• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Nên tập thở bằng bụng

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Nên tập thở bằng bụng

    Nên tập thở bằng bụng

    Trước kia, tôi cũng chỉ nghe để mà nghe chớ chẳng thực hành. Cho đến ngày tôi bị tai biến nặng, phải nằm viện dài ngày, lúc đó tôi mới thử đem ra áp dụng. Quả có điều kỳ diệu! Nó làm cho tôi thảnh thơi hơn, ít nhọc mệt hơn và sức khỏe tốt hơn. Phương pháp thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện thực ra không phải là cái gì hoàn toàn mới. Nó chỉ là một sự tổng hợp của khí công, thiền, yoga, dưỡng sinh... của Đông phương từ ngàn xưa, được nhìn bằng sinh lý học hô hấp hiện đại của một người thầy thuốc.

    Dưới đây là bài vè 12 câu dạy thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện:

    Thót bụng thở ra
    Phình bụng thở vào
    Hai vai bất động
    Chân tay thả lỏng
    Êm chậm sâu đều
    Tập trung theo dõi
    Luồng ra luồng vào
    Bình thường qua mũi
    Khi gấp qua mồm
    Đứng ngồi hay nằm
    Ở đâu cũng được
    Lúc nào cũng được!

    « Thót bụng thở ra » quan trọng hơn ta tưởng vì giúp làm sạch các hốc phổi, đáy phổi, nơi khí dơ dễ đọng lại.

    Phổi thực chất là một cái bơm, bơm khí vào ra "phình xẹp" vậy thôi. Để cho cái máy bơm đó làm việc tốt thì cần biết một chút về "cơ chế" của nó. Lồng ngực là cái xy-lanh (cylindre), còn pít-tông (piston) chính là cơ hoành - một bắp cơ lớn, nằm vắt ngang giữa bụng và ngực. Khi cơ hoành thụt lên thụt xuống (như cái bể lò rèn) thì khí được hút vào đẩy ra ở phổi. Cơ hoành nhích lên nhích xuống 1cm đã hút hoặc đẩy được 250ml không khí. Vậy mà cơ hoành có thể nhích lên xuống đến 7cm! Tóm lại, chính cơ hoành ở bụng mới là cơ hô hấp chính, đảm trách hơn 80% sự thông khí. Do đó, thở bụng là cách thở sinh lý nhất, tự nhiên nhất. Cho nên trong bài vè tập thở ta thấy nói "thót bụng", "phình bụng" - mà không hề nói đến ngực chút nào là vậy.

    Ngày nay, ở phương Tây, rất nhiều trung tâm dạy thiền, khí công, yoga... để chữa bệnh cũng chủ yếu là dạy cách thở bụng. Các phương pháp trị liệu nổi tiếng của các bác sĩ như Dean Ornish, Deepak Chopra v.v... căn bản cũng không ngoài cách... thở bụng. Phương pháp thở bụng không chỉ giúp để chữa một số bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa... mà còn làm cho tâm được an, giảm stress trong cuộc sống hiện tại. Nên cố gắng tiếp tục tập thở bụng. Phải chừng sáu tháng trở lên mới thành thói quen và thấy hiệu quả.

    Sau đây là cách thở





















    BS Đỗ Hồng Ngọc
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom