• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Hạnh phúc trong từng hơi thở

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Hạnh phúc trong từng hơi thở


    Thiền trong chén trà

    Một vị giáo sư đại học tìm gặp thiền sư Nan-In để tìm hiểu thiền.
    Nan-In mời ông nầy dùng trà. Nan-In cứ rót đầy chén trà rồi mà ông cứ mãi
    rót.
    Vị giáo sư nhắc:
    - Kìa thầy, chung trà đã đầy tràn rồi, xin ngài đừng rót nữa.
    Nan-In cười dáp:
    - Giống như chung trà này, đầu óc của ông cũng đầy ắp những quan niệm của ông. Nếu trước tiên ông không cạn chén thì sao tôi bày tỏ Thiền cho ông được.

    Tóm lại, ai nghĩ đầu mình chứa đầy kiến thức thì sẽ điếc trước những lời phải trái và sẽ không học thêm được gì cả.



    Bình thường tâm


    - Bạch thầy! Sống theo đạo một cách siêng năng thì phải làm thế nào?
    - Đói ăn, mệt hãy ngủ.
    - Bạch thầy! Việc này thì ai cũng làm như thế, có gì đâu thưa thầy?
    - Không , không! Hầu hết mọi người đều không làm như vậy. Con lầm rồi con ạ. Khi người ta ăn, người ta mang đầy sự suy tư, và khi đi ngủ, họ mang cả một đầu óc bận bịu lên giường, họ toan tính cho một ngày mới với một kế hoạch mới, nặng nề hơn.

    Suy cho cùng, con người cần phải vứt bỏ những tệ hại gây cho tâm mình không bình yên. Hãy luôn hiểu rằng bình an hay không là do tự nơi mình (linh tại ngã, bất linh tại ngã).


    Phật tại gia


    Yangpu một hôm về Sichuan tịnh tâm tìm kiếm Bồ tát.
    Trên đường đi, Yangpu gặp một nhà sư. Nhà sư bèn hỏi:
    - Cậu đi đâu đấy?
    - Thưa tôi đi tìm Bồ tát.
    - Ồ! Bồ tát ở xa lắm, chi bằng đi tìm Phật có hơn không
    Yangpu hỏi nhà sư:
    - Tìm Phật ở đâu bây giờ?
    Nhà sư trả lời:
    - Cậu hãy quay trở về đi. Khi về nhà, thấy có một người đón cậu trên mình khoác một cái mền, chân xỏ dép trái, thi đó chính là Phật.
    Yangpu mừng rỡ quay về nhà, thì trời đã quá khuya. Cậu gọi mẹ vì trời lạnh cóng. Mẹ cậu nghe tiếng con gọi cửa giữa đêm giá lạnh, bà mừng quá không nhớ lấy áo len, bà vớ vội cái mền khoác lên người, cũng không kịp nhìn dép, xỏ đùa dép trái, bà chạy ùa ra mở cửa cho con mình.

    Yangpu nhìn thấy mẹ giống y như lời của nhà sư đã nói. Cậu đứng chết lặng và hiểu ra rằng: Chân lý đích thực ở ngay trong lòng mình.


    Similar Threads
  • #2


    Chân lý đích thực ở ngay trong lòng mình

    Comment

    • #3

      ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Mayvienxu View Post

      Chân lý đích thực ở ngay trong lòng mình
      Và lòng mình thì lúc buồn, lúc vui... nên "chân lý đích thực" ấy cũng lúc mờ, lúc tỏ chăng?

      Comment

      • #4

        Phật tánh là Chân lý trong mỗi chúng sinh (muôn loài)

        ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi An Nhiên View Post
        Và lòng mình thì lúc buồn, lúc vui... nên "chân lý đích thực" ấy cũng lúc mờ, lúc tỏ chăng?
        Thưa Cô (Bà) Hương Bình;
        Thưa là đúng như Cô đã nói. Khi sân si ái dục...v...v... là "chân lý" hay "Phật Tánh" trong mỗi chúng sinh muôn loài; chẳng những MỜ ĐI mà có khi còn là ĐỊA NGỤC.

        Còn khi mà muôn loài từ bi thương xót nhau, giúp nhau cùng tiến hoá...v...v...; chẳng những SÁNG TỎ ra. Mà khi đó ta gọi là THIÊN ĐÀNG hoặc NÁT BÀN đó ạ !

        Theo giáo lý Phật học : Phật tánhMa tánh luôn luôn có trong mỗi chúng sinh. Và TU THIỀN hoặc TU THEO PHÁP HỢP VỚI mỗi loài (gọi chung là TU) - tức là làm cho Phật tánh trong mỗi loài được TỎ - SÁNG - Nên LỚN RA...
        Điều mà Cô đã đưa ra.
        Còn nói theo sự hiểu biết nông cạn của tôi : - CON trong NGƯỜI [ con người ] cũng đã cho thấy: CON = lúc mờ (cách nói của Cô) - NGƯỜI = lúc tỏ...; thưa tôi cạn ý !
        Nay kính.
        Đã chỉnh sửa bởi LUONGYVIET; 05-10-2012, 05:54 PM.

        Comment

        • #5

          An Lạc trong từng hơi thở. Và "đời người cũng chỉ trong một hơi thở"

          Đức Phật bảo đời người mong manh ngắn ngủi, chỉ vỏn vẹn trong một hơi thở, thở vào mà không thở ra hoặc thở ra mà không thở vào là đời ...

          Đó là lý do: - Trong khi "hô = thở ra" ta biết ta thở ra.
          Và "khi ta hít vào = hấp" ta biết ta đang thở vào.

          Chánh niêm như vậy cùng với niềm AN LẠC đồng nghĩa với HẠNH PHÚC (heureux).
          [ nhưng cũng không phải là không có dị biệt giữa AN LẠC & HẠNH PHÚC ].

          HP có thể mất đi - AL tồn tại vì không phải là "thời gian đó" (thời gian HP); mà AL là hiệp nhứt của thời gian và cả không gian (trong một)... và nếu khi ấy, lúc đọ Ta không thở nữa... thì gọi là Nát Bàn hay Thiên Đàng.

          Vài ý nông can.

          Bí quyết để cho thân tâm AN LẠC - mời vào link:

          [nomedia="http://www.youtube.com/watch?v=sygFZW8cQAg"]Bí Quyết An Lạc Trong Cuộc Sống - HT. Thích Nhất Hạnh - YouTube[/nomedia]
          Đã chỉnh sửa bởi LUONGYVIET; 05-10-2012, 06:28 PM.

          Comment

          • #6

            Trò chuyện với BS Đỗ Hồng Ngọc về an lạc thân tâm

            Trò chuyện với BS Đỗ Hồng Ngọc về an lạc thân tâm

            Học giả Nguyễn Hiến Lê khi đề tựa tập “Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò” của Đỗ Hồng Ngọc (năm 1972) đã viết: “Một bác sĩ mà lại là một thi sĩ thì luôn luôn làm cho chúng ta ngạc nhiên một cách thú vị”. Và tôi đã ngạc nhiên khi tiếp xúc với thơ và đọc nhiều bài viết của anh – nhà thơ Đỗ Nghê (bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc). Con người thơ ấy sinh năm 1940, quê ở Hàm Tân, Bình Thuận, đến với thơ khi còn là chàng trai 20.

            Những trang viết của BS Đỗ Hồng Ngọc luôn chứa nhiều triết lý và chất hóm hỉnh. Đặc biệt, với đề tài thể nghiệm Phật giáo thì anh là một trong những người tài hoa trong cách thể hiện! Và dù bận rất nhiều công việc, nhà thơ Đỗ Nghê cũng đã dành cho Giai phẩm xuân Giác Ngộ những tâm tình về “an lạc thân tâm”.

            1. Mùa xuân, người con Phật hay chúc nhau câu “Chúc cho năm mới thân tâm thường an lạc”, câu chúc ấy mang ý nghĩa như thế nào, thưa bác sĩ?

            BS Đỗ Hồng Ngọc: Thì ý nghĩa là mong cho “thân tâm thường an lạc” chứ còn như thế nào nữa! Lời chúc có lẽ muốn nói rằng mong cho thân thì luôn luôn (thường) an mà tâm thì luôn luôn lạc! Mà ta biết thân thì bất tịnh, tâm thì vô thường… Cho nên lời chúc nhiều khi chỉ là lời chúc! Tuy vậy, ta cũng có thể biến lời chúc thành sự thật được nếu ta biết cách. Một nhà báo phỏng vấn cụ già trên 100 tuổi bí quyết sống trường thọ mà vui khỏe, cụ nói có bí quyết gì đâu, chẳng qua sáng nào thức dậy tôi cũng tự hỏi mình hôm nay nên sống ở Thiên đàng hay ở Địa ngục… rồi lưỡng lự một chút, tôi chọn Thiên đàng!

            2. Theo bác sĩ, như thế nào là thân an lạc?

            BS ĐHN: Tố chức Sức khỏe Thế giới (WHO) định nghĩa “Sức khỏe là một tình trạng hoàn toàn sảng khoái (well-being) về thể chất, tâm thân và xã hội, chớ không phải chỉ là không có bệnh hay tật”. Như vậy dể “thân tâm thường an lạc” rõ ràng phải gồm cả 3 yếu tố:Thể chất (physicsal), tâm thần (mental) và xã hội (social)… an lac. Thân an lạc tức thể chất (physical) an và lạc. An và lạc đây hiểu là một trang thái well-being. Ta đều biết thân là do “tứ đại” hợp thành, thì sự hòa hợp của tứ đại rõ ràng là điều kiện để thân an lạc. Cơ thể ta có chừng hơn chục ngàn tỷ tế bào hình thành, luôn luôn biến dịch. Chẳng hạn hồng cầu trong máu, cứ ba tháng đã được thay thế toàn bộ bằng lứa hồng cầu mới… Tôi hiểu “tứ đại” người xưa nói đây là bốn nguyên tố chính: C, H, O, N (Carbon là lửa, Hydro là nước, Oxygen là gió, và Nitrogen là đất)… hợp thành các proteine – cấu trúc tế bào và các chất liệu sinh lý khác của sinh vật- cùng với rất nhiều các nguyên tố khác như sắt, đồng, chì, kẽm, calci, phospho… trong cơ thể chúng ta. Các chất đó tương tác, tương ứng qua lại với nhau và nếu chúng điều hoà được thì ta sẽ “an lạc”, còn không thì ta bệnh. Chẳng hạn thiếu một loại Viatmin thì ta sinh bệnh mà thừa nó cũng lại sinh bệnh, chớ không phải cứ uống Vitamin càng nhiều càng tốt đâu! Thân bất tịnh nhưng lại tịnh trong sự hòa hợp của “tứ đại” đó vậy! Nói khác đi, bảo nó vô thường mà thiệt ra là… thường, vì nó luôn luôn phải thay đồi không ngừng như thế!

            3. Và như thế nào là tâm an lạc?

            BS ĐHN: Ôi, hỏi gì mà khó quá! Nếu thân là “physical” thì tâm là “mental” trong định nghĩa nói trên. Tâm vốn như khỉ như ngựa, an sao nổi! “Như như bất động” được thì tâm mới an. Nhưng còn lâu. Ta sống trong một xã hội quay cuồng, điên đảo, toàn cầu hóa, thế giới phẳng, tràn ngập thông tin… càng dễ làm cho tâm bất an. Có thể nói thân (physical) là Tứ đại thì tâm (mental) chính là “Ngũ uẩn”. Tôi cho rằng không nên tách “sắc” ra khỏi “tâm”. Có sắc rồi mới có thọ, có thọ rồi mới có tưởng… phải vậy không? Vậy câu trả lời là khi nhận ra được “Ngũ uẩn giai không”… thì tâm an lạc. Nhưng, làm cách nào để nhận ra được cái “Không” đó?

            4. Cần phải làm gì để có thân tâm an lạc ạ?

            BS: Có hai điều phải làm. Một là bản thân ta, hai là xã hội. Vì như đã nói, để có well-being thì phải có đủ ba yếu tố : thể chất, tâm thần, và xã hội. Yếu tố xã hội phải được quan tâm nhiều hơn vì nó tạo ra môi trường sống của ta. Bây giờ ra đường kẹt xe, khói bụi mù trời, đi bộ trên lề đường cũng cảm thấy bất an… thì sảng khoái sao nổi ? Bhutan, một xứ nhỏ ở chân núi Hy mã lạp sơn đã có một chính sách bảo vệ môi trường thật tốt để mang lại hạnh phúc cho người dân. Họ không đo đạc sự phát triển kinh tế bằng GNP, GDP như các quốc gia khác mà đo bằng GNH (Gross National Happiness), tức Tổng hạnh phúc quốc gia. Chạy theo phát triển kinh tế ào ạt mà phá hủy tài nguyên môi trường là một trọng tội. Còn yếu tố bên trong mỗi người thì đó là sự rèn luyện bản thân. Có một lời khuyên trong y học là SAFE (an toàn), tôi thêm chữ R thành SAFER (an toàn hơn), là chữ viết tắt của các biện pháp : Smoking (không thuốc lá), Alcohol (giảm rượu), Food (Dinh dưỡng đúng), Exercise (rèn luyện thể chất) và Respiration (Thở đúng phương pháp). Thực ra nó chính là « Giới » và « Định » đó vậy. Giới và Định tốt thì sẽ dẫn đến Tuệ. Nói khác đi, giảm được « tham sân si » ta mới có được thân tâm an lạc. Tuệ Tĩnh, thế kỷ XIV nước ta cũng đã khuyên : « Bế tinh dưỡng khí tồn thần/ Thanh tâm quả dục thủ chân luyện hình » đó thôi.

            5. Trong một bài trả lời phỏng vấn, bác sĩ có nói tới nguyên nhân tạo ra các bệnh từ 60-80% là do stress. Vì vậy, ngày nay con người bị stress nhiều nên có nhiều bệnh hơn, lại là những bệnh nguy hiểm?

            BS ĐHN: Đúng vậy. Stress là một phản ứng sinh học, giúp con người thoát hiểm trước thú dũ, hòn tên mủi đạn ngày xa xưa. Thế nhưng trong thời buổi hiện đại, stress chính là sự căng thẳng trong đời sống, khiến cơ thể lúc nào cũng căng cứng, phòng vệ, không thư giãn được trong một thế giới vật chất đua đòi, đấu đá tranh giành nên tình trạng stress đã âm thầm dẫn tới những tác hại đến thân tâm. Một nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy từ 60-90% các trường hợp bệnh đến bác sĩ là do có nguồn gốc sâu xa từ stress. Bác sĩ có thể chữa được cái đau trước mắt nhưng cái khổ chập chùng đằng sau thì bác sĩ không quan tâm. Mà con người thì đau và khổ luôn gắn với nhau, cái này sinh cái kia và ngược lại. Hiện nay các dịch bệnh không lây như tim mạch, tiểu đường… có nguồn gốc từ stress như ta đã biết.

            6. Và, để chữa các bệnh nguy hiểm thì phải chữa cái gốc là từ tâm (tinh thần)?

            BS ĐHN: Tùy. Có khi cần mổ xẻ, có khi cần đến thuốc. Khi stress vượt ngưỡng, đưa đến tình trạng tai biến, tâm thần, tự tử, trầm cảm (depression)… Còn ngoài ra thì phải luyện tâm, rèn tâm, làm sao giữ đời sống bớt căng thẳng, cạnh tranh, đua đòi… chạy theo những giá trị vật chất không ngừng phát triển. Ngày xưa đời sống vật chất khó khăn hơn nhưng an nhàn hơn: Tháng giêng ăn Tết ở nhà/ Tháng hai cờ bạc tháng ba hội hè… Bây giờ cũng có nhiều hội hè đó chứ nhưng dẫm đạp nhau đến chết hàng loạt…

            7. Có một nhận định như thế này: “Khi càng phát triển thì con người được đáp ứng nhiều giá trị vật chất hơn. Tưởng như thế sẽ có hạnh phúc nhưng ai dè những giá trị mà con người cứ đeo đuổi, tìm cầu ấy khi đạt được lại làm người ta đánh rơi nhiều thứ quý báu như sức khỏe và sự an lạc nơi tâm mình”. Bác sĩ có suy nghĩ như thế nào về điều đó?

            BS ĐHN: Cuộc sống vẫn cứ phải phát triển. Bạn thấy đó, nhờ những tiến bộ “vật chất” đó mà nay ta có thiên lý nhãn, thuận phong nhĩ, ta đã có thể ‘cân đẩu vân” tứ phương và có đủ 72 phép thần thông chỉ trên một bàn tay với vài cái nút bấm… Vấn đề là ở con người, nhận thức nó ra sao, “thấy biết” (tri kiến) nó ra sao. Thấy đúng thì sẽ nghĩ đúng và làm đúng. Chánh kiến rồi mới chánh tư duy chớ phải không? Cho nên phải nhìn dưới nhiều “nhỡn quan”. Tôi rất thích “ngũ nhãn” trong kinh Kim Cang. Phật cũng có “nhục nhãn” như chúng ta đó chứ, có điều bên cạnh nhục nhãn đó còn có nhiều thứ “nhãn” khác gọi chung là “Phật nhãn” vậy!

            8. Là người, ai cũng có 8 cái khổ (khổ đế), trong đó có bệnh tật và mất vui, bất an… Bác sĩ chắc cũng có những lúc như thế. Vậy, khi bệnh tật và sự bất an “gõ cửa” thì bác sĩ ứng phó như thế nào?

            BS ĐHN: Thì có gì đâu. Biệt ly thì có “Biệt ly, nhớ nhung từ đây, chiếc là rơi theo heo may, người về có hay…” (Dzoãn Mẫn). Còn gặp gỡ thì “Rừng núi dang tay nối lại biển xa, ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà…” (Trịnh Công Sơn)… Đắng sau cái khổ là cái lạc. Bờ kia cái khổ là cái lạc. Thì thôi, gate, gate, paragate, parasamgate… Bệnh hoạn cũng… cần thiết cho cuộc sống đó chứ. Nó nhắc nhở ta nhiều thứ đó chứ.

            9. Trong một bài trả lời phỏng vấn, bác sĩ có nói “Biết tự tại để hạnh phúc”, tự tại là một trạng thái của tâm, hẳn là hơi khó đạt được nên rất nhiều người than mình… không có hạnh phúc?

            BS ĐHN: Tự tại là sự tự do bên trong, vượt thoát những ràng buộc, dính mắc. Khó. Không dễ chút nào. Phải ráng, phải tập. Có người đã bỏ lên núi, có người đã trốn vào hang động, rừng sâu. Nhưng làm sao thoát được cái tâm đeo đẳng bên mình? “Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”, mấy ai làm được. Cư trần lạc đạo?… mấy ai làm được. Biết tự tại là một ước mơ. Cho nên phải rèn tập, phải quán tưởng… Có phải đó là thực sự “hành thâm”, từ bi hỷ xả chăng?

            10. Và trong cuộc sống của mình bác sĩ có hạnh phúc không? Hạnh phúc nhất của ông là gì? Và theo bác sĩ, hạnh phúc có thể được định nghĩa là sự an lạc thân tâm không ạ?

            BS ĐHN: Tôi cũng không biết. Tôi không có thói quen xếp hạng nhất nhì ba tư. Hạnh phúc có khi sờ sờ ra đó mà ta không hay, cứ lo chạy đi kiếm tìm nơi khác. Hạnh phúc đi rồi hạnh phúc đến, hạnh phúc đến rồi hạnh phúc đi, cứ như hơi thở vậy. Cứ để nó đến nó đi. Sinh trụ dị diệt. Vấn đề là làm sao để thấy nó, nhìn ra nó. Hạnh phúc có thể định nghĩa như vậy được, sự an lạc thân tâm. Nhưng nên nhớ câu hỏi “Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào đề hàng phục tâm” từ ngàn xưa vẫn còn y đó. Loài người vẫn mãi đi tìm hạnh phúc. Nhiều khi dừng lại thi thấy, nhưng đâu có dễ phải không?

            11. Nếu dành một lời chúc cho độc giả báo Giác Ngộ thì bác sĩ sẽ chúc câu gì?
            BS ĐHN: Chúc cho “Năm mới thân tâm thường an lạc”!

            Xin cảm ơn bác sĩ đã ưu ái dành cho Giác Ngộ cuộc trò chuyện thú vị này!


            LƯU ĐÌNH LONG thực hiện
            .

            Comment

            Working...
            X
            Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom