• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Phương pháp của Lương Y Đức Minh Trần Đức Huấn.

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Phương pháp của Lương Y Đức Minh Trần Đức Huấn.

    Y Thiền Công Phương pháp của Lương Y Đức Minh Trần Đức Huấn


    Trình bày khái lược :


    Vạn vật hữu hình theo Triết Học Đông Phương đều có hai thể :

    1/ Hình thể còn gọi là
    THÂN – xờ được, thấy được, có cảm giác; dần hư hoại theo ngày, tháng, năm.
    100 tuổi( vật, người ta )- 1000 năm ( loài thực vật, cổ thụ ) đã dư là phải hư rổng, vùi lấp, hỏa táng.

    2/ Phần cốt lỏi gọi là
    THẦN – Không biết ở đâu, không thấy được bằng mắt, theo ngày, tháng, năm tiến hóa. Không hư hoại và tồn tại, cho dù THÂN mục rửa ra hay chỉ còn là tro bụi.
    Còn có nhiều tên khác như : TÂM - LINH – PHÁCH – HƯƠNG LINH – HƯƠNG HỒN – VÍA …


    Từ lý luận trên.

    Ta đang và mọi người, mọi vật đều đang “ ăn “ Không Khí để tồn tại, để sống. Người ta hay loài vật chỉ cần dăm ba phút mà không nạp khí vô phổi thì … vô nhà thương hoặc tệ hơn là nhà vĩnh biệt, hoặc bị mổ thịt ngay …
    Tiền Hiền nhiều đời trước đã biết cách thở [ hô hấp ] đúng phép, nhằm mục đích hạn chế ( do khách quan ) cái ăn từ Thủy Cốc.

    Có khi nhiều tháng liền ở nơi thâm sâu, cùng cốc không có được lương thực tiếp tế, cúng dường; chư vị vẫn … sống nhờ luyện tập môn KHÍ CÔNG [ công phu luyện thở ].

    Có thể nói đây là cách nạp cái phần Thanh hao – Tinh hoa của Trời Đất – Và là vật chất, nhưng không thấy; mà chỉ cảm thấy – Ta nạp – Ta Hấp.


    So với vật chất thấy được, có nhiều màu sắc, hương vị, mặn nhạt, ngọt, béo khác nhau từ Thực phẩm, còn gọi là Thủy cốc - Ta ăn.


    Công phu hấp thu khí, đúng cách, mỗi ngày, nhiều tháng, năm, nói gọn lại là KHÍ CÔNG.

    Làm cách nào đó để nghỉ ngơi trọn vẹn từ THÂN đến THẦN gọi là THIỀN.

    Dùng cách luyện thở phối hợp với Thiền để ngừa và trị được một số bệnh thông thường, tôi nói đó là Y THIỀN CÔNG vậy.


    Ph
    ương pháp tập luyên :

    1.
    Điều chí [ ý chí – kỹ luật tự giác ]
    2.
    Điều thân [ ngồi một tư thế thẳng xương sống – đúng cách – vững vàng ]
    3.
    Điều tức [ hơi thở ra – Hô . hơi hít vào – Hấp ]

    Thế còn THẦN ? Thần ở đâu để mà định ? Mà buộc Thần nghỉ ngơi ?

    Xưa có nói như sau : “ Tâm viên – Ý mã “

    hoặc : “ Tâm chỉ cần động là đi được ngàn dặm “

    Quả thật : Chỉ cần nghĩ mình đang ở bên Úc (vì đã có du lịch sang bên đó) là … đã thấy cảnh xưa …


    Làm thế nào để AN ĐỊNH được THẦN, khi mà không biết THẦN đang ở đâu trong THÂN hay ngoài THÂN ?


    Tiến hành vận dụng Y THIỀN đồng thời luyện khí công phu :


    Để làm chủ được hơi thở > Hít vào - Hấp

    > Thở ra - Hô

    Ta mời THẦN làm chủ (2 lổ tai) THÍNH CUNG – Sao cho THẦN phải bận bịu, làm chủ được HƠI THỞ [ còn gọi là TỨC ]

    Nghỉa là khi Hô – Hấp hoàn toàn bằng lổ mũi,
    tai takhông thể NGHE được tiếng hít vô thở ra ! Muốn vậy hơi thở không CÂU – không THÚC [ không nhanh = không chậm ]

    Khi THẦN phải làm công việc điều chỉnh âm thanh của hơi thở.

    Thực sự ta đã AN ĐỊNH được THẦN.

    Tâm trí ta không còn : buốn – giận – đố kị - thương – cảm – sợ sệt – lo toan nữa.

    Phải chăng là ta đã được nghỉ ngơi trọn vẹn ? Đồng thời với cách ĐIỀU TỨC ( thở 4 thời mà Cố BS Nguyễn Văn Hưởng đã áp dụng cùng phổ biến rộng trên báo, đài, và dạy dưỡng sinh )


    Nhắc lại cách thở trên :

    1.
    Hít hơi vào bằng mũi, sao cho không nghe tiếng hít của gió > căng ngực
    2.
    Hít tiếp hơi thứ hai cho căng bụng.
    3.
    Từ từ thở ra cũng bằng mũi > điều chỉnh sao cho không nghe tiếng gió thở ra, ép ngực.
    4.
    Tiếp theo thời thứ tư là thở ra, ép bụng.


    Tôi không đề nghị phép bán già hay kiết già tư thế hoa sen của Phật gia
    .
    Mà đề nghị Chư vị ngồi trên một cái ghế có 4 chân vững chắc [ thường là ghế không nệm, ghế bàn văn phòng, bàn ăn, vừa tầm, không quá chật, không lọt thỏn thân ]

    Khi ta tiến hành >

    Điều chí – Điều thân > nên chọn một nơi yên ổn, không có gió lùa, mát mẻ, an tịnh, thanh khiết vào một giờ nhứt định trong ngày mà mình ít bị phiền lụy nhứt.


    Với ghế ngồi đã cố định trước đó, đúng giờ, mọi việc đã được an ổn. Ta đến để tiến hành nghi thức


    Y T H I Ề N C Ô N G


    Phần điều thân
    :

    -
    Lưng không dựa vào ghế, thẳng lưng.
    -
    Đầu hơi nghiêng về trước chừng 5 – 7 độ.
    -
    Hai gót chân đặt sát vào hai chân ghế trước.
    -
    Bàn chân trần ( không dép, không vớ ) đặt trên nền.
    -
    Hai mắt khẻ nhắm lại chứ không khép chặc.
    -
    Miệng mỉm cười, nụ cười của Phật, Bồ Tát hay của Đức Mẹ Maria đồng trinh.
    -
    Lưỡi đụng với Huyệt Ngân Giao phía trong, chính giữa 2 răng cửa hàm trên.

    Phần điều tức
    :

    -
    Hít nhẹ nhàng không gây tiếng kêu rít của gió … nở vùng ngực. Đầy ngực.
    -
    Tiếp hít như trên, nở bụng
    -
    Thở ra nhẹ nhàng không gây tiếng kêu rít của gió … ép ngực.
    -
    Thở ra tiếp như trên, ép bụng.

    Thần làm chủ hơi thở và điều chỉnh sao cho hai tai không nghe tiếng của gió đi vô – đi ra qua lổ mũi.


    Tầng xuất
    :

    Không nên ham thích mà bỏ các bước yêu cầu :

    -
    Mỗi ngày trong tháng luyện tập đầu tiên chỉ luyện trong NĂM (05) phút (nên có điều chỉnh giờ bằng điện thoại hay đồng hồ đã canh giờ) và chỉ NĂM phút.
    -
    Tháng thứ 2 = tăng lên 10 phút.
    -
    Mỗi tháng tiếp theo tăng thêm 5 phút :> 5 - 10 - 15 - 20 - 25 - 30 - 35 - 40 - 45 [ tháng thứ 9 = 45 phút > Là LÝ SỐ trong DỊCH KINH – Con số viên mãn ]
    -
    Ta tiếp tục luyện Y THIỀN CÔNG mỗi ngày 45 phút không ít, không nhiều hơn.

    THU HÁI ĐƯỢC ĐIỀU GÌ KHI LUYỆN TẬP ?


    -
    Khi điều chí > ta nên người có tự chủ, kỹ luật, ý chí quyết tự thắng sự buông thả, mong muốn hết bệnh tật …
    -
    Khi điều thân > ta nên người có nụ cười của bậc Thánh – giãn các nếp nhăn, mặt sáng, tươi, đẹp hơn, thấy trẻ ra.

    -
    Khi điều tức > ta đưa Thanh Hao của Đất Trời vào tận sâu các ly ty huyết quản > thanh lọc được uế trọc trong máu huyết > tăng tuần hoàn oxy > ít bệnh hơn do cơ thể được nâng cao đề kháng nội tại. Từ đó các bệnh thông thường được tự điều chỉnh. Ăn ngủ ngon hơn, hấp thu vận hóa tốt hơn.
    -
    THẦN > không lo nghĩ trong 45 phút THIỀN AN ĐỊNH > lo âu, căng thẳng nào còn?

    NGUYỆN CẦU :
    của người đưa ra phương pháp Y THIỀN CÔNG

    Chư vị luôn được an lạc – viên phước – thọ lộc – khang an.

    Có kết quả hoặc còn điều chi chưa rỏ, kính xin Chư vị rộng lòng gởi thơ điện tử về cho học trò

    Y_VIET@mail.com

    Trân trọng biết ơn.
    Similar Threads
  • #2

    Xin trả lời chung các bạn đã liên lạc

    - Tâm viên # Tâm tròn! Mà Viên là một loài Hầu - Con Khỉ - Ở đây có ý nói là Tâm người ta nhảy nhót như con khỉ!
    - Ý mã = Ý nói tâm người ta chạy nhanh (và nhanh hơn) con ngựa chạy! Khi nghĩ đến - là đã đên...

    Trong Y Thiền: Người hành thiền với mục đích là làm cho Tâm và Thể hay Thân và thần được nghỉ ngơi trọn vẹn (trong thời gian tập Thiền).
    Có khác với cách Hành Thiền của người theo Tôn Giáo.

    Y Thiền - không yêu cầu tỉnh toạ trên toạ cụ và ngồi theo Bán già hay Kiết gia.
    Quý vị ngồi ở trên một cái ghế (thường dùng trong văn phòng hay trong dùng máy vi tính).

    Lưng thẳng - vai rộng ra - Hai bàn tay để trên cẳng chân (bắp vế), các ngón để tự nhiện

    Vấn đề: Dùng Thủ Ấn chỉ - xin cẩn trọng! Tôi xin có bài viết khác

    Trình bày sâu hơn, vào lúc thuận tiện.

    Trân trọng cảm ơn Quý Vị đã liên lạc và góp ý, đặt câu hỏi.

    Nay kính thơ.

    Do_Ta_Ah_Do_Ta
    Lang Ta
    LươngYViệt
    Thầy Thuốc Vườn
    Đã chỉnh sửa bởi LUONGYVIET; 16-09-2012, 08:23 PM.

    Comment

    • #3

      Vị trí Huyệt cùng đường kinh

      File sharing and storage made simple Vị trí Huyện cùng đường kinh. Sách màu. Do tôi Up lên Mediafire Không có tác quyền. Là tài sản của mọi người
      Đã chỉnh sửa bởi LUONGYVIET; 28-09-2012, 07:30 AM.

      Comment

      • #4

        Xin trả lời chung các Thành viên đã hỏi.

        Cám ơn Quý vị đã biên thơ hỏi.

        Xin được trả lời chung như sau :

        - Luyện Y Thiền tức là cách Luyện nhiều ngày, đúng giờ, đúng cách; còn gọi là công phu thở hay cách gọi khác là <Luyện Khí Công>.

        - Gọi là Thiền Công cũng không phải là sai ! Còn gọi là Y Thiền Công lại càng chính xác - Để phân biệt cách Thiền Hành (Hành Giả) của Đạo Gia hay Phật Giạ.

        Vì Y Thiền Công chỉ có mục đích là Điều Trị Bệnh của Thân và của Tâm :

        Nói giản đơn là khi luyện Y Thiền - ta giúp cho ta quên được bệnh đau, với ý chí (trong 5 - 10 - 15 - 20 - 25.... và 45 phút). Bệnh đau của Thân và của cả Tâm.

        Khởi tập (luyện) tháng đầu mỗi ngày chỉ yêu cầu là 5 phút, các tháng tiếp theo tăng dần... Sau 9 tháng - Mỗi lần tập là 45 phút (con số của Dịch Số).

        Có ảnh hưởng đến thể lực của người "công phu". Và hợp với thể - sinh - lý của người ta.

        Không làm cho người tập mệt mỏi hoặc phải dẹp qua bên các công việc của "đời thường"; để không làm cho xáo trộn các sinh hoạt của người tâp.

        - Tập nhiều hơn > mệt hoặc do nóng hoặc do phải thu xếp công việc khác, hoặc dễ xao nhãng công việc của "đời". Không hay cho người tâp.

        - Tập chưa đủ 45 phút - cũng là chưa tròn được (con số của Dịch Lý) = Viên mãn - tròn đầy - bền vững - May mắn....v....v... của 4 + 5 = 9.
        Là con số mà người Phương Đông ai ai cũng mong muốn có.

        Lần nữa, xin cám ơn những thơ của Quý vị gởi đến thăm hỏi, cầu chúc, đồng thời bày tỏ, góp ý về Y Thiền Công.

        Nay kính cùng trân trong.

        Comment

        Working...
        X
        Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom