Tiểu thuyết Một ngày cho trăm năm của nhà văn Nguyễn Bá Trình
Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Tiểu thuyết Một ngày cho trăm năm của nhà văn Nguyễn Bá Trình được Công ty phát hành sách FAHASA giới thiệu "sách được bạn đọc yêu thích bình chọn” xếp vào danh mục Sách quốc văn- Văn học- tiểu thuyết Việt Nam tại Hội sách Tp HCM năm 2012. Vandanvieet.net trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Lời giới thiệu của Nhà sách FAHASA:
Một ngày cho trăm năm là cuốn tiểu thuyết lãng mạn, lãng mạn từ chi tiết cho đến nội dung cốt truyện. Nhưng xen lẫn và góp phần vào đời sống lãng mạn ấy là những cảnh đời thực, những nhân vật thực của những con người thực.
Bối cảnh của tiểu thuyết là vào năm 1975, khi đất nước ta ở vào giai đoạn có nhiều biến động lịch sử. Những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến là những ngày tháng người dân đất nước vỡ òa trong cảm xúc: vui có, buồn có, hy vọng có mà lo lắng cũng nhiều. Lo lắng vì đất nước được thống nhất nhưng còn lắm những khó khăn: đói kém, bệnh tật, dân tình thì túng thiếu trăm bề. Nhưng vượt lên tất cả những hoang mang, nghi kị mà hoàn cảnh mang lại, mỗi nhân vật, mỗi con người trong tác phẩm Một ngày cho trăm năm đã tự quyết định cho mình hướng đi riêng và cũng tự nắm giữ vận mệnh của mình. Tình người ở đây không được biểu hiện trực tiếp mà được đặt trong sâu thẳm mỗi con người rồi dịu dàng toát ra và lan tỏa.
Cái ý vị của tác phẩm là đây, tính nhân đạo sâu xa của tác phẩm cũng là đây. Với lối viết nhẹ nhàng của một nhà văn và lối phân tích, lập luận logic chặt chẽ của một giáo viên dạy toán, tác giả Nguyễn Bá Trình đã đưa người đọc đến rất gần với những con người năm ấy và chạm vào tâm hồn họ. Tác phẩm Một ngày cho trăm năm của nhà giáo Nguyễn Bá Trình đã đi sâu vào tình yêu lãng mạn, viết về tình yêu lãng mạn nhưng cái đích sau cùng mà người đọc cảm nhận được là tình người, là tình yêu thương đồng loại, là niềm tin tha thiết trước cuộc đời và quê hương đất nước… Sách phát hành tại hệ thống Nhà sách FAHASA, mời các bạn đón đọc!
LỜI GIỚI THIỆU của Nhà văn Triệu Xuân
Đây là tiểu thuyết đầu tay của nhà văn trẻ NGUYỄN BÁ TRÌNH. Trẻ, hiểu theo nghĩa là mới viết. và là tác phẩm xuất bản đầu tiên. Tác giả là nhà giáo, dạy môn toán trường trung học phổ thong, đã nghỉ hưu. Là người chuyên viết tiểu thuyết, tôi trân trọng những chi tiết thực, bối cảnh thực, nội dung hiện thực của tác phẩm này.
Những năm đất nước mới hòa bình thống nhất, dân tình chìm đắm trong khó khăn thiếu thốn của thời bao cấp, cộng với những hành vi, động thái phi nhân do đối lập về chính kiến, khiến tâm thế con người luôn hoang mang, nghi kỵ, hốt hoảng; vậy mà tình người vẫn luôn ấm áp, tỏa sáng… Tác phẩm toát lên tấm lòng của tác giả tha thiết với đồng loại, với cuộc đời, với đất nước, quê hương…
Nhà văn Triệu Xuân
Lời giới thiệu của Nhà sách FAHASA:
Một ngày cho trăm năm là cuốn tiểu thuyết lãng mạn, lãng mạn từ chi tiết cho đến nội dung cốt truyện. Nhưng xen lẫn và góp phần vào đời sống lãng mạn ấy là những cảnh đời thực, những nhân vật thực của những con người thực.
Bối cảnh của tiểu thuyết là vào năm 1975, khi đất nước ta ở vào giai đoạn có nhiều biến động lịch sử. Những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến là những ngày tháng người dân đất nước vỡ òa trong cảm xúc: vui có, buồn có, hy vọng có mà lo lắng cũng nhiều. Lo lắng vì đất nước được thống nhất nhưng còn lắm những khó khăn: đói kém, bệnh tật, dân tình thì túng thiếu trăm bề. Nhưng vượt lên tất cả những hoang mang, nghi kị mà hoàn cảnh mang lại, mỗi nhân vật, mỗi con người trong tác phẩm Một ngày cho trăm năm đã tự quyết định cho mình hướng đi riêng và cũng tự nắm giữ vận mệnh của mình. Tình người ở đây không được biểu hiện trực tiếp mà được đặt trong sâu thẳm mỗi con người rồi dịu dàng toát ra và lan tỏa.
Cái ý vị của tác phẩm là đây, tính nhân đạo sâu xa của tác phẩm cũng là đây. Với lối viết nhẹ nhàng của một nhà văn và lối phân tích, lập luận logic chặt chẽ của một giáo viên dạy toán, tác giả Nguyễn Bá Trình đã đưa người đọc đến rất gần với những con người năm ấy và chạm vào tâm hồn họ. Tác phẩm Một ngày cho trăm năm của nhà giáo Nguyễn Bá Trình đã đi sâu vào tình yêu lãng mạn, viết về tình yêu lãng mạn nhưng cái đích sau cùng mà người đọc cảm nhận được là tình người, là tình yêu thương đồng loại, là niềm tin tha thiết trước cuộc đời và quê hương đất nước… Sách phát hành tại hệ thống Nhà sách FAHASA, mời các bạn đón đọc!
LỜI GIỚI THIỆU của Nhà văn Triệu Xuân
Đây là tiểu thuyết đầu tay của nhà văn trẻ NGUYỄN BÁ TRÌNH. Trẻ, hiểu theo nghĩa là mới viết. và là tác phẩm xuất bản đầu tiên. Tác giả là nhà giáo, dạy môn toán trường trung học phổ thong, đã nghỉ hưu. Là người chuyên viết tiểu thuyết, tôi trân trọng những chi tiết thực, bối cảnh thực, nội dung hiện thực của tác phẩm này.
Những năm đất nước mới hòa bình thống nhất, dân tình chìm đắm trong khó khăn thiếu thốn của thời bao cấp, cộng với những hành vi, động thái phi nhân do đối lập về chính kiến, khiến tâm thế con người luôn hoang mang, nghi kỵ, hốt hoảng; vậy mà tình người vẫn luôn ấm áp, tỏa sáng… Tác phẩm toát lên tấm lòng của tác giả tha thiết với đồng loại, với cuộc đời, với đất nước, quê hương…
Nhà văn Triệu Xuân
Comment