• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Danh y Tuệ Tĩnh dạy cách "yêu dè sẻn"

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Danh y Tuệ Tĩnh dạy cách "yêu dè sẻn"

    Danh y Tuệ Tĩnh dạy cách "yêu dè sẻn"

    Ông tổ của ngành thuốc Nam đúc kết: Nền tảng của dưỡng khí, tồn thần là bế tinh. Người biết bí quyết bế tinh thường thấy sảng khoái, sung mãn sau chuyện ái ân, còn người bị thất thoát cái “năng lượng trời cho” sẽ kết thúc trong ngao ngán.
    Nhân ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2, ThS. DS. Hoàng Long chia sẻ với độc giả bí quyết “Giữ gìn tinh lực” mà tác giả đã dày công nghiên cứu sưu tầm từ những tài liệu về vị danh y này.


    Tuệ Tĩnh sống ở thế kỉ thứ XIV, đời nhà Trần, ông nổi tiếng với những tác phẩm để lại về Phương pháp trị bệnh sử dụng bằng thuốc Nam như cuốn “Nam Dược thần hiệu”. Từ bao đời nay, giới y học Việt Nam và nhân dân đều công nhận Tuệ Tĩnh có công lao to lớn trong việc xây dựng một quan điểm y học độc lập, tự chủ, phù hợp với thực tế Việt Nam. Câu nói của ông: "Nam dược trị Nam nhân" thể hiện quan điểm đầy biện chứng về mối quan hệ mật thiết giữa con người với môi trường sống xung quanh - Con người ở đâu thì có cây cỏ chữa bệnh ở đó. Quan điểm ấy khiến ông được nhân dân tôn lên ngôi vị cao nhất của nền y học cổ truyền Việt Nam - Thánh tổ thuốc Nam.




    Bí quyết gìn giữ sức khỏe và dưỡng sinh của ông đã được đúc kết trong câu: “Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần”. Nghiên cứu về vấn đề này, BS. Nguyễn Văn Hưởng, Nguyên Bộ trưởng Bộ y tế cho biết: Tinh ở đây có hai nghĩa; nghĩa thứ nhất là tinh hoa của thức ăn; y học cổ truyền gọi là tinh hậu thiên do thức ăn cung cấp qua tỳ vị. Nghĩa thứ hai là,tinh sinh dục, tinh tiên thiên do cha mẹ truyền lại và không ngừng được bổ sung bởi tinh hậu thiên. Bế tinh là giữ gìn tinh sinh dục, tránh phóng túng, lạm dụng.

    Dưỡng khí là luyện thở, hít thở khí trong sạch. Tồn thần là giữ gìn tinh thần, tránh hao tổn. Bế tinh là nền tảng của dưỡng khí và tồn thần.

    Nghệ thuật bế tinh còn được hiểu là việc giữ tránh xuất tinh sớm để kéo dài thời gian quan hệ nâng cao sức chiến đấu, tìm đến sự hòa hợp, thăng hoa cảm xúc với bạn đời. Người nắm được bí quyết này sẽ cảm thấy sảng khoái, sung mãn sau chuyện ái ân, còn người bị thất thoát cái “năng lượng trời cho” sẽ kết thúc trong ngao ngán. Giai đoạn xúc cảm càng được kéo dài, năng lượng tinh của bạn càng có cơ hội được hấp thu nhiều hơn, bế tinh nghĩa là bạn đã giữ lại một phần chân khí trước khi ban phần còn lại cho người bạn đời.

    Từ xa xưa con người đã biết sử dụng các loại cây cỏ để gìn giữ tinh lực, tăng cường tinh hậu thiên trong đó phải kể đến cây Bá bệnh, Nhân sâm. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng, hoạt chất trong cây Bá bệnh làm tăng Testosteron của nam giới một cách tự nhiên. Đặc biệt cây Bá bệnh ở Việt Nam có hàm lượng hoạt chất cao, giúp tăng cường sinh lý của người đàn ông lên nhiều lần.

    Cây Bá bệnh


    BẾ TINH - DƯỠNG KHÍ - TỒN THẦN
    Thanh Tâm - Quả Dục - Thủ Chân - Luyện Hình

    Thiền Sư Tuệ Tĩnh

    ThS. DS. Hoàng Long
    Similar Threads
  • #2

    Bế Tinh - Dưỡng Khí - Tồn Thần; Tác giả Tuệ Tĩnh Thiền Sư.

    Bế Tinh - Dưỡng Khí - Tồn Thần
    (Tinh - Khí - Thần)
    để sống khoẻ, sống thọ hơn ta cần thiết làm gì?
    Thực hành, luyện tập 4 điều dưới đây :
    Thanh Tâm - Quả Dục - Thủ Chân - Luyện Hình
    Tác giả
    Tuệ Tĩnh Thiền Sư

    Là làm thế nào đây?
    Theo bài giảng của Gs Hoàng bảo Châu - Viện Đông Y - Hà Nội

    Y Sinh ghi được như sau :


    Ta cùng hiểu những từ ngữ Hán Nôm - Hán Việt trước ...

    - Bế : Ôm ẵm
    - Bế : Đóng lại (không dùng một mình) : Bế môn tu trai : đóng cửa giữ mình cho trong sạch.
    - Bế : Thân yêu (không dùng một mình) : Bế thiếp : Người vợ hầu thân yêu.

    Các chữ BẾ trên viết khác nhau - Nhưng đồng âm.

    BẾ TINH:

    Đóng lại (không cho TINH) thoát ra, xuất ra.

    TINH là ? - TINH ba của THỦY CỐC (đồ ăn thức uống) giúp con người phát triển (lớn lên) và tồn tại - Phần TRỌC đã GIÁNG theo đường TIỆN - TIỂU - PHÁT HÃN (mồ hôi).
    TINH là ? - Sinh ra từ THẬN của lý luận Đông Y Học ( mà Gs Bs Ngô Gia Hy đã nói > để làm nhiệm vụ : Người CHÉP Người)
    TINH là ? - Nguyên Âm và Nguyên Dương (nội dược - Hormon - kích thích tố).

    BẾ TINH : Có thể tạm hiểu : Làm chuyện ái ân, thực hiện nghĩa vụ vợ chồng - theo Đạo làm Người > Truyền giống nòi ... cách điều độ; có kiểm soát (ái ân mà không thoát TINH và không vào những ngày kiêng cử của vợ - tránh có thai ngoài kế hoạch ... phải phá!... Phạm Luật Đạo)

    DƯỠNG KHÍ :

    DƯỠNG : nuôi cho lớn, cho mạnh.

    KHÍ :
    1- Sự vận động liên tục trong cơ thể của Nội Tạng (Tạng Tượng), của cơ trơn (Người không tự điều khiển được các vận động nầy)
    2- Khí mà mọi động vật - thực vật đều cần để sống - phát triễn - tồn tại ...
    3- Năng lượng (calorie) từ thủy cốc (thực phẩm ăn uống hàng ngày) Cần thiết cho mọi vận động.
    4- Hiển thị - biểu hiện của động vật trong ứng xử với nhau : Các Quý Cụ KHÍ SUY rồi thì ai hỏi, ai chào ... cũng chẳng muốn (buồn) ừ hử một lời !
    5- Phần DƯƠNG so với ÂM trong động vật - trong cuộc đất (Phong Thùy Địa lý).
    6- Phần vô hình - nhưng không thể không có - So với TÂN DỊCH (chất lõng - hữu hình bao gồm Huyết - Huyết Tương - Dịch (mũi - mắt - tai - đàm - mồ hôi - nước đái) tiết xuất.
    7- Phần lưu hành trong thân thể cùng lúc với Huyết [KHÍ hành thì HUYẾT hành].

    Lưu ý : Dân gian nói KHÍ trong chuyện vợ chồng - thực ra đó là TINH KHÍ - KHÍ đây là sự co giật túi TINH HOÀN trong khi người nam đạt cực khoái - nói là xuất TINH KHÍ hay bắn TINH. Còn nói bắn KHÍ là không đúng! TINH (hữu hình) KHÍ (vô hình). Sự co giật của túi tinh là THẤY ĐƯỢC và phải có - nhưng KHÔNG PHẢI là VẬT CHẤT - chỉ là KHÍ > thì TINH mới bắn mạnh ra được (TINH > là vật chất - chất lõng có tinh trùng - tinh tương v...v...)

    TỒN THẨN:


    TỒN : Còn lại, giữ cho còn lại.... Tồn tại > hiện còn lại.

    THẦN : là "cái" ở trong THÂN. THÂN thì hữu hình, trông, xờ thấy được, cấu véo thì đau đớn v...v.... THẦN vô hình, không trông thấy, không xờ thấy được. Nhưng khi THẦN SUY - TỔN - ĐAU (Bệnh Tân Thần)... thì khó trị!

    THẦN làm chủ sự sáng suốt của người ta. Cho nên thấy chữ THẦN MINH. Thần mà loạn thì ... cho dù thân thể vẫn ăn, ngủ, đại tiểu tiện bình thương. Các cơ quan ngũ tạng hoạt động tốt. Nhưng người mà THẦN LOAN thì không tránh khỏi bệnh vậy! Tân Y gọi là BỆNH TƯỞNG.

    Trình bày ngắn về : chuỗi liên quan sau đây >
    KHỦNG > thương THẬN > THẬN TÀNG THẦN (sợ quá té đái - bặt kinh hay dựng tóc gáy)

    Nên tránh đi các nỗi KHIẾP HÃI > thì THẦN mới còn đầy, còn khỏe được.


    TAM BẢO của người ta > TINH - KHÍ - THẦN (là đây)


    Để TINH - KHÍ - THẦN hữu dư - khang kiện > thì phải làm chi?

    Thực hành 4 công phu ở vế thứ 2 của Y Sư Tổ Tuệ Tĩnh Thiền sư.

    Thế nào là :

    THANH TÂM : QUẢ DỤC - THỦ CHÂN - LUYỆN HÌNH?




    THANH : 1/ Trong, không đục, không bợn - 2/ Tinh tế, trái với thô tục

    THANH TÂM là cách luyện tập, suy nghĩ, thực hành sao cho > LÒNG không vẫn đục.
    Nghèo thì > Thanh bạch - Thanh đạm - thanh lịch - Thanh liêm - Thanh nhã - Thanh nhàn - Thanh tịnh v...v... >

    THANH TÂM: Lòng trong sạch. Sống không đố kị, ganh ghét, không hại người v...v...



    QUÀ (có đồng nghiệp còn lúng túng chữ nầy?) : Vui lòng liên tưởng đến QUẢ PHỤ : Người phụ nữ đã mất đi "cái phân nữa" của mình - mất đi phu quân (chồng).

    Ông Vua khi nói xưng : QUẢ NHÂN : Ta là người chỉ còn 1 / 2 giang san (ý nói là mình đã là nghèo - Ý là Vua > ít đức, ít tài) - Như là các Vị Cao Tăng thường xưng : BẦN TĂNG (Tăng nghèo hèn).

    QUẢ (trong VN Tự Điển : 1/ - Ít 2/ - Góa chồng (còn có 1/2 nửa kia đã quy tiên, quá vãng.

    DỤC : Muốn - Dục vọng: mong muốn.
    DỤC : Lòng tham muốn riêng của mình: Dâm dục quá độ.
    DỤC : Nuôi lớn, gây nên - Dưỡng dục : nuôi lớn - Nhà dục anh : Nuôi trẻ con.


    QUẢ DỤC :
    Bớt đi sự ham muốn (bớt đi 1/2 ham muốn).


    THỦ CHÂN :


    THỦ : Giữ (Thủ môn : cầu thủ được chơi banh bằng tay, chân duy nhất trước khung thành của Đội mình)

    CHÂN : Nội kích tố Nữ - ( CHÂN ÂM ) và Nội kích tố Nam - ( Chân Dương )

    Đừng nghĩ là phải ân ái, làm tình - make love mới là làm mất đi CHÂN NGUYÊN ( Chân Âm và Chân Dương ); mà thức khuya - làm trái đi cái quy luật tuần hoàn của Vũ Trụ. Cũng đã là > Không biết cách THỦ CHÂN

    (Thuận thiên giả tồn - Nghịch thiên giả vong ) > Trời rét phong phanh áo mặc > bị ho, bị cảm cũng là đã không biết NGỪA BỆNH - Là không biết THỦ CHÂN


    LUYỆN HÌNH:

    LUYỆN : Làm cho thật kỹ càng - nấu đúc thật kỹ (luyện thép)

    Có thể hiểu LUYỆN HÌNH là tập luyện thể dục - làm cho thân thể quen với sự vận động.


    Tôi hiểu nông cạn, chỉ có vậy.
    Xin chia sẻ.

    Có chỉnh sửa vào 02/10/2012
    Đã chỉnh sửa bởi LUONGYVIET; 02-10-2012, 02:09 AM.

    Comment

    Working...
    X
    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom