hàng chục căn nhà, nhất là ở các huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, Thủ Đức... bị tốc mái hoặc đổ sập hoàn toàn. Phần lớn rơi vào các căn nhà lá, tạm bợ của bà con nghèo. Vô số bảng hiệu, pa-nô, bảng quảng cáo ngoài trời cũng bị gió lốc cuốn rơi xuống đường hoặc nghiêng, siêu vẹo. Thiệt hại từ đợt gió lốc này ở TP.HCM hiện chưa có con số thống kê.

        Cây me đổ ngay ngã ba Điện Biên Phủ - Phùng Khắc Khoan



        Cành cây rơi vướng vào dây điện trên đường Điện Biên Phủ



        Người dân phụ dọn dẹp đường phố cho sạch đẹp trở lại



        Cột điện gẫy đổ trên đường Mạc Đĩnh Chi



        Dây điện rơi loằng ngoằng ngay góc Mạc Đĩnh Chi - Trần Cao Vân



        Cột đèn chiếu sáng đổ trên đường Nguyễn Đình Chiểu



        Cây cổ thụ đổ đè vào quán cà phê Trung Nguyên ở góc Hai Bà Trưng - Trần Cao Vân
        <Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng>

        Comment

        • #5

          TP.Vũng Tàu: Nhiều đường phố khu trung tâm &quot;biến&quot; thành sông

          TP.Vũng Tàu: Nhiều đường phố khu trung tâm "biến" thành sông
          Chiều nay bão số 1 đã đổ bộ vào TP.Vùng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) gây mưa to gió lớn khiến nhiều tuyến đường ở trung tâm thành phố biến thành sông, nhiều cây xanh bị ngã đổ.


          Tuy dự báo có bão đến, nhưng sáng 1.4 du khách vẫn tắm biển Vũng Tàu rất đông



          Một số nhà dân ở TP.Vũng Tàu bị thiệt hại khi cơn bão đi qua


          Nhiều xe ô tô bị chết máy, hư hỏng

          Nhiều con đường trung tâm TP.Vũng Tàu đã biến thành sông

          Chốt dân phòng tại đường 3-2 bị gió thổi bay ra giữa đường

          Chợ Phước Tĩnh cũng bị hư hại



          Cây xanh bị đổ ngã rất nhiều trên đường phố


          Dọn dẹp cây xanh bị ngã đổ

          Trụ đèn chiếu sáng trên đường 3-2 ngã chắn ngang đường
          Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 03-04-2012, 01:06 AM.

          Comment

          Working...
          X
          Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom