Tham quan Bảo tàng Phương Đông ở Chilê
Nguồn: website báo Phụ Nữ
Bảo tàng Phương Đông nằm trên đồi San Luis thuộc quận Providencia, thủ đô Santiago (Chile) hiện trưng bày hơn 2.100 hiện vật thuộc nhiều nền văn hoá phương Đông. Chủ nhân kho báu đặc sắc này là ông Abelardo Mella Quezada.
Nhìn bên ngoài, bảo tàng có dáng dấp như một chiếc đĩa bay. Từ sân thượng phóng tầm mắt ra xung quanh, có thể nhìn thấy gần như toàn bộ thành phố Santiago. Kia là con sông Mapocho uốn lượn như một con trăn khổng lồ, bao quanh phố xá hiện đại với những ngôi nhà cao tầng và những tòa tháp cổ kính; những đường phố sáng rực ánh đèn màu đêm đêm và dòng xe cộ nhộn nhịp. Xa xa, muôn vàn ánh đèn lấp lánh như sao sa, huyền ảo như một mảnh của dải Ngân Hà.
Khuôn viên quanh bảo tàng là một quần thể bonsai và tiểu cảnh độc đáo mang phong cách vườn Nhật Bản. Nơi đây có những cánh rừng, những con đường mòn thoắt ẩn thoát hiện, có dòng suối chảy ngoằn ngoèo, có thác nước tung bọt trắng xoá, những vách núi nghiêng nghiêng...
Nơi đây trưng bày mô hình, hiện vật thuộc nhiều nền văn hoá phương Đông nhưng chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản và Ân Độ. Đó là các ngôi chùa Trung Quốc và Nhật Bản với kiểu dáng kiến trúc đặc trưng, các pho tượng Phật, tượng người, tượng thú, chuông khánh, cồng chiêng, đồ dùng, các bộ sưu tập vũ khí... làm từ đồng, gốm, sứ, xương, ngà, đá, gỗ... được quy tụ từ nhiều nơi trên thế giới.
Giữa phòng là tủ trưng bày các pho tượng Phật bằng ngà, các vị La Hán, Bồ Tát, sư tổ Đạt Ma, phật Bà Quan Âm... Trên chiếc kệ đối diện là những pho tượng đồng như tượng hai ông cháu người Nhật Bản, bộ sưu tập ba con hổ phương Đông bằng kim loại đen, hai con gà bằng đồng đen...
Phòng thứ hai của bảo tàng trưng bày các loại cổ vật: chiếc sừng voi ma mút Siberie có niên đại vài ngàn năm, bề mặt được tạc quần thể tượng tinh xảo: vài ngôi chùa, dăm ngọn tháp, một cây cầu cheo leo nối hai bờ suối... cùng những pho tượng Phật nhỏ tọa lạc trên sườn núi.
Gian phòng thứ ba trưng bày các cổ vật vùng Trung Đông: Chiếc ấm gốm niên đại bốn ngàn năm của vùng Lưỡng Hà, những phiến đá kê chân cột đền thờ ở Thành Jerusalem cách đây ba ngàn năm, một phần pho tượng vũ nữ...
Ngoài ra còn có bộ sưu tập cúc áo choàng bằng ngà của Nhật Bản. Mỗi chiếc cúc là một pho tượng nhỏ, mô tả võ tướng Shogun, võ sĩ Samurai, Ninja, nhà tu hành, ngư phủ, kỵ sĩ, phụ nữ trong trang phục kimono, vũ nữ, Geisha, các cặp nam nữ trong tư thế yêu nhau, voi, ngựa, cua, cá... Tất cả được điêu khắc hết sức tinh xảo và sống động. Phòng tiếp theo treo những bộ chuông với nhiều kích cỡ. Mỗi quả chuông kèm theo một bản "lý lịch": xuất xứ, cấu tạo, ngày tháng sản xuất... Khi chạm vào chuông, vang lên những âm thanh ngân nga.
Phòng trà tầng dưới cùng trưng bày các bộ sưu tập vũ khí của Trung Quốc và Nhật Bản: dao, kiếm, thương, trùy, giáo, mác... hiện vật nào cũng tinh xảo như một tác phẩm nghệ thuật, đẹp mê hồn.
Các hiện vật của Việt Nam được trưng bày nơi đây không nhiều, nhưng được giới thiệu trân trọng: vài chiếc răng và vuốt hổ, bộ bàn ghế gỗ giả cổ chạm lộng chim muông và hoa trái, một số pho tượng La Hán làm từ gốc cây khô, gỗ lũa. Chủ bảo tàng nói với giọng tiếc rẻ, rằng ông đến Việt Nam vài lần nhưng chưa thể tìm mua được nhiều thứ như mong muốn.
Abelardo Mella Quezada kể, các cổ vật phương Đông này là kết quả của 48 năm sưu tầm không mệt mỏi của ông. “Tôi có ý định hiến tặng bảo tàng này cho Chính phủ Chile khi tôi mất. Mong muốn của tôi là những người dân Chile bình thường cũng có cơ hội được tiếp xúc với nghệ thuật phương Đông”./.
Nguồn: website báo Phụ Nữ
Bảo tàng Phương Đông nằm trên đồi San Luis thuộc quận Providencia, thủ đô Santiago (Chile) hiện trưng bày hơn 2.100 hiện vật thuộc nhiều nền văn hoá phương Đông. Chủ nhân kho báu đặc sắc này là ông Abelardo Mella Quezada.
Nhìn bên ngoài, bảo tàng có dáng dấp như một chiếc đĩa bay. Từ sân thượng phóng tầm mắt ra xung quanh, có thể nhìn thấy gần như toàn bộ thành phố Santiago. Kia là con sông Mapocho uốn lượn như một con trăn khổng lồ, bao quanh phố xá hiện đại với những ngôi nhà cao tầng và những tòa tháp cổ kính; những đường phố sáng rực ánh đèn màu đêm đêm và dòng xe cộ nhộn nhịp. Xa xa, muôn vàn ánh đèn lấp lánh như sao sa, huyền ảo như một mảnh của dải Ngân Hà.
Khuôn viên quanh bảo tàng là một quần thể bonsai và tiểu cảnh độc đáo mang phong cách vườn Nhật Bản. Nơi đây có những cánh rừng, những con đường mòn thoắt ẩn thoát hiện, có dòng suối chảy ngoằn ngoèo, có thác nước tung bọt trắng xoá, những vách núi nghiêng nghiêng...
Nơi đây trưng bày mô hình, hiện vật thuộc nhiều nền văn hoá phương Đông nhưng chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản và Ân Độ. Đó là các ngôi chùa Trung Quốc và Nhật Bản với kiểu dáng kiến trúc đặc trưng, các pho tượng Phật, tượng người, tượng thú, chuông khánh, cồng chiêng, đồ dùng, các bộ sưu tập vũ khí... làm từ đồng, gốm, sứ, xương, ngà, đá, gỗ... được quy tụ từ nhiều nơi trên thế giới.
Giữa phòng là tủ trưng bày các pho tượng Phật bằng ngà, các vị La Hán, Bồ Tát, sư tổ Đạt Ma, phật Bà Quan Âm... Trên chiếc kệ đối diện là những pho tượng đồng như tượng hai ông cháu người Nhật Bản, bộ sưu tập ba con hổ phương Đông bằng kim loại đen, hai con gà bằng đồng đen...
Phòng thứ hai của bảo tàng trưng bày các loại cổ vật: chiếc sừng voi ma mút Siberie có niên đại vài ngàn năm, bề mặt được tạc quần thể tượng tinh xảo: vài ngôi chùa, dăm ngọn tháp, một cây cầu cheo leo nối hai bờ suối... cùng những pho tượng Phật nhỏ tọa lạc trên sườn núi.
Gian phòng thứ ba trưng bày các cổ vật vùng Trung Đông: Chiếc ấm gốm niên đại bốn ngàn năm của vùng Lưỡng Hà, những phiến đá kê chân cột đền thờ ở Thành Jerusalem cách đây ba ngàn năm, một phần pho tượng vũ nữ...
Ngoài ra còn có bộ sưu tập cúc áo choàng bằng ngà của Nhật Bản. Mỗi chiếc cúc là một pho tượng nhỏ, mô tả võ tướng Shogun, võ sĩ Samurai, Ninja, nhà tu hành, ngư phủ, kỵ sĩ, phụ nữ trong trang phục kimono, vũ nữ, Geisha, các cặp nam nữ trong tư thế yêu nhau, voi, ngựa, cua, cá... Tất cả được điêu khắc hết sức tinh xảo và sống động. Phòng tiếp theo treo những bộ chuông với nhiều kích cỡ. Mỗi quả chuông kèm theo một bản "lý lịch": xuất xứ, cấu tạo, ngày tháng sản xuất... Khi chạm vào chuông, vang lên những âm thanh ngân nga.
Phòng trà tầng dưới cùng trưng bày các bộ sưu tập vũ khí của Trung Quốc và Nhật Bản: dao, kiếm, thương, trùy, giáo, mác... hiện vật nào cũng tinh xảo như một tác phẩm nghệ thuật, đẹp mê hồn.
Các hiện vật của Việt Nam được trưng bày nơi đây không nhiều, nhưng được giới thiệu trân trọng: vài chiếc răng và vuốt hổ, bộ bàn ghế gỗ giả cổ chạm lộng chim muông và hoa trái, một số pho tượng La Hán làm từ gốc cây khô, gỗ lũa. Chủ bảo tàng nói với giọng tiếc rẻ, rằng ông đến Việt Nam vài lần nhưng chưa thể tìm mua được nhiều thứ như mong muốn.
Abelardo Mella Quezada kể, các cổ vật phương Đông này là kết quả của 48 năm sưu tầm không mệt mỏi của ông. “Tôi có ý định hiến tặng bảo tàng này cho Chính phủ Chile khi tôi mất. Mong muốn của tôi là những người dân Chile bình thường cũng có cơ hội được tiếp xúc với nghệ thuật phương Đông”./.