MÓN QUÀ ĐẦU XUÂN
Chiếc xe dừng trước ngõ. Tôi mở cổng bước vào nhà. Trong nhà, đang quây quần quanh chiếc bàn hình chữ nhật; kê trước bàn thờ chính của gia đình.
- Con chào Ba Me, chúng con xin lỗi vì đến trễ, chào anh chị và các em!
- Chào hai con!
Tôi quay ra chiếc ghế mà gia đình đã dành sẵn, ngồi xuống. Chồng tôi cũng bắt chước , ngồi theo chiếc ghế bên cạnh. Anh rụt rè như một cô gái mới về nhà chồng. Mà cũng phải, đây là lần đầu anh phải hòa nhập vào tập quán của gia đình tôi. Từ ngày quen biết và cưới nhau đến giờ, anh chưa được biết. Sáng hôm qua, tôi bảo với anh :
- Sáng mai Mồng Một, anh và em phải sữa soạn tươm tất để về mừng tuổi Ông Bà. Nhớ đó, đây là tục lệ của gia đình em, không thể bỏ được trừ khi anh bỏ em!
- Bậy nào, anh nhập gia phải tùy tục chứ. Nhưng tập tục ấy có rườm rà và khó khăn gì không em?
Tôi đưa mắt âu yếm nhìn anh sau khi hôn xong, tôi nói như phán quyết :
- Mai anh cứ lẵng lặng theo em, ngồi đó chứng kiến để em làm, sau đó anh nhớ là xong. Ô kê!
Không biết cái tục lệ của gia đình tôi có từ khi nào và ai đã nghĩ ra nghi lễ như thế. Tôi chỉ biết man mán lúc còn nhỏ, sáng Mồng Một Tết, anh em chúng tôi đứng quây quần trước bàn thờ Tổ tiên, sau khi làm lễ, Ba tôi thường trao cho hai chị em gái và Me trao cho anh,em trai tôi những bao thư nhỏ màu đỏ, trong đó có đựng một ít tiền mới … gọi là “Lì xì”. Cứ thế, hằng năm gia đình tôi vẫn tổ chức theo thông lệ, dù có những năm gia đình tôi gặp khốn khó! Tôi nghĩ – Chỉ có gia đình tôi làm việc này trong khi xã hội đã tiến bộ và lãng quên!
@
Ba tôi trong chiếc áo dài đen cỗ xưa, có nỗi mấy hoa văn chữ Thọ ẫn chìm bóng láng. Chiếc quần dài trắng, ống rộng và chiếc khăn đóng đen tuyền, trông quắc thước như Thầy đồ nho thưở xưa. Đây là lần đâu tôi bắt gặp Ba tôi mặc theo lối này ở gia đình. Mấy năm trước Ba tôi thường mặc Verton, cà vạt; trông đẹp tướng hơn!
Tôi ghé vào tai đứa em nhỏ hỏi :
- Ba mới may áo quần này à ? Trông Ba nghiêm nghị quá … chắc anh Ba “rét” mất!
Đứa em kề tôi gật đầu. Khi mọi người trong gia đình yên lặng và ngồi đúng vị trí sắp đặt. Ba tôi đứng lên, lấy ba cây hương, thắp vào chiếc nến hồng đang cháy, vòng khói chợp chờn lan tỏa trong ánh điện nê ông sáng trên trần nhà. Bàn thờ được trang trí một cách trang nghiêm. Hai bên bàn Phật một mâm trái cây đủ loại, bình hoa huệ ngát hương. Mùi thơm của trầm, hoa tỏa khắp phòng. Ba cây hương được Ba tôi nâng lên khỏi đầu, tôi nghe tiếng được tiếng mất :
- Lạy Tổ tiên… Chúng con đông đủ cả đại gia đình… Trước mừng tuổi Tổ tiên, Ông bà … Sau báo lại những việc làm … tốt – xấu trong năm qua … Ngưỡng mong Tổ tiên chứng giám!. Ba lẫm bẫm một hồi chỉ mình Ba biết.
Sau khi cắm hương vào lư, Ba quay lại nhìn quanh một lượt, như vị thống sói kiểm tra hàng quân của mình. Ba cười rồi dõng dạc :
- Các con thân yêu! Như thường lệ hằng năm, vào buổi sáng Mồng Một Tết. Đúng tám giờ, đại gia đình chúng ta có một buổi lễ mừng tuổi Tổ tiên, Ông bà … Sau đó Ba có một vài câu chuyện nói với các con hoặc nhắc lại để các con hiểu được và tuân thủ theo nghi lễ của gia đình. Ba biết điều này sẽ làm bận rộn các con trong dịp đầu xuân! Nhưng Ba nghĩ rằng, nếu không làm như vậy thì sau này mai một tính đạo lý của gia đình, rồi các con sẽ lãng quên theo trào lưu của xã hội…
Vì năm nay chúng ta có thêm hai thành viên mới, nên Ba nhắc lại lễ tục để các con biết thêm. Việc này Ba muốn mang một ý nghĩa truyền thống mà gia đình ta có được từ lâu, chúng ta tự hào là trong xã hội này chỉ có một số ít như chúng ta mà thôi. Chẳng hạn: Vợ chồng cảm thấy buồn lòng nhau, hoặc có những điều không tốt với nhau, những dịp như vầy, dễ làm hòa, thông cảm, an ủi nhau… Như vậy, Ba me sẽ bớt gánh nặng, lo toan cho các con trên bước đường xây dựng hạnh phúc gia đình và một điều nữa là sau này Ba me đã già không thể đi lại thăm đứa này đứa nọ được. Tất cả về đây họp mặt cho con cháu gần gũi Ông bà, chú bác, cô cậu, anh em ….Điều này các con phải cố gắng dù ở xa. Sau này hết đời Ba me các con tùy liệu… Nhưng đó là cội nguồn của sự hạnh phúc đấy các con ạ!
Thứ hai, các con sẽ tìm được cái không khí ấm cúng của gia đình những lúc nhỏ, những sự bất hòa có dịp mổ xẻ một cách chân tình bên Ba me, để biết được ai sai, ai đúng sau đó tìm cách sửa chửa để hoàn thiện một người con tốt, một cha mẹ gương mẫu trong gia đình và một người công dân tốt trong xã hội. Xứng đáng là con cháu của Ba me!
Thứ ba, Ba me sẽ có những món quà nhỏ nhặt đầu năm cho con, cháu. Vì trong tim Ba me, các con vẫn là những đứa trẻ như ngày nào, cần sự âu yếm, khích lệ, chỉ bảo … Ba me nghèo, không có vàng, bạc, châu báu, xe hơi, nhà lầu… Ba me chỉ cho các con một phần tim của mình. Đó là tình yêu thương bất diệt! Các con đồng ý chứ?
Giọng Ba đã dứt nhưng còn văng vẳng bên tai. Tự nhiên nước mắt tôi như muốn trào ra. Tôi cố gắng lắm để ngăn lại, nhưng giọt nước vẫn lăn dài trên má. Tôi lấy khăn tay thấm mắt thì đứa em trai út mới học lớp Bảy nói như reo :
- A! Chị Ba khóc, xấu quá đi mất, “đồ con gái”!
- À, thằng này, sao “cậu”” lớn trước tuổi vậy?
Nó nheo mắt nhìn tôi :
- Hèn chi người ta nói là nhà thơ con gái! Còn Me thì bảo – Nước mắt Me là nước mắt cá sấu!
- Thôi ranh con, mầy có im đi không!?
Tôi với tay gõ lên đầu nó. Nó tránh, hụt, rồi nép vào vai chồng tôi.
- Tao không lì xì cho mầy đâu nghen!
- Em giỡn chơi một chút thôi! Phải không anh Ba? Mà đầu năm sao chị gõ đầu em? Cả năm xúi quẩy …
- - A… mầy lại kéo anh Ba mầy vào trận, nhưng tao nói cho biết, tao cầm tiền đó nghen!
Chồng tôi vuốt mái tóc dài mượt của tôi rồi mĩm cười.
@
Me tôi thuần hậu trong chiếc áo dài nhung màu xanh biển, trang điểm như đi dự tiệc. Vì Ba tôi bắt buộc tất cả phải ăn mặc đàng hoàng,áo quần, cà vạt đứng đắn, con gái phải trang điểm, chứ không được ăn mặc lôi thôi. Đôi kình trắng gắn chặc trên đôi mắt, tay Me vẫn săm se mấy chiếc phong bì đỏ như tính nhẩm xem còn thiếu ai không. Ba tôi nhìn quanh một vòng như dò xét. Tháy các con yên lặng. Ba tôi tiếp lời :
- Riêng chị hai và anh ba là dâu, rễ và cũng là thành viên trong gia đình các con có ý kiến gì không?
Mắt tôi hướng về người chị dâu. Trong chiếc đầm lấm tấm hạt xanh nhỏ, bế cháu ngồi lặng thinh, mĩm cười.
- Con không có ý kiến Ba à!
Còn chồng tôi thì nhìn tôi như cầu cứu:
- Thì anh nói cảm tưởng của anh đi, dù sao lần đầu tiên hòa nhập vào gia đình, anh thấy có hợp với anh không và việc làm của Ba me như thế nào?
Như được mở lời, chồng tôi mím môi một chốc rồi nói :
- Thưa Ba me, thưa anh chị và các em, thật ra thật ra việc làm của gia đình, con rất kính nể và trân trọng vì con thấy trong xã hội kim tiền này chưa ai làm được! Chúng con nguyện theo tinh thần hướng thượng của gia đình để xứng đáng một người con rễ của Ba me!
Tôi cười rạng rỡ nhìn sâu vào mắt anh, nũng nịu.
- Nhớ đó, nếu sang năm mà em còn phải nhắc hoặc hỏi đi đâu, thì em không cho vô nhà đó nghen!
Ba tôi cắt lời tôi với nụ cười đầy nhân ái
- Sau khi Ba me trao phần quà cho các con, cháu thứ tự từ trên xuống dưới. Các con sẽ dự bữa tiệc vui đầu năm bằng trái cây, mứt bánh, hạt dưa và nước ngọt … ai uống được rượu thì tự do.Cái này gọi là lộc đầu năm! Tan tiệc các con đi thăm phần mộ các người thân trong gia đình, nhớ mang theo hương và ít hoa… Hoặc đến chùa dự lễ đầu năm. Buổi trưa các con phải quây quần bên mâm cơm của gia đình. Sau đó, các con ra về để sinh hoạt tiểu gia đình của mình hoặc đi chơi tùy ý các con
Anh và chị Hai tôi đứng dậy nhận một phong bì dày cộm từ tay Me trao
- Cảm ơn Ba me, đầu năm chúng con xin chúc Ba me sức khỏe và chúng con hứa sẽ làm ăn tốt hơn, gia đình hạnh phúc hơn để khỏi phụ lòng Ba me.!
Đến lượt tôi và chồng tôi đứng dậy nhận phong bì. Tôi nhanh nhẩu
- Chúng con cảm ơn Ba me, kính chúc Ba me sưc khỏe, chúng con hứa ăn ở thuận thảo với nhau để Ba me vui lòng!
Tôi kéo chồng tôi sát hơn và nói nhỏ vào tai chàng – Sang năm mình cũng mua một món quà để tặng Ba me nhân dịp đầu xuân anh nhé!Thân – chồng tôi ôm tôi vào lòng trước mắt mọi người. Mặt tôi bỗng nóng bừng như lần đầu tiên tôi nằm trọn trong vòng tay của chàng. Nụ hôn của anh ấm trên làn tóc óng mượt của tôi. Tôi sung sướng như món quà đầu năm là cần phải có.
@
Tất cả sáu anh em tôi đều được quà, cũng chúc Ba me sức khỏe, sống lâu với con cháu.Sau phần quà của Ba me, anh chị Hai lại lì xì ngược lại. Từ dưới lên trên. Vợ chồng tôi cũng làm như anh Hai. Thế là cậu Út ôm một tập bì dày cộm.
Me tôi vào phòng bê ra nào trái cây, bánh, mứt, hạt dưa… đầy ắp cả bàn, chúng tôi vui vẻ ngồi ăn, tán gẩu. Bỗng Me tôi buộc miệng:
- Các con thấy Ba có gì khác không? Và còn thiếu gì đó?
Mấy đứa em nhao lên
- Áo quần mới nè, ăn nói lịch lãm nè, và … Me sợ Ba đi hoài nè…
Me tôi mĩm cười :
- Còn thiếu một chút nữa để trở thành nhà Nho đúng nghĩa của nó.
- Thiếu gì Me, thiếu gì Me…
- Hàm râu “Dê” dưới cằm!
Cả nhà cười vang như nắc nẻ hòa lẫn trong tiếng pháo xuân nhà ai đang đốt. Còn Ba tôi đưa tay gải đầu!
- Ừ hén, chờ sang năm thôi!
Dak Lak, 04-11-1995
Dzạ Lữ Kiều
Chiếc xe dừng trước ngõ. Tôi mở cổng bước vào nhà. Trong nhà, đang quây quần quanh chiếc bàn hình chữ nhật; kê trước bàn thờ chính của gia đình.
- Con chào Ba Me, chúng con xin lỗi vì đến trễ, chào anh chị và các em!
- Chào hai con!
Tôi quay ra chiếc ghế mà gia đình đã dành sẵn, ngồi xuống. Chồng tôi cũng bắt chước , ngồi theo chiếc ghế bên cạnh. Anh rụt rè như một cô gái mới về nhà chồng. Mà cũng phải, đây là lần đầu anh phải hòa nhập vào tập quán của gia đình tôi. Từ ngày quen biết và cưới nhau đến giờ, anh chưa được biết. Sáng hôm qua, tôi bảo với anh :
- Sáng mai Mồng Một, anh và em phải sữa soạn tươm tất để về mừng tuổi Ông Bà. Nhớ đó, đây là tục lệ của gia đình em, không thể bỏ được trừ khi anh bỏ em!
- Bậy nào, anh nhập gia phải tùy tục chứ. Nhưng tập tục ấy có rườm rà và khó khăn gì không em?
Tôi đưa mắt âu yếm nhìn anh sau khi hôn xong, tôi nói như phán quyết :
- Mai anh cứ lẵng lặng theo em, ngồi đó chứng kiến để em làm, sau đó anh nhớ là xong. Ô kê!
Không biết cái tục lệ của gia đình tôi có từ khi nào và ai đã nghĩ ra nghi lễ như thế. Tôi chỉ biết man mán lúc còn nhỏ, sáng Mồng Một Tết, anh em chúng tôi đứng quây quần trước bàn thờ Tổ tiên, sau khi làm lễ, Ba tôi thường trao cho hai chị em gái và Me trao cho anh,em trai tôi những bao thư nhỏ màu đỏ, trong đó có đựng một ít tiền mới … gọi là “Lì xì”. Cứ thế, hằng năm gia đình tôi vẫn tổ chức theo thông lệ, dù có những năm gia đình tôi gặp khốn khó! Tôi nghĩ – Chỉ có gia đình tôi làm việc này trong khi xã hội đã tiến bộ và lãng quên!
@
Ba tôi trong chiếc áo dài đen cỗ xưa, có nỗi mấy hoa văn chữ Thọ ẫn chìm bóng láng. Chiếc quần dài trắng, ống rộng và chiếc khăn đóng đen tuyền, trông quắc thước như Thầy đồ nho thưở xưa. Đây là lần đâu tôi bắt gặp Ba tôi mặc theo lối này ở gia đình. Mấy năm trước Ba tôi thường mặc Verton, cà vạt; trông đẹp tướng hơn!
Tôi ghé vào tai đứa em nhỏ hỏi :
- Ba mới may áo quần này à ? Trông Ba nghiêm nghị quá … chắc anh Ba “rét” mất!
Đứa em kề tôi gật đầu. Khi mọi người trong gia đình yên lặng và ngồi đúng vị trí sắp đặt. Ba tôi đứng lên, lấy ba cây hương, thắp vào chiếc nến hồng đang cháy, vòng khói chợp chờn lan tỏa trong ánh điện nê ông sáng trên trần nhà. Bàn thờ được trang trí một cách trang nghiêm. Hai bên bàn Phật một mâm trái cây đủ loại, bình hoa huệ ngát hương. Mùi thơm của trầm, hoa tỏa khắp phòng. Ba cây hương được Ba tôi nâng lên khỏi đầu, tôi nghe tiếng được tiếng mất :
- Lạy Tổ tiên… Chúng con đông đủ cả đại gia đình… Trước mừng tuổi Tổ tiên, Ông bà … Sau báo lại những việc làm … tốt – xấu trong năm qua … Ngưỡng mong Tổ tiên chứng giám!. Ba lẫm bẫm một hồi chỉ mình Ba biết.
Sau khi cắm hương vào lư, Ba quay lại nhìn quanh một lượt, như vị thống sói kiểm tra hàng quân của mình. Ba cười rồi dõng dạc :
- Các con thân yêu! Như thường lệ hằng năm, vào buổi sáng Mồng Một Tết. Đúng tám giờ, đại gia đình chúng ta có một buổi lễ mừng tuổi Tổ tiên, Ông bà … Sau đó Ba có một vài câu chuyện nói với các con hoặc nhắc lại để các con hiểu được và tuân thủ theo nghi lễ của gia đình. Ba biết điều này sẽ làm bận rộn các con trong dịp đầu xuân! Nhưng Ba nghĩ rằng, nếu không làm như vậy thì sau này mai một tính đạo lý của gia đình, rồi các con sẽ lãng quên theo trào lưu của xã hội…
Vì năm nay chúng ta có thêm hai thành viên mới, nên Ba nhắc lại lễ tục để các con biết thêm. Việc này Ba muốn mang một ý nghĩa truyền thống mà gia đình ta có được từ lâu, chúng ta tự hào là trong xã hội này chỉ có một số ít như chúng ta mà thôi. Chẳng hạn: Vợ chồng cảm thấy buồn lòng nhau, hoặc có những điều không tốt với nhau, những dịp như vầy, dễ làm hòa, thông cảm, an ủi nhau… Như vậy, Ba me sẽ bớt gánh nặng, lo toan cho các con trên bước đường xây dựng hạnh phúc gia đình và một điều nữa là sau này Ba me đã già không thể đi lại thăm đứa này đứa nọ được. Tất cả về đây họp mặt cho con cháu gần gũi Ông bà, chú bác, cô cậu, anh em ….Điều này các con phải cố gắng dù ở xa. Sau này hết đời Ba me các con tùy liệu… Nhưng đó là cội nguồn của sự hạnh phúc đấy các con ạ!
Thứ hai, các con sẽ tìm được cái không khí ấm cúng của gia đình những lúc nhỏ, những sự bất hòa có dịp mổ xẻ một cách chân tình bên Ba me, để biết được ai sai, ai đúng sau đó tìm cách sửa chửa để hoàn thiện một người con tốt, một cha mẹ gương mẫu trong gia đình và một người công dân tốt trong xã hội. Xứng đáng là con cháu của Ba me!
Thứ ba, Ba me sẽ có những món quà nhỏ nhặt đầu năm cho con, cháu. Vì trong tim Ba me, các con vẫn là những đứa trẻ như ngày nào, cần sự âu yếm, khích lệ, chỉ bảo … Ba me nghèo, không có vàng, bạc, châu báu, xe hơi, nhà lầu… Ba me chỉ cho các con một phần tim của mình. Đó là tình yêu thương bất diệt! Các con đồng ý chứ?
Giọng Ba đã dứt nhưng còn văng vẳng bên tai. Tự nhiên nước mắt tôi như muốn trào ra. Tôi cố gắng lắm để ngăn lại, nhưng giọt nước vẫn lăn dài trên má. Tôi lấy khăn tay thấm mắt thì đứa em trai út mới học lớp Bảy nói như reo :
- A! Chị Ba khóc, xấu quá đi mất, “đồ con gái”!
- À, thằng này, sao “cậu”” lớn trước tuổi vậy?
Nó nheo mắt nhìn tôi :
- Hèn chi người ta nói là nhà thơ con gái! Còn Me thì bảo – Nước mắt Me là nước mắt cá sấu!
- Thôi ranh con, mầy có im đi không!?
Tôi với tay gõ lên đầu nó. Nó tránh, hụt, rồi nép vào vai chồng tôi.
- Tao không lì xì cho mầy đâu nghen!
- Em giỡn chơi một chút thôi! Phải không anh Ba? Mà đầu năm sao chị gõ đầu em? Cả năm xúi quẩy …
- - A… mầy lại kéo anh Ba mầy vào trận, nhưng tao nói cho biết, tao cầm tiền đó nghen!
Chồng tôi vuốt mái tóc dài mượt của tôi rồi mĩm cười.
@
Me tôi thuần hậu trong chiếc áo dài nhung màu xanh biển, trang điểm như đi dự tiệc. Vì Ba tôi bắt buộc tất cả phải ăn mặc đàng hoàng,áo quần, cà vạt đứng đắn, con gái phải trang điểm, chứ không được ăn mặc lôi thôi. Đôi kình trắng gắn chặc trên đôi mắt, tay Me vẫn săm se mấy chiếc phong bì đỏ như tính nhẩm xem còn thiếu ai không. Ba tôi nhìn quanh một vòng như dò xét. Tháy các con yên lặng. Ba tôi tiếp lời :
- Riêng chị hai và anh ba là dâu, rễ và cũng là thành viên trong gia đình các con có ý kiến gì không?
Mắt tôi hướng về người chị dâu. Trong chiếc đầm lấm tấm hạt xanh nhỏ, bế cháu ngồi lặng thinh, mĩm cười.
- Con không có ý kiến Ba à!
Còn chồng tôi thì nhìn tôi như cầu cứu:
- Thì anh nói cảm tưởng của anh đi, dù sao lần đầu tiên hòa nhập vào gia đình, anh thấy có hợp với anh không và việc làm của Ba me như thế nào?
Như được mở lời, chồng tôi mím môi một chốc rồi nói :
- Thưa Ba me, thưa anh chị và các em, thật ra thật ra việc làm của gia đình, con rất kính nể và trân trọng vì con thấy trong xã hội kim tiền này chưa ai làm được! Chúng con nguyện theo tinh thần hướng thượng của gia đình để xứng đáng một người con rễ của Ba me!
Tôi cười rạng rỡ nhìn sâu vào mắt anh, nũng nịu.
- Nhớ đó, nếu sang năm mà em còn phải nhắc hoặc hỏi đi đâu, thì em không cho vô nhà đó nghen!
Ba tôi cắt lời tôi với nụ cười đầy nhân ái
- Sau khi Ba me trao phần quà cho các con, cháu thứ tự từ trên xuống dưới. Các con sẽ dự bữa tiệc vui đầu năm bằng trái cây, mứt bánh, hạt dưa và nước ngọt … ai uống được rượu thì tự do.Cái này gọi là lộc đầu năm! Tan tiệc các con đi thăm phần mộ các người thân trong gia đình, nhớ mang theo hương và ít hoa… Hoặc đến chùa dự lễ đầu năm. Buổi trưa các con phải quây quần bên mâm cơm của gia đình. Sau đó, các con ra về để sinh hoạt tiểu gia đình của mình hoặc đi chơi tùy ý các con
Anh và chị Hai tôi đứng dậy nhận một phong bì dày cộm từ tay Me trao
- Cảm ơn Ba me, đầu năm chúng con xin chúc Ba me sức khỏe và chúng con hứa sẽ làm ăn tốt hơn, gia đình hạnh phúc hơn để khỏi phụ lòng Ba me.!
Đến lượt tôi và chồng tôi đứng dậy nhận phong bì. Tôi nhanh nhẩu
- Chúng con cảm ơn Ba me, kính chúc Ba me sưc khỏe, chúng con hứa ăn ở thuận thảo với nhau để Ba me vui lòng!
Tôi kéo chồng tôi sát hơn và nói nhỏ vào tai chàng – Sang năm mình cũng mua một món quà để tặng Ba me nhân dịp đầu xuân anh nhé!Thân – chồng tôi ôm tôi vào lòng trước mắt mọi người. Mặt tôi bỗng nóng bừng như lần đầu tiên tôi nằm trọn trong vòng tay của chàng. Nụ hôn của anh ấm trên làn tóc óng mượt của tôi. Tôi sung sướng như món quà đầu năm là cần phải có.
@
Tất cả sáu anh em tôi đều được quà, cũng chúc Ba me sức khỏe, sống lâu với con cháu.Sau phần quà của Ba me, anh chị Hai lại lì xì ngược lại. Từ dưới lên trên. Vợ chồng tôi cũng làm như anh Hai. Thế là cậu Út ôm một tập bì dày cộm.
Me tôi vào phòng bê ra nào trái cây, bánh, mứt, hạt dưa… đầy ắp cả bàn, chúng tôi vui vẻ ngồi ăn, tán gẩu. Bỗng Me tôi buộc miệng:
- Các con thấy Ba có gì khác không? Và còn thiếu gì đó?
Mấy đứa em nhao lên
- Áo quần mới nè, ăn nói lịch lãm nè, và … Me sợ Ba đi hoài nè…
Me tôi mĩm cười :
- Còn thiếu một chút nữa để trở thành nhà Nho đúng nghĩa của nó.
- Thiếu gì Me, thiếu gì Me…
- Hàm râu “Dê” dưới cằm!
Cả nhà cười vang như nắc nẻ hòa lẫn trong tiếng pháo xuân nhà ai đang đốt. Còn Ba tôi đưa tay gải đầu!
- Ừ hén, chờ sang năm thôi!
Dak Lak, 04-11-1995
Dzạ Lữ Kiều