• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

TÌNH THIÊN CHUNG BẤT LÃO

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • TÌNH THIÊN CHUNG BẤT LÃO

    Hai ông bà cụ 91 tuổi đã kết hôn

    Mâm cơm chiều 4/6 tại nhà bà Bùi Thị Vinh, còn gọi là Mụ Bảy ở ấp Chợ, xã Phú Phụng, Chợ Lách, Bến Tre, đầy ắp niềm vui bởi từ nay bà cụ 91 tuổi này chính thức được chung sống với cụ ông cùng tuổi Hà Văn Tới (Mười Út).
    Sau hai tháng phản đối cả hai sống chung với nhau, nhờ chính quyền, đoàn thể giải thích nên các con của cụ Vinh và ông Tới đã vui vẻ tác hợp cho đấng sinh thành. Bữa cơm chiều qua được xem như lễ ra mắt chính thức của đôi vợ chồng già, bắt đầu cuộc sống chung.
    Con cái của cụ Tới cũng vui vẻ đưa rước cha mỗi khi đến nhà Mụ Bảy hoặc về thăm con cháu.

    Hai cụ già 91 tuổi ở Bến Tre đã được sống bên nhau.
    Theo bà Vinh, sau nhiều lần bị ngăn cản sống chung với cụ Tới để cuộc sống tuổi già cả hai bớt cô đơn, chính quyền đoàn thể địa phương đã giải thích, động viên con cháu hai người bỏ qua định kiến cá nhân, tạo điều kiện cho cha mẹ lớn tuổi được gần gũi, chăm sóc nhau.
    “Hiểu được cha mẹ lớn tuổi cần có người bạn già sớm hôm tâm sự nên các con đã tạo điều kiện cho chúng tôi sống chung trong những ngày cuối đời. Vài ngày trước con trai cụ Tới đưa cha đến thăm tôi rồi hai người sang nhà thờ để cha xứ làm phép tác hợp hôn phối”, cụ Vinh chia sẻ niềm vui.
    Từ ngày cụ Tới đến sống chung, cụ Vinh không còn lủi thủi một mình hay nửa đêm giật mình ngồi khóc. Sáng nào ông bà cũng cùng nhau đi lễ nhà thờ, ghé chợ mua thức ăn, trái cây. Lúc rảnh tay hai người cùng nhổ cỏ sau vườn, dọn dẹp nhà cửa tươm tất, sống chan hòa với hàng xóm.
    Hai tháng trước người dân xứ dừa xôn xao khi hay tin hai ông bà cụ 91 tuổi đến nhà thờ xin cha xứ tác hợp lương duyên. Biết chuyện, con cháu hai bên ra sức ngăn cản, thậm chí không hợp tác với chính quyền địa phương khi UBND xã Phú Phụng cử người đến giải thích, khuyên nhủ.
    Tuy nhiên, nhờ sự kiên nhẫn của đoàn thể và dư luận xã hội tác động mạnh mẽ theo hướng ủng hộ hai ông bà cụ sống chung nên con cháu của ông bà hiểu được nổi lòng của bậc làm cha làm mẹ.
    TÌNH THIÊN CHUNG BẤT LÃO
    Similar Threads
  • #2

    Trước hết phải khẳng định yêu nhau là nhu cầu tự nhiên, cũng như cơm ăn nước uống hằng ngày, làm gì có giới hạn tuổi tác! Ai cũng qua thời trai trẻ, nhưng có ai lột xác để từ già trở về thời trai trẻ đâu.

    Người già có thể biết được tuổi trẻ muốn gì, nhưng tuổi trẻ làm sao biết được tuổi già nghĩ gì, không ai qua tuổi già rồi mới về tuổi trẻ. Là người thì ở bên Tây hay bên ta đều giống nhau cả, có khác chăng là ở trình độ nhận thức, sự phát triển của xã hội. Người già có nhu cầu của người già, tình yêu của người già làm sao giới trẻ hiểu được mà tham gia, ngăn cấm.
    Chuyện xứ mình
    Báo chí gần đây đưa tin cụ ông Hà Văn Tới và cụ bà Bùi Thị Vinh (đều 91 tuổi) ở xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách (Bến Tre) muốn xin cử hành hôn lễ tại nhà thờ Phú Phụng nhưng vấp phải sự phản đối. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22-10-2001 của Chính phủ, hai cụ hoàn toàn có đủ điều kiện và có quyền yêu cầu chính quyền xã Phú Phụng phải đăng ký kết hôn cho mình. Do vậy, nếu ai có hành vi cản trở hôn nhân không chỉ vi phạm Luật hôn nhân và gia đình, mà còn vi phạm Luật hình sự.
    Về vấn đề tài sản của hai cụ chẳng liên quan gì đến việc đăng ký kết hôn. Luật hôn nhân và gia đình đã quy định rõ trường hợp nào là tài sản chung sau khi kết hôn, trường hợp nào vẫn là tài sản riêng, có gì phải e ngại? Khi các cụ còn sống nếu có tài sản riêng, cho ai, tặng ai là quyền của các cụ. Bộ luật dân sự về thừa kế, tặng cho tài sản đã quy định rất cụ thể. Nếu chỉ vì tài sản mà cản trở hôn nhân của các cụ thì đây là động cơ không thể chấp nhận được.
    Có gì đâu mà ngăn cản!
    Do nhận thức còn lạc hậu nên ở ta mỗi khi ai đó ngoài 70 tuổi muốn kết hôn thì thiên hạ cho là chuyện lạ. Có những người có địa vị xã hội hẳn hoi nhưng thấy cha mẹ già mà còn kết hôn cũng ngăn cản, chẳng cứ gì dân thường.
    Tại sao lại đặt vấn đề phản ứng của những người con trong trường hợp trên là bình thường tại Việt Nam? Ai bảo những người già là hết tuổi yêu đương, cưới hỏi? Chẳng phải chỉ có ở phương Tây, mà Việt Nam người già cưới hỏi đâu còn là chuyện mới mẻ! Tại vì chúng ta không có thông tin đầy đủ thôi, chứ nếu làm một cuộc thăm dò nho nhỏ sẽ cho chúng ta kết quả mỗi năm ở nước ta có bao nhiêu cặp vợ chồng kết hôn sau 60 tuổi. Tôi tin là không ít.
    Chúng ta đừng quan tâm hay võ đoán về động cơ, mục đích người già kết hôn là vì cái gì, đó là việc riêng của họ. Chỉ cần họ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật là họ có quyền kết hôn, đừng hỏi vì sao các cụ 90 tuổi rồi còn kết hôn. Các cụ không có nghĩa vụ phải trả lời những câu hỏi ấy! Khi các cụ đã yêu nhau, muốn kết hôn với nhau để thành một cặp vợ chồng theo quy định của pháp luật mà con cháu ngăn cản thì các cụ có quyền bỏ ngoài tai những ý kiến cản trở đó, và cũng không cần khuyên các cụ là “không nên bất chấp ý kiến của các con vì như thế có thể sẽ mất đi những tình cảm với con cái họ vun đắp từ trước đến nay”...
    ĐINH VĂN QUẾ

    * ThS xã hội học Phạm Thị Thúy:
    Ai ngăn cản là ích kỷ
    “Việc những người lớn tuổi muốn tìm đến nhau chúng ta nên xem đó là một nhu cầu tình cảm bình thường. Người trẻ có tình cảm muốn đi đến hôn nhân tại sao người già lại không thể. Những ai ngăn cản bố mẹ hay ông bà mình tìm được người tâm đầu ý hợp để vui tuổi già là ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân. Người già rất cần được sự chăm sóc, quan tâm, nếu bên cạnh họ có một người bạn tâm tình, thủ thỉ thì đời sống tuổi thọ, tinh thần sẽ được nâng lên”.
    * Linh Hương (Q.2, TP.HCM):
    Nên ủng hộ
    “Tôi không cổ vũ việc người già, lớn tuổi đến với nhau nhưng trong một số trường hợp khi họ thật sự tìm được tiếng nói chung và mong muốn sống cùng một mái nhà thì con cháu chúng ta nên tôn trọng và ủng hộ. Tôi đã thấy ông nội buồn như thế nào khi bà mất, hằng ngày ông lủi thủi một mình ở nhà. Ông gầy đi trông thấy, cả nhà lo lắng, cho đến khi hàng xóm có bà mẹ quê lên thăm con, hằng ngày ông hay gặp bà kể chuyện, tối lại đi bộ cùng nhau, ông vui vẻ hẳn”.
    XUÂN T.P. ghi


    Dẫu già nhưng vẫn là “cặp đôi hoàn hảo”

    Đầu tháng 3-2011, đám cưới cặp đôi Rose Pollard Lunsway và Forrest Lunsway trở thành một trong những sự kiện “chấn động”. Câu chuyện hai người yêu nhau và kết thúc bằng một đám cưới là thường tình, chỉ có điều ở đây cô dâu Rose đã 90 tuổi, còn chú rể Forrest có tuổi đúng 100! “Chúng tôi gặp nhau lần đầu tại một buổi khiêu vũ vào năm 1980 và sau đó nhanh chóng trở nên thân thiết. Tuy nhiên Rose lại không muốn kết hôn vì sợ mọi người dị nghị. Bà ấy bảo chỉ kết hôn nếu tôi sống tới 100 tuổi”, ông Forrest giải thích lý do đám cưới diễn ra vào đúng sinh nhật thứ 100 của mình. “Chúng tôi luôn tôn trọng nhau và vì thế luôn hạnh phúc”, cả hai chia sẻ bí quyết sống cùng nhau.
    Chuyện tình của cụ ông Gilbert Herrick (99 tuổi) và cụ bà Virginia Hartman (86 tuổi) cũng được cho là cơn gió mát lành thổi qua nhiều trang báo vào tháng 6-2011. Cụ ông Gilbert từng “thề độc”: “Sẽ chỉ làm đám cưới với người thật sự khiến trái tim mình rung động!”. Có lẽ cụ chẳng bao giờ nghĩ phải tới năm 99 tuổi mới kiếm được “nửa kia”. Hai cụ gặp nhau trong bệnh viện và “cả hai đều không dám để ai biết điều này, có nhớ nhung cách mấy thì chúng tôi chỉ viết giấy chuyền cho nhau rồi xé vụn ngay khi đọc xong”, cụ Gilbert nhớ lại. Cả hai đã viết nên kết thúc có hậu bằng một đám cưới tràn ngập nụ cười.
    Cũng không thể không kể đến cặp đôi Paul Walker (88 tuổi) và Ann Thayer (87 tuổi) với đám cưới của họ vào tháng 11-2011. Dẫu già thì chúng tôi vẫn có quyền yêu và được yêu”, cụ bà Ann chia sẻ cảm xúc về mối quan hệ kéo dài 17 năm trong ngày cưới.
    CÔNG NHẬT tổng hợp

    Comment

    Working...
    X
    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom