• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Y Học Cổ Truyền là một phần của Bản Sắc Việt

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Y Học Cổ Truyền là một phần của Bản Sắc Việt

    Kính gởi BQT Diễn Đàn chutluulai.net

    Xin có góp ý :

    Giữ gìn bản sắc Việt, theo tôi YCHT cũng là một phần quan trọng của bản sắc Việt?

    - Y Học Cổ Truyền nên chăng cho một Box riêng? Tôi có thể đảm nhiệm, mặc dù về kinh nghiệm "nghề" chỉ chưa được quá 40 năm . Và vi tính thì... tự hoc.

    Trân trọng góp ý cùng Quý Vi.

    Đồng thời kính chúc : - May mắn - Sức khoẻ - lạc quạn để phục vụ ngày càng tốt hơn xã hội.

    Kính thơ.


    Y_VIỆT cho Người VIỆT
    Y_VIET@mail.com
    Similar Threads
  • #2

    Tôi xin ủng hộ có chuyên mục riêng về YHDT Việt, thanks Bác đã gợi ý và xin đảm nhiêm.

    Comment

    • #3

      Y Dược học cổ truyền là một truyền thống văn hoá quý báu của nhân dân ta


      SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
      VỤ Y HỌC CỔ TRUYỀN
      Y Dược học cổ truyền dân tộc là một truyền thống văn hoá quý báu của nhân dân ta, truyền thống văn hoá quý báu này đã bị chế độ thực dân loại khỏi vị trí nhà nước và bị kìm hãm trong những năm Nước ta bị đô hộ.
      Sau khi nước nhà giành lại độc lập tự do, việc thành lập Vụ Ðông y trong Bộ Y tế là thể hiện sự trân trọng và thể hiện đường lối, chủ trương của Ðảng, của Bác Hồ, của Nhà nước ta đối với Y Dược học cổ truyền dân tộc là: Kế thừa - Phát huy-Phát triển Y Dược học cổ truyền dân tộc, kết hợp với Y học hiện đại-Xây dựng nền Y tế, Y Dược học Việt Nam XHCN.
      Y Dược học cổ truyền dân tộc (YDHCTDT) đã được trả lại đúng vị trí và từng bước xây dựng thành một hệ thống tổ chức trong hệ thống y tế Nhà nước và các tổ chức hội quần chúng nghề nghiệp (Hội Ðông y Việt Nam, Hội Châm cứu Việt Nam) ở TW và các tỉnh thành phố, các quận huyện xã, phường.
      QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VỤ YHCT
      Năm 1957, sau khi hoà bình được lập lại trên miền bắc nước ta , Vụ Ðông y được thành lập đồng thời với Viện Nghiên cứu Ðông y và Hội Ðông y ViệtNam.
      Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ và sau ngày thống nhất đất nước, tổ chức quản lí công tác Ðông y của Bộ y tế cũng đã biến động theo điều kiện cụ thể của từng thời kì phát triển của đất nước như sau:
      - Giai đoạn 1957-1962 mô hình tổ chức là Vụ Ðông y, Vụ trưởng Vụ Ðông Y giai đoạn này là Bác sỹ Nguyễn Văn Hưởng (lúc đó là Viện trưởng viện nghiên cứu Ðông y, kiêm Vụ Trưởng vụ Ðông y.)
      - Từ năm 1962 - 1965 Vụ Ðông y chuyển đổi thành phòng Ðông y trực thuộc Bộ, Trưởng phòng là Lương y Thái Duân.
      - Năm 1965 chuyển từ phòng Ðông y trực thuộc Bộ xuống là Phòng Ðông y trong Vụ điều trị, thời kỳ này BS Nguyễn Viết Tỵ là trưởng phòng (mô hình này tồn tại tới năm 1973).
      - Từ 1973 đến 1977: từ phòng Ðông y trực thuộc Vụ điều trị được chuyển thành phòng Ðông y trực thuộc Bộ, thời kỳ này đồng chí Hồ Nam nguyên Phó viện trưởng viện nghiên cứu Ðông y làm trưởng phòng.
      - Giai đoạn 1977 - 1993: năm 1977, sau khi nước nhà thống nhất, do yêu cầu tăng cường quản lý Y học cổ truyền dân tộc trong cả nước Vụ Y học dân tộc được thành lập trên cơ sở là phòng Ðông y - Bộ Y tế theo Quyết định số 151/CP ngày 01/6/1977. Bác sỹ Tô Văn Sáng, Phó viện trưởng phụ trách Viện nghiên cứu đông y được bổ nhiệm làm quyền Vụ trưởng rồi là Vụ trưởng Vụ Y học dân tộc. Tháng 10 năm 1992 BS Tô Văn Sáng được nghỉ hưu. Tiếp đó dược sỹ CK II Nguyễn Ðức Ðoàn được bổ nhiệm là quyền Vụ trưởng rồi Vụ trưởng.
      - Năm 1993 để phù hợp với tình hình mới, Vụ y học dân tộc được đổi tên là Vụ Y học cổ truyền (YHCT), DS CKII Nguyễn Ðức Ðoàn tiếp tục giữ chức Vụ trưởng Vụ YHCT tới năm 1999 nghỉ hưu và BS CKII Phạm Hưng Củng được bổ nhiệm làm Vụ trưởng vụ YHCT cho tới nay.
      Thực hiện nhiệm vụ chính trị, Công tác YHCT là một công tác hoàn toàn mới trong lĩnh vực quản lí, chỉ đạo về chuyên môn của Bộ y tế. Ngay từ khi mới thành lập Vụ Ðông y đã dựa vào đường lối chủ trương của Ðảng đối với nền văn hoá dân tộc và thư chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị cán bộ ngành y tế tháng 2/1955 để vạch kế hoạch triển khai các mặt công tác từ năm 1957 đến năm 1960 với trọng tâm là:
      - Xây dựng Vụ Ðông y, Viện nghiên cứu Ðông y và giúp đỡ xây dựng cơ quan Trung ương Hội Ðông y.
      - Nghiên cứu và đề xuất ban hành một số chính sách về kế thừa YDHCT; về cải tạo Ðông dược tư doanh, thành lập các tập đoàn - Hợp tác xã Ðông y, dược tư doanh, về hành nghề khám chữa bệnh, sản xuất và bán thuốc YHCT.
      Tháng 9 năm 1960, để chuẩn bị cho Ðại hội Ðảng, Vụ Ðông y đã tham mưu đề xuất trình lên Ðảng Ðoàn Bộ y tế phương châm, đường lối chủ trương về công tác Ðông y và kết hợp Ðông y và Tây y, đã được Ðảng Ðoàn Bộ y tế chấp thuận trình lên TW Ðảng, đã được đưa vào Báo cáo chính trị và Nghị quyết Ðại hội Ðảng lần thứ III.
      Căn cứ vào Nghị quyết Ðại hội Ðảng lần thứ III Vụ Ðông y đã dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ duyệt ban hành Chỉ thị 101/ TTG ngày 15/02/1961 về tăng cường công tác Ðông y và trình lãnh đạo Bộ ban hành Ðề án thực hiện Chỉ thị 101/TTg. Từ đây công tác Ðông y được phát triển: hàng trăm tập đoàn; hợp tác xã Ðông y được thành lập; hàng ngàn Lương y đã công hiến tài liệu, các cây thuốc, bài thuốc gia truyền kinh nghiệm; phong trào sử dụng thuốc nam trong các trạm y tế hộ sinh dân lập được nhen nhúm; một số phân Hội đông y tỉnh thành phố dược thành lập làm hậu thuẫn cho công tác Ðông y ở các Sở, Ty Y tế tỉnh thành phố.
      Tiếp theo chỉ thị 101/TTg; Chính phủ ra tiếp Chỉ thị 210 TTg ngày 06/12/1966 về việc khai thác và phát triển cây, con làm thuốc, Chỉ thị 21/CP ngày 19/2/1967 về tăng cường công tác nghiên cứu Ðông y kết hợp Ðông y và Tây y và Nghị Quyết 266/CP ngày 19/10/1978 về phát triển Y học dân tộc cổ truyền, kết hợp chặt chẽ với Y học hiện đại nhằm xây dựng nền Y học Việt Nam.
      Vụ Ðông y, Phòng Ðông y, Vụ y học dân tộc trước đây và Vụ Y học cổ truyền ngày nay đã nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm, đề xuất tham mưu cho ban cán sự, Lãnh đạo Bộ từng bước hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lí chỉ đạo, hệ thống chuyên môn kĩ thuật của Y học cổ truyền; xây dựng các nội dung công tác trong lĩnh vực Y học cổ truyền; đưa vào kế hoạch ngắn hạn, dài hạn của ngành y tế, từng bước xúc tiến việc quản lí chỉ đạo thống nhất các mặt công tác Y học cổ truyền ở miền Bắc rồi trong cả nước, sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng (30/4/1975) nhằm thực hiện các mục tiêu chính sau:
      - Tiếp tục thực hiện cải tạo Ðông y dược tư doanh ở vùng mới giải phóng xây dựng củng cố kiện toàn hệ thống tổ chức y học dân tộc trong Ngành y tế bao gồm: tổ chức quản lí và tổ chức thực hiện công tác y học dân tộc ở TW và các tỉnh thành phố trong cả nước.
      - Kế thừa nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu kết hợp với Y học hiện đại để tăng cường khả năng phòng bệnh chữa bệnh cho nhân dân và chỉnh lí nâng cao YDHCT trên cơ sở khoa học .
      - Ðào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ YDHCT mới (Y sỹ - Bác sỹ, Dược sỹ, cán bộ quản lí YDHCT) song song với việc sử dụng và bồi dưỡng các Lương y đã có từ trước.
      - Xây dựng các chính sách, chế độ nhằm thúc đẩy việc kế thừa phát huy phát triển YDHCT kết hợp YDHCT với Y học hiện đại; xây dựng và hoàn thiện các Văn bản pháp quy về YDHCT làm cơ sở cho công tác quản lí Nhà nước trong lĩnh vực YDHCT.
      Kế tục công việc của Vụ Ðông y và Phòng Ðông y trước đây, lãnh đạo và chuyên viên của Vụ Y Học cổ truyền đã nỗ lực phấn đấu vừa làm vừa học tập, rút kinh nghiệm để nghiên cứu đề xuất các chủ trương, biện pháp chỉ đạo, thực hiện các mặt công tác YDHCT làm sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội trong mỗi thời kì phát triển mới của đất nước.
      Trong những năm qua, đặc biệt là sau 15 năm đổi mới của đất nước, với một tập thể không nhiều nhưng đã đoàn kết nhất trí tham mưu đắc lực cho lãnh đạo Bộ trong công tác YDHCT và đã đạt được những thành tựu quan trọng như:
      1/ Ðã kịp thời tham mưu cho lãnh đạo Bộ tổng kết 55 năm thực hiện đương lối, chính sách của Ðảng, Nhà nước về kế thừa, phát huy, phát triển YDHCT đánh dấu một chặng đường, kết thúc cơ bản giai đoạn kế thừa kết hợp YHCT với Y học hiện đại.
      2/ Trên cơ sở tổng kết đánh giá đúng những thành tựu đã đạt được cũng như những tồn tại và nguyên nhân, tham mưu đề xuất với Ðảng, Nhà nước hoạch định đường lối, chủ trương nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc phát huy, phát triển Y học cổ truyền, một di sản văn hoá phi vật thể của dân tộc, kết hợp chặt chẽ với Y học hiện đại nhưng không làm mất đi bản sắc của Y học cổ truyền và đổi mới hệ thống tổ chức Y học cổ truyền phù hợp với điều kiện mới của đất nước.
      3/ Ðường lối chiến lược đó được thể hiện trong: Hiến pháp, Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân, Nghị quyết 04/NQ-HN-TW ngày 14 / 01 / 1993 của Ban chấp hành TW Ðảng Cộng sản Việt Nam về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Quyết định 37/CP ngày 20/6/1996 của Chính phủ về định hướng chiến lực bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong những năm 1996-2000 và 2020 và gần đây nhất, ngày 03 tháng 11 năm 2003 Thủ tướng Chính Phủ đã có QÐ số 222/2003/QÐ-TTg ban hành Chính sách Quốc gia và chiến lược phát triển YDHCT đến năm 2010.
      4/ trong quá trình chỉ đạo triển khai thực hiện đã có những đổi mới về cơ chế quản lí, đổi mới về biện pháp chỉ đạo trong lĩnh vực Y học cổ truyền đáp ứng được những đòi hỏi thực tế và cấp bách của người bệnh, của xã hội như:
      a . Trong lĩnh vực quản lí nhà nước
      Ðã phối hợp chặt chẽ với các Vụ, Ban, Ngành có liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Bộ ban hành các Văn bản pháp quy dưới luật: Quyết định, Chỉ thị, Thông tư, các quy chế chuyên môn về YDHCT kịp thời giúp cho sự quản lý Nhà nước, tháo gỡ được những khó khăn trong xây dựng màng lưới tổ chức đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học, hoạt động khám chữa bệnh, sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của hệ thống Y Dược cổ truyền trong y tế nhà nước và gần 2000 cơ sở y dược cổ truyền tư nhân, đã hạn chế được nhiều tiêu cực bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường và nền kinh tế mở. Ðã có sáng kiến đề xuất với lãnh đạo Bộ lấy ngày mất của Hải Thượng Lãn Ông làm ngày truyền thống của giới y học cổ truyền trong cả nước và vận dụng 9 điều y huấn cách ngôn của Hải Thượng Lãn Ông để giáo dục y đức cho các cán bộ y học cổ truyền và y học hiện đại, được lãnh đạo Bộ chấp nhận, đã tổ chức ngày truyền thống đầu tiên vào ngày 15/01 năm Canh thìn và ngành y tế đã lấy ngày ngày 15 tháng 01 âm lịch hàng năm để tổ chức tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông và Tuệ Tĩnh.
      b. Chỉ đạo xây dựng mạng lưới tổ chức Y học cổ truyền và phát triển nhân lực chăm sóc sức khoẻ cộng đồng trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
      - Ðã tích cực chỉ đạo đổi mới hoạt động của các Viện - Bệnh viện y học cổ truyền theo hướng đa khoa hoá điều trị cả bệnh cấp tính, mãn tính và bệnh thuộc các chuyên khoa. Từng bước đầu xây dựng cơ sở, mua sắm trang thiết bị, chuẩn hoá y học cổ truyền tiến lên chính qui hiện đại, kết hợp với y học hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc của Y học cổ truyền, làm tăng thêm chỉ số hấp dẫn, thu hút người bệnh. Công xuất giường bệnh của các cơ sở điều trị của Y học cổ truyền đều đạt tỷ lệ cao từ 90% trở lên. Hiện nay trong cả nước đã có 53 Viện, bệnh viện Y học cổ truyền, các cơ sở đều có cơ sở khang trang hiện đại. Gần 500 khoa Y học cổ truyền trong các Viện - Bệnh viện y học hiện đại được củng cố phục hồi. Một số khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện YHCT bước đầu đã có những đề tài nghiên cứu kết hợp y học hiện đại có hiệu quả, gần 1000 đề tài nghiên cứu cấp cơ sở đã được nghiệm thu.
      - Các Viện y học cổ truyền phối hợp với các cơ sở y học hiện đại trong Ngành đã nghiên cứu xác định được 35 bệnh chứng chữa bằng châm cứu, thuốc cổ truyền có hiệu quả; 20 qui trình trồng cây thuốc có nhu cầu lớn trong chữa bệnh của y học cổ truyền, Y học hiện đại được công nhận là các luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ và Tiến sỹ xuất sắc.
      - Ðã phối hợp với Vụ khoa học đào tạo chỉ đạo Bộ môn y học cổ truyền xây dựng chương trình đào tạo Bác sỹ y học cổ truyền thống nhất trong cả nước lần đầu tiên được bộ Giáo dục và Ðào tạo nhất trí thông qua cho ban hành thực hiện và biên dịch, biên soạn các tài liệu kinh điển chủ chốt của y học cổ truyền Ðông phương và các danh y lỗi lạc trong nước cùng các sách chuyên đề làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy đào tạo phát triển nhân lực chuyên sâu y học cổ truyền với gần 500 Bác sỹ CK1 và CK2 Y học cổ truyền và nhiều Thạc sỹ, Tiến sỹ, Giáo sư. Ðã phối hợp với các Vụ, các Ngành liên quan xây dựng đề án thành lập trường Ðại học YDHCT trình lãnh đạo Bộ.
      - Ðã có sáng kiến lồng ghép 10 điểm CSSKBÐ vào các hoạt động của y dược học cổ truyền ở tuyến y tế cơ sở nhằm xã hội hoá y dược học cổ truyền trong CSSKND. Trên cơ sở lồng ghép này đổi mới công tác thuốc nam châm cứu ở cộng đồng; đề xuất và chỉ đạo điểm xây dựng mô hình "Tủ thuốc xanh gia đình" gắn liền với chủ trương phát triển kinh tế trang trại gia đình xoá đói giảm nghèo của Ðảng, Chính Phủ. Hiện nay tủ thuốc xanh gia đình được xây dựng trên cơ sở cải tạo vườn tạp của gia đình trồng xen kẽ các loại cây vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị làm thuốc (cây rau cây thuốc, cây quả cây thuốc, cây cảnh cây thuốc); khi gia đình hay cộng đồng có bệnh thì đó là nguồn cung cấp thuốc chữa bệnh tại chỗ, khi không có bệnh thì vườn cây là nguồn thu nhập kinh tế của gia đình, của cộng đồng. Mô hình này được Ðảng, Chính quyền địa phương đánh giá cao, coi đây là một trong những giải pháp thiết thực góp vào việc xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái ở địa phương nên được cộng đồng nhiệt liệt hoan nghênh , hưởng ứng tích cực góp phần thúc đẩy, khôi phục lại phong trào sử dụng Y học cổ truyền và thuốc nam châm cứu, xoa bóp dưỡng sinh ở tuyến y tế cơ sở và cộng đồng. Mô hình này được tổ chức y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương, Tổ chức Sida của Thuỵ Ðiển chấp nhận tài trợ để phát triển ở nước ta và phổ biến cho một số nước khác nghiên cứu ứng dụng trong cải thiện sức khoẻ và đời sống.
      - Sử dụng thuốc nam xoa bóp, dưỡng sinh CSSKCÐ trở thành một trong những biện pháp hữu hiệu chăm soc sức khoẻ nhân dân các vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc ít người ở biên cương, chăm sóc sức khoẻ người nghèo, góp phần thực hiện công bằng xã hội trong chính sách y tế và an ninh chính trị đang được triển khai, mở rộng ở các tỉnh thành phố trong cả nước.
      - Hiện nay Vụ YHCT đang trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch triển khai chính sách Quốc gia về YHCT giai đoạn 2001 - 2010.
      c- Trong lĩnh vực đối ngoại:
      Vụ Y học cổ truyền đã tích cực tìm đối tác và chỉ đạo các viện, Bệnh viện Y học cổ truyền tìm đối tác tranh thủ sự giúp đỡ của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cũng như các tổ chức phi chính phủ và tổ chức nhân đạo khác giúp đỡ, hợp tác. Hiện nay Việt Nam đã có quan hệ với hơn 40 nước và các tổ chức quốc tế về YHCT, Viện Y học cổ truyền Việt Nam được WHO công nhận là trung tâm hợp tác nghiên cứu Y học cổ truyền của WHO ở Việt Nam. Vụ Y học cổ truyền đã tranh thủ sự giúp đỡ của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương cho in bản tập sách bằng hai thứ tiêng Anh-Việt để giới thiệu truyền thống và các hoạt động của Y học cổ truyền Việt Nam với cộng đồng Quốc tế được WHO đánh giá cao.
      Vụ đã tham mưu đề xuất với Chính phủ trình bày trong hội nghị hằng năm các nước thuộc khối ASEM về sử dụng Y học cổ truyền một, di sản văn hoá dân tộc để chăm sóc sức khoẻ cộng đồng đã được nguyên thủ các nước ASEM chấp nhận và coi đây là sáng kiến của Chính phủ Việt Nam.
      Trong các ngày 18-20/3/1999, Chính Phủ đã giao cho Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức Hội thảo cấp chuyên viên kỹ thuật các nước ASEM tại Hà Nội-Việt Nam để trao đổi thống nhất chương trình hành động thực hiện sáng kiến của Việt Nam trình Chính phủ các nước trong khối thực hiện trong những năm tới. Ngày 04 - 05/12/ 2000 Bộ Y tế đã chủ trì tổ chức Hội nghị Quốc tế ASEM2 với nội dung Kết hợp YHCT và YHHÐ chữa các bệnh khó và ngày 30-31/3/2002 Bộ Y tế đã chủ trì tổ chức Hội nghị Quốc tế với nội dung “Hiện đại hoá YHCT”. Vụ Y học cổ truyền đã phối hợp với Vụ Hợp tác Quốc tế , Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính kế toán, Vụ khoa học đào tạo , Pháp chế và Văn phòng Bộ tổ chức tốt hội thảo này cả về nội dung và sinh hoạt ăn ở đi lại…. được các nước tham dự nhiệt liệt hoan nghênh.
      5- Hiện nay dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế, Vụ Y học cổ truyền đang tiếp tục chuẩn bị và phối hợp với các Ban, Ngành hữu quan soạn thảo các đề án nhằm phát triển Y học cổ truyền theo tinh thần các NQ 04/NQ-HN-TW của Ðảng-Quyết định 37/ CP và chỉ thị 25/1999/CT-TTG của Chính phủ. Vụ đã dự thảo mục tiêu nhiệm vụ công tác y học cổ truyền trong những năm 2000-2020 được Bộ trưởng Bộ Y tế chấp nhận và giới thiệu trong Hội thảo quốc tế các nước trong khối ASEM vừa qua là:
      - Phát huy được mọi tiềm năng nội lực của YDHCT và kết hợp YDHCT với YDHHÐ phục vụ tốt cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
      - Ðổi mới và hoàn thiện hệ thống tổ chức YDHCT theo hướng hiện đại hoá, đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ: nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, chẩn đoán điều trị, bào chế sản xuất, nuôi trồng cây con làm thuốc YHCT.
      - Xã hội hoá, đa dạng hoá các hoạt động YDHCT của Nhà nước và tư nhân nhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội vào việc phục hồi, phát huy, phát triển nền Y học cổ truyền độc đáo và đặc sắc của dân tộc.
      - Nâng cao và phát triển kỹ năng, kỹ thuật của Y học cổ truyền Việt Nam, kết hợp với Y dược học hiện đại để hội nhập YHCT với các nước trong khu vực và thế giới, xây dựng nền y học Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
      Nhìn lại chặng đường phát triển của Y học cổ truyền sau 15 năm đổi mới, có thể khẳng định: dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự, Lãnh đạo Bộ, Ðảng uỷ, Công đoàn cơ quan Bộ và sự phối hợp giúp đỡ của các Vụ, Cục, Ban, Ngành, Tổ chức xã hội có liên quan, Vụ y học cổ truyền đã có những đóng góp hết sức quan trọng trong tham mưu cho Lãnh đạo Bộ về quản lí, chỉ đạo thực hiện các mặt công tác và thu được những kết quả tốt, không những không để cho YDHCT dân tộc mai một, mà còn được phát triển hơn.
      Lãnh đạo Vụ và các chuyên viên trong Vụ luôn luôn đoàn kết nhất trí, suy nghĩ tìm tòi các biện pháp và sáng tạo hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao.
      Từ năm 1985 đến 1997 Vụ liên tục đạt danh hiệu "Tổ Lao động XHCN", Chi bộ Ðảng luôn đạt danh hiệu "Chi bộ trong sạch vững mạnh". Công đoàn Vụ luôn đạt "Công đoàn vững mạnh".
      Dưới sự chỉ đạo của Vụ trong các dịp xét khen thưởng hàng năm (Các cơ sở điều trị của hệ Y học cổ truyền bình chọn chung với các cơ sở điều trị của Y học hiện đại) nhiều Viện, Bệnh viện Y học cổ truyền được nhận cờ thi đua luân lưu của Thủ tướng Chính phủ, huân chương lao động của Nhà nước, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ y tế và của UBND tỉnh, thành phố.
      Cố bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng người Vụ trưởng Ðông y và Viện trưởng Viện Ðông Y đầu tiên đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và được vinh dự nhận giải thưởng Hồ Chí Minh.
      Trong báo cáo tổng kết phong trào thi đua người tốt việc tốt tại lễ kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam và biểu dương Người tốt việc tốt 21/2/1998, Bộ trưởng Bộ y tế đã biểu dương hệ Y học cổ truyền và biểu dương các thế hệ Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền 15 năm liên tục là chiến sĩ thi đua.
      Ðể tiếp bước con đường phát triển đầy khó khăn trước mắt và lâu dài, Vụ Y học cổ truyền cần được tiếp tục xây dựng ngày càng vững mạnh, đương đầu với mọi khó khăn trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, phát huy thế mạnh của Y học cổ truyền Việt Nam, thực hiện lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng của Người và quan điểm của Ðảng và nhà nước ta về Y học cổ truyền: "Kế thừa bảo tồn, phát huy, phát triển Y dược học cổ truyền, kết hợp Y dược học cổ truyền với Y-dược học hiện đại, xây dựng nền Y dược Việt Nam Khoa học, dân tộc, đại chúng".


      Nguồn: Trang tin điển tử Bộ Y Tế

      Comment

      • #4

        Ủng hộ

        Dạ!Mình thấy đây là ý kiến tuyệt vời.Dân Việt mình còn nghèo và khổ lắm.Người Việt mình sống trên kho thuốc mà không biết.Phải phổ biến cho mọi người biết công dụng chữa bệnh của các loại thực phẩm rau cỏ quanh ta.Tây y chỉ chữa triệu chứng còn đông y chữa nguyên nhân.Có những bệnh nếu chữa tây y nếu có khỏi bệnh cũng trả giá rất đắt về sức khoẻ nhưng chữa bằng đông y kết quả rất tuyệt vợi.Hai bệnh mà tôi biết chắc chữa hay hay hơn Tây y là bệnh chàm và đau dạ dày có nhiễm HB.Bệnh kiết lỵ cũng vậy.
        xin cám ơn

        Comment

        • #5

          Trang chutluulai có chủ trương Văn Thơ Truyện thôi sao?

          Nếu chỉ Văn Thơ Truyện... thì YHDT Việt không có "đất cắm dùi" rồi!? Đành qua Trang về Y Hoc.
          Thi thoảng ghé lại chơi thôi!

          Comment

          Working...
          X
          Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom