Truyện ngắn : NHÀ DƯỚI GIÓ
Từ ngày về sống với cái xóm nhà lá, đầy ắp tiếng chim hót, tiếng chó sủa và cả tiếng lá vàng xào xạc rơi.. Tôi cảm thấy dễ chịu vô cùng. Vốn là một nhà giáo lại được sinh ra trong gia đình Nho phong tại cái xứ miền Trung đầy những nghi thức, tục lệ và cả những nét văn hóa tiến bộ… Tôi tự cho mình là người phải giữ bản sắc ấy để giúp cho con cháu mình hiểu và sống cho có ý nghĩa, cái cốt lõi là làm người. Tôi nghỉ dạy khi cơ chế thay đổi và có những bất đồng giữa những người lãnh đạo với nhau. Tôi cảm thấy bực bội khi phải đối mặt với những người mất hẳn tình nghĩa. Cũng có thể do lòng tôi chưa cảm hóa được họ, nên tự rút lui như an phận, để tự tu thân cho mình. Phải chăng tuổi tác, đã làm tôi thay đổi và không còn thích nghi với lối sống bon chen, đầy vị kỹ, kể cả những điều thực dụng… Không cần phải tranh chấp, cố vị và cũng không cảm thấy yếu hèn khi tự mình xin nghỉ. Mà tự nhủ lòng – Con người vốn hơn con vật khác là cái tâm chân chính, chứ mọi sinh vật sinh ra trên trái đất này đều thích sống, sợ chết , cũng đều có những bản năng riêng và sự sống còn như nhau …
Trong không khí thanh bình của một vùng quê. Tôi tự tạo cho mình một khu vườn hợp với tâm hồn … như cây cảnh, non bộ, chim lồng, cá chậu… Cũng hàng rào bằng cây chè tàu, cắt tỉa thẳng tắp và đặc biệt là cây rơm ấp ủ bên hè. Tôi cũng không biết phải xử dụng nó làm gì! Hay cái nếp sống của cha mẹ, đã ghi vào tiềm thức mà thành thói quen chăng ? Chỉ thỉnh thoảng những buổi chiều mát, tôi tư lự ngồi nhìn đàn gà lấy mỏ và chân bới, tìm kiếm thóc và côn trùng trong cái đống rơm ấy mà ăn… Lòng tôi cảm thấy rạt rào tình quê hương… Tôi cũng cảm thấy vui vui khi người hàng xóm sang xin một ôm để lót ổ gà, người khác một bó khi trời lạnh lót ổ cho heo nằm… Riêng tôi thích khi mùa mưa rét, đàn gà con chui rúc vào đó vừa tránh mưa gió vừa kiếm ăn… Tiếng kêu chiêm chiếp thật ấm tai. Đụn rơm là mái ấm cho những con vật nhỏ bé đó. Nhiều người trách tôi sao lại xây cây rơm làm gì, khi trong nhà xài bếp ga, bếp điện … Tôi cười vui vẻ - Thì phòng khi điện, ga không có … Rơm cũng nấu được cơm, canh! Mà nó có đòi ăn đòi bú gì cho cam! – Cây rơm đứng sững giữa mùa mưa, nắng như chiếc nấm, lâu lâu bốc hơi vào buổi sáng, nếu chiều hôm trước mưa. Nó chỉ ban phát chứ có lấy lại của ai thứ gì bao giờ?! Ý tưởng ấy nhiều người cho tôi là kỳ quặc. Nhưng tôi chẳng cần tranh luận làm gì, việc mình thích thì mình làm, có mắc mớ đến ai đâu ?
Vợ tôi vốn người cùng quê, cũng chắt chiu dành dụm từng đồng bạc, hạt thóc… Để lo cho mấy đứa con ăn học… Tấm lòng chất phác, thương chồng, yêu con. Dù cha mẹ làm nông, nhưng vợ tôi chẳng biết một tí gì về đồng áng. Thất thời, lỡ vận… Chỉ bền bĩ theo chồng. Ngày hai buổi cơm nước, giặt giủ và chăm sóc cho chồng con … Khi vừa đến cái xóm này, mọi người cứ thắc mắc – Sao chị không đi đâu cả? Chỉ lẳng lặng xong công việc, vào xem Tivi, rồi đi ngủ… Sáng hôm sau, lại bắt đầu công việc như mọi ngày nên chẳng làm mất lòng ai. Nàng không góp ý kiến cho chồng con, vì nàng thất học nên mang mặc cảm thua thiệt. Dại khôn cũng chẳng cần. Cứ lầm lũi như con ong !
Ngày qua tháng lại… Gia đình tôi đã sống với cái xóm nhà lá này hơn mười năm. Tình làng nghĩa xóm đầy ắp … Thế rồi, căn nhà bên cạnh, ông già qua đời…Cậu con trai cưới vợ. Cuộc sống mỗi mỗi thế hệ, tuổi tác khác nhau. Trước đây, ông cụ còn sống, mỗi lời nói, mỗi hành động đều đầy ắp nghĩa tình. Từ củ khoai, trái bắp luộc cũng qua lại hai nhà… Nay cậu con trai làm ăn khá hơn, sắm được Honda, cưới vợ xong cậu ta bỏ cả cuốc cày, hằng ngày rong ruỗi trên con ngựa sắt chở người, gặp gì chở nấy miễn có tiền là được. Trong bối cảnh xã hội nhiều thành phần ấy. Cậu tiêm nhiểm nhiều thói hư tật xấu. Là người hàng xóm, có quá trình gắn bó với nhau, nhưng mỗi người mỗi lối sống riêng. Sau những lần khuyên giải chân tình trong các buổi giổ chạp, họp mặt… không được! Tôi đành chặc lưỡi lắc đầu – Nói nhiều, chắc gì đã nghe, có khi còn oán hận thêm!
Căn nhà bên cạnh… Thì cuộc sống trầm mặc. Hằng ngày vào rẫy cà phê từ sáng sớm, tối mịt mới về. Các đứa con và người vợ, còn chạy qua chạy về, trao đổi đôi điều. Người chồng thì tuyệt nhiên, họa hoằng trong các buổi giổ chạp, có khi còn từ chối. Cái mặc cảm giữa đời thường… Tôi cố gắng thật nhiều mà cũng không lay chuyển được- Gia đình tôi thì dồn hết của cải cho con ăn học, mặc dầu thiếu thốn, nhưng vẫn cam lòng! Còn nhà bên, thì quan niệm sống là gắng sức vào nương rẫy, kiếm được nhiều tiền để dành tậu thêm vườn tược, tiện nghi gia đình … Nhiều khi lời qua tiếng lại với vợ con…- Theo chiều gió- Tôi nghe như rót vào tai – Học hành làm quái gì, có tiền có tất cả! Mọi việc đều tốt đẹp, trắng đen đều có thể đổi được. Cú lấy đồng tiền làm chuẩn mực để đo lường cuộc sống, phải – trái… kể cả thay đổi những điều tồi tệ nhất!
Nhà có hai người con gái đẹp, nhưng chỉ cho con học hết cấp 2, là ở nhà phụ việc nương rẫy với cha mẹ. Giá mà, hai cô gái …- Chị mười tám, em mười sáu, đều được học hành đến nơi đến chốn thì không thiếu gì những cậu con tai thành thị, nhà giàu có địa vị hoặc ít nhất những nhà có điều kiện rước về làm con dâu… Đó là điều thiệt thòi vì môi trường sống của gia đình
các cô … Ngày thức dậy sớm, theo cha vào rẫy, tối về nhà. Sự quan hệ bạn bè, trai gái cùng lứa tuổi, đều bị hạn chế trong khuôn khổ người cùng hoàn cảnh hơn là tiếp cận với những người có học vấn cao, kiến thức rộng …
Mùa nắng đã gần qua, cái xứ bụi mù, đất đỏ làm loét cả mi mắt. . Trong khu vườn bên cạnh, những cây gạo trồng cho tiêu leo đã rụng hết lá. Một ngày, tôi phát hiện có một túm bông của cây gạo nở lập lòe giữa bầu trời xanh, trong vắt. Đóa hoa đỏ, cánh dài tuyệt đẹp, trên cành cây như gãy khúc, trụi lá. Lòng tôi lại rộn lên những kỷ niệm của thời trai trẻ …
&
Vốn là sinh viên, con nhà nghèo ở huyện xa. Tôi lên tỉnh học. Cái ước nguyện duy nhất là cố gắng học thành tài, sau này ra trường, làm được một ngành nào đó, giúp ích cho xã hội và niềm hạnh phúc lớn nhất là đáp lại ân tình của người cha già, bệnh tật. Ông đã sống vậy nuôi con, khi tôi vừa tròn hai tuổi, mẹ tôi bị tai nạn xe hơi qua đời. Những ngày tháng bên ông, tôi mới cảm nhận được tình phụ tử cao cả như núi Thái Sơn ấy. Ý niệm tiến thân cứ thôi thúc và lớn dần trong tâm hồn một sinh viên tự bương chải với đời để kiếm tiền ăn học.Những năm còn mài đủng quần ở ghế sinh viên, tôi không ngần ngại đi dạy kèm , bán phụ hàng. Kể cả vá xe đạp trong thời gian nghỉ hè…Cho nên sự quan hệ bạn bè trai gái không làm tôi sốt sắng lắm… Tôi tự nhủ lòng – Mình con nhà nghèo, ba thì bệnh tật dễ gì kiếm được một cô gái tử tế ở thành thị về làm dâu,. Cái mặc cảm không làm sao dứt ra khỏi hồn của con người trầm mặc, sống nhiều với nội tâm…
Một buổi sáng… Lên thư viện để tìm đọc lại các giáo trình để làm luận văn cuối năm học. Khi bước vào phòng thư viện, tôi nhìn quanh chẳng còn chổ trống nào, định cầm sách ra trước hiên ngồi đọc thì văng vẳng có tiếng gọi :
- Anh Huy! Có ghế anh đây !
Tôi nhìn về phía ấy, kịp nhận ra cô bé có mái tóc thề xõa, che nửa vầng trán. Một thoáng ngại ngùng, nhưng tôi lấy lại bình tĩnh – Thì cứ ngồi đọc, mắc mớ gì, cô ấy gọi chứ mình có xin đâu mà nhút nhát vậy, không chừng người ta lại cho mình là thiếu lịch sự cũng nên! Tôi đưa tay vuốt lại mái tóc ( Một cử chỉ thường làm khi quyết định một điều gì đó) Tôi đến… cô gái lấy chiếc cặp đặt lên bàn rồi dành ghế cho tôi.
- Cảm ơn bạn! Xin lỗi, cho mình biết tên đi!
- Em là Ân, khoa Anh năm hai!
- Chào Ân, thế là bạn sau mình hai năm!
- Vâng!
- Bạn đi một mình sao lại ngồi hai ghế?
Ân cười tĩnh bơ :
- Anh đi trước Ân hai năm mà trông như mới vào đây lần đầu!
- Có nghĩa …
- Choáng ghế ! Có ai đến thì nói bạn Ân đi ra ngoài một chút, hoặc đi đâu đó chẳng hạn. Còn nếu như… Để loại trừ ai không hợp nhãn với mình hoặc những người quấy rầy mình!
- Có thể gọi Ân là gì nhỉ ?
- Gì cũng được, miễn là người ngồi bên cạnh phải là người có cảm tình!
- Thế mình có được diễm phúc ấy ?
- Anh tự hiểu vậy ! Nhưng Ân đoán không lầm …
- Ân đoán thử xem có đúng không nào ?
- Anh khô khan và ích kỷ !
Tôi nhìn thẳng vào mắt Ân rồi cười.
- Sao mới gặp nhau mà nặng lời đến vậy ?
- Anh vô tình thì mới gọi gặp nhau lần đầu, chứ ngày sinh nhật bé Loan ai tặng hoa cho Ân, khi Ân hát?
Tôi bỗng ngượng, mặt đỏ bừng. Phân bua :
- Xin lỗi Ân, hôm đó mình có uống chút men ! Sau đó mình cứ chúi mũi vào sách vở nên quên mất. Mong Ân thông cảm!
Rồi câu chuyện học hành, thi cử, sinh nhật nối tiếp nhau cho đến khi thư viện đóng cửa.
Hai đứa vừa ra khỏi cửa thì Ân chỉ lên cành gạo trước sân
- Hoa gạo nở tuyệt đẹp phải không anh?
Màu đỏ nổi bật trên bầu trời xanh, lóng lành dưới ánh nắng vàng của một ngày đẹp trời.
Tôi gật đầu, không nói thêm gì. Ngày qua tháng lại. Tôi nhận thấy giữa mình và Ân có một điều gì đó thật gần gủi, mặc dầu tình cờ cũng có và chủ ý cũng nhiều. Nhiều khi nhìn Ân vui đùa tôi chỉ cười, im lặng. Tôi sợ làm Ân khổ, tôi hiểu được lòng mình hơn ai hết – Khi thực sự yêu nhau thì đừng mong người ấy thuộc về mình! Như một nhà thơ đã viết – “ Tình chỉ đẹp khi còn dang dở, mà hết vui khi đã vẹn câu thề!”
Nhiều khi tôi tự trách mình “ Tình yêu đâu có lỗi? Chỉ những tâm hồn ích kỷ mới hướng đến sự chia xa !” Ân mời tôi về nhà và giới thiệu với gia đình. Ba Ân là người quắc thước, bệ vệ như một quan lại ngày xưa. Áo dài đen, quần trắng, giày hạ. Mẹ Ân xinh đẹp và phúc hậu, nhưng rất chiều con… Anh trai Ân cũng là dân trí thức, kiến trắng, cà vạt. Nghe đâu anh ấy là Trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, có xe hơi riêng. Nói chung nhà Ân thật đầy đủ tiện nghi. Nhà phố, nằm trên một con yên tĩnh có nhiều cây bóng mát, một biệt thự hạng sang…
Suốt buổi gặp gỡ. Tôi chỉ thu mình lại và khiêm tồn trả lời các câu hỏi của ông bà. Sau buổi đó. Tôi tự cảm thấy mình không nên đi sâu vào tình cảm của Ân. Vì những đêm dài trằn trọc trong ký túc xá tôi đã làm một bài toán so sánh :
- Ba Ân thì ăn nói nghiêm nghị, gia đình giàu sang…
- Ba mình thì bệnh tật, quê mùa, chân lấm tay bùn
- Ông ngồi trên ghế xa lông, bệ vệ như một quan tòa…
- Ba mình thì ốm yếu, lom khom như một phạm nhân
- Mẹ Ân thì thương con, đôn hậu
- Mẹ mình thì mất sớm…
Tôi đưa ra một hằng số chính xác. Gia đình mình nghèo làm sao Ân sống được khi một người đang ở trong bối cảnh giàu sang mà trở về nơi khốn khổ… Chắc gì sau này đã được hạnh phúc mặc dù tôi có đem hết quả tim đặt trọn vào tay Ân. Nỗi tự ti mặc cảm lớn dần… Sau lần tôi đến nhà xin phép cho Ân đi ăn kem… Tôi đã nói thật lòng mình cho Ân trong buổi tối hôm đó. Ân khóc thật sự, khi đưa Ân về với gia đình. Cả bờ vai áo tôi ướt đẫm. Tôi đi như kẻ vô hồn, về đến ký túc xá tôi nằm như cái xác… Từ đó, tôi bận học thi, làm luận án ra trường. Tôi gò mình trong phòng và không đi đâu cả. Nhiều khi thấy Ân đi qua lớp buồn buồn tôi xót xa vô hạn… Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng – Ân sẽ quên được, vì Ân đẹp có điều kiện để trở thành người vợ tốt với người cùng môn đăng hộ đối… Tôi xa dần Ân từ đó, nhưng trong tim tôi hình ảnh và đôi mắt Ân tôi không thể nào quên…
&
Ra trường… Tôi được phân bổ đi Tây nguyên. Tôi lo sợ rồi đây… Ba tôi phải sống như thế nào, một người bệnh tật, già yếu. Tôi xin đặc ân ở lại nhưng Sở không chấp nhận. Tôi chờ đợi, nhận quyết định xong tôi vẫn không làm sao để Ba tôi lại, lên đường. Cứ chần chờ mãi… Lên Tây nguyên chưa được bao lâu, ba tôi bệnh nặng, suy sụp… qua đời. Tôi về quê chịu tang… Nhờ vào bà con, tình làng nghĩa xóm, đám tang cũng tươm tất, tử tế. Chính trong đám tang này, tôi gặp Lành, người con gái nông thôn, đã nhiệt tình trong việc bếp núc, cổ bàn cho người đến dự đám ma. Nàng cũng là em gái người bạn học cũ hồi còn Tiểu học. Từ ấn tượng ấy tôi yêu Lành và hy vọng sau này có thể xây dựng gia đình. Lành cũng chất phác, có duyên và rất hay cười nên nhiều khi tôi cảm thấy dễ chịu khi ở bên nàng. Trái lại tôi nghiêm nghị, ít nói. Quen nhau, tôi đi dạy xa, chỉ viết thư cho nàng. Hơn hai năm sau… Tôi về mãn tang và trong dịp này xin cưới nàng, không xe hoa, không lễ cưới linh đình, chỉ mâm cau trầu, rượu, hai họ ngồi lại, chấp nhận. Thế là Lành trở thành vợ tôi. Hai vợ chồng lên lập nghiệp tại Tây nguyên. Thấy hoàn cảnh vợ chồng tôi, nhà trường xin địa phương cấp cho một mãnh đất đất sau trường để làm nhà. Với căn nhà gỗ nhỏ mà nhà trường đã tạm ứng mua vật liệu. Hằng ngày tôi đi dạy, Lành ở nhà với mảnh vườn nhỏ, cơm nước và nuôi ít gà. Cuộc sống ấm êm, hạnh phúc, một đứa con trai ra đời trong niềm vui sướng của đôi vợ chồng trẻ…Sau ba năm tôi lại có đứa bé gái thứ hai… Ngày tháng như tên bay!
&
Thấm thoắt, Hiếu ( Tên con trai ) đã vào Đại học còn Loan , đang học Phổ thông Trung học. Từ trong cuộc sống vợ chồng cũng không ít lần tôi nhận xét… Lành là người tôt, giàu nghị lực, chỉ đảm trách là người nội trợ giỏi với chồng con. Nhưng người bạn đường thật sự để giúp cho chồng vươn lên thì Lành không làm được. Lành không dám đóng góp ý kiến với chồng những công việc quan trọng. Còn Ân thì có đủ lý luận, thẳng thắn góp ý. Nên trong tim tôi vẫn còn một chỗ cho Ân trú…
Mùa hè đã đến… Những tiếng ve rộn rã trong khu vườn đầy bóng cây râm mát. Hiếu về nghỉ hè với gia đình. Sự tháo vát đã hiện ra trong ý nghĩ của nó.
- Ba à! Vườn nhà mình quá nhiều cỏ, ngày mai con dọn dẹp và nhất là tỉa bớt các lá tiêu, chống quang hợp, chứ Ba để rậm rạp quá, quả ra cũng không đậu bao nhiêu cả!
- Ừa! mỗi lần Ba trèo lên thang để hái hay làm gì đó thì Ba cảm thấy chóng mặt
- Vâng, Ba tuổi đã cao là thế đấy! Để mai con làm cho!
Thế là ngày nào Hiếu cũng ra vườn. Một buổi chiều, tôi đi thăm người bạn về thì bắt gặp Hiếu đang chuyện trò vui vẻ với Tâm ( Con gái lớn của ông Hòa- nhà bên cạnh). Sau những lần gặp gỡ… Từ những cử chỉ, ánh mắt. như thế . Tôi đoán được rằng, hai đứa đang đi tìm một con đường chung nhất . Tôi nói riêng với vợ tôi vào một buổi tối :
- Em à! Hình như thằng Hiếu nhà mình đang tìm hiểu con Tâm đấy!
- Sao anh biết ?
- Anh bắt gặp chúng đang có những cử chỉ thân thiện !
- Nó lớn rồi, cũng cần có những vấn đề tình cảm để động viên nhau !
- Cũng có thể như anh, sau khi sống ở thành phố rồi trở về tìm một đóa hoa đồng nội đó chăng?
Vợ tôi cười một cách đôn hậu :
- Miễn sao sống thật chân tình và đạo đức!
- Như em đấy à ?
Tôi ôm Lành vào lòng như hồi mới cưới và đặt một nụ hôn lên tóc nàng…
Từ đó, tôi không còn để ý chúng nói năng, hẹn hò điều gì nữa. Thỉnh thoảng Hiếu lại xin phép đi chơi. Mỗi lần như vậy nó lại bồn chồn, soi gương, chải tóc, quần áo chỉnh tề… hơn.
Mùa hè qua đi … Hiếu trở lại trường. Trước ngày đi nó xin phép được tổ chức một buổi liên hoan. Vợ chồng tôi đồng ý ( Với ý ngầm xem nó mời những ai).Và, đúng như dự đoán… Hôm đó Tâm mặc chiếc áo pul quần jean xanh. Trông cô ta trội hẵn trong đám bạn bè đến dự…
Hiếu đi học, nhưng lại về nhà vào chiều thứ bảy, khác hẵn những năm trước, khi về khi ở lại. Vườn tược nhà cửa có nó về thì sạch sẽ, tươm tất hơn. Tuy nhiên tôi cũng nhắc khéo con :
- Con gắng học hành tốt, để Ba Me nở mặt nở mày với thiên hạ, dù chi đi nữa Ba cũng là thầy giáo. Đừng để người đời đánh giá không hay !
- Vâng! Con vẫn học thường đấy chứ !
- Còn giữa con và Tâm thì sao ?
- Chúng con quen nhau bằng tình bạn chân tình chứ có sao đâu !
- Thật thế thôi sao con?
Nó cười và lãng tránh câu hỏi của tôi. Thời gian sau. Căn nhà bên cạnh có nhiều người thường lui tới hơn, thanh niên có và người lớn tuổi cũng đến chơi.
Một buổi chiều… Tôi nghe tiếng quát tháo giận dữ của ông Hòa
- Mầy chọn lựa cái gì ? Con người ta biết làm ăn, nương rẫy cà phê tươm tất, tương lai ở đó chứ đâu!
Vẫn nghe tiếng khóc ấm ức …
- Mầy nghĩ lại coi, đời cha sao thì đời con cũng vậy, một ông giáo quèn thì cuộc sống như thế nào (?) Trong khi bác Hai lại thân thiết với gia đình. Người ta cũng có xe cộ, nhà cửa bề thế, lỡ sau này sa cơ thì cũng có miếng đất cắm dùi để mầy sống !
Nghỉ một lát, tiếng gió lại vọng lẫn tiếng khóc
- Đừng mơ tưởng viễn vông nữa ! Tao nói thì phải nghe. Nó học ít mà chắc chắn có của ăn của để, dân làm nông tuy chân lấm tay bùn, nhưng không nghĩ già nghĩ non. Như vậy sau này con không phải khổ tâm. Còn thằng Hiếu dù học cao nhưng sau này ra trường chắc gì có việc làm, thời buổi này… muốn đi làm phải có tiền chứ phải dễ dàng gì. Mà nó có đi làm thì cũng vào mấy cái huyện chó ăn đá, gà ăn muối, chứ dễ gì về được gần nhà ! Cha mẹ nào cũng mong cho con sung sướng, con ở xa gia đình, nghèo khổ cha mẹ thêm lo!
Những lời nói cuả ông Hòa cứ xoáy vào tai tôi theo chiều gió. Đầu tôi nặng trĩu, mắt lơ đểnh nhìn lên trần nhà, con nhện cứ mãi miết giăng tơ … Hơi thở từ lồng ngực không nén được bật ra thật mạnh. Tôi thương Hiếu như thương chính mình. Một ý nghĩ len vào hồn tôi. Bật khỏi ghế ngồi và buột miệng – Ông ấy nói đúng! …
Hai tháng sau …Đám hỏi, được tổ chức, mặc dầu có lời qua tiếng lại trong gia đình ông Hòa. Tôi chẳng để tâm… Hằng ngày chăm chú đọc sách và chăm sóc các giò lan. Hiếu thưa với Ba me là nó học nhiều, nên xin về nhà ít hơn. Mỗi lần thấy nét mặt đăm chiêu của Hiếu, tôi không thể nào tránh khỏi xót xa. Tôi khuyên con – Phần số là vậy… Hiếu chỉ lãng tránh không nói điều gì.
Một buổi sáng, vọng theo tiếng gió tôi nghe tiếng quát tháo của ông Hòa :
- Thật là bất hiếu, nó làm nhục gia đình… Làm sao ăn nói với người ta đây hỡi trời ?
Xen lẫn trong những tiêng quát tháo, giận dữ ấy, những lời ôn tồn của bà Hòa chen vào:
- Con dại cái mang, thì chúng ta sang nhà bác Hai thưa chuyện, rồi đưa lá thư cho bác xem… Nó bất hiếu là có, nhưng nó làm gì nhục nhã đâu? Con Tâm nó đi tu thì cũng một phần lỗi của chúng ta, làm cha mẹ mà không hiểu được nó!
Những tiêng loảng xoảng trong nhà lại vang lên .
- Tại bà làm mẹ mà không khuyên bảo được nó. Nó hư là tại bà cả !
Tiếng khóc ấm ức hòa theo chiều gió…
Ngoài trời lác đác vài giò lan đã khoe sắc. Bầu trời xanh bạc… Làn hương nhè nhẹ len vào hồn tôi.
Dăk Lăk, 15-9-1999
Dzạ Lữ Kiều
Từ ngày về sống với cái xóm nhà lá, đầy ắp tiếng chim hót, tiếng chó sủa và cả tiếng lá vàng xào xạc rơi.. Tôi cảm thấy dễ chịu vô cùng. Vốn là một nhà giáo lại được sinh ra trong gia đình Nho phong tại cái xứ miền Trung đầy những nghi thức, tục lệ và cả những nét văn hóa tiến bộ… Tôi tự cho mình là người phải giữ bản sắc ấy để giúp cho con cháu mình hiểu và sống cho có ý nghĩa, cái cốt lõi là làm người. Tôi nghỉ dạy khi cơ chế thay đổi và có những bất đồng giữa những người lãnh đạo với nhau. Tôi cảm thấy bực bội khi phải đối mặt với những người mất hẳn tình nghĩa. Cũng có thể do lòng tôi chưa cảm hóa được họ, nên tự rút lui như an phận, để tự tu thân cho mình. Phải chăng tuổi tác, đã làm tôi thay đổi và không còn thích nghi với lối sống bon chen, đầy vị kỹ, kể cả những điều thực dụng… Không cần phải tranh chấp, cố vị và cũng không cảm thấy yếu hèn khi tự mình xin nghỉ. Mà tự nhủ lòng – Con người vốn hơn con vật khác là cái tâm chân chính, chứ mọi sinh vật sinh ra trên trái đất này đều thích sống, sợ chết , cũng đều có những bản năng riêng và sự sống còn như nhau …
Trong không khí thanh bình của một vùng quê. Tôi tự tạo cho mình một khu vườn hợp với tâm hồn … như cây cảnh, non bộ, chim lồng, cá chậu… Cũng hàng rào bằng cây chè tàu, cắt tỉa thẳng tắp và đặc biệt là cây rơm ấp ủ bên hè. Tôi cũng không biết phải xử dụng nó làm gì! Hay cái nếp sống của cha mẹ, đã ghi vào tiềm thức mà thành thói quen chăng ? Chỉ thỉnh thoảng những buổi chiều mát, tôi tư lự ngồi nhìn đàn gà lấy mỏ và chân bới, tìm kiếm thóc và côn trùng trong cái đống rơm ấy mà ăn… Lòng tôi cảm thấy rạt rào tình quê hương… Tôi cũng cảm thấy vui vui khi người hàng xóm sang xin một ôm để lót ổ gà, người khác một bó khi trời lạnh lót ổ cho heo nằm… Riêng tôi thích khi mùa mưa rét, đàn gà con chui rúc vào đó vừa tránh mưa gió vừa kiếm ăn… Tiếng kêu chiêm chiếp thật ấm tai. Đụn rơm là mái ấm cho những con vật nhỏ bé đó. Nhiều người trách tôi sao lại xây cây rơm làm gì, khi trong nhà xài bếp ga, bếp điện … Tôi cười vui vẻ - Thì phòng khi điện, ga không có … Rơm cũng nấu được cơm, canh! Mà nó có đòi ăn đòi bú gì cho cam! – Cây rơm đứng sững giữa mùa mưa, nắng như chiếc nấm, lâu lâu bốc hơi vào buổi sáng, nếu chiều hôm trước mưa. Nó chỉ ban phát chứ có lấy lại của ai thứ gì bao giờ?! Ý tưởng ấy nhiều người cho tôi là kỳ quặc. Nhưng tôi chẳng cần tranh luận làm gì, việc mình thích thì mình làm, có mắc mớ đến ai đâu ?
Vợ tôi vốn người cùng quê, cũng chắt chiu dành dụm từng đồng bạc, hạt thóc… Để lo cho mấy đứa con ăn học… Tấm lòng chất phác, thương chồng, yêu con. Dù cha mẹ làm nông, nhưng vợ tôi chẳng biết một tí gì về đồng áng. Thất thời, lỡ vận… Chỉ bền bĩ theo chồng. Ngày hai buổi cơm nước, giặt giủ và chăm sóc cho chồng con … Khi vừa đến cái xóm này, mọi người cứ thắc mắc – Sao chị không đi đâu cả? Chỉ lẳng lặng xong công việc, vào xem Tivi, rồi đi ngủ… Sáng hôm sau, lại bắt đầu công việc như mọi ngày nên chẳng làm mất lòng ai. Nàng không góp ý kiến cho chồng con, vì nàng thất học nên mang mặc cảm thua thiệt. Dại khôn cũng chẳng cần. Cứ lầm lũi như con ong !
Ngày qua tháng lại… Gia đình tôi đã sống với cái xóm nhà lá này hơn mười năm. Tình làng nghĩa xóm đầy ắp … Thế rồi, căn nhà bên cạnh, ông già qua đời…Cậu con trai cưới vợ. Cuộc sống mỗi mỗi thế hệ, tuổi tác khác nhau. Trước đây, ông cụ còn sống, mỗi lời nói, mỗi hành động đều đầy ắp nghĩa tình. Từ củ khoai, trái bắp luộc cũng qua lại hai nhà… Nay cậu con trai làm ăn khá hơn, sắm được Honda, cưới vợ xong cậu ta bỏ cả cuốc cày, hằng ngày rong ruỗi trên con ngựa sắt chở người, gặp gì chở nấy miễn có tiền là được. Trong bối cảnh xã hội nhiều thành phần ấy. Cậu tiêm nhiểm nhiều thói hư tật xấu. Là người hàng xóm, có quá trình gắn bó với nhau, nhưng mỗi người mỗi lối sống riêng. Sau những lần khuyên giải chân tình trong các buổi giổ chạp, họp mặt… không được! Tôi đành chặc lưỡi lắc đầu – Nói nhiều, chắc gì đã nghe, có khi còn oán hận thêm!
Căn nhà bên cạnh… Thì cuộc sống trầm mặc. Hằng ngày vào rẫy cà phê từ sáng sớm, tối mịt mới về. Các đứa con và người vợ, còn chạy qua chạy về, trao đổi đôi điều. Người chồng thì tuyệt nhiên, họa hoằng trong các buổi giổ chạp, có khi còn từ chối. Cái mặc cảm giữa đời thường… Tôi cố gắng thật nhiều mà cũng không lay chuyển được- Gia đình tôi thì dồn hết của cải cho con ăn học, mặc dầu thiếu thốn, nhưng vẫn cam lòng! Còn nhà bên, thì quan niệm sống là gắng sức vào nương rẫy, kiếm được nhiều tiền để dành tậu thêm vườn tược, tiện nghi gia đình … Nhiều khi lời qua tiếng lại với vợ con…- Theo chiều gió- Tôi nghe như rót vào tai – Học hành làm quái gì, có tiền có tất cả! Mọi việc đều tốt đẹp, trắng đen đều có thể đổi được. Cú lấy đồng tiền làm chuẩn mực để đo lường cuộc sống, phải – trái… kể cả thay đổi những điều tồi tệ nhất!
Nhà có hai người con gái đẹp, nhưng chỉ cho con học hết cấp 2, là ở nhà phụ việc nương rẫy với cha mẹ. Giá mà, hai cô gái …- Chị mười tám, em mười sáu, đều được học hành đến nơi đến chốn thì không thiếu gì những cậu con tai thành thị, nhà giàu có địa vị hoặc ít nhất những nhà có điều kiện rước về làm con dâu… Đó là điều thiệt thòi vì môi trường sống của gia đình
các cô … Ngày thức dậy sớm, theo cha vào rẫy, tối về nhà. Sự quan hệ bạn bè, trai gái cùng lứa tuổi, đều bị hạn chế trong khuôn khổ người cùng hoàn cảnh hơn là tiếp cận với những người có học vấn cao, kiến thức rộng …
Mùa nắng đã gần qua, cái xứ bụi mù, đất đỏ làm loét cả mi mắt. . Trong khu vườn bên cạnh, những cây gạo trồng cho tiêu leo đã rụng hết lá. Một ngày, tôi phát hiện có một túm bông của cây gạo nở lập lòe giữa bầu trời xanh, trong vắt. Đóa hoa đỏ, cánh dài tuyệt đẹp, trên cành cây như gãy khúc, trụi lá. Lòng tôi lại rộn lên những kỷ niệm của thời trai trẻ …
&
Vốn là sinh viên, con nhà nghèo ở huyện xa. Tôi lên tỉnh học. Cái ước nguyện duy nhất là cố gắng học thành tài, sau này ra trường, làm được một ngành nào đó, giúp ích cho xã hội và niềm hạnh phúc lớn nhất là đáp lại ân tình của người cha già, bệnh tật. Ông đã sống vậy nuôi con, khi tôi vừa tròn hai tuổi, mẹ tôi bị tai nạn xe hơi qua đời. Những ngày tháng bên ông, tôi mới cảm nhận được tình phụ tử cao cả như núi Thái Sơn ấy. Ý niệm tiến thân cứ thôi thúc và lớn dần trong tâm hồn một sinh viên tự bương chải với đời để kiếm tiền ăn học.Những năm còn mài đủng quần ở ghế sinh viên, tôi không ngần ngại đi dạy kèm , bán phụ hàng. Kể cả vá xe đạp trong thời gian nghỉ hè…Cho nên sự quan hệ bạn bè trai gái không làm tôi sốt sắng lắm… Tôi tự nhủ lòng – Mình con nhà nghèo, ba thì bệnh tật dễ gì kiếm được một cô gái tử tế ở thành thị về làm dâu,. Cái mặc cảm không làm sao dứt ra khỏi hồn của con người trầm mặc, sống nhiều với nội tâm…
Một buổi sáng… Lên thư viện để tìm đọc lại các giáo trình để làm luận văn cuối năm học. Khi bước vào phòng thư viện, tôi nhìn quanh chẳng còn chổ trống nào, định cầm sách ra trước hiên ngồi đọc thì văng vẳng có tiếng gọi :
- Anh Huy! Có ghế anh đây !
Tôi nhìn về phía ấy, kịp nhận ra cô bé có mái tóc thề xõa, che nửa vầng trán. Một thoáng ngại ngùng, nhưng tôi lấy lại bình tĩnh – Thì cứ ngồi đọc, mắc mớ gì, cô ấy gọi chứ mình có xin đâu mà nhút nhát vậy, không chừng người ta lại cho mình là thiếu lịch sự cũng nên! Tôi đưa tay vuốt lại mái tóc ( Một cử chỉ thường làm khi quyết định một điều gì đó) Tôi đến… cô gái lấy chiếc cặp đặt lên bàn rồi dành ghế cho tôi.
- Cảm ơn bạn! Xin lỗi, cho mình biết tên đi!
- Em là Ân, khoa Anh năm hai!
- Chào Ân, thế là bạn sau mình hai năm!
- Vâng!
- Bạn đi một mình sao lại ngồi hai ghế?
Ân cười tĩnh bơ :
- Anh đi trước Ân hai năm mà trông như mới vào đây lần đầu!
- Có nghĩa …
- Choáng ghế ! Có ai đến thì nói bạn Ân đi ra ngoài một chút, hoặc đi đâu đó chẳng hạn. Còn nếu như… Để loại trừ ai không hợp nhãn với mình hoặc những người quấy rầy mình!
- Có thể gọi Ân là gì nhỉ ?
- Gì cũng được, miễn là người ngồi bên cạnh phải là người có cảm tình!
- Thế mình có được diễm phúc ấy ?
- Anh tự hiểu vậy ! Nhưng Ân đoán không lầm …
- Ân đoán thử xem có đúng không nào ?
- Anh khô khan và ích kỷ !
Tôi nhìn thẳng vào mắt Ân rồi cười.
- Sao mới gặp nhau mà nặng lời đến vậy ?
- Anh vô tình thì mới gọi gặp nhau lần đầu, chứ ngày sinh nhật bé Loan ai tặng hoa cho Ân, khi Ân hát?
Tôi bỗng ngượng, mặt đỏ bừng. Phân bua :
- Xin lỗi Ân, hôm đó mình có uống chút men ! Sau đó mình cứ chúi mũi vào sách vở nên quên mất. Mong Ân thông cảm!
Rồi câu chuyện học hành, thi cử, sinh nhật nối tiếp nhau cho đến khi thư viện đóng cửa.
Hai đứa vừa ra khỏi cửa thì Ân chỉ lên cành gạo trước sân
- Hoa gạo nở tuyệt đẹp phải không anh?
Màu đỏ nổi bật trên bầu trời xanh, lóng lành dưới ánh nắng vàng của một ngày đẹp trời.
Tôi gật đầu, không nói thêm gì. Ngày qua tháng lại. Tôi nhận thấy giữa mình và Ân có một điều gì đó thật gần gủi, mặc dầu tình cờ cũng có và chủ ý cũng nhiều. Nhiều khi nhìn Ân vui đùa tôi chỉ cười, im lặng. Tôi sợ làm Ân khổ, tôi hiểu được lòng mình hơn ai hết – Khi thực sự yêu nhau thì đừng mong người ấy thuộc về mình! Như một nhà thơ đã viết – “ Tình chỉ đẹp khi còn dang dở, mà hết vui khi đã vẹn câu thề!”
Nhiều khi tôi tự trách mình “ Tình yêu đâu có lỗi? Chỉ những tâm hồn ích kỷ mới hướng đến sự chia xa !” Ân mời tôi về nhà và giới thiệu với gia đình. Ba Ân là người quắc thước, bệ vệ như một quan lại ngày xưa. Áo dài đen, quần trắng, giày hạ. Mẹ Ân xinh đẹp và phúc hậu, nhưng rất chiều con… Anh trai Ân cũng là dân trí thức, kiến trắng, cà vạt. Nghe đâu anh ấy là Trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, có xe hơi riêng. Nói chung nhà Ân thật đầy đủ tiện nghi. Nhà phố, nằm trên một con yên tĩnh có nhiều cây bóng mát, một biệt thự hạng sang…
Suốt buổi gặp gỡ. Tôi chỉ thu mình lại và khiêm tồn trả lời các câu hỏi của ông bà. Sau buổi đó. Tôi tự cảm thấy mình không nên đi sâu vào tình cảm của Ân. Vì những đêm dài trằn trọc trong ký túc xá tôi đã làm một bài toán so sánh :
- Ba Ân thì ăn nói nghiêm nghị, gia đình giàu sang…
- Ba mình thì bệnh tật, quê mùa, chân lấm tay bùn
- Ông ngồi trên ghế xa lông, bệ vệ như một quan tòa…
- Ba mình thì ốm yếu, lom khom như một phạm nhân
- Mẹ Ân thì thương con, đôn hậu
- Mẹ mình thì mất sớm…
Tôi đưa ra một hằng số chính xác. Gia đình mình nghèo làm sao Ân sống được khi một người đang ở trong bối cảnh giàu sang mà trở về nơi khốn khổ… Chắc gì sau này đã được hạnh phúc mặc dù tôi có đem hết quả tim đặt trọn vào tay Ân. Nỗi tự ti mặc cảm lớn dần… Sau lần tôi đến nhà xin phép cho Ân đi ăn kem… Tôi đã nói thật lòng mình cho Ân trong buổi tối hôm đó. Ân khóc thật sự, khi đưa Ân về với gia đình. Cả bờ vai áo tôi ướt đẫm. Tôi đi như kẻ vô hồn, về đến ký túc xá tôi nằm như cái xác… Từ đó, tôi bận học thi, làm luận án ra trường. Tôi gò mình trong phòng và không đi đâu cả. Nhiều khi thấy Ân đi qua lớp buồn buồn tôi xót xa vô hạn… Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng – Ân sẽ quên được, vì Ân đẹp có điều kiện để trở thành người vợ tốt với người cùng môn đăng hộ đối… Tôi xa dần Ân từ đó, nhưng trong tim tôi hình ảnh và đôi mắt Ân tôi không thể nào quên…
&
Ra trường… Tôi được phân bổ đi Tây nguyên. Tôi lo sợ rồi đây… Ba tôi phải sống như thế nào, một người bệnh tật, già yếu. Tôi xin đặc ân ở lại nhưng Sở không chấp nhận. Tôi chờ đợi, nhận quyết định xong tôi vẫn không làm sao để Ba tôi lại, lên đường. Cứ chần chờ mãi… Lên Tây nguyên chưa được bao lâu, ba tôi bệnh nặng, suy sụp… qua đời. Tôi về quê chịu tang… Nhờ vào bà con, tình làng nghĩa xóm, đám tang cũng tươm tất, tử tế. Chính trong đám tang này, tôi gặp Lành, người con gái nông thôn, đã nhiệt tình trong việc bếp núc, cổ bàn cho người đến dự đám ma. Nàng cũng là em gái người bạn học cũ hồi còn Tiểu học. Từ ấn tượng ấy tôi yêu Lành và hy vọng sau này có thể xây dựng gia đình. Lành cũng chất phác, có duyên và rất hay cười nên nhiều khi tôi cảm thấy dễ chịu khi ở bên nàng. Trái lại tôi nghiêm nghị, ít nói. Quen nhau, tôi đi dạy xa, chỉ viết thư cho nàng. Hơn hai năm sau… Tôi về mãn tang và trong dịp này xin cưới nàng, không xe hoa, không lễ cưới linh đình, chỉ mâm cau trầu, rượu, hai họ ngồi lại, chấp nhận. Thế là Lành trở thành vợ tôi. Hai vợ chồng lên lập nghiệp tại Tây nguyên. Thấy hoàn cảnh vợ chồng tôi, nhà trường xin địa phương cấp cho một mãnh đất đất sau trường để làm nhà. Với căn nhà gỗ nhỏ mà nhà trường đã tạm ứng mua vật liệu. Hằng ngày tôi đi dạy, Lành ở nhà với mảnh vườn nhỏ, cơm nước và nuôi ít gà. Cuộc sống ấm êm, hạnh phúc, một đứa con trai ra đời trong niềm vui sướng của đôi vợ chồng trẻ…Sau ba năm tôi lại có đứa bé gái thứ hai… Ngày tháng như tên bay!
&
Thấm thoắt, Hiếu ( Tên con trai ) đã vào Đại học còn Loan , đang học Phổ thông Trung học. Từ trong cuộc sống vợ chồng cũng không ít lần tôi nhận xét… Lành là người tôt, giàu nghị lực, chỉ đảm trách là người nội trợ giỏi với chồng con. Nhưng người bạn đường thật sự để giúp cho chồng vươn lên thì Lành không làm được. Lành không dám đóng góp ý kiến với chồng những công việc quan trọng. Còn Ân thì có đủ lý luận, thẳng thắn góp ý. Nên trong tim tôi vẫn còn một chỗ cho Ân trú…
Mùa hè đã đến… Những tiếng ve rộn rã trong khu vườn đầy bóng cây râm mát. Hiếu về nghỉ hè với gia đình. Sự tháo vát đã hiện ra trong ý nghĩ của nó.
- Ba à! Vườn nhà mình quá nhiều cỏ, ngày mai con dọn dẹp và nhất là tỉa bớt các lá tiêu, chống quang hợp, chứ Ba để rậm rạp quá, quả ra cũng không đậu bao nhiêu cả!
- Ừa! mỗi lần Ba trèo lên thang để hái hay làm gì đó thì Ba cảm thấy chóng mặt
- Vâng, Ba tuổi đã cao là thế đấy! Để mai con làm cho!
Thế là ngày nào Hiếu cũng ra vườn. Một buổi chiều, tôi đi thăm người bạn về thì bắt gặp Hiếu đang chuyện trò vui vẻ với Tâm ( Con gái lớn của ông Hòa- nhà bên cạnh). Sau những lần gặp gỡ… Từ những cử chỉ, ánh mắt. như thế . Tôi đoán được rằng, hai đứa đang đi tìm một con đường chung nhất . Tôi nói riêng với vợ tôi vào một buổi tối :
- Em à! Hình như thằng Hiếu nhà mình đang tìm hiểu con Tâm đấy!
- Sao anh biết ?
- Anh bắt gặp chúng đang có những cử chỉ thân thiện !
- Nó lớn rồi, cũng cần có những vấn đề tình cảm để động viên nhau !
- Cũng có thể như anh, sau khi sống ở thành phố rồi trở về tìm một đóa hoa đồng nội đó chăng?
Vợ tôi cười một cách đôn hậu :
- Miễn sao sống thật chân tình và đạo đức!
- Như em đấy à ?
Tôi ôm Lành vào lòng như hồi mới cưới và đặt một nụ hôn lên tóc nàng…
Từ đó, tôi không còn để ý chúng nói năng, hẹn hò điều gì nữa. Thỉnh thoảng Hiếu lại xin phép đi chơi. Mỗi lần như vậy nó lại bồn chồn, soi gương, chải tóc, quần áo chỉnh tề… hơn.
Mùa hè qua đi … Hiếu trở lại trường. Trước ngày đi nó xin phép được tổ chức một buổi liên hoan. Vợ chồng tôi đồng ý ( Với ý ngầm xem nó mời những ai).Và, đúng như dự đoán… Hôm đó Tâm mặc chiếc áo pul quần jean xanh. Trông cô ta trội hẵn trong đám bạn bè đến dự…
Hiếu đi học, nhưng lại về nhà vào chiều thứ bảy, khác hẵn những năm trước, khi về khi ở lại. Vườn tược nhà cửa có nó về thì sạch sẽ, tươm tất hơn. Tuy nhiên tôi cũng nhắc khéo con :
- Con gắng học hành tốt, để Ba Me nở mặt nở mày với thiên hạ, dù chi đi nữa Ba cũng là thầy giáo. Đừng để người đời đánh giá không hay !
- Vâng! Con vẫn học thường đấy chứ !
- Còn giữa con và Tâm thì sao ?
- Chúng con quen nhau bằng tình bạn chân tình chứ có sao đâu !
- Thật thế thôi sao con?
Nó cười và lãng tránh câu hỏi của tôi. Thời gian sau. Căn nhà bên cạnh có nhiều người thường lui tới hơn, thanh niên có và người lớn tuổi cũng đến chơi.
Một buổi chiều… Tôi nghe tiếng quát tháo giận dữ của ông Hòa
- Mầy chọn lựa cái gì ? Con người ta biết làm ăn, nương rẫy cà phê tươm tất, tương lai ở đó chứ đâu!
Vẫn nghe tiếng khóc ấm ức …
- Mầy nghĩ lại coi, đời cha sao thì đời con cũng vậy, một ông giáo quèn thì cuộc sống như thế nào (?) Trong khi bác Hai lại thân thiết với gia đình. Người ta cũng có xe cộ, nhà cửa bề thế, lỡ sau này sa cơ thì cũng có miếng đất cắm dùi để mầy sống !
Nghỉ một lát, tiếng gió lại vọng lẫn tiếng khóc
- Đừng mơ tưởng viễn vông nữa ! Tao nói thì phải nghe. Nó học ít mà chắc chắn có của ăn của để, dân làm nông tuy chân lấm tay bùn, nhưng không nghĩ già nghĩ non. Như vậy sau này con không phải khổ tâm. Còn thằng Hiếu dù học cao nhưng sau này ra trường chắc gì có việc làm, thời buổi này… muốn đi làm phải có tiền chứ phải dễ dàng gì. Mà nó có đi làm thì cũng vào mấy cái huyện chó ăn đá, gà ăn muối, chứ dễ gì về được gần nhà ! Cha mẹ nào cũng mong cho con sung sướng, con ở xa gia đình, nghèo khổ cha mẹ thêm lo!
Những lời nói cuả ông Hòa cứ xoáy vào tai tôi theo chiều gió. Đầu tôi nặng trĩu, mắt lơ đểnh nhìn lên trần nhà, con nhện cứ mãi miết giăng tơ … Hơi thở từ lồng ngực không nén được bật ra thật mạnh. Tôi thương Hiếu như thương chính mình. Một ý nghĩ len vào hồn tôi. Bật khỏi ghế ngồi và buột miệng – Ông ấy nói đúng! …
Hai tháng sau …Đám hỏi, được tổ chức, mặc dầu có lời qua tiếng lại trong gia đình ông Hòa. Tôi chẳng để tâm… Hằng ngày chăm chú đọc sách và chăm sóc các giò lan. Hiếu thưa với Ba me là nó học nhiều, nên xin về nhà ít hơn. Mỗi lần thấy nét mặt đăm chiêu của Hiếu, tôi không thể nào tránh khỏi xót xa. Tôi khuyên con – Phần số là vậy… Hiếu chỉ lãng tránh không nói điều gì.
Một buổi sáng, vọng theo tiếng gió tôi nghe tiếng quát tháo của ông Hòa :
- Thật là bất hiếu, nó làm nhục gia đình… Làm sao ăn nói với người ta đây hỡi trời ?
Xen lẫn trong những tiêng quát tháo, giận dữ ấy, những lời ôn tồn của bà Hòa chen vào:
- Con dại cái mang, thì chúng ta sang nhà bác Hai thưa chuyện, rồi đưa lá thư cho bác xem… Nó bất hiếu là có, nhưng nó làm gì nhục nhã đâu? Con Tâm nó đi tu thì cũng một phần lỗi của chúng ta, làm cha mẹ mà không hiểu được nó!
Những tiêng loảng xoảng trong nhà lại vang lên .
- Tại bà làm mẹ mà không khuyên bảo được nó. Nó hư là tại bà cả !
Tiếng khóc ấm ức hòa theo chiều gió…
Ngoài trời lác đác vài giò lan đã khoe sắc. Bầu trời xanh bạc… Làn hương nhè nhẹ len vào hồn tôi.
Dăk Lăk, 15-9-1999
Dzạ Lữ Kiều