• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Nền Giáo Dục Outdoor của Phong Trào Hướng Đạo

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Nền Giáo Dục Outdoor của Phong Trào Hướng Đạo

    Phương pháp Hướng đạo

    Phương pháp Hướng đạo là phương pháp chính yếu mà các tổ chức Hướng đạo, nam và nữ, dùng để điều khiển các đơn vị của họ. Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới diễn tả Hướng đạo như "...một phong trào giáo dục phi chính trị cho thanh thiếu niên, mở rộng cho tất cả và không phân biệt nguồn gốc, chủng tộc, tín ngưỡng miễn sao phù hợp với mục đích, các nguyên tắc và phương pháp được ấp ủ bởi người sáng lập ra phong trào.... Đấy chính là mục tiêu của Hướng đạo "để góp phần phát triển thanh thiếu niên có được thân thể cường tráng, đạt được tiềm năng về trí tuệ, về xã hội và về tâm linh cho chính bản thân cũng như trở thành các công dân có trách nhiệm, trở thành các thành viên của cộng đồng địa phương, của quốc gia và của quốc tế".
    Các nguyên tắc Hướng đạo diễn giải một luật cư xử cho tất cả thành viên, mô tả về phong trào. Phương pháp Hướng đạo là một hệ thống cấp tiến được tạo ra để đạt được các mục tiêu này, bao gồm bốn yếu tố:

    Lời hứa và Luật Hướng đạo biểu hiện những giá trị chung của phong trào Hướng đạo khắp thế giới, và làm các hội Hướng đạo khắng khít với nhau. Tầm quan trọng của "học tập bằng phương pháp thực hành" là cung cấp các kinh nghiệm và sự định hướng sẵn có như một phương pháp thực tế để học tập và xây dựng sự tự tin. Các nhóm nhỏ xây dựng sự đoàn kết, tình bạn thân thiết, và một bầu không khí hữu nghị gắn bó. Những kinh nghiệm này, cùng với sự nhấn mạnh về tính chất đáng tin cậy và danh dự cá nhân giúp phát triển tinh thần trách nhiệm, đức tính, sự tự tin, tự chủ và sự sẵn sàng, những giá trị này sau cùng sẽ giúp ích trong việc hợp tác và làm lãnh đạo. Một chương trình với nhiều hoạt động hấp dẫn và cấp tiến sẽ mở rộng chân trời cho Hướng đạo sinh và làm Hướng đạo sinh thêm gắn bó với nhóm của mình. Các hoạt động và các trò chơi là một cách thức thú vị để phát triển các kỹ năng, thí vụ như sự tháo vát lanh lợi của đôi bàn tay. Một khung cảnh ngoài trời sẽ cho Hướng đạo sinh tiếp xúc gần gũi với môi trường thiên nhiên.
    Từ khi Hướng đạo được khai sinh vào năm 1907, Hướng đạo sinh khắp thế giới đã làm lễ tuyên hứa hoặc tuyên thệ sống theo các lý tưởng của phong trào và tuân theo Luật Hướng đạo. Hình thức của lời hứa và các điều luật có thay đổi ít nhiều theo từng quốc gia và thời gian, nhưng phải đạt các yêu cầu của Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới để một hội Hướng đạo quốc gia đủ tiêu chuẩn làm thành viên của phong trào.

    Châm ngôn Hướng đạo, "Sắp Sẵn" (Be Prepared), đã được dùng bằng nhiều thứ tiếng bởi hàng triệu Hướng đạo sinh từ năm 1907. Ít được biết đến hơn là Khẩu hiệu Hướng đạo, "Mỗi ngày làm một việc thiện".

    Hoạt động



    Những cách thông thường để thực hiện phương pháp Hướng đạo gồm có: thứ nhất là để cho Hướng đạo sinh trải qua thời gian với nhau trong các nhóm nhỏ, cùng với các kinh nghiệm chia sẻ, các nghi thức và các hoạt động, và thứ hai là nhấn mạnh đức tính công dân tốt và sự tự tạo ra quyết định bởi thanh thiếu niên trong cách sao cho hợp lý với lứa tuổi. Gieo trồng tình yêu và sự hiểu rõ giá trị cuộc sống ngoài trời và các hoạt động ngoài trời là một yếu tố chính. Các hoạt động sơ khởi bao gồm cắm trại, kỹ thuật thủ công rừng, trò chơi dưới nước, du hành, mang trang bị sau lưng và các trò thể thao.
    Cắm trại thường thì được sắp xếp ở cấp đơn vị, thí dụ như một đoàn hay liên đoàn Hướng đạo, nhưng cũng có các cuộc cắm trại định kỳ và các trại họp bạn (jamboree). Cắm trại được tổ chức vài lần trong một năm và có thể có vài nhóm trong địa phương hay vùng cùng cắm trại chung với nhau trong cả thời gian cuối tuần. Những kỳ trại này thường thường có một đề tài, thí dụ như thám du. Trại Họp bạn Tráng sinh Hướng đạo Thế giới (World Scout Moot) khởi đầu là một cuộc tụ họp dành cho các Tráng sinh nhưng chính yếu tập trung vào huynh trưởng Hướng đạo. Các Trại Họp bạn là các sự kiện quốc tế hoặc sự kiện quốc gia lớn được tổ chức bốn năm một lần, trong thời gian đó hàng ngàn Hướng đạo sinh cắm trại cùng với nhau trong khoảng thời gian từ một đến hai tuần. Các hoạt động sẽ bao gồm các trò chơi, thi đua tài thủ công và kỹ thuật Hướng đạo, trao đổi huy hiệu, băng hiệu, nút hiệu, các trò chơi dưới nước, điêu khắc gỗ, bắn cung, bắn súng trường và súng ngắn và các hoạt động liên quan đến đề tài của sự kiện
    .
    Tại một vài quốc gia, điểm nổi bật trong năm cho các Hướng đạo sinh là trải qua ít nhất một tuần trong mùa hè để tham dự một hoạt động ngoài trời. Có thể là một cuộc cắm trại, đi bộ đường dài, đi thuyền buồn, hoặc các chuyến đi chơi khác cùng với đơn vị, hay là một kỳ trại hè với sự tham gia của đông đảo Hướng đạo sinh hơn (ở cấp bậc tỉnh, tiểu bang hay "châu"). Các Hướng đạo sinh dự một trại hè làm việc để kiếm các huy hiệu ghi công, sự thăng tiến, và các kỹ năng về kỹ thuật Hướng đạo hoàn chỉnh. Các trại hè có thể hoạt động các chương trình đặc biệt cho Hướng đạo sinh lớn tuổi hơn, như là đi thuyền buồm, mang vác sau lưng, chèo thuyền và đi thuyền vượt suối, thám hiểm hang động và câu cá.

    Đồng phục và huy hiệu đặc biệt


    Các phù hiệu khác và phù hiệu của mỗi quốc gia có thể tìm thấy trong các bài nói về Hướng đạo của quốc gia đó.

    Đồng phục Hướng đạo là đặc điểm dể nhận ra của Hướng đạo. Theo lời của Baden-Powell ở Trại Họp bạn Hướng đạo Thế giới năm 1937, nó "giấu đi các khác biệt về địa vị xã hội trong một quốc gia và cổ vũ cho công bằng; nhưng quan trọng hơn hết là nó bao phủ hết các dị biệt về quốc gia, chủng tộc và tín ngưỡng và làm cho mọi người cảm thấy rằng họ là thành viên của nhau trong một tình huynh đệ vĩ đại".
    Đồng phục ban đầu, vẫn còn được công nhận, gồm có một áo sơ mi khaki cài khuy đến cổ, quần đùi và mũ rộng vành. Baden-Powell cũng đã mặc quần đùi vì ông tin rằng mặc quần áo như Hướng đạo giúp giảm khoảng cách tuổi tác giữa người lớn và giới trẻ. Đồng phục ngày nay thường thì màu xanh nước biển, màu cam, đỏ và xanh lá cây, và quần đùi được thay thế bằng quần tây dài trong mùa đông, và những vùng mà nền văn hóa kêu gọi theo thuần phong mỹ tục.
    Các phù hiệu đặc biệt dành cho tất cả là đồng phục Hướng đạo, được công nhận và được mang khắp thế giới gồm có Huy hiệu Rừng (Wood Badge) và Phù hiệu Thành viên Thế giới (World Membership Badge). Hướng đạo có hai biểu tượng được thế giới biết đến là: hoa bách hợp được dùng bởi Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới, và hình ba lá bởi Hội Nữ Hướng đạo Thế giới (World Association of Girl Guides and Girl Scouts - WAGGGS). (Mặc dù đây là hai hội Hướng đạo nam và nữ lớn nhất trên thế giới nhưng không phải tất cả các Hướng đạo sinh hay hội Hướng đạo đều thuộc hai hội này.)
    Chữ Vạn (swastika) được dùng như một biểu tượng ban đầu của Hội Nam Hướng đạo Anh và các hội khác. Theo "Johnny" Walker, việc sử dụng nó lần đầu tiên trong Hướng đạo là như Phù hiệu Cám ơn được giới thiệu vào năm 1911. Kiểu mẫu năm 1922 của Baden-Powell cho Huy chương Công trạng (Medal of Merit) có thêm một chữ Vạn vào hoa bách hợp của Hướng đạo để biểu hiện sự may mắn cho người được khen thưởng. Giống như Rudyard Kipling, ông chợt tìm ra biểu tượng này tại Ấn Độ. Năm 1934, các huynh trưởng Hướng đạo yêu cầu một sự thay đổi cho kiểu mẫu này vì chữ Vạn được dùng sau đó bởi Đảng Đức Quốc xã. Huy chương công trạng mới của Anh được phát hành năm 1935.

    Nhóm tuổi và các ngành

    Bài chi tiết: Nhóm tuổi trong Nam Hướng đạo và Nữ Hướng đạo
    Các phong trào Nam Hướng đạo và Nữ Hướng đạo thường thường được chia ra thành các ngành theo lứa tuổi hoặc theo thứ lớp ở trường học để dễ dàng cho các hoạt động được sắp xếp đúng theo sự trưởng thành của các thành viên trong nhóm. Sự phân chia theo lứa tuổi này thay đổi theo thời gian khi nó áp dụng vào môi trường và văn hóa địa phương.
    Ban đầu Hướng đạo được phát triển dành cho tuổi thanh thiếu niên từ 11 đến 17 tuổi. Tại đa số các tổ chức thành viên, nhóm tuổi này là ngành Thiếu sinh Hướng đạo (Boy Scout) hoặc Nữ Thiếu sinh Hướng đạo (Girl GuideGirl Scout). Các chương trình được phát triển để hội đủ nhu cầu của các trẻ em nhỏ tuổi hơn (thông thường là từ 6 đến 10 tuổi) và thanh niên (lúc đầu là 18 tuổi và lớn hơn, và sau đó lên đến 25 tuổi). Thiếu sinh Hướng đạo và Nữ Thiếu sinh Hướng đạo sau đó được chia thành hai ngành là "junior" (ngành thiếu nhỏ tuổi) và "senior" (ngành thiếu lớn tuổi) trong nhiều tổ chức thành viên, và có một số tổ chức bỏ hẳn ngành dành cho thanh niên. Lứa tuổi chính xác cho các chương trình thì đa dạng theo từng quốc gia và từng hội.



    Lứa tuổi

    Scouting Nam Hướng đạo
    Guiding Nữ Hướng đạo 7 đến 10
    Cub Scout Ấu sinh
    Brownie Guide Nữ Ấu sinh
    11 đến 17 Boy Scout Thiếu sinh
    Girl Guide/Scout Nữ Thiếu sinh
    18 và trên Rover Scout Tráng sinh
    Ranger Guide Nữ Tráng sinh

    Nhóm tuổi ban đầu được Baden-Powell phát triển

    Tại nhiều quốc gia, Hướng đạo được tổ chức thành các Liên đoàn Hướng đạo trong vùng gia cư (neighborhood Scout groups), hay Đạo Hướng đạo (Districts) gồm có một hoặc nhiều ngành. Dưới quyền lãnh đạo của Đạo Hướng đạo, các ngành được chia ra theo tuổi, mỗi ngành có cơ cấu lãnh đạo và thuật ngữ riêng của mình.

    Người lớn và lãnh đạo


    Người lớn có thích thú về Hướng đạo, bao gồm cựu Hướng đạo sinh, thường gia nhập các tổ chức như Hội Thân hữu Nam và Nữ Hướng đạo Quốc tế (International Scout and Guide Fellowship). Tại Hoa KỳPhilippines, sinh viên đại học có thể gia nhập hội sinh viên Alpha Phi Omega. Tại Anh Quốc, sinh viên đại học có thể tham gia Tổ chức Sinh viên Nam và Nữ Hướng đạo (Student Scout and Guide Organisation), và sau khi tốt nghiệp, Hội Sinh viên Nam và Nữ Hướng đạo Tốt nghiệp (Scout and Guide Graduate Association).
    Các đơn vị Hướng đạo thường được dẫn dắt bởi các thiện nguyện viên trưởng thành như cha mẹ, cựu Hướng đạo sinh, sinh viên, và lãnh đạo cộng đồng như giáo viên, lãnh đạo tôn giáo. Các vị trí lãnh đạo Hướng đạo thường được chia thành các vị trí "đồng phục" và "phụ việc". Các người lãnh đạo có đồng phục là những người đã thụ huấn đào tạo chính thức, như Bằng Rừng, và nhận chức vụ rõ ràng trong tổ chức. Các thành viên "phụ việc" thông thường giữ các vai trò bán thời gian như giúp đỡ hội họp, cố vấn và thành viên ủy hội, mặc dù cũng có một số nhỏ những người làm việc toàn thời gian chuyên nghiệp "phụ việc".
    Một đơn vị có các vị trí đồng phục như huynh trưởng Hướng đạo và huynh trưởng dự bị Hướng đạo; các tên gọi cho các vị trí đó thì đa dạng ở các quốc gia. Tại vài quốc gia, các đơn vị Hướng đạo được phụ trợ bởi các thành viên phụ việc sẽ giúp họ từ việc tổ chức các cuộc họp đến làm thành viên ủy hội cho đơn vị. Trong vài hội Hướng đạo, thành viên ủy hội cũng có thể mặc đồng phục và được ghi danh là huynh trưởng Hướng đạo.
    Trên đơn vị là các vị trí đồng phục cao cấp, được gọi là ủy viên, ở các cấp bậc như đạo (district hoặc county), châu (council hoặc province), tùy theo cơ cấu tổ chức của các tổ chức quốc gia. Các ủy viên Hướng đạo làm việc với các đội thành viên phụ việc và các thành viên nghiệp vụ. Các chức năng liên quan và các đội huấn luyện thường là ở cấp bậc này. Tại Anh Quốc và nhiều quốc gia khác, tổ chức Hướng đạo quốc gia sẽ bổ nhiệm một Hướng đạo trưởng (Chief Scout), thành viên đồng phục cao cấp nhất.

    Khắp nơi trên thế giới

    Sau khi được thành lập tại Anh Quốc, Hướng đạo lan rộng khắp thế giới. Hội Hướng đạo đầu tiên bên ngoài Anh Quốc được thành lập tại Malta. Tại đa số các quốc gia, hiện nay có ít nhất là một hội Hướng đạo nam hay nữ. Mỗi hội đều độc lập, nhưng họp tác quốc tế tiếp tục được thấy rõ như một phần của phong trào Hướng đạo. Năm 1922 Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới bắt đầu làm việc như bộ phận điều hành về chính sách cho các tổ chức Hướng đạo quốc gia (khi đó chỉ dành riêng cho nam). Ngoài việc là bộ phận điều hành chính sách, nó còn tổ chức các Trại Họp bạn Hướng đạo Thế giới (World Scout Jamboree) mỗi bốn năm một lần.
    Năm 1928 Hội Nữ Hướng đạo Thế giới khởi sự thành lập và hoạt động giống như là Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới và khi đó chỉ dành riêng cho nữ của các tổ chức nữ Hướng đạo quốc gia.
    Ngày nay ở cấp bậc quốc tế, hai tổ chức trung ương lớn nhất là:

    Đồng giáo dục


    Trong phạm vi quốc tế có nhiều phương pháp khác nhau đối với Hướng đạo đồng giáo dục (co-educational). Các quốc gia như Mỹ vẫn giữ nguyên các tổ chức Hướng đạo riêng biệt cho nam và nữ[50]. Tại các quốc gia khác, đáng nói là tại châu Âu, Nam và Nữ Hướng đạo đã được nhập lại thành một tổ chức duy nhất dành cho cả nam và nữ và là một thành viên của cả hai tổ chức Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới (WOSM) và Hội Nữ Hướng đạo Thế giới (WAGGGS).

    Tại các nơi khác, thí dụ ÚcAnh Quốc, hội nam Hướng đạo quốc gia chọn thu nhận cả nam và nữ nhưng chỉ là thành viên của Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới, trong khi hội nữ Hướng đạo vẫn giữ như là một phong trào riêng biệt và là thành viên của Hội Nữ Hướng đạo Thế giới. Tại Slovenia, Tây Ban NhaHy Lạp, thì lại có một cách khác, khi hội nữ quốc gia chọn thu nhận cả nam và nữ, và hội nam quốc gia vẫn giữ như là một phong trào riêng biệt.
    Hội Hướng đạo tại Vương quốc Anh đã trở thành hội Hướng đạo đồng giáo dục ở mọi cấp bậc từ năm 1991, nhưng các nhóm có quyền tự chọn, và hiện nay 52% các nhóm có ít nhất một thành viên thanh thiếu niên nữ. Từ năm 2000 các ngành mới được mở theo yêu cầu để nhận nữ. Hội Hướng đạo quyết định rằng tất cả các nhóm Hướng đạo và các ngành sẽ trở thành đồng-giáo dục vào năm 2007 là năm Hướng đạo được một trăm tuổi.

    Tại Hoa Kỳ, các chương trình Ấu sinhThiếu sinh của Hội Nam Hướng đạo Mỹ là dành riêng cho nam; tuy nhiên các thanh thiếu niên từ 14 tuổi trở lên trong ngành Kha sinhđồng giáo dục. Hội Nữ Hướng đạo Mỹ là một tổ chức độc lập dành riêng cho các bé gái và thanh nữ. Các vị trí lãnh đạo trong cả Hội Nam Hướng đạo Mỹ và Hội Nữ Hướng đạo Mỹ mỡ rộng cho cả đàn ông và phụ nữ.

    Trong số 155 tổ chức Hướng đạo quốc gia thành viên của Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới (đại diện cho 155 quốc gia) thì 122 tổ chức là thành viên riêng của Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới, 34 tổ chức là thành viên của cả Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới và Hội Nữ Hướng đạo Thế giới. Trong 122 tổ chức thành viên của riêng Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới có 95 tổ chức mở rộng cho nam và nữ trong vài hoặc tất cả các ngành, 20 tổ chức là dành riêng cho nam. Tất cả 34 tổ chức thuộc Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới và Hội Nữ Hướng đạo Thế giới mở rộng cho cả nam và nữ.
    Hội Nữ Hướng đạo Thế giới có 144 tổ chức thành viên trong đó có 110 tổ chức là thành viên riêng của Hội Nữ Hướng đạo Thế giới. Trong số 110, 17 là đồng giáo dục và 93 chỉ nhận riêng nữ.

    Thành viên

    Vào thời điểm năm 2005, có trên 28 triệu thành viên Nam Hướng đạo có đăng ký và 10 triệu thành viên Nữ Hướng đạo có đăng ký khắp thế giới, từ 216 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.

    Nguồn: vi.wikipedia.org
    Đã chỉnh sửa bởi LUONGYVIET; 10-09-2012, 09:26 PM.
    Similar Threads
  • #2

    Những Nguyên lý căn bản của Phong trào Hướng đạo

    Tư tưởng căn bản của Phong trào Hướng đạo

    Giới thiệu Hai chữ “căn bản” sử dụng trong Hướng đạo để nói đến những yếu tố cơ bản làm nền tảng của sự thống nhất của Phong trào, đó là mục đích, nguyên lý, và phương pháp. Vì vậy, dù Hướng đạo dùng nhiều hình thức khác nhau để phù hợp với nhu cầu của từng xã hội, những nguyên lý căn bản là mẫu số chung kết nối Phong trào trên toàn thế giới. Những nguyên lý căn bản này được ghi trong Chương 1 của Hiến chương của Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới (The World Organization of the Scout Movement, WOSM) và định rõ đặc điểm tất cả các tổ chức thành viên của WOSM.


    Sau nhiều năm nghiên cứu trên toàn thế giới, văn kiện hiện tại của các nguyên lý căn bản đã được Hội nghị Hướng đạo Thế giới lần thứ 26 tổ chức tại Montréal năm 1977 thông qua. Đây là văn kiện duy nhất có giá trị với sự đồng thuận của hơn một trăm tổ chức thành viên của WOSM. Dưới tựa đề “Phong trào Hướng đạo”. Chương 1 Hiến pháp của WOSM bàn đến: 1. Định nghĩa của Hướng đạo 2. Mục đích của Hướng đạo 3. Nguyên lý của Hướng đạo và sự diễn tả trong Lời hứa cùng Luật Hướng đạo. 4. Phương pháp Hướng đạo. Trừ trường hợp có ghi chú khác, tất cả những trích dịch trong phần này là từ Chương 1- Hiến chương WOSM.

    Định nghĩa Phong trào Hướng đạo
    (được định nghĩa) là

    “một phong trào giáo dục tự nguyện và phi chính trị cho trẻ em, đón nhận tất mọi người không phân biệt nguồn gốc, chủng tộc, hay tôn giáo, theo đúng mục đích, nguyên lý và phương pháp do Người Sáng Lập nghĩ ra như nêu dưới đây".


    Cần lưu ý ngay từ đầu rằng người ta không thể mô tả tất cả mọi mặt của Phong trào Hướng đạo bằng một tuyên bố đơn độc. Nhóm chữ sau cùng của định nghĩa nêu trên thừa nhận điều này và nhấn mạnh đến mục đích, nguyên tắc và phương pháp, tư tưởng của Robert Baden‒Powell ‒ Người Sáng Lập Phong trào Hướng đạo ‒ là một phần không thể thiếu của định nghĩa.


    Những nguyên lý cơ bản này sẽ được thảo luận chi tiết ở đoạn sau. Những từ khóa sử dụng trong định nghĩa, thể hiện những đặc điểm chính của Phong trào sẽ được giải thích vắn tắt dưới đây. Phong trào có nghĩa là một loạt các hoạt động có tổ chức hướng tới một mục tiêu. Như vậy, một phong trào ngụ ý cả mục tiêu phải đạt được và một số hình thức tổ chức để thực hiện những mục tiêu ấy.


    Tính cách tự nguyện của Phong trào Hướng đạo nhấn mạnh một thực tế là các thành viên tự ý tham gia và tự ý chấp nhận các nguyên lý căn bản của Phong trào. Nhận xét này áp dụng cho cả trẻ em và người lớn.


    Là một phong trào giáo dục, Hướng đạo là phi chính trị, trong nghĩa này, Phong trào Hướng đạo không tham gia vào cuộc đấu tranh giành quyền lực, một vấn đề của chính trị và thường được thể hiện trong hệ thống của các đảng phái chính trị. Tính phi chính trị là một đòi hỏi theo hiến chương của Phong trào với tất cả các thành viên quốc gia và là một đặc tính căn bản của Phong trào.

    Tuy nhiên, điều này không có nghĩa Hướng đạo hoàn toàn tách rời khỏi thực tế chính trị của quốc gia.
    Trước tiên, đây là một phong trào với mục đích phát triển công dân có trách nhiệm; việc giáo dục công dân này không thể thực hiện được nếu không có một nhận thức về thực tế chính trị trong đất nước.
    Thứ hai, đây là một phong trào dựa trên một số nguyên lý ‒ luật pháp cơ bản và niềm tin ‒ ảnh hưởng đến chính kiến của các thành viên của Phong trào.

    Hướng đạo được định nghĩa là một phong trào giáo dục. Đây là bản chất riêng biệt của phong trào và sẽ được khai triển chi tiết hơn trong phần sau đây. Theo nghĩa rộng nhất, giáo dục có thể được định nghĩa là một quá trình nhằm phát triển toàn diện khả năng của con người. Hướng đạo phải được rõ ràng phân biệt với một phong trào giải trí thuần túy, như ở vài nơi trên thế giới quan niệm. Dù các hoạt động giải trí có tầm quan trọng trong sinh hoạt Hướng đạo, nhưng đó chỉ là những phương tiện dùng để đạt đến mục đích, và tự chúng không phải là mục đích. Giáo dục cũng cần được phân biệt với quá trình thu thập kiến thức hoặc các kỹ năng chuyên biệt. Như được định nghĩa ở trên, giáo dục liên quan đến việc phát triển các khả năng của trí tuệ “học để biết” và sự phát triển thái độ “học để thành người”, trong khi quá trình thu thập kiến thức hoặc các kỹ năng đặc biệt được xem là “học để làm”. Trong khi cả hai khía cạnh đều là sinh hoạt căn bản của phong trào, việc đạt được kiến thức hay kỹ năng cụ thể là những phương tiện để đi đến mục đích, và mục đích ở đây là giáo dục.

    Chính Người Sáng Lập (Baden‒Powell) viết,
    “Ở đây, mục tiêu quan trọng nhất trong việc đào tạo Hướng đạo sinh ‒ là giáo dục; không phải là chỉ dẫn, nhưng là giáo dục, có nghĩa là, để khuyến khích trẻ tự tìm hiểu cho chính mình, và theo ý muốn của riêng mình, những điều có khuynh hướng phát triển tính khí của trẻ em.” (1)

    Hai chữ giáo dục thường được gắn liền với hệ thống trường học, tuy nhiên, học ở trường chỉ là một (trong vài) hình thức giáo dục. Theo UNESCO, có ba loại giáo dục khác nhau.


    Giáo dục chính thức (formal education) là hệ thống giáo dục có cấu trúc theo thứ bậc, theo thứ tự thời gian, bắt đầu từ tiểu học đến đại học (và hậu đại học).


    Giáo dục không theo quy định (informal education) một quá trình lâu dài, trong đó mỗi người phát triển tính khí, các giá trị, kỹ năng và kiến thức từ kinh nghiệm trong đời sống hàng ngày và những ảnh hưởng có tác dụng giáo dục cùng các nguồn lực trong môi trường cá nhân.


    Giáo dục không chính thức (non‒formal) là những hoạt động giáo dục có tổ chức ‒ ngoài hệ thống giáo dục chính thức ‒ đây là một cơ sở có tổ chức mục đích giáo dục và phục vụ đối tượng và mục tiêu học tập định trước. Hướng đạo thuộc loại giáo dục cuối cùng vừa kể, hoạt động ngoài hệ thống giáo dục chính thức, đây là một cơ sở có tổ chức với mục đích giáo dục nhắm vào đối tượng đã định trước. Đối tượng của Hướng đạo là những người trẻ, Đây là một phong trào thanh thiếu niên, ở đó vai trò của người lớn là hỗ trợ trẻ em đạt được các mục tiêu của Hướng đạo. Trong khi có những khuynh hướng rộng rãi về lứa tuổi sinh hoạt của trẻ trong phong trào, và không có quy định cứng nhắc chi phối vấn đề này, do đó mỗi tổ chức Hướng đạo quốc gia sẽ tự ấn định lứa tuổi sinh hoạt riêng tại quốc gia đó.

    Hướng đạo là sinh hoạt mở cho tất cả mọi người, không phân biệt nguồn gốc, chủng tộc, giai cấp hay tín ngưỡng. Do đó, một trong những luật cơ bản của Phong trào là nguyên tắc không đối xử phân biệt, miễn là các cá nhân tự nguyện tuân theo mục đích, nguyên lý và phương pháp Hướng đạo.

    Mục đích của Phong trào Hướng đạo


    Mục đích của phong trào là lý do căn bản cho sự tồn tại của Hướng đạo; Mục đích chỉ ra đích đến của Phong trào. Mục đích của Phong trào Hướng đạo là


    “để góp phần vào sự phát triển trọn vẹn tiềm năng của thanh thiếu niên về thể chất, trí tuệ, về mặt xã hội và tâm linh như một cá thể, như những công dân có trách nhiệm và những thành viên của cộng đồng địa phương, quốc gia và quốc tế.”

    Văn bản Mục đích này nhấn mạnh tính chất giáo dục của Phong trào với mục tiêu phát triển toàn diện khả năng của con người. Một trong những nguyên tắc cơ bản của giáo dục là những yếu tố tạo nên con người ‒ cụ thể là thể chất, trí tuệ, xã hội và tâm linh ‒ không thể phát triển riêng biệt. Quá trình phát triển của con người, theo định nghĩa, là một quá trình hợp nhất.


    Cần lưu ý văn bản mục đích này của Phong trào Hướng đạo nhấn mạnh một thực tế, Hướng đạo, là một trong những nhân tố góp phần vào sự phát triển của thanh thiếu niên. Hướng đạo, do đó,
    không phải là tổ chức thay thế cho gia đình, trường học, tôn giáo và các tổ chức xã hội khác;phong trào Hướng đạo có mặt để bổ sung cho những tác động giáo dục của những tổ chức xã hội nêu trên. Cũng cần lưu ý rằng khái niệm về công dân có trách nhiệm, một trong những mục tiêu cơ bản của Hướng đạo, phải được hiểu trong một mạch văn thông thoáng. Vì thế, một người, trước hết, là một cá thể. Cá nhân này là một phần tử của cộng đồng, là một phần của một cơ cấu chính trị rộng lớn hơn (quận, tỉnh, tiểu bang, v.v…) là nhà nước có chủ quyền, hoặc quốc gia. Quốc gia lại là một thành viên của cộng đồng quốc tế. Một công dân có trách nhiệm phải nhận thức được về quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ với các cộng đồng từ địa phương đến quốc tế.

    Nguyên lý của Phong trào Hướng đạo


    Nguyên lý là những luật cơ bản và niềm tin cần được tuân thủ để đạt đến mục đích. Nguyên lý tương ứng với một quy tắc ứng xử mang nét đặc thù của tất cả thành viên của Phong trào. Hướng đạo dựa trên ba nguyên lý tiêu biểu cho những điều luật cơ bản và lòng tin. Đó là:


    “Bổn phận với tâm linh”,
    “Bổn phận với tha nhân”
    và “Bổn phận với bản thân”.


    Theo đó cho thấy, nguyên lý đầu tiên đề cập đến mối quan hệ của một người với những giá trị tinh thần trong cuộc sống; nguyên lý thứ hai nói đến mối quan hệ của một người với xã hội theo nghĩa rộng nhất của chữ này; và nguyên lý thứ thứ ba, nói đến bổn phận của một người đối với chính mình.


    *Bổn phận với tâm linh


    Dưới tiêu đề “Bổn phận với Thượng đế”, nguyên lý đầu tiên trong những nguyên lý nêu trên của Phong trào Hướng đạo, được định nghĩa là “tuân thủ những nguyên lý tâm linh, trung thành với tôn giáo thể hiện những nguyên lý ấy và từ đó chấp nhận những trách nhiệm tâm linh.” Một điểm đáng lưu ý, ngược tiêu đề, Duty to God, nội dung và từ ngữ dùng trong nguyên lý này không sử dụng hai chữ “Thượng đế” (God), để làm rõ ý nghĩa rằng nguyên lý này bao gồm những tôn giáo không có một thượng đế[i] (non‒monotheistic), như Ấn Độ giáo, hoặc những tôn giáo không có một “thượng đế” cá nhân, như Phật giáo. Khi được hỏi từ đâu tôn giáo đã đi vào Phong trào Nam và Nữ Hướng đạo, Baden‒Powell đáp, “Tôn giáo không đi vào Hướng đạo. Tín ngưỡng đã có sẵn ở đó. Đây là một yếu tố căn bản xác định Phong trào Nam và Nữ Hướng đạo.” (2) Phân tích cẩn thận những tác phẩm của Người Sáng Lập Phong trào, người ta thấy rằng khái niệm về một quyền lực siêu nhiên (trên con người) là một điều cơ bản của Hướng đạo. Toàn bộ phương pháp giáo dục của Phong trào gồm việc giúp thanh thiếu niên vượt ra ngoài thế giới vật chất và đi tìm các giá trị tinh thần của cuộc sống.


    *Bổn phận với người khác (tha nhân)


    Dưới tiêu khái quát đề này, một số luật cơ bản của Phong trào được xếp thành nhóm, vì tất cả đều nói đến trách nhiệm của một con người đối với không gian nhiều chiều của xã hội. Bổn phận với tha nhân được định nghĩa như sau:

    “– Trung thành với quốc gia của mình, hài hoà với việc cổ suý hòa bình, cảm thông và hợp tác tại địa phương, quốc gia và quốc tế.
    – Tham gia vào sự phát triển xã hội, công nhận và tôn trọng nhân phẩm của người khác với sự toàn vẹn của thế giới thiên nhiên.”
    Mệnh đề đầu tiên bàn đến hai khái niệm cơ bản của Phong trào Hướng đạo: lòng trung thành với đất nước, sự cảm thông và tình thân hữu với mọi người trên thế giới. Cả hai được kết hợp trong một mệnh đề cho thấy rằng các khái niệm về lòng trung thành với một đất nước không phải là một khái niệm yêu nước hạn hẹp (“sô vanh”, chauvisnistic), mà cần được đặt trong một tầm nhìn rộng rãi, hòa hợp với việc cổ suý hòa bình, sự cảm thông và hợp tác ở mọi cấp, từ địa phương, quốc gia đến quốc tế. Cách tiếp cận này phản ánh trung thực triết lý của Người Sáng Lập phong trào khi ông viết,
    “Chúng ta nên cẩn thận khi hướng dẫn tinh thần yêu nước vào lòng thanh thiếu niên. Tinh thần yêu nước ấy phải vượt trên tình cảm hạn hẹp dành riêng và thường dừng lại ở đất nước của chính mình, từ đó thường gây ra ghen tị và thù hận trong việc giao tiếp với người khác. Tinh thần yêu nước của chúng ta là lòng yêu nước cao quý, khoáng đạt, chấp nhận sự công bằng và hợp lý trong những yêu cầu của người khác và đưa đất nước chúng ta vào khối thân hữu với các quốc gia khác trên thế giới. Bước đầu tiên để đạt mục đích này này là phát triển hòa bình và thiện chí trong biên giới riêng của chúng ta, bằng cách tập luyện trẻ của chúng ta, cả nam lẫn nữ, thực hành lối sống hài hoà, hợp tác, thân ái như một thói quen; như thế lòng ghen ghét giữa thị xã này với quận lỵ khác, giai cấp này chống lại giai cấp khác và giáo này phái chống lại tôn giáo kia sẽ không thể tồn tại; và sau đó mở rộng tình cảm tốt đẹp này ra ngoài biên giới, hướng tới hàng xóm láng giềng của chúng ta ...” (3)

    Kể từ khi thành hình, Hướng đạo đã coi trọng việc đề xướng tình anh em và sự hiểu biết trong tập thể người trẻ của mọi quốc gia. Những cuộc họp bạn quốc tế giữa giới trẻ chỉ là biểu hiện dễ thấy nhất của những phương tiện dùng để đạt được mục tiêu này. Mục đích sẽ đạt được ở mực độ sâu sắc hơn qua sinh hoạt thường xuyên của chương trình Hướng đạo, .

    Mệnh đề thứ hai ‒ “Tham gia vào việc phát triển của xã hội ...” ‒ thể hiện một cách toàn diện nguyên lý căn bản, giúp ích tha nhân (người khác). Trước tiên, theo triết lý của Người Sáng Lập, giúp ích được hiểu theo nghĩa rộng nhất, là một phần đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Thứ hai, sự phát triển này không phải thế nào cũNg được mà (giúp ích) phải đặt cơ sở trên sự tôn trọng nhân phẩm của con người và sự toàn vẹn của của thiên nhiên.
    Khái niệm về phẩm giá của con người là một phương châm cơ bản của cộng đồng quốc tế và được ghi rõ trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Đơn giản, có nghĩa là mọi hành động và sinh hoạt Hướng đạo phải dựa vào nền tảng tôn trọng con người. Khái niệm về sự toàn vẹn của thế giới thiên nhiên thể hiện bằng quan điểm bảo tồn thiên nhiên, luôn luôn là cơ sở của Phong trào Hướng đạo. Khái niệm này nhấn mạnh rằng không gian sinh tồn của loài người và các sinh vật trên trái đất tạo thành một sinh thái toàn vẹn, một hệ thống tương sinh, và mọi tổn thương đến bất kỳ bộ phận nào đều gây ảnh hưởng giây chuyền đến toàn bộ hệ thống. Khái niệm này nhấn mạnh rằng, trong việc theo đuổi các mục tiêu phát triển, con người không thể khai thác tài nguyên thiên nhiên quá trớn, làm tổn hại đến sự cân bằng và hài hòa của thế giới thiên nhiên. Ngày nay khái niệm này gọi là Phát triển Bền vững (Sustainable Development).

    * Bổn phận với bản thân


    Nguyên tắc này được định nghĩa là “trách nhiệm phát triển bản thân.” Như vậy, Hướng đạo không chỉ dựa theo các nguyên lý “Bổn phận với tâm linh tín ngưỡng” và “Bổn phận với tha nhân”, mà còn dựa trên nguyên tắc con người phải chịu trách nhiệm phát triển tiềm lực của chính mình. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục đích giáo dục của Phong trào Hướng đạo, để giúp trẻ phát triển toàn diện tiềm năng ‒ một quá trình gọi là “phát triển” tính khí. Về phương diện này, vai trò của những lời hứa và luật Hướng đạo là phần cơ bản nhất. Giữ Lời hứa và sống theo tinh thần Luật Hướng đạo Những nguyên lý nêu trên liên quan đến mặt tinh thần, xã hội và cá nhân tạo thành niềm tin và luật lệ căn bản làm nền móng cho Phong trào Hướng đạo. Do đó, chương trình sinh hoạt của tất cả những hội Hướng đạo (quốc gia) phải tạo cơ hội tối đa cho sự phát triển của thanh thiếu niên trên nền tảng những nguyên lý này. Kể từ khi thành lập Phong trào, huấn cụ căn bản để diễn đạt những nguyên tắc này một cách dễ hiểu và hấp dẫn cho trẻ là lời hứa và luật mà tất cả Hội (Hướng đạo) thành viên phải có.


    Ở mặt này, lời hứa và luật do BP viết lúc ban đầu là một nguồn cảm hứng có ích, vì nó biểu hiện các nguyên tắc căn bản của Phong trào. Tuy nhiên một điểm cần dược nhất mạnh là lời hứa và luật Hướng đạo đầu tiên, đã được B-P viết cho thanh thiếu niên nước Anh vào đầu thế kỷ 20. Mỗi hội (Hướng đạo) quốc gia phải đảm bảo lời hứa và luật Hướng đạo được diễn đạt bằng bằng ngôn ngữ hiện đại, thích hợp với văn hóa và văn minh đặc trưng của thời đại, đồng thời trung thực và chính xác với những nguyên lý căn bản. Để đảm bảo tính đa dạng của những diễn đạt này không ảnh hưởng đến sự thống nhất của Phong trào và tính trung thực với nguyên lý, những lời hứa và luật của các hội quốc gia thành viên, khi soạn thảo lần đầu tiên và bất cứ khi nào sửa đổi, đều phải có sự chấp thuận của Tổ chức Thế giới. (Tổ chức Thế giới Phong trào Hướng đạo, WOSM.)


    Phương pháp Hướng đạo


    Phương pháp có thể định nghĩa là những phương tiện được sử dụng hoặc trình tự những bước phải qua để đạt được mục tiêu. Khi phương pháp đã là một phần của một phong trào theo một số nguyên lý, như trường hợp Phong trào Hướng đạo, phương pháp (Hướng đạo) đó phải được xây dựng trên những nguyên lý ấy của Phong trào. Phương pháp Hướng đạo được định nghĩa là“một hệ thống tự huấn” bằng:


    1- Lời hứa và luật.
    2- Học bằng cách tự làm.
    3- Phương pháp hàng đội
    4- Chương trình từng bậc và hào hứng
    5-Hướng đạo với thiên nhiên


    -
    Phương pháp hàng đội
    (Patrol system hay team system) hay thành viên của những nhóm nhỏ (ví dụ, đội, đàn), tham gia, dưới sự hướng dẫn của người lớn (trưởng), tuần tự khám phá, chấp nhận trách nhiệm và huấn luyện để tự trị nhằm phát triển tính khí, thu thập kỹ năng, tự tin, đáng tin và cả hai khả năng hợp tác và lãnh đạo.

    -
    Chương trình từng bậc và hào hứng
    bằng các sinh hoạt khác nhau dựa trên những lợi ích của trẻ, gồm các trò chơi, kỹ năng hữu ích, và giúp ích cộng đồng, đa số tổ chức ngoài trời, tiếp xúc với thiên nhiên.”
    Phương pháp Hướng đạo, như vậy, là một hệ thống tự giáo dục, đạt được là kết quả bằng sự kết hợp của nhiều yếu tố dưới đây. Trước khi thảo luận đến những yếu tố này, chúng ta cần hiểu rõ một khái niệm quan trọng trong định nghĩa của phương pháp Hướng đạo. Khái niệm này là phương pháp Hướng đạo làmột hệ thống tự huấn (giáo dục) từng bậc tiến lên. Là một hệ thống, trên thực tế phương pháp Hướng đạo được ngầm hiểu là một tập hợp những nhân tố phụ thuộc
    lẫn nhau để hình thành một khối thống nhất và đồng bộ. Đó là lý do tại sao từ “phương pháp” (trong tiếng Anh, “method”) viết ở dạng số ít. Mặt khác, mỗi phần tử của phương pháp Hướng đạo tự nó có thể được xem như là một phương pháp (và trên thực tế, các phong trào khác đã đánh giá như thế); chúng ta chỉ có thể nói đến Phương pháp Hướng đạo khi tất cả các phần tử này được kết hợp chặt chẽ trong một Hệ thống giáo dục hợp nhất. Hệ thống này dựa trên ý tưởng tự giáo dục (huấn) từng bậc.

    Lời hứa và Luật


    Phần tử đầu tiên của Phương pháp Hướng đạo là lời hứa và luật. Như đã thấy, lời hứa và luật là những huấn cụ cơ bản cho việc xây dựng các nguyên lý của Phong trào Hướng đạo. Ở đây, tuy nhiên, chúng ta không để ý nhiều tới các nguyên tắc đạo đức trong lời hứa và luật, nhưng sẽ chú trọng nhiều hơn đến vai trò của lời hứa và luật như là một phương pháp giáo dục. Qua lời hứa và luật, thanh thiếu niên, do chính ý nguyện của riêng mình, tự cam kết trước bạn đồng đội về trách nhiệm tôn trọng và trung thành với một số giá trị ứng xử. Căn cước suốt đời gắn liền với những giá trị đạo đức, và cam kết cố gắng hết sức (“Tôi… hứa cố gắng hết sức…”) để sống với những lý tưởng Hướng đạo, vì thế, là một công cụ mạnh nhất trong sự phát triển thanh thiếu niên.


    Học bằng cách làm


    Một phần tử căn bản khác của Phương pháp Hướng đạo là khái niệm về giáo dục năng động, hoặc đơn giản hơn, học bằng cách làm, đã trở thành một nền tảng của giáo dục hiện đại. Khái niệm này hiển hiện trong suốt tác phẩm của Người Sáng Lập, ông đã nhấn mạnh một cách hệ thống rằng “trẻ luôn sẵn sàng làm hơn là ngồi nghe (digest).” (4) Phương pháp Hướng đạo xác định muốn học phải quan sát, phải thử nghiệm và tự thực hiện,; điều này được Tiến sĩ Maria Montessori, một trong những học giả có uy tín nhất trong lĩnh vực giáo dục năng động, khen ngợi. Khi được hỏi làm thế nào hệ thống của bà sẽ áp dụng cho trẻ khi chúng đã phát triển ra khỏi giai đoạn thiếu nhi (sau khi sáu hoặc bảy tuổi), Tiến sĩ Montessori trả lời: “Nước Anh của bạn có Hội Hướng đạo, và huấn luyện của họ là một tiếp nối tự nhiên những gì tôi đã giúp cho trẻ em.” (5)

    Một chương trình sinh hoạt không dựa trên khái niệm “học bằng cách làm” không thể được coi là một chương trình sinh hoạt Hướng đạo.

    Thành viên của nhóm nhỏ
    (Phương pháp hàng đội)

    Một phần tử căn bản thứ ba của Phương pháp Hướng đạo là hệ thống thành viên của nhóm nhỏ (ví dụ như hệ thống hàng đội). Lợi ích của các nhóm nhỏ như là tác nhân của việc xã hội hoá ‒ tức là tạo điều kiện cho trẻ hội nhập vào đời sống xã hội ‒ từ lâu đã được khoa khoa học xã hội công nhận. Ở mặt này, một thực tế đã được thừa nhận, trong những nhóm cùng lứa, các mối quan hệ (con người) diễn ra ở mức căn bản nhất. Ở một môi trường ít người với những quan hệ lâu bền, cùng mang căn cước thành viên của một nhóm (đội/đàn) cùng mục đích, có sự hiểu biết và thông cảm với đồng đội, anh em tương kính, cùng cảm thấy được tự do tự phát trong trật tự ‒ tất cả những điểm này tạo một môi trường lý tưởng cho những thiếu niên đang trải qua quá trình chuyển đổi qua giai đoạn trưởng thành.


    Hoạt động với nhóm nhỏ như vậy sẽ tạo cơ hội cho trẻ dần khám phá và chấp nhận các ý tưởng về trách nhiệm và huấn luyện trẻ biết tự trị, điêu động sinh hoạt. Phương pháp hàng đội cũng tạo điều kiện cho trẻ phát triển tính khí, tự chủ, tự tin cậy và có khả năng để hợp tác và hướng dẫn (lãnh đạo). Trong quá trình trên, vai trò của người lớn là hướng dẫn. Trách nhiệm này gồm việc giúp trẻ khám phá tiềm năng của các em, để nhận trách nhiệm trong đời sống xã hội. Vai trò của người lớn (huynh trưởng) không nên xem là vai trò kiểm soát, vì trẻ em chỉ có thể phát triển toàn vẹn trong một môi trường có sự tôn trọng và đánh giá đúng tínnh khí của các em. Khi thực sự được áp dụng, mối quan hệ giữa trẻ em và người lớn đáp ứng được một nhu cầu thiết yếu của xã hội hiện đại, vì nó tạo một nền tảng cho cuộc đối thoại và hợp tác giữa các thế hệ.


    Chương trình hào hứng và từng bậc


    Ba phần tử nêu trên của phương pháp Hướng đạo được cụ thể hoá trong chương trình Hướng đạo, là tổng thể của tất cả những sinh hoạt do thanh thiếu niên thực hiện trong sinh hoạt Hướng đạo. Chương trình sinh hoạt do đó phải được lập ra như một toàn bộ sinh hoạt hợp nhất, chứ không phải là một tập hợp các hoạt động linh tinh và rời rạc. Những đặc điểm căn bản của chương trình này tạo thành phần tử thứ tư của Phương pháp Hướng đạo. Chương trình Hướng đạo do đó phải được kiến tạo một cách luỹ tiến để đáp ứng nhu cầu phát triển thanh thiếu niên, cân đối và từng bước một. Một trong những công cụ để đạt được sự tiến triển này là hệ thống trắc nghiệm và chuyên hiệu Để đạt được mục tiêu đã đề ra, một chương trình sinh hoạt phải hào hứng để thu hút được trẻ. Ở mặt này, chương trình nên có sự xếp đặt hoà hợp những sinh hoạt khác nhau dựa trên ý thích của trẻ. Cần lưu ý điều này khi lập chương trình sinh hoạt vì đó là một trong những bảo đảm tốt nhất đưa đến thành công. Trong sự kết hợp cân đối những sinh hoạt khác nhau, trò chơi, kỹ năng có ích và giúp ích cộng đồng là ba lĩnh vực chính cần được để ý khi lập chương trình sinh hoạt. Sự kết hợp hài hòa những sinh hoạt thuộc ba lĩnh vực kể trên là cách tốt nhất để đảm bảo chương trình Hướng đạo sẽ đạt được mục tiêu giáo dục.


    Hướng đạo với thiên nhiên


    Kể từ ngày thành lập Hướng đạo, thiên nhiên và cuộc sống ở ngoài trời đã được coi là khung mẫu lý tưởng cho các sinh hoạt Hướng đạo. Người Sáng Lập phong trào, Baden-Powell, đã coi thiên nhiên có tầm quan trọng rất lớn. Thật vậy, cuốn “Hướng đạo cho trẻ em” có tựa nhỏ của là “Cuốn cẩm nang hướng dẫn thành công dân tốt qua kỹ năng đường rừng” và BP đã định nghĩa “kỹ năng đường rừng” là kiến thức về “động vật và thiên nhiên.” (6) Tầm quan trọng mà Baden-Powell gắn liền với thiên nhiên không phải chỉ vì những lợi ích rõ ràng của cuộc sống ngoài trời cho sự phát triển thể chất của thanh thiếu niên. Vì rằng, về mặt phát triển trí tuệ, những thử thách của thiên nhiên sẽ kích thích khả năng sáng tạo và giúp trẻ tìm được giải pháp dựa trên sự kết hợp của các phần tử mà cuộc sống quá tổ chức ở thành phố không bao giờ có được. Hơn nữa, trên quan điểm phát triển xã hội, cùng chia sẻ những rủi ro và thử thách thức và sự kết hợp tập thể để thoả mãn những nhu cầu thiết yếu, tạo ra một mối dây thân ái chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm. Điều ấy cho phép trẻ hiểu đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của đời sống trong xã hội. Cuối cùng, thiên nhiên đóng một vai trò căn bản trong sự phát triển tinh thần của những người trẻ tuổi; bằng từ ngữ của Người Sáng Lập (B-P), “Những người vô thần ... cho rằng một tôn giáo học được từ sách vở do người đời viết không thể là một tôn giáo thật. Nhưng dường như họ không thấy rằng, bên cạnh những quyển sách in ... Thượng đế đã cho chúng ta một quyển sách vĩ đại để đọc, đó là thiên nhiên; và họ, không thể nói rằng có sự “không thật” ở đó. Sự thật phơi bày ngay trước mặt họ ... Tôi không chủ trương Nghiên cứu Thiên nhiên như là một hình thức thờ phượng hoặc có thể thay thế cho tôn giáo, nhưng tôi cổ suý cho sự hiểu biết về Thiên nhiên như một bước, trong vài trường hợp, để đi đến việc hiểu được tôn giáo (giá trị tâm linh).” (7) Do đó, với Baden-Powell, “điều thật lạ ... trong tất cả những điều lạ là tại sao một số giáo viên đã bỏ rơi phương tiện giáo dục dễ dàng và vô tận này (học hỏi về thiên nhiên) và phải vật vã để áp đặt những lời giảng Kinh Thánh như bước đầu tiên để hướng dẫn đám trẻ hiếu động, nhiệt thành biết cách suy nghĩ về những điều phức tạp, cao xa hơn.” (8) Do đó, bất cứ khi nào có thể, những sinh hoạt Hướng đạo nên tổ chức ngoài trời, tiếp xúc với thiên nhiên, vì đấy là môi trường lý tưởng mà ở đó trẻ có thể phát triển hợp nhất và hài hòa.


    © 1980-2011 ‒
    Công hay diễu (Bản tiếng Việt)

    Đã chỉnh sửa bởi LUONGYVIET; 12-09-2012, 05:58 PM.

    Comment

    • #3

      Trân trọng giới thiệu một Clip video :
      Một vài trò chơi của Sói Con (7 - 11 tuổi)

      [nomedia="http://www.youtube.com/watch?v=y-sovUXuyeo"]Phụ Huynh Hướng Đạo Việt Nam & Trò Chơi NGÀNH ẤU HIỆP LỰC II - 17/8/2012 - YouTube[/nomedia]


      Quý vị có thể tìm hiểu thêm ở Link :

      Ấu sinh Hướng đạo – Wikipedia tiếng Việt


      Lần lượt chúng tôi sẽ xin được phép giới thiệu tiêp.

      Trân trọng cám ơn sự quan tâm của Quý Vị

      Vì nền Giáo Dục cho Thanh - Thiếu - Nhi Việt Nam.

      Comment

      • #4

        Rèn nhân cách qua trò chơi Hướng Đạo

        Rèn nhân cách qua trò chơi Hướng Đạo



        - Mỗi tuần một lần vào sáng chủ nhật, không cần phải nhắc nhiều nhưng các hướng đạo sinh từ nhỏ đến lớn đều tụ tập đông đủ háo hức, ai ở cấp nào thì tự động vào sinh hoạt cấp ấy.

        Không chỉ vui chơi mà các em còn học hỏi từ bạn bè.
        Theo Kha trưởng (trưởng nhóm hướng đạo sinh) Nguyễn Thành Cát, Kha đoàn Bạch Đằng, trò chơi trong hướng đạo hướng cho mỗi người chiến thắng bản thân bằng chính sức lực và trí tuệ của mình, trong lúc chơi không gian dối hoặc đề cao bản thân mà bỏ mặc đồng đội. Một hướng đạo sinh sẽ có những nguyên tắc như: sống gần gũi với thiên nhiên, tự tin, tự lập tháo vát, trách nhiệm với bản thân, tinh thần phục vụ; luôn sẵn lòng chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh cũng như tinh thần đồng đội lợi ích tập thể luôn được ưu tiên hàng đầu.

        Hướng đạo chia ra làm bốn cấp độ khác nhau: nhỏ nhất là cấp ấu (dành cho các em nhỏ và học cấp 1), tuổi này các em sẽ có các trò chơi làm quen, giới thiệu, sinh hoạt vòng tròn và các hóa thân dựa vào câu chuyện Rừng Xanh, các sói con sẽ được huấn luyện bởi sói già. Lên cấp Thiếu là từ 11 - 15 tuổi các em sẽ được hóa thân thành những con sói lớn, phát huy tính cách, thể hiện khả năng với mọi người xung quanh và rèn khả năng tự lập, tự chủ...

        Anh Lê Văn Năm, ngụ tại đường Phạm Thế Hiển quận 8 TPHCM cho biết: hai con anh là Lê Quang Minh và Lê Hồng Phương sáng chủ nhật nào cũng sinh hoạt hướng đạo ở Công viên Hoàng Văn Thụ, Tân Bình. Không chỉ tới đây chơi trò chơi sinh hoạt mà các cháu còn được các anh chị lớn hơn dạy cho ý thức sống tự giác, tự lập, hòa đồng với mọi người và hơn nữa là biết giúp đỡ những người xung quanh mình. Tôi quan sát các kha trưởng chỉ cho các em từ động tác nhỏ nhất như: ánh mắt khi chào hỏi phải vui vẻ, lễ phép với người lớn, vui vẻ với bạn bè hoặc cầm con dao gọt hoa quả đưa cho ai thì nên đưa phần cán dao và mũi dao hướng xuống đất, khi cầm ly nước mời cũng nên bưng từ giữa thân trở xuống và tránh cầm trên miệng ly.

        Em Nguyễn Phi Phụng kể lại, em theo hai anh lớn đi sinh hoạt hướng đạo từ năm 6 tuổi, đến nay đã mười hai năm rồi và không bỏ tuần nào. Sinh hoạt hướng đạo không chỉ vui chơi mà học hỏi từ những bạn bè xung quanh mình, tinh thần của hướng đạo là sẵn lòng chia sẻ và luôn tìm cách vượt qua những khó khăn, biết chấp nhận thất bại mà không nản chí.


        Hướng đạo (Scouting), hay còn được biết với tên là Phong trào Hướng đạo (Scout Movement), là một phong trào thanh thiếu niên có phạm vi toàn cầu với mục đích được nêu rõ là trợ giúp giới trẻ trong việc phát triển tâm linh, tâm trí và sức khỏe để đóng những vai trò xây dựng trong xã hội.
        Hướng đạo bắt đầu vào năm 1907 khi Robert Baden-Powell, một trung tướng trong quân đội Anh, tổ chức một cuộc cắm trại Hướng đạo đầu tiên tại đảo Brownsea ở Anh.
        Phong trào này dùng Phương pháp Hướng đạo, một chương trình giáo dục không chính thức chú ý đặc biệt vào các hoạt động thực hành ngoài trời, bao gồm cắm trại, kỹ năng sống trong rừng, trò chơi dưới nước, đi bộ đường dài, mang trang bị sau lưng, và các trò thể thao.

        (Theo wikipedia)


        Anh Nguyên


        Comment

        • #5

          PHƯƠNG PHÁP HÀNG ĐỘI VÀ HUẤN LUYỆN ĐỘI TRƯỞNG

          PHƯƠNG PHÁP HÀNG ĐỘI VÀ HUẤN LUYỆN ĐỘI TRƯỞNG.

          I. PHƯƠNG PHÁP HÀNG ĐỘI

          [COLOR=#333333]
          A. Thế nào là Phương Pháp Hàng Đội?
          - Phương pháp hàng đội là cách tổ chức một nhóm nhỏ từ vài trẻ đến 08 em thành một Đội và do một em là Đội Trưởng đứng ra chỉ huy, chịu trách nhiệm hướng dẫn các em trong đội đó. Phương pháp hàng đội là lấy đơn vị Đội làm căn bản mà trong bất cứ một đoàn thể nào cũng đều buộc phải có. Hơn thế nữa, đơn vị Đội lại cần phải được tự trị, tức là Đội Trưởng luôn luôn phải là người có quyền điều khiển và quyết định những vấn đề trong đội của mình. Biết cách tổ chức các sinh hoạt cho đội của mình và cũng biết phân chia các nhiệm vụ cho từng đội viên của mình.

          B. Lợi Ích của Phương Pháp Hành Đội:


          • 1. Phương pháp hàng đội tự trị là một phương pháp giáo dục hay nhất để rèn luyện tính khí con người trong mọi môi trường và hoàn cảnh sống.

            2. Tạo được sự đoàn kết trong đội và tạo được cho mỗi đội viên (sinh) có tinh thần trách nhiệm xây dựng cho đội mình ngày một tiến triển hơn.

            3. Gây được tinh thần thi đua giữa các đội với nhau, đội này thấy đội kia khá hơn mình thì thường là tự mình phải cố gắng hơn nữa để không bị kém hơn các đội khác.

            4. Nếu các Đội đều tiến thì đương nhiên cả đoàn đều tiến triển và ngày một vững mạnh hơn.


          C. Áp Dụng Phương Pháp Hàng Đội:


          • 1. Trao trách nhiệm cho Đội Trưởng (ĐT) càng nhiều càng tốt và tin tưởng vào tài lãnh đạo của ĐT.

            2. Tuyển chọn, đào tạo và huấn luyện ĐT có đầy đủ khả năng và tài lãnh đạo.

            3. Tất cả mọi mệnh lệnh đều truyền đạt cho ĐT để ĐT truyền đạt lại cho đội sinh của mình. Luôn tạo cơ hội cho ĐT thi thố tài năng trước các đội sinh.

            4. Tạo cơ hội cho các đội sinh hoạt và họp đội càng nhiều càng tốt.

            5. Tổ chức các chương trình thi đua, các chương trình sinh hoạt dành cho các đội thường xuyên hơn.


          II. VAI TRÒ ĐỘI TRƯỞNG

          Vai trò của Đội Trưởng (ĐT) thực sự là một vai trò rất quan trọng trong tổ chức và sinh hoạt của Đoàn. Từ trước tới nay, chúng ta thường chú trọng vào vai trò Huynh Trưởng, huấn luyện và đào tạo Huynh Trưởng khá nhiều và thường coi nhẹ vai trò của người ĐT. Chúng ta cần phải xác định lại một cách rõ rệt rằng ĐT cũng là một cấp chỉ huy, một cấp lãnh đạo cho một đơn vị là Đội chứ không phải chỉ là một em Ấu, Thiếu hay Kha, Tráng sinh. Hơn thế nữa, vai trò của ĐT cũng chính là người anh, người chị trong một Đội, Tuần, Toán: có trọng trách hướng dẫn và coi sóc các em trong đội và Đội là đơn vị căn bản trong tổ chức của Đoàn. Một cách tổng quát, vai trò của ĐT như sau:

          A. Là Một Người Lãnh Đạo:

          ĐT là một người chỉ huy, lãnh đạo một đơn vị Đội, có trách nhiệm hướng dẫn và huấn luyện các đội viên trong đội. Thi hành và trực tiếp chuyển lệnh từ các cấp trên

          trao xuống. Trực tiếp liên hệ và chịu trách nhiệm với Anh - Chị Đoàn Trưởng. Với cương vị là một cấp chỉ huy, người Đội Trưởng cần có các tính cách như sau:


          • 1. Có tư cách và tác phong lãnh đạo
            2. Có tinh thần trách nhiệm
            3. Có kiến thức và khả năng vượt trội hơn các đội viên
            4. Có đầu óc tổ chức và khả năng hoạch định chương trình làm việc.


          B. Là Một Người Anh/ Chị của Đội:

          Ngoài vai trò chỉ huy, ĐT còn là một người anh, người chị của đội. Luôn thương yêu và săn sóc các đội viên, đùm bọc che chở các đội viên và luôn luôn giúp đỡ các đội viên của mình từ tinh thần đến vật chất như anh chị em trong một gia đình. Với cương vị là người anh, người chị, người Đội Trưởng cần có các đức tính như sau:


          • 1. Lòng bác ái, vị tha
            2. Công bằng
            3. Hy sinh
            4. Vui vẻ, hòa nhã
            5. Nêu gương tốt


          C. Là Một Huấn Luyện Viên:

          Hướng dẫn và huấn luyện các đội viên theo chương trình thăng tiến đoàn sinh của đoàn hoặc chi đoàn đã đề ra. Đồng thời cũng chỉ bảo thêm cho các đội viên những gì mình đã học hỏi được từ cấp trên. Không những thế, Đội Trưởng còn phải có trách nhiệm khảo sát khả năng các đội viên, nâng đỡ và khuyến khích các đội viên kém cỏi, tưởng thưởng các đội viên giỏi trong đội. Với cương vị là một huấn luyện viên, người Đội Trưởng cần có các tiêu chuẩn như sau:



          • 1. Có tinh thần cầu tiến, luôn học hỏi và trau dồi kiến thức, khả năng lãnh đạo

            2. Nhẫn nại khi học hỏi và nhẫn nại khi hướng dẫn

            3. Luôn chu toàn bổn phận và quyết tâm hướng dẫn đội mình được tiến triển, nổi bật về mọi mặt

            4. Sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm khi được giao phó và hướng dẫn cả đội hoàn thành trách nhiệm cách chu đáo.

          III. TIÊU CHUẨN CHỌN LỰA ĐT:

          * Qua các yếu tố kể trên, việc tuyển chọn ĐT cần phải dựa trên một số các tiêu chuẩn như tuổi tác, vóc dáng, tư cách và khả năng lãnh đạo thì việc huấn luyện và đào tạo ĐT mới đạt được hiệu quả như ý muốn và việc áp dụng phương pháp hàng đội mới gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp.

          * Ở những Nước tiến bộ, thường Huynh Trưởng để cho các Đội sinh bầu chọn lấy Đội trưởng, hoặc chỉ gợi ý.


          A. Tuổi Tác Của ĐT (không nên coi là khuôn phép bắt buộc!).


          • - Ngành Ấu: Từ 8 đến 11 tuổi
            - Ngành Thiếu: Từ 12 đến 15 tuổi
            - Ngành Khha hay Thanh: Từ 15 đến 17 tuổi.
          • Và tùy theo tập quán địa phương.

          B. Vóc Dáng - Vóc dáng của ĐT nên cao lớn hơn các đội viên.

          C. Tư Cách - Có tư cách và tác phong đứng đắn, chững chạc.


          • - Hòa nhã, khiêm tốn
            - Hy sinh và vâng lời cấp trên
            - Có tác phong của một người chỉ huy

          D. Khả Năng:

          • - Hiểu và biết truyền đạt tiếng Việt
            - Trình độ học vấn khá
            - Tháo vát, nhanh nhẹn
            - Có khả năng ăn nói vững vàng, rõ rệt.


          IV. HUẤN LUYỆN ĐT:

          Với các tiêu chuẩn chọn lựa được liệt kê như trên. Việc huấn luyện ĐT bao gồm các phần chính yếu như sau:
          A. Hiểu Biết Phong Trào: (theo lứa tuổi của các em).


          • 1. Hiểu: Mục Đích, Tôn Chỉ và Đường Hướng Giáo Dục của Phong Trào (tương đối thổi!)

            2. Hiểu biết và am tường về Hệ Thống Tổ Chức và Điều Hành của Đoàn

            3. Hiểu biết các Cấp Bậc, Chức Vụ của các Cấp Lãnh Đạo trong Phong Trào

            4. Sơ Lược về 4 Ngành của Phong Trào

            5. Thuộc các Bài Ca Chính Thức của Phong Trào

            6. Học về Chương Trình Thăng Tiến Đoàn Sinh của Ngành.

          B. Khả Năng Lãnh Đạo:

          • 1. Các Nghi Thức Nghiêm Tập
            2. Vai Trò và Trách Nhiệm của Đội Trưởng
            3. Đời Sống Đạo Đức và Gương Mẫu của ĐT
            4. Phương Pháp Hàng Đội Tự Trị

          C. Khả Năng Chuyên Môn:

          • 1. Biết lấy ý kiến chung của Hội đồng Đội; soạn thảo và điều khiển chương trình họp đội
            2. Biết điều khiển và phân công trong đội - Bạn nào phụ trách: - sinh hoạt: Tập hát, trò chơi, băng reo v.v...
            3. Thông thạo Morse, Semaphore, Nút Dây
            4. Biết soạn thảo các báo cáo sinh hoạt đội
            5. Biết hướng dẫn và tổ chức cho đội trong các sinh hoạt của Đoàn
            6. Biết cách tổ chức hành chánh cho Đội.

          V. VẤN ĐỀ THỰC HÀNH

          Song song với chương trình huấn luyện như trên, việc thực hành cho các ĐT cần phải có và đòi hỏi sự kiên tâm huấn luyện và khéo léo hướng dẫn của các Huynh Trưởng trực tiếp trách nhiệm (trong các sinh hoạt của Đội Mẫu hoặc Đội Tiên khởi, nếu mới thành lập). Yếu tố căn bản và rất hiệu quả trong việc thực hành là áp dụng phương pháp hàng đội tối đa, trong sự quan sát, góp ý riêng... tạo cơ hội cho các ĐT làm việc càng nhiều càng tốt. Song song là việc theo dõi và huấn luyện thêm cho các ĐT được thành thạo trong việc chỉ huy đội và cần phải được liên tục. Tạo cơ hội cho các ĐT hội họp để chia sẻ các kinh nghiệm cũng như các ưu khuyết điểm. Trong sinh hoạt Đội Mẫu mà Đoàn trưởng chính là ĐT của các em (và Đội sinh có thể là ĐT về sau hoặc đang Cầm Đội).

          Chúng ta hãy thử nhìn vào sinh hoạt và huấn luyện Huynh Trưởng thì sẽ thấy ngay phương pháp hàng đội đã được áp dụng từ đó. Vai trò của người Đội Trưởng rất quan trọng.
          Một Đội được nổi bật, chiếm nhiều tua danh dự, cờ danh dự, khen thưởng v.v... Phần lớn là nhờ tài lãnh đạo khéo léo của người Đội Trưởng. Cũng thế, trong sinh hoạt của Đoàn, nếu Đội Trưởng giỏi và có khả năng chỉ huy đội thì sự hăng say và thi đua sinh hoạt sẽ được thể hiện một cách rất rõ rệt. Việc áp dụng phương pháp hàng đội còn cần bao gồm các yếu tố như sau:

          A. Tạo Uy Tín

          Luôn nâng cao và tạo uy tín cho ĐT làm việc. Không bao giờ khiển trách các ĐT trước mặt các đội viên. Khôn khéo giải thích khi đội viên than phiền Đội Trưởng mà không làm mất đi uy tín người Đội Trưởng đó.
          B. Trao Trách Nhiệm

          Luôn trao phó các trách nhiệm liên quan đến việc điều hành đội cho ĐT. Nếu cần, nên hướng dẫn và giải thích cặn kẽ cho ĐT trước để các ĐT hướng dẫn lại các đội viên. Nên tạo cơ hội truyền lệnh cho các ĐT càng nhiều càng tốt để chính các ĐT sẽ truyền các đề nghị của Hội Đồng Đoàn: - lại cho các đội viên của mình. Như thế ĐT mới thực sự cảm thấy mình có trách nhiệm trực tiếp với đội viên của mình.

          C. Tổ Chức Hành Chánh Hàng Đội

          Đơn vị Đội là đơn vị căn bản của Đoàn, cũng phải có cơ cấu tổ chức và hành chánh trong đội như; Đội Trưởng, Đội Phó, Thư Ký Đội, Thủ Quỹ Đội. Đội Phó cũng được huấn luyện y như ĐT để có đủ khả năng hợp tác và thay thế khi cần. Tổ chức hành chánh trong đội là một điều cần thiết để các em chứng tỏ khả năng điều hành của mình và để mọi người trong đội đều góp phần vào việc xây dựng cho đội của mình ngày một vững mạnh hơn, đoàn kết hơn. Mỗi đội đều phải có: Phả Đội, Sổ Chương trình Sinh Hoạt Đội, Sổ Điểm Danh Đội, Sổ Thủ cụ, Sổ Quỹ Đội...

          D. Hội Họp và Sinh Hoạt Đội

          Tạo nhiều cơ hội và khuyến khích các ĐT họp Đội và sinh hoạt theo hàng Đội. Dùng Đội làm đơn vị căn bản để huấn luyện và sinh hoạt. Đó là dịp tốt nhất để các ĐT thi thố khả năng của mình.

          E. Tinh Thần Đội

          Hướng dẫn và giải thích cặn kẽ để mỗi một ĐT ý thức được rằng mình là phần tử chính yếu của Đội, là một nhà lãnh đạo, chỉ huy một Đội, chịu trách nhiệm trực tiếp mọi vấn đề sinh hoạt trong Đội.
          Đó là một trách vụ cao quý. Do đó người ĐT nên có bổn phận đóng góp tích cực để xây dựng cho Đội ngày một tiến mạnh hơn và như thế sẽ đem lại cho Đoàn sự phát triển rất hữu hiệu.
          Nên tổ chức các chương trình thi đua thường xuyên giữa các Đội, nên để cho các ĐT đóng góp ý kiến cho các vấn đề tổ chức của Đoàn. Các ĐT cần phải thông thuộc tiểu sử, gương của Thánh hoặc địa danh mà Đội mình mang tên. Nếu biết tổ chức mừng lễ bổn mạng Đội thì thật là lý tưởng.
          Lưu ý! Nhưng cũng nên cẩn thận!!! Đừng biến các Đoàn sinh, trong đó có ĐT "biến thành" những "đấu sĩ"; coi Thắng - Thua là mục đích! Nếu Đoàn đi theo hướng nầy : - Đơn vị ấy cần nên xem xét lại phương cách hoạt động. Phong Trào Hướng Đạo không đào tạo ra những "đấu sĩ"; mà đào tạo ra những công dân lành thiện, hữu ích và biết sống lạc quan trong mọi hoàn cảnh.

          F. Tổng kết:

          Dành các giờ họp để xem xét lại với các ĐT hầu đo lường được mức tiến triển của các Đội cũng như để giúp thêm cơ hội cho các ĐT được học hỏi thêm kinh nghiệm trong việc chỉ huy đội. Trong các giờ họp này, các ĐT lo báo cáo sinh hoạt và các thành quả của đội đã đạt được.

          Mẫu tổng kết gồm 3 phần chính yếu như: (1) Các công tác và các sinh hoạt đã hoàn thành;
          (2) Các khó khăn, ưu khuyết điểm đã gặp phải, các đề nghị;
          (3) Các công việc, kế hoạch sẽ thực hiện và mục tiêu của Đội đang muốn đạt tới.

          VI. KẾT LUẬN

          Tóm lại, việc tuyển chọn ĐT theo đúng tiêu chuẩn đã được liệt kê như trên; huấn luyện kỹ lưỡng để các ĐT có thể chỉ huy và lãnh đạo một đội cách thuần thục và việc áp dụng phương pháp hàng đội tự trị cách khéo léo của người Đoàn.
          Chắc chắn sinh hoạt và sức sống của Đoàn sẽ ngày một tiến triển và mục tiêu giáo dục của Phong Trào sẽ đạt được thành quả rất tốt đẹp.



          Trân trọng cám ơn tác giả bài viết trên. Cùng xin phép được dùng, có bổ khuyết và có sửa lại đôi chút cho thích hợp hơn - và Up lên Topic; nhằm giới thiệu Phương Pháp của Hướng Đạo - HÀNG ĐỘI


          Nguồn:
          [url="http://www.tntt-aus.org/Tai_Lieu/CT_Thang_Tien/Huan_Luyen_HT_Cap1/pphd_tddt.htm"]Page not found - galaxy auto เข้าสู่ระบบ

          Tôi xin mạn phép tác giả của bài viết trên: - sửa lại một số từ cho thích hợp. Cùng thêm một vài ý, cho thích hợp với các hoạt động hiện nay của HĐVN Quốc nội.


          Ý kiến riêng: Bài viết như là một tiểu luận! Nhưng đó chỉ là lý thuyết. E khó thực hiện được; nếu như "mềm hơn" thì sẽ thực tế hơn.
          Lý do: Tìm đâu ra tài nguyên (con người) - hội được những yếu tố như đã nêu trên?

          Trong khi PTHĐ là tự nguyện - và KHÔNG HỀ CÓ PHỤ CẤP hay LƯƠNG BỔNG! - Khó khăn quá... thì còn ai tụ lại?! Trong khi yêu cầu lại khá cầu toàn!
          Vậy thì Giáo Dục Hướng Đạo là Đào tạo hay Phát hiện nhân tố?

          - Vấn nề nầy sẽ đưa ACE đến một cuộc thảo luận sẽ khá sôi động và lý thú đây!

          Có thể thảo luận thêm - vui lòng liên lạc với TrangSinhViet@ gmail.com - Y_VIET@gmx.com
          Rất vui được cùng thảo luận và được nhiều ý kiến của ACE.
          TABTT ACE tôi.
          Đã chỉnh sửa bởi LUONGYVIET; 29-09-2012, 11:16 PM.

          Comment

          Working...
          X
          Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom