• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Trong nỗi nhớ khôn cùng

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Trong nỗi nhớ khôn cùng



    Trời vẫn mưa. Lưu Ly ngồi co ro, lọt thỏm trong chiếc ghế bành êm ái, mơ màng nhìn ra ngoài trời khuya. Bàn tay xinh xắn khẽ đưa qua khung cửa sổ, rụt rè đón lấy từng hạt mưa mát lạnh.Những hạt mưa con con, trong vắt, quấn quít lấy nhau, đuổi bắt nhau, thi nhau xem giọt nào ôm lấy da thịt cô nhỏ trước tiên, trông thật lạ.Lưu Ly thích nhìn mưa rơi, thích đi lang thang dưới trời mưa để cảm thấy
    được ve vuốt, được tưới mát sau những giờ học mệt nhọc.
    Mưa vẫn rơi. Căn phòng đã trở nên lờ mờ tối. Lưu Ly vẫn còn ngồi đó, mái tóc ngang vai rủ xuống ôm gọn gương mặt nhỏ nhắn, đôi tay ôm hờ chiếc gối dựa tròn trĩnh, lặng nghe mưa rơi rơi nặng hạt.Những tiết tấu liên miên, không dứt, sao mà thật thân thương, thật gần gũi, tưởng chừng như chiều nay là chiều hôm đó, khi cô nhỏ gặp anh lần đầu tiên.


    (Còn tiếp)
    Similar Threads
  • #2



    Vừa mới dắt xe ra khỏi cổng trường Đỏ, tôi giật mình khi nhận ra rằng bầu trời xám xịt từ hồi trưa đã trở nên thật nặng nề như một tấm mền sũng nước.Nhảy
    tót lên xe, tôi vội vã phóng nhanh ra đường Nguyễn Đình Chiểu, là nơi gần nhất có những mái hiên, để trú mưa.
    A! Còn một mái hiên còn trống! Mừng quá, tôi lao vào, âu yếm dựng chiếc xe sát cửa vì, nếu lỡ yên xe bị ướt thì khi về đến nhà, bà chị yêu vấu của tôi sẽ chọc tôi là "bé bé đái dầm" nữa thì nguy to.
    Yên nơi yên chỗ rồi, tôi mơ mộng thả hồn nhìn những giọt mưa be bé đã bắt đầu rơi, chả thèm để ý đến những gì đang xảy ra chung quạnh Một lát sau, cảm thấy
    hai tai tôi nong nóng, tín hiệu của những khi tôi bị nhìn trộm, tôi quay ra, gắt gỏng:
    - E, sao dám nhìn tui ?
    Gã con trai đỏ mặt lúng túng:
    - Ơ.
    - Không có ơ iếc chi cả.Sao ông dám vào đây trú mưa
    mà không hỏi tui một tiếng nào vậy. Vì quê độ khi tôi bị bắt quả tang đang thả hồn bay bổng, lang thang (đối với mọi người tôi chỉ là một con nhỏ chỉ biết nhõng nhẽo, nghịch ngợm, vô tư), nên tôi trở nên ngang phè như cua. Sau khi nghe tôi hỏi câu hỏi quá chừng là vô lý đó, tên con trai tròn mắt, ấp úng như bị cà lăm:
    - Ơ ... ơ ... tôi tôi chỉ trú mưa thôi mà.Mà sao cô không vào nhà, lại đứng đây cho ướt ? Tôi cười thầm trong bụng Gã con trai thuộc loại dân bốn mắt, hèn chi mà khờ quá.Dân bốn mắt thường là như vậy, ngoại trừ nhóm Tứ Tật của tội Gã ta khờ đến nỗi có thể nghĩ là nếu căn biệt thự đó mà là nhà tôi, tôi lại tàng tàng đến độ đứng chơi trước cổng nhà vào mộtbuổi chiều mưa như trút nước sảo Khờ ơi là khờ! Mà có thể anh chàng cũng hơi đung đúng.Vì, khi gắt gỏng, có lẽ tôi đã nói với giọng như là tiểu chủ của mái hiên này không chừng.
    - Tui cũng trú mưa, mà vì tui đến trước nên đương nhiên tạm thời tui làm chủ nơi đây rồi!
    - Trời! Con gái Á có khác.
    Hừm, tên con trai chắc chắn đã liếc qua cái phù hiệu trên áo tôi, với tên và lớp tôi được thêu ngay bên dưới.Tôi long mắt lên:
    - Ý gì đấy.
    - Đâu có gì -- gã con trai nheo mắt -- Quả là tiếng dữ đồn xa.
    Á, gã ta dám xúc phạm đến tai tiếng, í, tăm tiếng của sư môn bổn cô nượng.Máu quá khích nổi lên, nhưng anh chàng nói đúng quá nên tôi đành hậm hực, liếc xéo gã ta một cái:
    - Xí, ông chỉ có tài ... nói bậy! Giận dỗi quay ra ngoài, tôi mừng húm khi thấy trời
    đã ngớt mựa Không nói không rằng, tôi liền dẫn xe ra, phốc lên gọn ghẽ, ôm trọn cục quê cục tức về nhà.Tức ơi là tức! Công nhận đám con gái Á tôi rắn mắt, ngang ngược, nhưng đó vốn lạ truyền thốngđó mà.Trường của tôi không cho phép trai gái học chung, do thế nên trong lớp, các vị cô nương tha hồ tung hoành ngang dọc mà chẳng cần phải giữ khư khư vẻ đoan trang, hiền thục của mình.
    Nhưng mà, phá phách thì phá phách, khi ra ngoài tụi tôi hiền lắm mà, chẳng biết sao thiên hạ lại nỡ lòng gieo tiếng xị
    Oan ơi là oan!
    Vừa đạp xe thơ thẩn dưới ánh đèn đường mờ mờ, tôi vừa nhăn mặt nhíu mày, bực dọc khi nhận ra rằng: tôi không còn dịp để dẫn ba đứa còn lại trong nhóm Tứ Tật đến để trả đũa lại anh chàng kia, vì hôm nay đã là ngày học cuối của lớp hè thầy Song Minh rồi.Nhóm của tôi mang một cái biệt danh thật dễ sợ, nghe cứ như là đứa nào cũng nhìn giống như là quái nữ, nhưng thật ra, tôi và mấy đứa bạn thân chỉ mang những cái tật dễ thương của nữ sinh thôi, đó là bốn tật: cận thị, ăn vụng, phá phách, và nói chuyện.Bộ tứ của tôi đã thân với nhau từ
    những năm còn mặc đồ bộ chạy lung tung trong trường Bàn Cờ, cho đến khi lên Minh Khai, tha thướt trong chiếc áo dài duyên dáng, vẫn còn rất thân thiết vạ tứ tật
    ...
    Bầu trời tháng Chín thật xanh, chỉ gợn vài vạt mây trắng mỏng nhẹ, lả lơi như những vạt áo dài bay bay trong sân trường.Bộ tứ của tôi đã có mặt thật sớm, dạo quanh trong cảnh vắng lặng, hít thở không khí trong lành của một buổi sáng đầu thu, của ngày đầu năm học mới.Đã thành thói quen, năm nào chúng tôi cũng đi học thật sớm vào ngày khai giảng, để ươm mình vào vòng tay thân thương của ngôi trường mến yêu, để tìm lại một chút gì đó của chính mình.Kỳ diệu thay những âm hưởng, những cảnh vật của buổi sáng đầu tiên!
    Tiếng nhỏ Minh Hương vang lên như một viên sỏi rơi xuống hồ tĩnh mịch:
    - Nè mí nhỏ, năm nay mình có chương trình chi không hả
    Năm nay học 11 gùi, phải làm gì hay hay đó nhẹn.
    - Ừa, nhỏ Hương nói đúng đọ Tao nghĩ mình phác thảo kế hoạch ngay từ bi giờ là vừa. Thế là, trong khi những dân cư khác của Minh Khai đang tà tà dẫn xe vào trường, thì bốn cái đầu của nhóm Tứ Tật chụm lại, bàn bàn tán tán dưới bóng cây sứ già cạnh thư viện Kết quả của cuộc bàn thảo đó là: nhóm sẽ gia tăng truyền thống ăn hàng một cây bằng cách mua bánh mì mỗi sáng qua các lỗ thông hơi trên tường, cũng là cách giữ gìn truyền thống của các lớp nữ sinh học trong
    cánh phía đường Bà Huyện Thanh Quan, nhóm sẽ chờ xem tình hình lớp như thế nào để rội tính tiếp. Tôi mỉm cười Năm ngoái, bốn đứa rụt rè, nhát còn hơn thỏ khi mới vụng về trong chiếc áo dài đầu tiên, bước vào ngưỡng cửa trung học, mà năm nay thì đã ngang nhiên phát huy truyền thống Tứ Tật rội Nghĩ cũng lạ, ai
    đời gặp nhau từ khi hai trường cấp 1 và 2, Bàn Cờ và Rạng Đông, sáp nhập lại, từ năm chúng tôi học lớp sáu, và qua bốn cái tật nho nhỏ giống nhau, mà bốn đứa tôi đã trở nên thân thiết cho đến ngày hôm nạy Bốn đứa có bốn cá tính thật khác nhau, cãi vã hoài, nhưng vẫn rất đoàn kệt Con nhỏ Minh Hương là chuyên viên dựng kế hoạch và lo về vấn đề pháp lý (dể nhóm tụi tôi khỏi bị kỷ luật, nó hay nghĩ đến những cách phá phách mà nhóm có thệ tỉnh bơ khi đối diện với thầy cô, nhất là cô Tổng Giám Thị, và khoanh tay: dạ thưa tụi ẹm vô tội), bà Thạch Thảo lo về vấn đề canh chựng thầy cô, nhỏ Thanh Vân thì xông xáo đi dò những quán ăn ngon và rẻ, còn tôi, Lưu Ly, thì chịu trách nhiệm phần năn nỉ, có nghĩa rằng
    nếu nhóm vướng vào một rắc rối nào thì tôi là con nhỏ được cử đi năn nỉ thầy cô, hoặc là các cờ đọ.Tuy phá phách như vậy, nhưng năm nào bộ tứ cũng học rất giỏi và được thầy cô yêu mến.
    Tiếng mi-crô rè rè vang lên với giọng cô Ánh "Cắc Kè Bông" (dó là biệt danh mà đám học trò Minh Khai đã nghịch ngợm nghĩ tặng cô Tổng Giám Thị) nhắc nhở đám học trò về vị trí của lớp để tập trung bắt đầu làm lễ khai giảng Cô chủ nhiệm mới bước đến chào lớp, thướt tha trong tà áo dài xanh duyên dạng Cô hôm nay thật đẹp, khác xa với ngày hôm kia khi chúng tôi phải vô trước ngày khai giảng
    để học quân sự vạ lau chùi phòng học.
    ...
    Thấm thoát mà chúng tôi đã học xong một nửa của học kỳ một rộiđó,vẫn tiếp tục thi đua cùng các lớp khác, giữ vững danh tiếng bất truyền trong việc học tập cũng như giữ gìn kỷ luật Nhóm Tứ Tật vẫn còn đủ bốn tật, có nghĩa là chúng tôi vẫn cứ ăn hàng đều đều trong lớp nằy nhé, dễ lắm, đợi thầy cô quay lên bảng là tay kéo nhẹ khúc bánh mì ra, cắn một miếng, rồi làm mặt tỉnh bơ, nhai chầm chậm, là xong), vẫn cứ nói chuyện um sùm mỗi khi thầy cô vắng mặt, vẫn cứ nghịch ngợm, thỉnh thoảng lại phá thầy cộ tí xíu, và vẫn cứ phải đeo thêm hai con mắt nữa vào mỗi giờ học Dạo này, trong lớp chúng tôi đang rộn rã chuẩn bị cho các tiết mục văn nghệ Tất Niện.Vào các tiết chủ nhiệm, cô và tất cả các nữ yêu Á sôi nổi bàn thảo về các màn trình diện Một màn đóng kịch "Kiều" đã được thông qua, và bây giờ chúng tôi muốn có một tiết mục ca hát.
    - Cô ơi, hay là mình hát "Hòn Vọng Phu" đi cô --nhỏ Minh Hương láu táu-- em biết nhỏ Lưu Ly mà hát bài đó thì hết sẩy đó cô! Tôi mắc cỡ, nhoài người lên bàn trên nhéo nhỏ ta một phát.
    Cô chủ nhiệm cười hiền từ:
    - Lưu Ly, em nghĩ thế nào.
    - Dạ, hát đơn ca thì cũng được đó cô, nhưng em nghĩ song ca thì hay hơn.
    - Cô cũng nghĩ như thệ Nếu chúng ta có thể tìm được một nam sinh song ca với Lưu Ly thì sẽ rất hay. Để cô tìm thử một học trò của cô nhẹ Thế là cả lớp lại bàn tán cách trình diễn Hòn Vọng Phu sao cho thật hay, thật "bắt mặt" Quyết tâm của lớp là phải giật được giải nhất trong kỳ thi văn nghệ này, cho nên ai cũng hăng hái góp ý kiến.
    Vài ngày sau, cô chủ nhiệm tìm tôi:
    - Lưu Ly này, trưa nay em ở lại sau giờ học tí nhẹ
    Tôi hồi hộp, linh tính cho tôi biết là cô đã tìm cho tôi một anh chàng chinh phụ Đúng theo sự dự đoán, trong khi ba đứa kia đang nóng ruột chờ tôi ngoài cổng trường, thì trong phòng giáo viên, cô kéo một anh chàng đến giới thiệu:
    - Lưu Ly, đây là Tuấn, học trò cưng của cô năm ngoái.
    Tôi chầm chậm ngẩng mặt lên, rồi cả gương mặt tôi đỏ bừng, cơn giận bốc lên, vị chẳng phải ai xa lạ, đó chính là anh chàng mà tôi đã gặp dưới mái hiên một chiều mưa ngày nạo Nhưng vì cô chủ nhiệm đang đứng đó, tôi đành lí nhí:
    - Dạ chào anh Tuận
    Tên con trai, sau phút ngỡ ngàng ban đầu, vội đáp lại như một cái máy:
    - Chào Lưu Ly.
    Cũng nhờ sự có mặt của cô chủ nhiệm, cho nên chúng tôi, không đồng mà hẹn, tạm ký một hòa ước tạm thời. Cô và chúng tôi say sưa bàn về cách biểu diễn, cũng như địa điểm và thời gian tập dượt, cho đến khi bác lao công đi vào lau chùi, cô và chúng tôi mới ra vệ Không thèm liếc lấy gã con trai thí ghét, tôi nhanh chóng dẫn xe ra, nghinh mặt khi biết rằng, bộ Tứ đang ở ngoài cổng trường.
    - Tụi bây biết không, cái anh chàng mà cô tìm đó.
    - Cô tìm để tác duyên cho mày đó hả
    - E Lưu Ly, chịu luôn anh chàng đó đi mày, để tụi tao tha hồ đi.
    Tôi đành lắc đầu chịu thua hai cái miệng đang đồng thanh chọc ghẹo, khẽ liếc qua nhỏ Thạch Thảo, mong nó cứu bồ. Nhỏ ta chậm chạp lên tiếng như bà già:
    - Từ từ đã bây, để Lưu Ly kể đã, mày làm nó xỉu tại chỗ, mắc công chinh phu đi bắt đền đó nghe chựaaaa Nghe cái giọng nó nhão nhẹt, dài lòng thòng, chúng tôi
    cùng cười lên, quên hết cuộc cãi cọ Chầm chậm, tôi kể về buổi chiều mưa, về cơn tức kinh người cho ba cái miệng đang há hốc ngạc nhiên nghe, kể cho đã nư người, cho hả cơn giận Bốn đứa tôi đều đồng ý, phại phạt anh chàng Tuấn kia.
    Những tuần sau đó, chúng tôi quây quần tại nhà nhỏ Minh Hương để tập dợt nhạc cạnh Gã ta đến thật đều và đúng giờ, tác phọng hiền lành, chẳng như khi tôi gặp
    lần đầu tiên, cho nên ba đứa kia bắt đầu có thiện cảm với gã, chẳng có bênh vực cho tôi tí ti ông cụ nào.
    Chuyện phạt anh chàng cũng bị mấy nhỏ ta cho qua phà ngon ơ. Lần nào cũng vậy, tan buổi tập là tôi đạp xe về liền, chẳng thèm ở lại lâu hơn một giây để khỏi nhìn thấy gương mặt đáng ghét, cứ nhìn tôi cười hoài với ánh mắt khó chịu.
    ...........................


    (Còn tiếp)Edited by: uyennhu

    Comment

    • #3



      oooooOooooo


      Học kỳ một đã qua, và hôm nay là ngày trình diễn văn nghệ toàn trường.Lớp chúng tôi đã đứng nhất trong kỳ thi văn nghệ với nhạc cảnh "Hòn Vọng Phu" và vở kịch "Kiều". Chiều nay, trong không khí náo nhiệt của buổi lễ Tất Niên, tôi cũng hồi hộp không kém.Chẳng là sau khi trình diễn xong vào ngày thi giữa các khối lớp hôm nọ, tên con trai đáng ghét kia lại lẳng lặng đưa tôi về nhà, dù bị tôi gắt gỏng, đòi hỏi lý do đủ thứ, nhựng thật lạ, hắn vẫn thầm lặng đạp xe theo tôi.
      Nhỏ Thanh Vân chạy đến:
      - Nè Lưu Ly, chinh phu của mày đâu gùi.
      Tôi bực mình gắt lên ỏm tỏi:
      - Của tao hồi nảo Tụi bây kỳ ghê, cứ bảo của tao, của tao, của tao hoài.Tao hổng có thèm đâu mà cứ bảo của tao.
      Nhỏ ta cười dấu dịu:
      - Được rồi, không phải của mày, chỉ là anh Tuấn của nàng Lưu Ly thôi.
      - Chán mày ghê, tạo ghét ổng lắm.
      Nói xong câu đó, tôi chợt bồi hội Phải chăng anh Tuấn thật đáng ghẻt.Ghét với nghĩa nào đây hở Lưu Lỵ
      Trời đã ngả về chiều khi tiếng nhạc dạo bài Hòn Vọng Phu của nhạc sĩ Lê Thương vang lện Giọng anh Tuấn hùng hồn trong Hòn Vọng Phu 1, giới thiệu sơ qua cả bài hát.Dịu dàng trong chiếc áo tứ thân, tôi bước lên sân khấu, hòa mình vào hồn chinh phụ Tiếng anh ấm cúng, êm ái dẫn tôi vào Hòn Vọng Phu 2:
      - "Người vọng phu trong lúc gió mưa."
      Tôi chợt dạn dĩ lên trước hàng trăm đôi mắt đang dán lên sân khấu, cất giọng ngọt ngào tiếp lời:
      - "Bế con đã hoài công để đứng chờ."
      Cứ như thế, giọng anh trầm, giọng tôi thanh, quấn quít lấy nhau, đưa nhau vào một thế giới chỉ có tôi và anh như đôi tình nhân họ Tô Trong ánh sáng mập mờ, anh hóa thân trong bộ chiến bào thật uy nghi, hào hùng Ánh mắt nhìn tôi không rời, như trìu mến, như dìu dắt tôi đi trọn bài hát.Tôi bàng hoàng, xao xuyến, một cảm xúc lạ lẫm len nhẹ vào hồn.
      Tiếng nhạc chậm dần, chậm dần rồi dứt hẳn.Tôi ôm đứa cháu trai, con chị tôi, như là mẹ con người chinh phụ, thẫn thờ hóa đá khi người tráng sĩ oai phong ra đi. Tiếng vỗ tay vang lên khắp trường, tôi vẫn còn đứng đó, chìm trong giấc mộng chưa qua. Đến khi nhỏ Thạch Thảo chạy ra kéo tôi đi vào, tôi mới bừng tỉnh, nựng nhẹ đứa cháu, rồi trao nó cho chị tôi. Anh tìm tôi, mỉm cười âu yếm:
      - Nhóc hát hay lắm, anh thật xúc động đó.
      Tôi e lệ cúi đầu Không cần nói, chỉ nhìn vào đôi mắt tôi, chắc anh cũng đã hiểu tôi nghĩ về anh như thế nào.Bao nhiêu cảm xúc, tôi đã bày tỏ hết rồi, phải không anh. Tiếng anh vang lên khe khẽ:
      - Đôi mắt em, là cửa ngõ tâm hồn.
      Tôi mắc cỡ, khẽ nhéo tay anh một cái:
      - Anh này kỳ ghê á!
      Cô chủ nhiệm cùng cả lớp tôi, và cả lớp anh, kéo đến, khen ngợi nhạc cảnh.Tôi lại càng thêm mắc cỡ, ngã đầu vào vai anh.
      ...
      Sau buổi lễ Tất Niên, anh và tôi càng thêm thân thiện.Anh hay đến nhà tôi chơi, đàn cho tôi nghe những bản tình ca anh sáng tác, và chúng tôi lại cùng nhau song ca. Những buổi chiều xuân yên ắng, tôi kéo anh ra ngồi dưới gốc cây mận, hạnh phúc tột cùng bao phủ lấy tôi, làm con tim tôi rộn rã, đê mê trong vầng sáng kỳ diệu của tình yêu đầu đời.Cả hai chúng tôi đã thi xong học kỳ hai, và anh thì chuẩn bị thi tốt nghiệp.Mùa hè đến với những cơn gió nóng bức, và tôi nôn nao nghĩ đến một lần đi dạo với anh dưới trời mưa.
      Một tuần rồi, không thấy anh đến, tôi đi đến nhà anh thì cửa đóng then cài.Buồn bã, tôi đến nhà cô chủ nhiệm, thì:
      - Lưu Ly nè, em can đảm lên nha.
      - Cô, có chuyện gì vậy cô ?
      - Tuấn có vật này gởi lại cho em nè.
      Cô lẳng lặng đưa cho tôi một phong thư lớn.Tôi run rẩy mở ra, bên trong là bức tranh anh vẽ tôi trong tà áo chinh phụ hôm nào, và xa xa là dáng anh mờ lối.Tôi bật khóc, nỗi đau vô bờ.Cô ôm lấy tôi, an ủi vỗ về.Cô bảo tôi đừng buồn, anh đã ra đi theo lời thúc giục của gia đình, rằng anh sẽ gửi thư về cho tôi sau khi anh đến đảo.Anh đã ra đi ngay sau ngày anh vừa thi xong, mà tôi thì còn dangdở với các bài thi dài dằng dặc, cho nên anh không muốn tôi lo lắng.
      Mùa mưa đã đến, tôi bước đi một mình, lang thang vô định trong thành phố già nụa Mỗi ngày tôi đều ngóng chờ thư anh, nhưng rồi lại thất vọng.Ba Mẹ, anh chị, và nhóm Tứ Tật biết tôi buồn, ai nấy đều thương yêu, an ủi, nhưng người mà tôi nhớ, tôi cần hơn hết là ạnh.Phải, gã con trai đáng ghét ngày nào đã trở nên thân thương, đã dìu tôi vào cơn mê tình ái trong đêm xuất thần trình diễn Hòn Vọng Phu.

      oOo

      Thấm thoát mà cô nhỏ đã định cư tại Hoa Kỳ được hơn hai mươi bốn năm rồi.Hai mươi bốn năm xa quê nhớ thầy, hai mươi bốn năm xa bạn vắng bè, nhưng đã hai mươi lăm năm từ khi xa anh. Đêm nay, mưa lại rơi, hình ảnh anh lại trở về, gần gụi Lưu Ly ôm cây đàn cũ của anh, dạo sơ vài nốt nhạc:
      - Mưa rơi rơi, bóng anh như làn khọi
      Phải, bóng anh giờ đây đã nhạt nhòa như khói mây. Hai mươi lăm năm rồi, khói mây đó vẫn chưa tan đi, mà quyện chặt vào hồn cô nhỏ.Cô nhỏ lại chìm vào nỗi nhớ, một nỗi nhớ tận cùng, và gọi khẽ:
      - Tuấn ơi!

      (hết)Edited by: uyennhu

      Comment

      Working...
      X
      Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom