• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Cung Giũ Nguyên, nhà giáo, Viện sĩ Hàn Lâm Pháp - Huynh Trưởng Hướng Đạo Việt Nam

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Cung Giũ Nguyên, nhà giáo, Viện sĩ Hàn Lâm Pháp - Huynh Trưởng Hướng Đạo Việt Nam

    Cung Giũ Nguyên, nhà giáo dục nhà báo nhà văn

    Vietsciences- Đào Thị Thanh Tuyền

    Tôi không phải là học trò của ông, càng không phải là người rành rẽ tiếng Pháp lắm để có thể đọc được những tác phẩm văn học viết bằng tiếng Pháp của ông. Thế nhưng, là một người Nha Trang và theo thiển nghĩ của cá nhân tôi - ông là người biết rõ về Nha Trang nhất. Vâng, tôi tự tin khi viết lên điều này vì, từ năm 1920 ông đã đến Nha Trang và đã chọn nơi đây làm chốn đi – về ( những kỳ nghỉ hè, đi dạy học và cả những khi phải tha phương và cuối cùng Nha Trang là bến đậu cho đến cuối đời).
    Đã từ lâu tôi rất muốn viết về ông, biết rằng đây là một việc rất khó vì – Ông, một nhà văn Việt Nam viết văn thuần thục 3 ngôn ngữ: Việt, Pháp, Anh; một nhà báo từng cộng tác với nhiều báo chí trong và ngoài nước; một người có 70 năm đi dạy học thì có một số lượng học sinh nhiều đến thế nào …; khối lượng và giá trị những tác phẩm ông đã viết; tuổi đời của tôi chưa bằng một nửa tuổi đời của ông …. Thôi thì, xin làm một người kể chuyện về một người qua tiếp xúc, trao đổi và qua những tài liệu thu thập được về ông.
    Từ điển văn học (bộ mới) – NXB Thế giới (trang 330), Hà Nội vừa mới phát hành có tên ông: Cung Giũ Nguyên. (Sinh 1909). Nhà giáo dục, nhà báo, nhà văn Việt Nam. Khi đọc gần hai trang tiểu sử và tác phẩm của ông, tôi đã điện thoại cho báo cho ông và một ngày đầu tháng 4/2005 tôi có dịp đến thăm ông tại nhà riêng ở số 60 Hoàng văn Thụ, Nha Trang.
    Hôm ấy, trong căn phòng khách nhỏ bài trí đơn sơ nhưng trang trọng - trên tất cả các mặt bàn đều có những bình hoa; tôi được biết, cách đó vài ngày, những ông Alain Freynet - Tham tán thứ hai, Giám đốc Trung Tâm văn hóa và hợp tác, Đại sứ quán Pháp Hà nội, ông Nicolas Warnerey - Tổng lãnh sự Pháp tại Tp Hồ chí Minh, và ông Christian Nererm - Tùy viên hợp tác văn hóa Tp Hồ chí Minh, cùng ông Lanig Martin, đặc trách hợp tác thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, đã đến thăm ông Cung giũ Nguyên, nhân Hội thảo các Vịnh đẹp nhất thế giới và Festival biển Nha Trang 2005.
    Câu chuyện giữa tôi và ông đã bắt đầu bằng những điều chưa rõ về ông trong Từ điển văn học (bộ mới). Ông tỏ ý tiếc là việc biên tập có vài sai sót: “Trước tiên về việc chuyển họ Hồng thành họ Cung không phải vì cùng họ với Hồng Tú Toàn mà do là khi Vua Tự Đức lên ngôi, vì ngài húy Hồng Nhậm, nên những ai có họ Hồng phải sửa lại. Sau này có những người đã bỏ họ Cung để trở lại họ Hồng, nhưng cũng có những người để tránh việc sửa chữa những giấy tờ hộ tịch phiền phức cứ để họ Cung, dù vẫn biết mình họ Hồng. Việc sửa họ ấy, tôi ngạc nhiên là thợ sắp chữ ở Trung Hoa cũng biết; trên mấy tờ báo ở Hương Cảng, trong bài đăng tên những người từ Việt Nam qua hội kiến với Cựu Hoàng Bảo Đại. Dựa theo danh sách viết chữ La Mã họ tên hành khách chuyến máy bay, tên của tôi đã không viết CUNG, mà viết đúng HỒNG (= không có nghĩa là đỏ, mà với bộ Thủy bên trái, có nghĩa là Lớn). Một điều đáng tiếc khác là: trong Từ điển văn học có viết: “Le fils de la Baleine (tiểu thuyết, Paris, 1956) – cuốn này được De Sohn das Walfischs dịch ra tiếng Việt với nhan đề Người con của Cá Ông hay Kẻ thừa tự ông Nam Hải (Nxb Văn học, Hà Nội, 1999)”. Có sự sai lạc về phiên âm nhan đề và hành văn, nên ghi lại cho rõ là: quyển Le Fils de la Baleine ra mắt ở Pháp năm 1956, đã được nhà văn Đức dịch ra tiếng Đức với nhan đề DER SOHN DAS WALFISCHS và được xuất bản năm 1957 tại (Nxb) Helmut Kossodo Verlag, Frankfurt & Genf (Genève). Điều thứ ba ông có ý tiếc là quyển Tự điển không nói đến những tác phẩm quan trọng của ông như THÁI HUYỀN, LE BOUJOUM, tập thơ TEXTE PROFANE (Bản văn trần tục) v.v hay bỏ sót những quyển đã có từ lâu, như tiểu luận: Volontés d’existence (Những ý chí sinh tồn) - (NXB France-Asie, Sài Gòn 1954).
    ***
    Cung Giũ Nguyên sinh ngày 20/11/1909, tại Huế, họ thật là họ Hồng cùng họ với Hồng Tú Toàn người khởi xướng cuộc cách mạng nông dân miền Nam Trung Hoa và lập Thái Bình Thiên Quốc, trị vì ở Nam Kinh từ 1851 đến 1863. Vì lý do chính trị hay kinh tế – tổ tiên của ông, người Phúc Kiến đã kiều cư qua lập nghiệp tại Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX. Tại đây, họ Hồng cùng với nhiều họ Trung Hoa khác lập ở Bao Vinh, Thừa Thiên, phố Thanh Hà sau thành làng Minh Hương, và sau đó đều được xem là người Việt Nam. Thân phụ Cung Giũ Nguyên là ông Cung Quang Bào, một Đốc học. Thân mẫu là Nguyễn Phước thị Bút, trưởng nữ quận công Hồng Ngọc và cháu nội Ngài Nguyễn Phước Miên Lịch, An Thành Vương, con út Vua Minh Mạng, có lần làm Nhiếp chánh Thân thần.
    Sinh trưởng trong một gia đình nghèo và đông con, học xong trung học tại trường Quốc học Huế những năm 1922-27, ông phải từ bỏ giấc mộng học trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội để đi làm việc. Ông nói: “Về vẽ thì tôi đã may mắn gặp hai thầy rất tốt là thầy Tôn Thất Sa và thầy Georges Leloup…”. Những bức tranh hiện treo trong phòng khách nhà ông đều do ông vẽ từ bức chân dung của mẹ ông cho đến bức chân dung của ông, của vợ ông… Căn nhà ông đang ở hiện nay là căn nhà của cha ông mua ban đầu là nhà tranh và được xây thành nhà gạch từ năm 1929 cho đến bây giờ.
    Năm 1928 ông được bổ làm trợ giáo tập sự tại trường Nam tiểu học Nha Trang, nhưng đến đầu năm 1930 bị bãi chức, vì lý do chính trị. Đó là năm đánh đấu khúc quanh cuộc đời của ông; sau đó ông phiêu lưu vào Sài gòn, Đà lạt, Huế, Nha Trang… “Trong thời gian bốn năm mà tôi làm hơn bảy nghề. Tôi viết báo, viết sách, làm gia sư, làm kế toán cho một hãng sửa xe của người Pháp, làm thư ký cho một đồn điền cao su ở Xuân Lộc, bán hàng, đã có lúc tôi định đi theo gánh cải lương nhưng bị từ chối vì khi nghe tôi ca thử một bài Tứ Đại Óan, nghệ sĩ Năm Châu đã thành thật khuyên tôi nên chuyển nghề khác, tôi cũng đã làm thợ sửa ảnh….”
    Năm 1936, người cha mất (cho đến giờ ông vẫn tiếc là cha ông đã ra đi quá sớm không để cho ông có thì giờ chứng minh ông đã trở lại nối nghiệp thầy giáo ), vì trách nhiệm đối với gia đình, ông về lại Nha Trang và năm 1941 trở lại nghề dạy học. Ông đã dạy các môn Việt văn, Hán văn, La tinh, Pháp văn, Anh văn, Sử địa, Kinh tế học, Triết học, Văn học… ở các trường Kim Yến, Trường Dòng Thánh Giuse Bình Tân, La San, Phanxicô… Collège de Nha Trang, Võ Tánh, Lê Quý Đôn…. Từ năm 1955-75, ông làm Hiệu trưởng trường Trung học đệ nhị cấp Lê Quý Đôn, Nha Trang. Từ 1972-75, Giáo sư thỉnh giảng Viện đại học Cộng đồng duyên hải, Nha Trang. Từ 1989 đến 1999, ông là Giáo sư thỉnh giảng môn ngôn ngữ và văn chương Pháp tại khoa Pháp văn, Trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang. Ông còn tham gia nhiều công tác xã hội ở Nha Trang, Sài gòn; đã từng làm Deputy Camp Chief of Gilwel, London, phụ tá Trại trưởng Trại Huấn luyện Hướng đạo quốc tế, Gilwell, Anh quốc, để làm Trại trưởng Hướng Đạo Việt Nam,v.v…..
    Cuộc đời viết văn của ông đánh dấu bằng tác phẩm đầu tay là một truyện ngắn nhan đề là Tình ái myõ đăng trên tờ Đông Pháp thời báo, Sài gòn năm 1928. Ông đã viết hàng ngàn bài báo cộng tác với các báo: Đông Pháp thời báo, Sài gòn mới (Sài gòn), Nam Phong ( Hà Nội), Đông Dương mới (L’Indochine Nouvelle, Sài gòn), Pháp Việt (France – An nam ), Nhật báo Huế (La Gazette de Huế), Tân văn (Sài gòn), Hội thảo (Symposium, Syracuse), Sách báo nước ngoài (Book Abroad, Oklahoma, Hoa Kỳ), Pháp Á (France-Asie, Sài gòn), Bách Khoa (Sài gòn), Sự hiện diện Pháp ngữ (Présence Francophone, Sherbrook – Canada), Đại học Huế, Tri thức (Đà Lạt), Diễn đàn (La Tribune, Sài gòn)….
    Năm 1938-40 cùng với Raoul Serène – Tiến sĩ khoa học đã từng làm Giám đốc Viện Hải dương học Đông Dương chủ trương nguyệt san Tạp chí Tuổi trẻ (Le Cahiers de la Jeunesse) ở Nha Trang. Năm 1939, ông làm Chủ bút nguyệt san song ngữ Tương lai tạp chí, Nha Trang. Năm 1939 – 42, làm Chủ bút Nhật báo Châu Á buổi chiều (Le Soir d’Asie, Sài gòn). Từ 1954, Chủ bút tuần báo Báo chí viễn Đông (La Presse d’Extrême – Orient, Sài gòn).
    Trong thư mục tác phẩm đã in và chưa in của ông có đến gần trăm cuốn; có thể kể đến như, về tiếng Việt: Một người vô dụng (Tín Đức thư xã, Sài gòn, 1930); Nhân tình thế thái (tập truyện ngắn, Phổ thông văn xã, Gia Định, 1931); Nợ văn chương (Nhà in Châu Tịnh, Vinh, 1934); Những ngày phiêu bạt (ký), Nửa gánh tang bồng, Một chuyến về…; về tiếng Pháp ông được thế giới biết đến nhiều vào những năm 50 – 60 với các tác phẩm Le fils de la Baleine (tiểu thuyết, Paris, 1956), Le Domaine Maudit (tiểu thuyết, Fayard, Paris, 1961), Volontés d’existence (France-Asie, Sài gòn 1954)…; riêng Le Boujoum (roman Dallas, Tesax, USA, 2002 – tái bản) ông viết sau này ….
    Le fils de la Baleine đã được nhiều nhà phê bình văn học nổi tiếng trong và ngoài nước đánh giá cao. Daniel-Rops, viện sĩ Hàn Lâm Pháp nhận xét: “Với một Cung Giũ Nguyên, có thể cạnh tranh với một Pourrat, một Ramuz, một Giono, một Monique Saint-Hélier…, đó là điều mới lạ”. Le fils de la Baleine được tái bản ở Canada năm 1978 và được Nguyễn Thành Thống dịch sang tiếng Việt với tựa đề Kẻ thừa tự của ông Nam Hải (NXB Văn học, Hà Nội 1995).
    Le Domaine Maudit (Đất dữ) cũng được nhiều nhà phê bình chú ý; nhà văn Võ Hồng đã viết về cuốn sách (đăng trên Bách Khoa, Sài gòn ngày 15-6-1962) như sau: “Văn của tác giả viết tự nhiên mà có nhiều thú vị … Những triết lý nhân sinh cũng được trình bày dưới hình thức đơn giản nhưng thầm kín… Le Domaine Maudit lấy khung cảnh Việt Nam nhưng câu chuyện có thể xảy ra ở bất cứ nước nào có sự tranh chấp giữa các ý thức hệ, nghĩa là giữa những quan niệm khác nhau về hạnh phúc và tình yêu”.
    Volontés d’existence (Những ý chí sinh tồn) thuộc về loại tiểu luận gồm ba bài. Bài thứ nhất trình bày căn nguyên giải phóng cá nhân và dân tộc Việt Nam. Bài thứ hai trình bày nền văn chương Việt Nam và bài thứ ba bàn đến nỗi lòng bi đát của Nguyễn Du. Ba bài quy tụ chung quanh một ý chính: những ý chí sinh tồn của con người Việt Nam và dân tộc Việt.
    Trong Volontés d’existence, mới thấy xuất xứ một câu mà website EL CANDIL (ngọn nến của Tây ban Nha), xem là danh ngôn, liệt kê vào Danh ngôn về Tự Do (frases de Libertad, đăng cùng một trang với danh ngôn của những nhà tư tưởng lớn tiền bối như Max Steiner, Carla B. Gonzalez, Mikail Bakounin (1814-1876) vv.
    Tác phẩm Le Boujoum, dày 756 trang, một tác phẩm đầy triết lý ông viết từ năm 1976 đến năm 1980 và chính ông đã dịch sang tiếng Việt với tựa đề là Thái Huyền (NXB Đại Nam, California, 1994). Ông viết Le Boujoum để tặng người bạn thân suốt gần nửa thế kỷ của ông là Raoul Serène (đã nói ở trên), mà ông gọi tên là Sếu. Trong lời tựa cuốn sách, ông viết: “Cũng như với những người bạn thân khác, khi xa cách và nhất là trong những năm sau này thiếu những gặp gỡ thường xuyên và cuộc chuyện trò hữu ích, tôi có những bức thư dài cho Sếu và kèm theo thư, cũng có những trang trích các sách tôi đã hoàn thành hay đang soạn thảo, để cho bạn theo dõi đời sống cụ thể của mình và cũng để thăm dò phản ứng của bạn về những tác phẩm mình, sợ thói tự phụ, chủ quan khiến mình có nhận định sai lầm về giá trị của chúng. Tình thân hữu thật sự cho phép, và khuyến khích, những phê phán thẳng thắn, dù cho có khi là tàn nhẫn, không chỉ về công việc và cả về những phương diện khác. Đây không phải là dấu hiệu của sự đố kỵ ganh ghét, mà là của sự thương yêu thật sự, một ước muốn xây dựng lẫn nhau theo đường dáng đi, hay ít ra cũng tránh cho nhau những ảo giác về bản thân cũng như về sự nghiệp”.
    Le Boujoum hay Thái Huyền cũng đã được nhiều nhà phê bình văn học ngoài nước chú ý, người ta đánh giá: từ Le fils de la Baleine đến Le Boujoum là một khoảng cách lớn, kể về văn phong lẫn chiều sâu tác phẩm.
    Ông có tên trong danh sách các nhà văn trên thế giới viết văn bằng tiếng Pháp (Tác phẩm Rive neuve (Bến mới), in những tác phẩm tiêu biểu của các nhà văn trên thế giới viết văn bằng tiếng Pháp– Tháng 11.2004 có trích một tập thơ của ông).
    Cả cuộc đời ông là sự một phấn đấu rèn luyện, tìm và trao tặng tri thức, chủ yếu là tự học, và học mãi. Ông nói:
    - Đọc sách, đối với tôi, là một lối tránh mệt nhọc, khỏi phấn đấu, vì bẩm sinh yếu đuối. Từ cái bắt buộc, tôi tìm ra thích thú với sách. Tôi đã gặp nhiều may mắn, có cơ hội làm bạn với sách, có lẽ may mắn ấy không đến với tôi nếu tôi không « đầu tư » làm bạn với sách, làm thân với « hiểu biết », hay bồi dưỡng trí tuệ. Thời học Quốc học, tôi may mắn có được những bạn gương mẫu về học tập, luôn luôn đi tìm kiến thức, kể cả trong những trò chơi. Tôi may mắn có những thầy cô (người Pháp) có trình độ truyền đạt tốt và vốn kiến thức cao. Ngoài những sách giáo khoa và tác phẩm văn học ghi trong chương trình mỗi niên khóa chúng tôi cũng được khuyên đọc sách giải trí. Sách ở thư viện trường rất phong phú, và để học sinh toàn quyền sử dụng, không phải trả tiền thuê, hay không chỉ cho đọc tại chỗ. Vì không được đi học tiếp đaị học, và do đó không có được những thầy hướng dẫn, tôi phải tự vạch đường học vấn với những phương tiện nghèo nàn của mình, gặp được một sách cũ báo cũ nào, cũng tìm được trong đó đôi điều gì mình chưa biết đến. Năm 1940, từ Saigon, tôi lên Dalat để « cấm phòng » trong mười ngày tại Tu Viện Dòng Thánh Benoît. Tu viện lúc ấy đang còn nghèo, không có phòng cho người ngoài. Tôi được cho một cái giường bố đặt ngay trong thư viện của dòng. Thế là, sách đã đến với tôi, những sách thuộc một phạm vi bấy lâu xa lạ với tôi, những sách siêu hình học, thần học, ngày và đêm, tôi đã cố đọc và ghi chép, được bao nhiêu tốt bấy nhiêu, với những tên tác giả, sách, nhà xuất bản nào, để có thể tìm lại sau nầy. Có vậy, tôi mới có thể, hai mươi năm sau, giảng triết cho lớp kinh viện của một dòng tu.
    Năm 75, được lưu dung tại Đại học Duyên Hải, và vì không còn lớp Pháp để dạy, tôi được giao cho việc bảo quản thư viện. Tôi có dịp trong mấy năm đọc đươc biết bao sách bổ ích cho tôi. Cũng trong thời gian ấy tôi viết đươc cuốn JOURNAL DU KAUTHARA (Nhật ký Khánh Hòa). Đến năm 1979, tôi đã thất tuần, bệnh viện Tỉnh mời tôi dạy tiếng Pháp cho các y bác sĩ, và đồng thời phụ trách thư viện, lập lại danh mục, giúp tìm tài liệu cho những bác sĩ cần đến. Trong thời gian làm việc cho bệnh viện, tôi cũng học hỏi khá nhiều, qua những sách phải đọc qua để xếp loại. Tôi làm quen với những báo như The Lancet hay Nature… mà chắc hẳn tôi sẽ không bao giờ biết nếu tôi không may mắn đến nơi đây. Chính thư viện nầy đã cho tôi cơ hội tiếp xúc với những sách lý thuyết về informatique (thông tin học) trước khi thấy máy vi tính, và có máy để dùng.
    Một điều may mắn khác cho việc học hỏi của tôi, là được ngao du đó đây, đến nhiều nước, có dịp biết nhiều thư viện, viện bảo tàng lớn, những nơi thờ phụng nhiều tôn giáo, tiếp xúc với nhiều giới, từ thượng lưu đến giới chai chén dân bụi đời chỉ xài tiếng lóng (argot)….
    Năm nay, ông đã bước sang tuổi 97 và vẫn còn miệt mài làm việc với chiếc máy vi tính mỗi ngày mà không cần người phụ giúp. Hoàn thiện những bản thảo đang dang dở, hệ thống lại toàn bộ tác phẩm, dịch ra tiếng Việt những tác phẩm viết bằng tiếng Pháp… Khối lượng công việc thì đồ sộ mà quỹ thời gian còn quá ít. Thế nhưng, “Không viết nữa thì làm gì?”, ông đã nói với tôi như vậy. “Đời người như một miếng da lừa, mỗi ngày nó teo tóp đi một chút. Dân gian thường nói cá ươn, ươn từ cái đầu. Con người cũng vậy, phải bắt cái đầu nó làm việc đừng để nó hư. Nên sống lạc quan và biết cười”.
    Nói về việc sống thọ, ông kể câu chuyện vui:
    - Tôi đươc biết, theo lời mẹ kể lại sau nầy, tôi sinh ra không tốt tướng, gầy yếu, thầy thuốc, thầy bói cho biết trước là không thọ. Tôi ngủ hay giật mình vì một tiếng động nhẹ. Nghe theo thầy, mẹ tôi tìm mua một cái « búa thiên lôi » là một miếng nham thạch màu xanh tím, hình lưỡi búa, mẹ làm một bọc cho búa và để dưới cái gối của tôi. Phương thuốc của «thầy» quả là linh nghiệm, từ đó tôi hết giật mình khi ngủ, kể cả những khi có giông tố và sấm sét. Nhưng có điều đáng buồn là đầu tôi mãi mãi bị lép như đầu cá chai. Đó là giá con người thường phải trả, nhân vô thập toàn, được cái nầy phải mất cái kia….
    Gần trọn một thế kỷ dành cho các việc tự học, đi, viết và dạy học. Phương châm sống của ông gói gọn trong 4 từ nguyên hanh lợi trinh. Ông giải thích với tôi: “Nguyên là nguồn gốc - bất kỳ một việc gì cũng phải truy tìm cho được nguồi gốc và giải thích câu hỏi tại sao. Hanh là hanh thông - vượt lên những khó khăn; khi gặp khó khăn ta chia vấn đề ra thành những vấn đề nhỏ, từ vấn đề nhỏ chia thành những vấn đề nhỏ nữa và giải quyết từ từ. Lợi là lợi ích, lợi ích của mình phải gắn liền với lợi ích của người khác, những điều viết ra làm sao cho nhiều người trên thế giới đọc được. Trinh là hòa hợp - hòa hợp ở đây có 3 ý: hòa hợp với thượng tôn, hòa hợp với tha nhân và hòa hợp với chính mình. Trong mỗi con người đều tồn tại ông thiện và ông ác, nhờ thượng tôn và những người xung quanh giúp đỡ để hòa hợp với chính mình “.
    Tôi hỏi ông câu hỏi cuối cùng về nhận định của ông khi giới trẻ bây giờ không thích đọc sách, ông trả lời bằng cách nói về dấu “…” bắt đầu và kết thúc trong Le Boujoum: “Cuộc đời không có chấm dứt, từ không đến có, rồi lại từ có đến không, qua những giai đoạn thành, thịnh, suy, hủy, rồi thành, từ khôn đến càn, rồi lại tứ càn đến khôn, qua những giai đoạn thiếu âm, thái dương, thái âm, thiếu dương, mà vật lý học cho thấy qua điển hình của vòng Mobius… - một ngày kia người ta sẽ trở lại việc đọc sách”. Đó là câu nói khẳng định rất tự tin của ông – một người sống và viết gần một thế kỷ có rất nhiều biến động với một cuộc đời sôi nổi và đầy sáng tạo.
    Đã đăng trên tạp chí Kiến thức ngày nay số số 534)

    ©
    Attention Required! | CloudflareVietsciences- Đào Thị Thanh Tuyền

    Năm [ame="http://vi.wikipedia.org/wiki/1958"]1958[/ame], Trại trường Quốc gia Tùng Nguyên được thành lập tại Ðà Lạt dưới quyền điều khiển của Trại trưởng Cung Giũ Nguyên. Đây là nơi đào tạo hầu hết các trưởng của thế hệ 1958-1975.

    Nguồn :
    Hướng đạo Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
    Similar Threads
  • #2

    Cung Giũ Nguyên: CÂU CHUYỆN NGÀNH TRÁNG (tuổi Sinh viên)

    CÂU CHUYỆN NGÀNH TRÁNG


    Cung Giũ Nguyên

    Nguồn: Link



    DUYÊN KHỞI
    Tình cờ từ năm 1993, tôi được hân hạnh quen với một số anh em, gọi là Bộ Tộc Kha Ho, và đã có cùng nhau những cuộc du ngoạn và thăm viếng ngắn cũng như dài, trong tỉnh và ngoài tỉnh. Có người đã nẩy ý nên dùng cơ hội để cùng nhau học hỏi thêm về giáo dục thanh thiếu niên, về phương pháp Hướng Đạo bấy lâu nghe nói đến nhiều nhưng không hiểu đúng bao nhiêu. Do đó mới có những buổi hội học, rất lý thú, mỗi khi thì giờ nhàn rỗi cho phép, không nhất định là ở đâu. Trong nhà, chung quanh bữa ăn thanh đạm, hay bất cứ nơi nào thuận tiện, nơi bờ biển, trên thuyền lướt lên sông Lô, trên xe hơi chạy trên đường xuyên Việt, trong rừng âm u của Bảo Lộc, bên Hồ Than Thở Đà Lạt, hay ban đêm nơi bờ sông An Cựu ở Huế, nơi vườn dừa Ngọc Thảo, nơi một nhà tạm trống ở Thủy Lợi, Hộ Diêm, bên Biển Hồ lộng lẩy của Pleiku… Đề tài thường được cho anh em biết trước, có khi có bản hướng dẫn để tiện bề thảo luận.Tập tài liệu nầy được soạn lại, dựa trên các buổi hội học ấy, với mục đích để cho các anh em có một bản văn lưu niệm, nhớ lại những buổi sống bên nhau, hoặc tiện bề xem lại, và nếu có cơ hội, áp dụng những gì đã học hỏi.
    Tập sách được chia làm hai phần, một về những vấn đề của Tráng Sinh, một phần về những vấn đề của Tráng Trưởng, cho Tráng Sinh muốn sau nầy trở thành Tráng Trưởng có thể biết trước những điều kiện nào mình có thể đảm đương trách nhiệm. Ngược lại, các Tráng Trưởng, vì đã là Tráng Sinh, và vẫn tiếp tục sống lý tưởng Tráng Sinh, cũng cần ôn lại những gì đã biết, và với sự suy gẫm sâu sắc hơn, sẽ biết đường lối nào để “say sưa dìu dắt đàn em “. Mặt khác lối phân những đề tài như trên, muốn nhắc lại một điều thường không được lưu ý đúng mức, là những nguyên lý, phương pháp và mục tiêu gom trong phần nhất, là những điều, nếu theo đúng tinh thần của người sáng lập là, về nội dung, không thể bỏ bớt, thay đổi hay bóp méo, huống hồ là chủ trương trái nghịch. Phần hai gồm những đề tài thuộc về “tổ chức” phong trào, việc thay đổi tùy theo điều kiện của thực tế chính trị, xã hội hay tùy theo khí hậu hay điều kiện kinh tế, có thể sửa đổi tùy nghi. Cái mũ nỉ bốn u được thay thế bằng cái béret basque hay mũ polo, hay nón lá, hay khăn vấn trên đầu (tôi nhớ mấy ông bạn Hướng Đạo người Sikhs của tôi ở Ấn Độ), quần cụt thay quần dài hay váy (mấy Hướng Đạo Tô Cách Lan mặc như thế đấy), không có gì trái nghịch với tinh hoa của Hướng Đạo, cũng như lối chia toán hay tổ hay lấy tên nầy tên kia đặt cho những lễ lạc hay bằng khả năng hay chuyên môn. Chúng ta không quên câu của Huân Tước Baden Powell, “Lúc đầu chúng ta có một ý nghĩ, sau đó trở thành một lý tưởng; rồi một phong trào; nếu các bạn trẻ không coi chừng trò chơi của chúng ta có thể chấm dứt vì cái tổ chức.” Dịch một cách nôm na: Tốt mả có thể rã đám, nên tìm cái chủ yếu, nội dung, đừng cãi nhau hay đánh nhau chỉ vì hình thức. Trong phần thứ nhất, có những chương II, V, XII, quá dài so với những chương khác. Xin đừng ngạc nhiên, chỉ vì đấy là ba chương chính của phong trào Hướng Đạo: Hướng nhân vị, hướng cộng đồng, hướng tâm linh, đòi hỏi một sự quan tâm đặc biệt hơn; những chương kia có thể xem là chi tiết của ba mục chính đó.
    Tiếp theo hai phần của Tráng Sinh và của Tráng Trưởng, chúng tôi thêm một phần Phụ Lục, gồm những tài liệu đọc thêm để “rộng đường tranh luận”.
    Nói chung, sách nầy có thể để cho Tráng Sinh những bộ tộc khác tạm thời dùng, có đề tài, biết rồi hay chưa biết, cũng nên suy gẫm thêm, liên quan nhiều hay ít đến việc chuẩn bị vào đời của Tráng Sinh, cho Tráng Trưởng những gợi ý cho những câu chuyện dưới cờ, hay sau lửa trại, và nếu Tráng Trưởng phải làm công việc huấn luyện viên, cho những khóa đào tạo. Hướng Đạo là cuộc sống,lối sống không phải là sách vở hay bài học. Nhưng Tráng Sinh cũng như Tráng Trưởng cần trang bị một số kiến thức vững chắc, trước là về Hướng Đạo, sau về những vấn đề phổ thông liên quan đến cộng đồng mà Tráng Sinh muốn phục vụ bây giờ và sau nầy. Chương trình các Tráng Đoàn có trù tính việc thiết lập những hội học định kỳ, nhắm đến mục tiêu đó. Tập tài liệu nầy nhắc đến những đề tài có thể đem vào chương trình sinh hoạt thứ hội học ấy. Không thể đòi hỏi Tráng Trưởng phải hiểu biết tất cả vấn đề để thuyết trình cho các đoàn viên, nhưng, như đã nhắc lại ở một nơi khác, Tráng Đoàn, nếu có cơ hội, nên mời những nhà chuyên môn ngoài phong trào, điều khiển những buổi hội học liên quan đến sở trường của họ, để bảo đảm chất lượng cho việc học hỏi của Tráng Sinh. Chúng tôi hy vọng có Trưởng thấy thiếu sót hay sai lầm trong tập nầy và tìm ra duyên khởi cho những nghiên cứu đầy đủ hơn nữa, phù hợp với sự đòi hỏi của Tráng Sinh mà trình độ văn hóa, với thời gian, nhất định phải cao hơn nhiều.
    Chúng tôi không quên ghi nơi đây sự biết ơn những anh chị em trong Bộ Tộc Kha Ho, đã hiến cơ hội, đóng góp ý kiến và tài liệu cho chúng tôi thực hiện được tập sách nầy.

    Nha Trang, ngày 15 tháng 6, 1998.
    Cung Giũ Nguyên
    HƯỚNG ĐẠO LÀ GÌ?
    Nguyên lý – Phương pháp – Mục tiêu
    Dùng châm ngôn của ba ngành chính của Hướng Đạo nối lại, có thể thấy dưới một hình thức ngắn gọn, mục đích của giáo dục Hướng Đạo đề nghị cho các bạn trẻ là: Gắng sức – Sắp sẵn – Giúp ích.
    ĐỊNH NGHĨA HƯỚNG ĐẠO
    1. Định nghĩa theo các từ điển
    Những từ điển tiếng Pháp (Larousse, Robert…), tiếng Anh (Webster, Oxford..) đều có ghi định nghĩa từ chúng ta gọi là “Hướng Đạo”, dưới đề mục scoutisme, scouting, hay scout, hay boy-scout, đại khái là “Phong trào giáo dục bổ sung cho gia đình và học đường xây dựng trẻ về đủ phương diện nhờ những trò chơi ngoài trời, phong trào giáo dục được Huân Tước Baden Powell, người Anh, (1857-1941) sáng lập”.
    Tương đối đầy đủ hơn hết có lẽ là những ghi chú của từ điển Pháp Le Petitt Robert 1, ấn bản 1990:
    scoutisme = n.m. (1924; de scout) Mouvement éducatif destiné à compléter la formation que l’enfant reçoit dans la famille et à l’école, en offrant aux jeunes des activités de plein air et des jeux.
    scout, e = n.m. et adj. (1922 ; angl. boy-scout) N.m. Enfant, adolescent , faisant partie d’un mouvement de scoutisme. V, boy-scout (vieilli) louveteau, routier ; guide. – Adj : Propre aux scouts, au scoutisme. – Fig. Avoir un côté scout. V. boy-scout “ On est en pleine civilisation scoute” (Barthes).(Ta đang ở trong văn minh hoàn toàn Hướng đạo).
    boy-scout = 1910, mot anglais “garçon éclaireur., Vieilli, Scout . Fig. Fam = Idéaliste naĩf : Người lý tưởng ngây thơ.
    louveteau = scout de moins de douze ans.
    guide = jeune fille appartenant à un mouvement féminin de scoutisme.
    Từ điển Bách Khoa The Grolier Multimedia Encyclopedia, 1996, khá hơn nữa khi nói về Scouting, giải thích: Một phong trào thế giới của những nhóm trẻ mà mục tiêu là giúp cho thiếu niên và thiếu nữ phát triển tánh khí, tinh thần công dân, thể lực và tâm trí bằng cách huấn luyện thành viên qua những hoạt động ngoài trời, rèn luyện khả năng tháo vát và khuyến khích giúp ích cộng đồng. Nhiều quốc gia có tổ chức Hướng Đạo, và số Hướng Đạo Sinh nam nữ trên thế giới lên đến nhiều triệu người.
    Rất tiếc, những định nghĩa công phu trên không nói hết những đặc điểm của phong trào Hướng Đạo, để cho thấy phong trào ấy có những gì dặc â biệt, không giống những phong trào thanh niên hay giáo dục khác trên thế giới.
    Muốn hiểu rõ Hướng Đạo là gì, cần phải biết những nguyên lý, phương pháp, mục tiêu của Hướng Đạo. Về điểm nầy, không gì tốt hơn là dựa vào những tuyên bố chánh thức của tổ chức Hướng Đạo Thế Giới, là định chế có bổn phận hơn ai hết vạch rõ đường lối của Hướng Đạo, đúng theo tinh thần của người sáng lập, được nhận thấy qua những tác phẩm chính yếu của Baden Powell, như Aids to Scoutmastership, Scouting for boys, The Wolf Cubs Handbook, Rovering to Success…
    2 – Định nghĩa theo Hiến Chương Tổ Chức Hướng Đạo Thế Giới:
    Phong trào Hướng Đạo là một phong trào giáo dục thanh thiếu niên, đặt căn bản trên sự tự nguyện, đó là một phong trào có tánh cách không chính trị, mở ra cho mọi người, không phân biệt nguồn gốc, chủng tộc hay tín ngưỡûng, thể theo mục đích, nguyên tắc và phương pháp do vị sáng lập phong trào đề xướng và trình bày sau đây.
    MỤC ĐÍCH
    Phong trào Hướng Đạo có mục đích góp phần vào việc phát triển thanh thiếu niên bằng cách giúp họ phát huy toàn vïẹn các khả năng về thể chất, trí tuệ, xã hội và tinh thần, trên cương vị cá nhân, trên cương vị công dân có tinh thần trách nhiệm, và trên cương vị thành viên các cộng đồng địa phương, quốc gia và quốc tế.
    NGUYÊN TẮC
    Phong trào Hướng Đạo đặt nền tảng trên các nguyên tắc sau đây :
    1. Bổn phận đối với Thượng Đế – Tuân theo những nguyên tắc tinh thần, trung thành với tôn giáo thể hiện các nguyên tắc đó, và chấp nhận những bổn phận phát sinh từ đó.
    2 Bổn phận đối với tha nhân – Trung tín với đất nước trong chiều hướng phát huy hòa bình, sự cảm thông và hợp tác trên các lãnh vực địa phương, quốc gia và quốc tế. Tham gia vào việc phát triển xã hội trong sự tôn trọng phẩm giá con người và toàn vẹn của thiên nhiên.
    3 Bổn phận đối với chính mình – Nhận trách nhiệm về sự phát triển của chính bản thân.
    PHƯƠNG PHÁP
    Phương pháp Hướng Đạo là một hệ thống tự giáo dục tuần tự dựa trên
    l Lời hứa và Luật Hướng Đạo
    2 Học bằng hành động
    3 Sinh hoạt từng nhóm nhỏ = Hay phép hằng đội.
    Những phương pháp không được ghi rõ ràng trong hiến chương, nhưng vẫn được xem là phương pháp để đạt những mục tiêu nói ở trên.
    1 Trò chơi
    2. Hoạt động ngoài trời, gần gũi với thiên nhiên
    3. Trẻ dạy trẻ, với sự giúp đở của người lớn
    4. Giáo dục từng trẻ một
    5 Hệ thống đẳng cấp và chuyên hiệu
    Các nguyên lý căn bản có thể quy về ba mục tiêu chính của phong trào giáo dục Hướng Đạo theo Baden Powell:
    1 - xây dựng nhân vị
    2- Trau dồi ý thức về tha nhân, về cộng đồng, đưa đến tinh thần giúp ích, phục vụ vô vụ lợi
    3- Đời sống tâm linh phong phú, cũng cố đức tin, sống đầy đủ theo tôn giáo đã chọn.
    Nói gọn, giáo dục theo Hướng Đạo đề nghị xây dựng trẻ (thanh thiếu niên) theo ba hướng rõ ràng : Hướng nhân vị, hướng cộng đồng, hướng tâm linh.


    Còn dài...

    Comment

    Working...
    X
    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom