• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Án Ma Pháp -Thiền Sư Nhất Hạnh

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Án Ma Pháp -Thiền Sư Nhất Hạnh

    TTSĐ - Quyển 03: Chương 02: 2-24 Những phương pháp đốn ngộ của Làng Mai - Bài giảng của Nhất Hạnh Thiền Sư


    PHƯƠNG PHÁP ÁN MA



    Tôi xin đề nghị bắt đầu từ nay chúng ta thêm thực tập xoa bóp, án ma mỗi ngày. Điều này chúng ta cần phải pháp đàm, tại vì phương pháp Án ma là một phương pháp rất hay, giúp cho chúng ta có nhiều sứ khỏe hơn. Quý vị đã nghe bài pháp thoại về vấn đề lưu thông của máu huyết và lưu thông của tâm ý thì biết rằng mỗi ngày chúng ta nên có nửa tiếng để làm việc xoa bóp cơ thể, tại vì xoa bóp cơ thể cho chúng ta nhiều sức khỏe, giúp chúng ta sống lâu, và chúng ta khỏi phải dùng nhiều thuốc men, nhiều hóa chất.

    Tôi đã quán chiếu về việc này hơn cả năm nay, và cách đây mấy hôm thì có một yếu tố làm cho tôi quyết tâm hơn nữa. Đó là việc một sư chị bị bệnh. Bác sĩ cho thuốc trụ sinh, nhưng hình như sự lưu thông máu huyết không tốt, cho nên máu không đem trụ sinh vào tới thận của sư chị. Khi nghe như vậy, tôi đề nghị sư chị dùng phương pháp xoa bóp để cho máu lưu thông và có thể đem trụ sinh tới những chỗ khó tới. Hiện sư chị đang điều trị và thấy tình trạng càng ngày càng khá hơn. Mấy ngày sau sư chị nói rằng: Không trách gì mà sư bà rất khỏe dù năm nay đã chín mươi mấy tuổi rồi! Đó là vì ngày nào cũng có một vị sa di ni làm massage cho sư bà.

    Do đó, tôi nghĩ rằng việc thực tập xoa bóp có chánh niệm có thể là một phần thực tập của chúng ta. Tùy đại chúng quyết định như thế nào trong pháp đàm, nhưng tôi nghĩ có thể là sau buổi thiền tọa tối, mình thêm vào chừng nửa giờ để làm massage. Người nào trong chúng ta cũng đều phải học để có thể làm massage cho người bạn tu của mình. Người nào không muốn người khác làm cho mình thì có thể tự xoa bóp cho mình. Chúng ta phải xoa bóp, nhất là cái đầu của chúng ta. Mỗi khi tôi làm việc trí óc hơi nhiều thì việc xoa bóp đầu nó giúp tôi rất nhiều. Nếu không làm việc trí óc nhiều mà xoa bóp đầu cho máu lưu thông thì nó cũng rất khỏe. Khi những mạch máu li ti trên đầu mình mà máu huyết không lưu thông, thì mình bị nhức đầu. Vì vậy mà xoa bóp đầu là chuyện mình có thể làm mỗi ngày. Rồi hai vai, lưng, và tay chân. Chúng ta phải họp những người giỏi về khoa xoa bóp, gọi là những tay tổ về nghề xoa bóp ở trong đại chúng, để dạy cách xoa bóp như thế nào để có thể đưa lại sự an lạc sau nửa tiếng thực tập. Chúng ta có thể xoa bóp cho nhau cùng một lượt, người này xoa đầu của người kia, rồi sau lưng mình có một người xoa đầu cho mình, gọi là "dây chuyền". Hoặc chúng ta để một người xoa bóp cho mình 15 phút, rồi mình ngồi dậy và xoa bóp cho người đó 15 phút. Điều đó hoàn toàn do đại chúng quyết định.

    Chúng ta cũng có thể tự xoa bóp lấy, và trong khung cảnh tất cả đều làm thì chúng ta sẽ không làm biếng. Tất cả chúng ta ai cũng biết rằng xoa bóp là rất tốt, nhưng mấy ai đã tự làm được mỗi ngày? Do đó cho nên chúng ta phải có một giờ giấc chính thức để làm chuyện đó.

    Nếu thấy sau buổi ngồi thiền tối không tiện, thì ta dùng thời gian khác, ví dụ trước buổi ngồi thiền sáng hay sau buổi ngồi thiền sáng. Có người nói rằng sau buổi ngồi thiền tối, không còn việc gì cần làm, nên nếu mình kéo dài năm ba phút thì cũng không sao. Chúng ta nên hội ý, nhất là với những người giỏi về án ma pháp để làm sao trong vòng nửa tiếng thì tất cả cơ thể chúng ta từ đầu tới gót chân đều được thoa bóp hết.

    Những tuần lễ vừa rồi tôi được xoa bóp khá đều mỗi ngày, cho nên tôi thấy tình trạng sức khỏe của tôi tăng tiến rất dễ chịu. Mỗi ngày tôi cũng tự xoa bóp cái bụng của tôi khoảng nửa tiếng, cho nên tình trạng bụng của tôi càng ngày càng tốt lên.

    Xin đại chúng tổ chức pháp đàm về vấn đề này để chúng ta có thể thực tập trong vòng vài hôm nữa, hay nếu muốn thì ngay chiều hôm nay.
    Đã chỉnh sửa bởi LUONGYVIET; 26-09-2012, 04:47 PM.
    Similar Threads
  • #2

    Video Án Ma Pháp - Japan - mời vào xem
    Tài liệu hữu ích cho quý đồng nghiệp nghiên cứu về Án Ma Pháp


    [nomedia="http://www.youtube.com/watch?v=gz1jFcZXMXg"]Án Ma Pháp của Nhật CONST - YouTube[/nomedia]


    Với nhiều tập hướng dẫn cho các tác động Án Ma toàn thân. Hình ảnh màu đẹp!

    Cùng sẻ chia.

    Comment

    • #3

      Xin trả lời chung các bạn đã liên lạc

      Muốn tham gia học Án Ma Pháp ở đâu?

      đã khai giảng Khoá 1

      Dự trù tiếp tục

      ÁN MA PHÁP LỚP HỌC MIỄN PHÍ
      hay
      Lớp Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình

      Tại:

      Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Đường Kỳ Đồng Quận 3 TP HCM
      vào lúc 15 giờ 00 đến 16 giờ 30

      Các Khóa tiếp theo vẫn nhận ghi danh của các Bạn:
      ham thích tìm hiểu Đông Y.
      Vui lòng liên lạc với:
      L.M Phạm Phú Lộc phụ trách Mục Vụ và GL Hôn Nhân.

      Phòng phía sau Nhà Sách

      Xin đọc chương trình học kèm theo:

      Chương trình dạy Án Ma Pháp – Dây Ấn – Xoa Bóp - Kinh Lạc Huyệt

      Thời lượng :
      2 tiết học trong buổi – học 40 tiết - Dự trù kéo dài 2 Tháng 2 Tuần

      Phụ trách:
      Trần Đức Huấn
      Lương Y Quốc Gia – K I Bộ Y Tế

      Có kinh nghiệm đứng lớp nhiều năm ở TT RAJCI
      Hội Liên Hiệp Thanh Niên Tp Hồ Chí Minh 103 Trần Quốc Toản, P. 7 - Q. Ba Đ.t: (08) 393 259 52

      Di động: 097 2 420 478 - email: LuongYTran@gmail.com

      Giờ học: Thứ Hai và Thứ Năm - Từ 15g00 - 16g30 (Khoá 1)
      Tại Phòng học của Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế.

      Nội dung:

      1.Giới thiệu tổng quát: Di sản của Tiền Hiền Nước Việt: Nền Y Học Việt đã phát triễn song song cùng với phát triễn của Dân Tộc Việt. Từ trước khi có học thuật của Tân Y.
      2. Học Thuyết Âm Dương – Học Thuyết Ngũ Hành - Học Thuyết Ngũ Tạng.
      3. Học Thuyết Kinh - Lạc - Huyệt. Huyệt là gì ?
      4. Án Ma Pháp: Phương pháp tác động lên Kinh - Lạc - Huyệt - Nhằm tăng sức đề kháng – Phòng và Trị một số bệnh thông thường. Xác định một số Huyệt quan trọng
      5. Án Ma pháp thực hành trị bệnh nhức đầu và săn sóc da mặt.Lý thuyết: Nguyên nhân nhức đầu
      6. Lý thuyết: Nguyên nhân đưa đến Tai biến mạch máu não (TBMMN ). Thực hành AMNP trong phục hồi chức năng vận động sau TBMMN.
      7. Thực hành AMP các chứng: Âm Suy – Dương suy – Lão suy – Táo bón – Ăn không biết ngon.
      8. Thực hành AMP các chứng: Thống kinh – Tiêu chảy - Mất ngủ - Cảm ho.
      9. Trình bày nguyên nhân: Đau nhức xưong khớp – Phong Thấp - Thực hành AMP: Trị liệu.
      10. Thực hành tiếp theo.
      11. Thực hành tiếp theo: Phục hồi chức năng vận động sau TBMMN ( phần động tác cho cơ bắp; khớp )
      12. Trình bày: Nguyên nhân Tiêu Khát – Đái Tháo Đường - Thực dưỡng điều trị (Tuýp 1)
      13. Thực hành AMP trị liệu Tiêu Khát - Mỡ Máu cao.
      14- Thực hành AMP thư giản toàn thân
      15. Cách sắc nấu một thang thuốc Đông Y đúng cách - Giờ uống thuốc trong trị liệu ( Thời sinh Học ).
      16. Lý thuyết: Hội chứng tiền mãn kinh (TMK) phụ nữ - Thực hành AMP ngừa và trị các biểu hiện khó chịu khi gặp các khó khăn trong TMK.
      17. Chuẩn bị Thi: Phần Lý thuyết & Thi Thực hành (bắt thăm triệu chứng > ra Phưong huyệt và thực hành trên người mẫu).
      18. Thi tiếp.
      19. Trao đổi kinh nghiệm và chỉnh sửa những khiếm khuyết trong bài thi thực hành
      20. Lễ Mãn Khoá


      Nội Quy Khóa học Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình (K 1.CSSKGĐ) hay Lớp Án Ma Pháp

      - Học viên vui lòng đúng giờ. Tham dự xuyên suốt và nghiêm túc.
      - Tay của Học viên xin vui lòng vệ sinh và cắt sát móng tay. Có riêng sà phòng sát khuẩn và khăn tay sạch (mang theo khi thực tập).
      - Các câu hỏi về Bài vừa chia sẻ, xin được ghi lại và đưa cho LớpTrưởng, và Gv - để giờ học tiếp theo được trả lời. Các câu hỏi riêng về các chứng bệnh của các Hv hay của người thân - xin vui lòng gửi thư liên lạc qua thư điện tử.
      - Bài Gv yêu cầu soạn trước ở nhà, xin các Hv vui lòng soạn trước ở nhà, và nộp khi đến Lớp cho Trưởng Lớp.
      - Mong mọi việc đều có kết quả tốt trong sự hiểu biết và chia sẻ, để mang đến lợi ích cho Cộng đồng và tha nhân.

      Khóa 1.CSSKGĐ




      Y VIỆT trị bệnh Người VIỆT
      Y_VIET@gmx.com
      Đã chỉnh sửa bởi LUONGYVIET; 27-09-2012, 09:40 PM. Lý do: Muốn tham gia học Án Ma Pháp ở đâu?

      Comment

      • #4

        Y THIỀN CÔNG Luyện tập - ngừa trị các bệnh thông thường


        Y THIỀN CÔNG
        Luyện tập - ngừa trị các bệnh thông thường.


        Phương pháp của Lương Y Đức Minh Trần Đức Huấn


        Trình bày khái lược :

        Vạn vật hữu hình theo Triết Học Đông Phương đều có hai thể :

        1/ Hình thể còn gọi là T H Â N – xờ được, thấy được, có cảm giác; dần hư hoại theo ngày, tháng, năm.
        100 tuổi( vật, người ta )- 1000 năm ( loài thực vật, cổ thụ ) đã dư là phải hư rổng, vùi lấp, hỏa táng.

        2/ Phần cốt lỏi gọi là T H Ầ N – Không biết ở đâu, không thấy được bằng mắt, theo ngày, tháng, năm tiến hóa. Không hư hoại và tồn tại, cho dù THÂN mục rửa ra hay chỉ còn là tro bụi.

        Còn có nhiều tên khác như : TÂM - LINH – PHÁCH – HƯƠNG LINH – HƯƠNG HỒN – VÍA - VONG …

        Từ lý luận Triết Học trên.

        Ta đang và mọi người, mọi vật đều đang “ ăn “ Không Khí để tồn tại, để sống. Người ta hay loài vật chỉ cần dăm ba phút mà không nạp khí vô phổi thì … vô nhà thương hoặc tệ hơn là nhà vĩnh biệt, hoặc bị mổ thịt ngay …

        Tiền Hiền nhiều đời trước đã biết cách thở [ hô hấp ] đúng phép, nhằm mục đích hạn chế ( do khách quan ) cái ăn từ Thủy Cốc.

        Có khi nhiều tháng liền ở nơi thâm sâu, cùng cốc không có được lương thực tiếp tế, cúng dường; chư vị vẫn … sống nhờ luyện tập môn KHÍ CÔNG [ công phu luyện thở ].

        Có thể nói đây là cách nạp cái phần Thanh hao – Tinh hoa của Trời Đất – Và là vật chất, nhưng không thấy; mà chỉ cảm thấy – Ta nạp – Ta Hấp.

        So với vật chất thấy được, có nhiều màu sắc, hương vị, mặn nhạt, ngọt, béo khác nhau từ Thực phẩm, còn gọi là Thủy cốc - Ta ăn - Ta uống

        Công phu hấp thu khí, đúng cách, mỗi ngày, nhiều tháng, năm, nói gọn lại là KHÍ CÔNG.

        Làm cách nào đó để nghỉ ngơi trọn vẹn từ THÂN đến THẦN gọi là THIỀN.

        Dùng cách luyện thở phối hợp với Thiền để ngừa và trị được một số bệnh thông thường, tôi nói đó là Y THIỀN CÔNG vậy.

        Phương pháp tập luyên :

        1. Điều chí [ ý chí – kỹ luật tự giác ]

        2. Điều thân [ngồi một tư thế thẳng xương sống – đúng cách – vững vàng]

        3. Điều tức [ hơi thở ra – Hô . hơi hít vào – Hấp ]

        Thế còn THẦN ? Thần ở đâu để mà định ? Mà buộc Thần nghỉ ngơi ?

        Xưa có nói như sau : “ Tâm viên – Ý mã “

        hoặc : “ Tâm chỉ cần động là đi được ngàn dặm “

        Ví dụ : Chỉ cần nghĩ mình đang ở bên Tây (vì đã có du lịch sang bên đó) là … đã thấy cảnh xưa …

        Làm thế nào để AN ĐỊNH được THẦN, khi mà không biết THẦN đang ở đâu trong THÂN hay ngoài THÂN ?

        Tiến hành vận dụng Y THIỀN đồng thời luyện khí công phu :

        Để làm chủ được hơi thở > Hít vào - Hấp

        > Thở ra - Hô

        Ta mời THẦN làm chủ (2 lổ tai) THÍNH CUNG – Sao cho THẦN phải bận bịu, làm chủ được HƠI THỞ [ còn gọi là TỨC ]

        Nghĩa là khi Hô – Hấp hoàn toàn bằng lổ mũi, tai ta không NGHE được tiếng hít vô thở ra của chính mình!


        Muốn vậy hơi thở không CÂU – không THÚC [ không nhanh = không chậm ]

        Khi THẦN phải làm công việc điều chỉnh âm thanh của hơi thở. Thực sự ta đã AN ĐỊNH được THẦN.

        Tâm trí ta không còn : buồn – giận – đố kị - thương – cảm – sợ sệt – lo toan - sợ hãi nữa.

        Phải chăng là ta đã được nghỉ ngơi trọn vẹn ?


        Đồng thời với cách ĐIỀU TỨC


        ( thở 4 thời mà Cố BS Nguyễn Văn Hưởng đã áp dụng cùng phổ biến rộng trên báo, đài, và dạy dưỡng sinh )

        Nhắc lại cách thở trên :

        1. Hít hơi vào bằng mũi, sao cho không nghe tiếng hít của gió > căng ngực

        2. Hít tiếp hơi thứ hai cho căng bụng.

        3. Từ từ thở ra cũng bằng mũi > điều chỉnh sao cho không nghe tiếng gió thở ra, ép ngực.

        4. Tiếp theo thời thứ tư là thở ra, ép bụng.

        Tôi không đề nghị phép bán già hay kiết già - tư thế hoa sen của Phật gia.

        Mà đề nghị Chư vị ngồi trên một cái ghế có 4 chân vững chắc


        [ thường là ghế không nệm, ghế bàn văn phòng, bàn ăn, vừa tầm, không quá chật, không lọt thỏn thân ]

        Khi ta tiến hành >

        Điều chí – Điều thân > nên chọn một nơi yên ổn, không có gió lùa, mát mẻ, an tịnh, thanh khiết vào một giờ nhứt định trong ngày mà mình ít bị phiền lụy nhứt.

        Với ghế ngồi đã cố định trước đó, đúng giờ, mọi việc đã được an ổn. Ta đến để tiến hành nghi thức

        Y T H I Ề N C Ô N G

        Phần điều thân :

        - Lưng không dựa vào ghế, thẳng lưng.

        - Đầu hơi nghiêng về trước chừng 5 – 7 độ.

        - Hai gót chân đặt sát vào hai chân ghế trước.

        - Bàn chân trần ( không dép, không vớ ) đặt trên nền.

        - Hai mắt khẻ nhắm lại chứ không khép chặc.

        - Miệng mỉm cười, nụ cười của Phật, Bồ Tát hay của Đức Mẹ Maria đồng trinh.

        - Lưỡi đụng với Huyệt Ngân Giao phía trong, chính giữa 2 răng cửa hàm trên.

        Phần điều tức :

        - Hít nhẹ nhàng không gây tiếng kêu rít của gió … nở vùng ngực. Đầy ngực.

        - Tiếp hít như trên, nở bụng

        - Thở ra nhẹ nhàng không gây tiếng kêu rít của gió … ép ngực.

        - Thở ra tiếp như trên, ép bụng.

        Thần làm chủ hơi thở và điều chỉnh sao cho hai tai không nghe tiếng của gió đi vô – đi ra qua lổ mũi.

        Tầng xuất :

        Không nên ham thích mà bỏ các bước yêu cầu :

        - Mỗi ngày trong tháng luyện tập đầu tiên chỉ luyện trong NĂM (05) phút (nên có điều chỉnh giờ bằng điện thoại hay đồng hồ đã canh giờ) và chỉ NĂM phút.

        - Tháng thứ 2 = tăng lên 10 phút.

        - Mỗi tháng tiếp theo tăng thêm 5 phút 5 - 10 - 15 - 20 - 25 - 30 - 35 - 40 - 45 [ tháng thứ 9 = 45 phút > Là LÝ SỐ trong DỊCH KINH – Con số viên mãn ]

        - Ta tiếp tục luyện Y THIỀN CÔNG mỗi ngày 45 phút không ít, không nhiều hơn.

        THU HÁI ĐƯỢC ĐIỀU GÌ KHI LUYỆN TẬP ?

        - Khi điều chí > ta nên người có tự chủ, kỹ luật, ý chí quyết tự thắng sự buông thả, mong muốn hết bệnh tật …

        - Khi điều thân > ta nên người có nụ cười của bậc Thánh – giãn các nếp nhăn, mặt sáng, tươi, đẹp hơn, thấy trẻ ra.

        - Khi điều tức > ta đưa Thanh Hao của Đất Trời vào tận sâu các ly ty huyết quản > thanh lọc được uế trọc trong máu huyết > tăng tuần hoàn oxy > ít bệnh hơn do cơ thể được nâng cao đề kháng nội tại. Từ đó các bệnh thông thường được tự điều chỉnh. Ăn ngủ ngon hơn, hấp thu vận hóa tốt hơn.

        - THẦN > không lo nghĩ trong 45 phút THIỀN AN ĐỊNH > lo âu, căng thẳng nào còn?

        THỈNH CẦU :

        của người đưa ra phương pháp Y THIỀN CÔNG

        Chư vị luôn được an lạc – viên phước – thọ lộc – khang an.

        Có kết quả hoặc còn điều chi chưa rỏ, kính xin Chư vị rộng lòng gởi thơ điện tử về cho học trò.

        LuongYTran@ymail.com

        Trân trọng biết ơn.

        Comment

        • #5

          Là một phương pháp trị liệu và ngăn ngừa bệnh không dùng thuộcc.

          Ngoài ra Đông Y Học còn có một số trị liệu pháp
          KHÔNG DÙNG THUỐC khác, trong ngừa và trị bệnh khác như:
          - Cạo gió - giác hơi - chích lể - châm kim - cứu đốt - và rất nhiều "hội đoàn liệu pháp" nhằm ngừa trị bệnh; mà hiện nay còn gọi là DƯỠNG SINH LIỆU PHÁP
          Đã chỉnh sửa bởi LUONGYVIET; 22-09-2012, 04:26 PM.

          Comment

          • #6

            Sách về Án Ma Pháp ở Việt Nam

            Án ma liệu pháp xoa bóp trị bệnh trẻ em - Lưu Ngọc Vĩ



            Giới thiệu về nội dung

            Cuốn sách Án ma liệu pháp xoa bóp trị bệnh trẻ em được biên dịch từ cuốn Nhi Đồng Bệnh An Ma Liệu Pháp Thái Sắc Đồ Giải của Lưu Ngọc Vĩ. Sách chia ba chương:

            - Chương 1 - Khái lược, bàn về phạm vi trị liệu của khoa án ma, thủ cǎn bản, phương pháp tìm huyệt vị và một số huyệt vị thường dùng.

            - Chương 2 - Trị liệu, đề cập 19 bệnh tật thông thường về đường hô hấp (viêm khí quản, ho), bệnh đường ruột (đau bụng, tiêu chảy, táo bón), bệnh tiết niệu (đái dầm), syu dinh dưỡng (cam tích, biếng ǎn, còi xương), bệnh ngũ quan (cận thị, chảy máu cam, loét miệng), bệnh truyền nhiễm (thuỷ đậu, quai bị), nóng sốt, cảm cúm, khóc đêm, động kinh...Nêu rõ nguyên nhân phát sinh bệnh, chứng trạng, thủ pháp án ma và cách phòng trị.

            - Chương III - Bảo vệ sức khoẻ, đề cập 9 phương pháp bảo vệ sức khỏe: xoa bóp làm cường tráng, điều chỉnhcơ nǎng tạng phủ, phòng ngừa bệnh cảm cúm, làm mau lớn tinh khôn, tǎng cường chức nǎng tiêu hoá, bồi bổ tạng thận, điều chỉnh tình trạng thức và ngủ, phòng ngừa làm giảm độ cận thị.


            Comment

            • #7

              Sách Huyệt vị - Tham khảo để tự Dây Ấn Xoa Bóp trong tự điều trị.

              Sách Huyệt màu.

              http://www.mediafire.com/view/?hahzx859d3bpe36

              Là tài sản của mọi Người, tôi chỉ bỏ công thu nhặt lấy và sắp xếp lại; và Up lên Mediafire. Quý vị có thể Down về PC để in ra sách.
              Nếu coi thấy có bổ ích, vui lòng chuyển đến người thân, đặng kiếm chút phước !

              Comment

              • #8

                Có bao nhiêu thủ pháp?

                Ấn hay Điểm huyệt.
                Xoa
                Nhào
                Đẩy
                Bắt gió
                Véo
                Xát
                Nhào và véo


                Rung hay lắc
                Đấm
                Kéo
                Phân
                Hợp
                ...
                Bằng: các ngón tay
                Cườm tay
                Cổ tay
                Cánh tay
                Bắp tay
                Gót chân
                Cùi chõ
                Và với các trợ y cụ khác,
                Như : với một cái chén trơn, cục đá tròn tròn sạch, óng tre, dùi gỗ

                không nhọn đầu..v...v...


                Comment

                Working...
                X
                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom