• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Thịt chó, vị thuốc bổ (ba bài)

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Thịt chó, vị thuốc bổ (ba bài)

    Thịt chó (3 bài)
    ngocson

    guồn: Link

    Bài 1. Thịt chó, vị thuốc bổ


    Theo Đông y, thịt chó (cẩu nhục) vị mặn, chua, tính nóng, không độc; có tác dụng bổ dưỡng, trợ dương, ích khí trừ hàn.
    Thịt chó có chứa nhiều protid, lipid, Ca, P, Fe. 100g thịt cung cấp 348 calo. Xương chó có canxi dạng phosphat, carbonat. Thịt chó vừa là thực phẩm ngon, vừa là vị thuốc tốt cho người có máu hàn.
    Một số món ăn, bài thuốc từ thịt chó
    Thịt chó hầm sơn dược kỷ tử: Thịt chó 500g – 1kg (làm sạch, thái lát); sơn dược, kỷ tử, mỗi thứ đều 60g, thêm gia vị trộn đều để 15 phút, thêm nước nấu hầm nhỏ lửa cho chín nhừ. Dùng cho các trường hợp thận dương hư suy (di tinh tảo tiết, đau lưng, mỏi gối lạnh chi thể…), người cao tuổi cơ thể suy nhược.
    Cháo thịt chó đậu hạt: Thịt chó 500g (làm sạch thái lát), thêm gạo tẻ, đậu hạt nấu hầm nhừ, thêm gia vị, ăn nhiều bữa trong ngày. Dùng trong các trường hợp tỳ vị hư hàn, đầy trướng bụng, đau bụng.
    Cháo thịt chó, thịt chó áp chảo: Thịt chó 500g thái lát nấu với gạo tẻ thành dạng canh, cháo, thêm gia vị hoặc nấu như món ăn thông thường dạng nhựa mận áp chảo với riềng, xả, gia vị. Dùng trong các trường hợp cổ trướng phù nề, sợ lạnh, rét run.
    Thịt chó hầm đậu đen: Thịt chó 150g, đậu đen 40g cùng nấu chín nhừ, thêm gia vị thích hợp, cho ăn khi nóng liên tục trong 5 – 10 ngày. Dùng cho trẻ nhỏ đái dầm.
    Ngoài thịt chó, các bộ phận khác như xương, mỡ, óc, tinh hoàn của chó đều là những vị thuốc chữa được nhiều bệnh
    Xương chó (cẩu cốt): Vị ngọt, tính ấm, có tác dụng mạnh gân cốt, hoạt huyết, sinh cơ, chống loét.
    - Xương mình và xương chân chó (chó vàng là tốt nhất) ninh đến khi thành khối màu trắng, dễ vỡ, tán mịn, rắc lên vết bỏng chảy nước, đã rửa sạch và lau khô; đặt bông gạc và băng lại. Ngày làm 1 – 2 lần. Trường hợp mới bị bỏng, dùng bột xương trộn với dầu lạc trong cối sạch, liều lượng bằng nhau, bôi lên chỗ bỏng.
    - Cao ngũ cốt: Xương chó kết hợp với xương bò, lợn, gà, khỉ, trăn nấu thành cao. Làm thuốc bồi dưỡng và phục hồi sức khoẻ.
    Dương vật và tinh hoàn của chó: Vị mặn, tính nóng; có tác dụng ích tinh, tráng dương, tăng cường sinh dục. Chữa thiểu năng sinh dục, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối. Ngày dùng 4 – 12g, dạng bột, viên hay ngâm rượu. Dùng riêng hay kết hợp với kỷ tử, nhục quế và toả dương.
    Sỏi dạ dày chó (cẩu bảo): Vị ngọt mặn, tính bình; có tác dụng giải độc, khai uất, cầm nôn. Ngày dùng 0,2 – 2g, tán bột mịn uống hay kết hợp với các thuốc khác.
    Óc chó: Vị ngọt, tính bình; có tác dụng bổ dưỡng, an thần. Chữa thần kinh suy nhược, hay quên, mất ngủ.
    Mỡ chó: Vị ngọt, tính mát, trơn nhày; có tác dụng làm se, chống loét. Lá sung tật khô, sao vàng tán mịn, trộn với mỡ chó. Bôi hàng ngày chữa bỏng.
    Kiêng kỵ: Không dùng cho người sau các bệnh nhiễm khuẩn sốt nóng, viêm tấy, các trường hợp âm hư hỏa vượng.
    Theo TS. Nguyễn Đức Quang

    Bài 2. Thịt chó: Vị thuốc chữa chứng dương hư.

    Trong Đông y có rượu tam cường: gồm có thận chó (bầu dục) 1 bộ 2 quả, tinh hoàn chó đen 1 bộ 2 quả, dương vật chó đen 1-2 cái, cùng với 20 vị thuốc bổ thực vật, dùng phối ngũ chữa liệt dương, di tinh, bạch đới, tinh trùng ít và yếu. Bên cạnh đó các gia vị ăn kèm thịt chó cũng có tác dụng phối hợp.
    Thịt chó là món ăn phổ biến nhưng thường ít được quan tâm đúng mức: Đó là tính nóng của thịt chó! Về phương diện dưỡng sinh thì thịt chó chỉ nên dùng để phòng chữa bệnh do dương hư thì tốt hơn. Không nên dùng làm thức ăn bình thường hằng ngày như các loại thịt khác. Và khi phải ăn để phòng chữa bệnh cũng vẫn không nên ăn thường xuyên bởi cơ thể con người “dương thường hữu dư, âm thường bất túc”, “thủy hỏa phải luôn ở thế cân bằng”, “khí huyết phải nương tựa vào nhau”.
    Những ai có thể ăn thịt chó…
    Những người có thể ăn thịt chó là người bị dương hư, ố hàn (sợ lạnh), thường cảm thấy lạnh tay chân, ít chịu được lạnh, nhạy cảm với lạnh và khó chịu với lạnh, thích ăn uống nóng, dễ đi ngoài lỏng, hắt hơi sổ mũi, ho hen do lạnh, liệt dương do dương hư hoặc tỳ thận lưỡng hư, trẻ con, người lớn bị bệnh đái dầm…
    … Và ai không nên ăn
    Những người không nên ăn hoặc kiêng ăn thịt chó là những người âm hư ít chịu được nóng bức, thích ăn uống nguội lạnh, hay uống nước, thích quạt, táo bón, ăn không tiêu, tiểu sẻn đỏ, khó ngủ, nóng nảy, tăng huyết áp, hay bị mẩn ngứa, mụn nhọt, ung thư, bệnh tim mạch, đời sống tình dục bình thường, người còn “trai trẻ xa nhà…”, mới ốm dậy… Nếu ăn thịt chó thì chọn hôm mưa, lạnh, mùa thu đông. Vào những thời điểm đó ăn vào thấy ấm, ngon và có lợi hơn.
    Ăn thịt chó có màu lông gì thì tốt?
    Cho đến thời điểm này trên sách báo và kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn phòng chữa bệnh bằng “liệu pháp mộc tồn” (mộc = cây; tồn = còn; cây còn = con cầy) thì có rất nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng tương đối thống nhất là chọn chó lông vàng tuyền. Có những ý kiến chọn theo thuyết ngũ hành: vàng bổ tỳ, đen bổ thận, trắng bổ phế. Có các bảng xếp thứ tự như sau: nhất vàng, nhị đen, tam đốm, hoặc nhất vện nhị vàng, tam khoang, tứ mực (đen) gặp lúc cùng cực, mới sực (ăn) chó trắng. Còn nhất trắng nhị vàng tam khoang tứ đốm là để chọn chó khôn nuôi giữ nhà.
    Ăn món thịt chó sau thịt đến dồi. Dồi làm bằng tiết trộn nước riềng, hạt đậu xanh, lạc thơm, răm và gia vị. Các thành phần này có tác dụng bổ âm huyết, làm bổ tâm, yên ngũ tạng. Dùng trong trường hợp cảm lạnh có sốt phát cuồng, nói nhảm.
    Có sách hướng dẫn ăn thịt chó, bỏ mỡ và da thì lành hơn, có lẽ để bớt nóng. Nhưng cái thú hấp dẫn người ta, lại là có da với ít mỡ thì miếng thịt ăn thấy ngậy không bị khô sác. Dùng thịt chó chữa bệnh đái dầm cho trẻ em vốn có bản tính thiên về thuần dương, (trĩ âm, trĩ dương), người ta lấy thịt chó toàn nạc băm nấu với đậu đen để điều chỉnh âm dương thiên thăng trong người và trong thuốc.
    Ăn mỡ nóng và có mùi khó hợp (như khi ăn hành tỏi) nên có người ngại. Ăn mỡ chó mồ hôi tiết ra cũng có mùi khó chịu và “đến đâu chó cũng sủa”. Mỡ chó dính vào bát đũa khó rửa hết mùi nên mới có tập quán ăn thịt chó để lên lá chuối (đã rửa sạch) gắp bằng que tre để ăn xong bỏ đi hết…
    Có “bí truyền” để rán chả cá, có mùi vị hấp dẫn thì dùng mỡ chó tốt hơn các loại dầu mỡ khác.
    Các bộ phận khác của chó dùng làm thức ăn, thuốc phòng chữa bệnh. Có thể nói gần hết con chó đều có ích: thịt, da, xương sống, xương sọ, móng, mỡ, gan, thận, tinh hoàn, dương vật, huyết, mật, sữa, sỏi trong dạ dày, răng, lông… Mỗi bộ phận này có chỉ định dùng khác nhau.
    Trong Đông y có rượu tam cường: gồm có thận chó (bầu dục) 1 bộ 2 quả, tinh hoàn chó đen 1 bộ 2 quả, dương vật chó đen 1-2 cái, cùng với 20 vị thuốc bổ thực vật, dùng phối ngũ chữa liệt dương, di tinh, bạch đới, tinh trùng ít và yếu.
    Bên cạnh đó các gia vị ăn kèm thịt chó cũng có tác dụng phối hợp. Riềng là gia vị thơm làm át mùi mỡ chó, lại giúp cho thịt chó dễ tiêu hóa tránh đầy hơi. Riềng cũng có tác dụng tráng dương góp phần tăng cường tác dụng của thịt chó; củ sả: ăn kèm, lá ổi nhồi để thui cũng có công dụng tương tự và làm mạnh thêm tác dụng tiêu thực; lá mơ lông ăn kèm đế phòng tránh những biến cố rối loạn tiêu hóa khi ăn với mắm tôm, bún. Với riềng sả còn có tác dụng diệt vi khuẩn có hại cho đường ruột.
    Phó Đức (báo Sức Khỏe & Đời Sống)

    Bài 3. Cách chế biến thịt chó


    1. Làm rựa mận :
    nguyên liệu :
    - thịt chó ba chỉ đã làm sạch, lóc xương mua ở các hàng bán sẵn 1kg
    - riềng 200g
    - mắm tôm
    - tiết chó ( bán sẵn )
    - hạt nêm, đường
    - bột đao
    Cách làm :
    - Thịt chó rửa sạch để ráo thái miếng vuông vừa ăn, riềng giã nhỏ. Cho mắm tôm 1 ít tùy sở thích, đường 1 thìa cà phê, riềng, thịt chó trộn đều ướp khoảng 30′ cho ngấm ( ko nên cho bột nêm bởi mắm tôm rất mặn, khi nấu xong nếu thấy nhạt thì cho thêm )
    - Xào thịt chó đã ướp cho săn đổ tiết chó vào xào sau đó đổ n’c sôi (tất cả các món ăn cho n’c sau khi xào nên cho n’c sôi để ko làm mất vị món ăn, ngon hơn cho n’c lã) xâm xấp mặt thịt , đun cho thịt nhừ nêm nếm vừa ăn. Hòa bột đao vào 1 ít n’c lạnh đổ vào nồi đun sôi đến khi thấy sánh là được
    2. Hấp thịt (ngon hơn luộc, ko mất chất)
    - thịt chó nạc 1kg
    - sả 1 vài củ để cả lá
    - tiêu, hạt nêm
    Cách làm :

    - Thịt chó rửa sạch để ráo, ướp tiêu, hạt nêm 30′ cho ngấm, sau đó tách từng lá sả rửa sạch nối vào với nhau. Cuộn thịt lại buộc bằng lá sả, buộc kín như cuộn thịt bò luộc, cho thịt vào nồi hấp chín, đem ra để nguội
    - ngoài ra n’c hấp thịt chó đổ vào nấu rựa mận tiết kiệm
    3. Nướng :
    - thịt chó ba chỉ 1kg
    - nghệ 1 củ to
    - riềng 100g
    - hạt nêm, đường, tiêu
    Cách làm :

    - Thịt chó rửa sạch để ráo thái miếng mỏng, to bản, dần bằng sống dao cho mềm, riềng giã nhỏ, nghệ giã nhỏ vắt lấy n’c, ướp thịt với riềng, nghệ, hạt nêm, đường, tiêu 30′ cho ngấm
    - cho thịt lên bếp than củi nướng
    4. Xáo chó :
    - xương chó 1 kg, có thể mua thêm chân
    - riềng 100 g
    - hạt nêm, tiêu
    - hành hoa, mùi tàu
    Cách làm :

    - Xương chó luộc qua đổ n’c đi, xào xương cho săn nêm hạt nêm, đổ n’c sôi vào đủ dùng cho riềng thái miếng mỏng vào (nhà em toàn giã vắt lấy n’c sợ khi ăn lẩn mẩn) đun đến khi nào xương nhừ,nêm nếm vừa ăn, cho hành hoa thái khúc và mùi tàu thái nhỏ vào là được .

    Đã chỉnh sửa bởi LUONGYVIET; 23-09-2012, 02:04 AM.
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom