• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

NGƯỜI CHẾT HIỆN VỀ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • NGƯỜI CHẾT HIỆN VỀ


    NGƯỜI CHẾT HIỆN VỀ

    Lời nói đầu:

    Đáng lý trong mùa lễ Halloween này tôi cũng viết một chuyện Ma để quý vị đọc cho vui, nhưng nghĩ lại chuyện Ma không phải dể viết đối với quý vị lớn tuổi và có trình độ.
    Chuyện những con Ma có đôi mắt đỏ rực, cái lưỡi dài thòng, xõa tóc dài chấm đất hay treo mình trên xà nhà, để rồi rớt từng cánh tay, cái chân, cái đầu cái mình xuống nền nhà rồi ráp lại đứng dậy chạy. Những chuyện ma này nghe hấp dẫn thật, nhưng chỉ dành cho trẻ em như chúng ta ngày xưa khi còn nhỏ, tuy sợ nhưng rất thích nghe cha mẹ, anh chị hay người lớn kễ lại.
    Với những người có tuổi, đâu phải dể tin như ngày xưa.
    Mà không tin, thì không sợ, không sợ, thì đọc đâu có hấp dẫn. Thế nên, mùa Halloween này tôi xin viết hầu qúy vị một câu chuyện thật: Với tựa: Người Chết HiệnVề. Đây cũng là chuyện Ma thôi, nhưng là Ma hiền, Ma giúp người, nhưng cũng là chuyện lạ, xẩy ra giữa ban ngày tại Đà Nẳng, thời gian khi tôi còn phục vụ ở đây.
    ooo
    Vào chuyện:

    Đầu năm 1969 khi tôi bị thuyên chuyễn ra vùng I Chiến Thuật. Tôi chỉ huy một đơn vị đống xa thành phố, thuộc Tiểu Khu Quảng Nam. Đời lính sống nơi tiền đồn, đèo heo hút gió, thiếu bóng hồng người đẹp, con đường độc đạo, rất nguy hiễm, luôn bị đặt mìn, nhưng cuộc sống quá buồn tẻ nên thỉnh thoảng tôi cũng lái xe về thành phố Đà Nẳng chơi. Vì những năm tháng đầu tiên ra đây “ lạ nước lạ cái” nguy hiểm, nên vợ con phải để lại quê nhà. May có anh bạn Đại úy cũng là thuộc cấp của tôi dành cho một phòng riêng tại nhà anh để nghỉ ngơi mỗi khi về.

    Thật ra thì khách sạn thời đó cũng rẻ , chẳng là bao, nhưng tôi thường xử dụng xe Jeep nên rất ngại đậu xe ngoài đường phố, rất dể bị đặc chất nổ.

    Ở nhà anh bạn trong khu Thanh Bồ Đức Lợi, một khu vực dân cư hầu hết là người công giáo gốc Quảng Bình. Chung quanh khu này có tường thành bao bọc, có dân quân gát cổng ban đêm. Hơn nữa, nhà anh này lại có một sân đậu xe có mái che và có cổng sắt khóa lại rất thuận lợi, nên mỗi lần về phố tôi đều ở đây.

    Mấy năm đầu thì chẳng sao, đến năm 72-73 thì mỗi sáng, khi lái xe ra khỏi cổng khoảng trăm mét thì có trở ngại. Không hiểu sao người ta tập trung đứng chật tràn cả xuống đường không có lối cho xe chạy. Ban đầu tôi lại tưởng có biểu tình gì chăng! Nhưng không phải. Cũng may là họ thấy xe Jeep nhà binh nên cũng tránh ra cho tôi đi, nhưng tình trạng này chẳng phải một lần, mà hầu như tuần nào cũng vậy. Không về thì thôi, về, là sáng nào chạy ra, cũng gặp nạn kẹt đường.
    Sau này lực lượng cảnh sát cũng phái đến đây 5-7 người nhưng cũng không ngăn chận được, nên họ phải đem dây kẽm “ còng xẹt ti na’’ bao quanh khu vực. Những người tập trung lai đứng đầy trên lề đường. Mỗi khi có xe qua, một người CS phụ trách kéo dây kẽm gai cho xe qua, rồi bít lại ngay.
    Hỏi ra mới biết nhóm người này đến đây vào những trưa thứ sáu là để cầu xin Số Đề.

    Quảng Nam Đà Nẳng hầu như dân tình ai cũng đam mê đánh số đề. Thời đó mỗi tuần xổ số một lần, không như bây giờ xổ hàng ngày, nên thiên hạ đến thứ sáu, ai ai cũng bàn tán những con số dựa trên giấc chim bao, hay cầu xin ở đâu đó mà họ cho là linh hiển.

    Không biết họ cầu xin có trúng gì không? Nhưng cứ mỗi lần về, lại thấy số người càng đông hơn, họ chen lấn bu quanh một cái am nhỏ bên góc đường. Thấy lạ nên một lần tôi dừng xe lại hỏi cho ra lẻ.
    Một người rành chuyện kể lại như sau:

    - Vào một buổi sáng sớm, trời còn lờ mờ chưa rỏ mặt người, một bác xích lô dừng lại bên đường khi có một cô bé khoảng 17 tuổi ôm cặp có dáng nữ sinh đứng đón xe. Bác xích lô chở cô bé đi lòng vòng theo hướng dẩn của cô ta, ông ta thắm mệt nên hỏi cô bé. - Nhà cháu ở đâu ?
    - Nhà cháu ở nghĩa Trang Nam Ô. (Cô bé đáp)
    - Thôi, cháu xuống đón xe lam mà đi, tôi không đi đến đó…Xa lắm.
    - Vậy ông cho cháu về thăm Má nhà ở gần đây thôi. ( Nói rồi cô bé hướng dẩn cho bác xích lô đến một khu đất trống có căn nhà gổ lợp tôle thì bảo dừng lại ).
    Cô bé xuống xe, và đưa cho ông ta hai tờ giấy 1000 đồng. Ông chưa biết phải thối lại bao nhiêu thì cô bé đã bỏ đi và mở cửa vào nhà. Bác xích lô mừng quá vì không phải thối lại khi thấy cửa đã khép lại. Sau đó…Bác ghé vào quán cà phê vẫn thường uống và gọi một ly, ông khoe với ông bạn “đồng nghiệp’’ ông vừa trúng mánh. Miệng nói, tay ông móc khoe hai tờ giấy bạc. Nhưng khi móc hai tờ bạc ra, thì, lạ chưa... Sao lại thế này!? Chỉ có hai tờ giấy “Vàng bạc”. Các bạn bè tưởng ông đùa cợt nên cười rộ lên, làm ông tức lắm.
    Ông uống chưa hết ly cà phê đã vội đạp xe quay lại nhà cô bé. Ông giận lắm, cho rằng mình bị lừa, bị “Mà Mắt” để lừa gạt, nên ông đập cửa ầm ầm tại ngôi nhà cô bé vừa vào khi nảy.
    Một người đàn bà còn ngái ngủ mở cửa hỏi

    - Ông muốn tìm ai?
    - Con gái bà đâu ? Sao đi xe tôi đưa tiền giả thế này ! Ông xìa ra hai tờ vàng bạc.
    - Con gái nào đi xe ông. Ông có lộn hồn không
    hay ông lầm nhà nào rồi!
    - Không…Tôi không lầm nhà, nó vừa xuống xe đưa tiền này cho tôi rồi vào đây, lầm thế nào được.
    - Nhà chẳng còn ai ngoài tôi, tôi chỉ có một đứa con gái, khi đi học về đã bị xe tung chết hai tháng trước, đang thờ nó đây…Ông không thấy sao, còn đứa nào mà đi xe ông!? Nghe nói thế ông liền nhìn ngay lên khung hình trên bàn thờ và ông cảm thấy điếng hồn, lạnh người nên vừa run vừa nói.
    - Đúng rồi cô ơi. Đúng cháu nó đây rồi, nó vừa đi xe tôi, hèn gì nó nói nhà ở nghĩa trang Nam Ô, tôi từ chối không chở, nên nó bảo thôi về nhà mẹ ở đây. Cháu xuống xe đưa cho tôi hai tờ một ngàn, rồi mở của nhà này đi vào. Sau đó, khi tôi ghé uống cà phê thì móc ra khoe với anh bạn thì hóa ra hai tờ giấy vàng bạc này.
    - Nếu quả vậy thì đúng con tôi đi xe về đây rồi.
    Hèn gì khi còn đang ngủ, tôi nghe như có tiếng mở cửa, nhưng nhìn ra chẳng thấy ai, có lẻ nó về thăm nhà thật ông ơi. Nói xong bà ta vào buồn lấy hai ngàn đồng đưa cho bác xích lô và xin lổi, nhưng bác xích lô cứ mãi nhìn tấm ảnh cô gái và đứng như trời tròng. Rồi như sực tỉnh, bác từ chối món tiền và xin phép bà ta cho ông thắp 3 nén nhang cho cháu.
    Bà ta như cảm kích nên hai dòng nước mắt chảy dài, rồi bước lại bàn thờ cầm tấm ảnh lên và nói : - Con có linh thiêng thì đừng làm Mẹ sợ và nhớ phù hộ cho bác xích lô chở con, ăn nên làm ra con nhé. Nói rồi bà mời ông ngồi và bắt đầu kể lại chuyện gia đình bà.
    Chồng bà là một hạ sĩ quan, vợ chồng chỉ có mình cháu, cháu mới học lớp 9, một bửa khi đi học về vì trời mưa, cháu vội về nhà nên chạy băng qua đường gần khu TBĐL thì bị xe Mỹ tung chết, lúc đó cháu đúng 17 tuổi. Chồng ở đơn vị xa, nhà chỉ còn hai mẹ con, nay cháu mất, chúng tôi quá đau khổ. Tội nghiệp con gái tôi quá, nó hiền lắm.
    Nghe qua câu chuyện, bác xích lô cũng quá xúc động. Ba cây nhang cũng vừa tàn, ông xin phép từ giã. Trước khi đi, ông nhìn vào tấm ảnh chắp tay xá xá, rồi ông chợt nhìn lư hương mà ba cây nhang tàn, có hai tàn cuốn lại thành hình chữ O, một cây thì rụng hết. Ông ra về suy nghĩ mong lung, lòng buồn rười rượi.
    ****Ông ta quay lại quán cà phê định kể lại câu chuyện này cho mấy ông bạn nghe, nhưng mọi người đã tan hàng cả rồi. Thế là ông buồn tình đạp xe về nhà kể lại câu chuyện chở con ma cho vợ nghe, rồi nghỉ luôn ngày hôm đó.

    ooo

    Nếu câu chuyện chỉ có vậy, thì mỗi tuần đâu có hàng trăm người tụ tập về gần khu TBDL này.
    Nhưng , Việc gì cũng có nguyên do của nó.
    Những người hàng xóm và bạn đồng nghiệp bổng nhiên thấy ông ta trở nên giàu sụ. Nào sửa nhà, nào mua sắm đủ thứ linh tinh, đặc biệt là ông ta còn kêu thợ hồ xây một cái trang thờ gần khu TBĐL cho ai đó, nên thiên hạ bàn tán cho rằng vợ chồng ông trúng số độc đắc.
    Lời đồn làm nhiều người nghèo và bạn bè đến nhà ông xin xỏ, vay mượn.
    Sợ nguy hiểm và phiền toái vì lời đồn đại nên vợ chồng ông cũng đành nói thật mọi chuyện.
    Ngày ông chở cô bé, và khi thắp nhang, ông nghe lời cầu của bà mẹ và nhất là khi ông ta thấy đóm nhang tàn cuốn lại thành hai số không ( 00 ). Thế là ông suy nghĩ, hay là hồn thiêng cô bé cho ông hai con số đề tuần này chăng? Nữa tin nữa ngờ, ông nghĩ giá mà hai con số nào khác, chắc ông sẽ đánh đậm lắm, nhưng hai con số 00, ông không mấy tin tưởng, chỉ đánh hai ngàn đầu đuôi cầu may. Không ngờ, chiều thứ sáu hôm đó, kết quả xổ số đầu đuôi đều 00, thế là ông trúng 140 ngàn, chứ có trúng số kiến thiết gì đâu! ( Số tiền này thời đó không phải nhỏ). Sau đó để đền ơn, ông mua hoa quả lại nhà cúng cho cô bé, và xây một am thờ bên gốc đường gần khu TBĐL.

    ooo

    Chẳng biết câu chuyện này có thật không? Nhưng thiên hạ đồn nhau, cô bé chết oan rất linh thiêng, nên chiếc am thờ khói nhang tõa ra mù mịt một vùng rộng lớn, do nhóm người đến đây thắp nhang cầu xin số vào mỗi trưa thứ sáu.
    Không biết họ cầu thế nào và cho số ra sao?
    Thời gian này ngay tại Hội An/ Quảng Nam cũng có một em trai độ 11 tuổi nhập đồng cốt gì đó lấy son đỏ vẻ lung tung trên mấy tờ giấy vàng bạc, nhìn ngược nhìn xuôi thấy cả chục con số, thế mà cũng lắm người tin, dành nhau mua cho được, giá mỗi tờ 10 đồng. Đúng là “ Dị đoan mê tín”.
    Xin nói rỏ thêm: Tôi nói chuyện có thật, là nói hàng tuần thiên hạ đổ về đây cầu xin số tại chiếc am bên đường mà tuần nào tôi cũng chứng kiến. Còn chuyện bác xích lô chở cô bé rồi trúng số đề, thì tôi chỉ nghe thiên hạ nói lại. Ban đầu tôi cũng không mấy tin.
    Sau này. Năm 1994, khi tôi ra Đà Nẳng lấy hộ chiếu đi Mỹ diện HO. Sau 20 năm mới trở lại đây. Thành phố mà tôi đã từng một thời lui tới và quen thuộc, nay thay đổi khác lạ, đường sá mở rộng ra, nhà cao từng xây dựng khắp nơi, chẳng biết đâu là đâu, nên có ý ghé thăm người bạn cũ thời quân ngũ ở khu TBĐL hỏi thêm tin tức, nhưng tôi cũng không biết đi đường nào, đang hoang mang và lo lắng, khi hàng chục xe ôm bao quanh mời gọi. Tôi cố rời khỏi bến xe đầy phức tạp này, rồi đi bộ ra đường và đón một xe ôm bảo về khu TBĐL. Nhà anh bạn thì tôi không thể nào quên, cách cổng vào vài chục mét, nằm bên phải. Nhưng khi đến đây lại cũng thấy lạ hoắt.
    Ngày xưa ngôi nhà trệt ba gian, có sân đậu xe có mái, giờ đây là một căn lầu, mặt tiền vách bám rêu phong và có cây giây leo chằng chịt, chỉ có chiếc cổng sắt vẫn còn, nên tôi biết mình không nhầm lẫn.
    Đúng chờ trong nhà có ai ra để hỏi, nhưng lòng vẫn ngại, sợ lở gặp nhà của “ Cách Mạng ” nên bảo anh xe ôm theo tôi ra lại đầu cổng có anh thợ hớt tóc, tôi hỏi anh nhà ông Đại Úy V. Anh ta cho biết.
    - Nhà đó đã bán lâu rồi, bây giờ ba má vợ ông V mua nhà khác rồi, nhà có vườn cây ăn trái, ông chạy theo đường trước nhà cũ rồi quẹo trái vài chục mét, nhìn bên phải, thì thấy chiếc cổng gổ màu xanh lá cây, đó là nhà mới. Từ đây chạy xe chỉ một hai phút là thấy ngay. Nhưng nghe nói ông ta sắp được đi Mỹ, không biết đi chưa?
    Hỏi xong, tôi cảm ơn rồi lên xe ôm, quả thật chưa đầy hai phút, thì tôi thấy chiếc cổng xanh, nhìn vào độ 50 mét có ngôi nhà, nghĩ là chắc nhà này, nhưng tôi chưa trả tiền cho anh xe ôm, mà còn lưỡng lự chưa vội mở cổng, chợt thấy mẹ vợ anh V vừa trong nhà bước ra phía trước hiên. Bà bận chiếc quần đen ống ngắn, áo bà ba màu trắng nhục ( Cũ ) khuôn mặt bình thường như ngày nào.
    ( Trước đây vợ chồng bà có hai căn nhà sát kề nhau, một dành cho ông bà, và một dành cho vợ chồng V. Nên khi nào về tôi cũng qua thăm ông bà) Thấy bà xuất hiện, tuy vài giây nhưng tôi biết đúng nhà rồi, không còn phải lo ngại nên tôi trả tiền cho anh xe ôm rồi mở cổng vào nhà.
    Khi bước vào là thấy ông chồng ngay (cha vợ V ) tôi chào và tự giới thiệu mình, ông không vồn vã lắm, tôi hỏi bác gái đâu? Ông nói bả mất mấy tháng nay rồi, bàn thờ bả đó. Tôi nhìn lên tấm hình, mà lạnh buốt sống lưng, đầu óc quá hoang mang. Bà ta vừa ra đứng ở hiên nhà đây, chẳng lẽ tôi mờ mắt trông gà hóa cuốc!? Ban đầu tôi nghĩ thế, nên khi nghe ông bảo: - Ông ngồi đây tôi đi mua rượu về uống, lợi dụng lúc ông đi, tôi đi quan sát khắp nhà, xem trong nhà có người đàn bà nào khác không, lục tìm khắp nơi, không có người đàn bà nào, nhưng khi mở cửa một phòng nhỏ thì thấy có 3 thanh niên nằm chung một giường, mặc quần đùi ở trần nên tôi sợ quá, khép cửa lại ngay.
    Khi ông ta cầm ca rượu trắng về, và lấy cái ly định rót ra cho tôi, tôi bịt miệng ly lại và nói:
    - Bác uống đi, cháu còn liên lạc với cơ quan làm giấy tờ nhận hộ chiếu, không dám uống đâu! Rồi tôi hỏi dò, mấy cô gái con bác có cô nào ở đây không ? Trong nhà này còn ai không ?
    - Chúng nó lấy chồng và vượt biên cả rồi, còn đứa nào đâu !
    - Sao con thấy có 3 thanh niên nào nằm trong buồng ?
    - À thằng cháu nội và hai thằng bạn của nó.
    - Còn vợ chồng V đi chưa bác ?
    - Nó chờ đi HO, nhưng chưa đi thì bị nạn.
    - Bị nạn gì vậy bác ?
    - Con gái nó bị sụp xuống suối nước nóng, nó nhảy xuống cứu con cũng bị phỏng nặng hai chân. Bỏ ra 10 cây vàng chạy chữa cho con nhưng cũng không qua khỏi, còn nó thì bị rút gân tật một chân
    Khi nghe qua câu chuyện tôi thấy tôi nghiệp cho người bạn thân ngày nào. Bây giờ, tôi cũng biết vợ chồng anh đang ở Mỹ, nhưng nào biết ở phương trời nào mà liên lạc thăm hỏi và kể lại câu chuyện: Mẹ vợ anh quá linh thiêng, đã hiện ra tại hiên nhà để chỉ nhà cho tôi.
    Tôi xin khẳng định, tôi không nhầm lẫn, tôi không “trông gà hóa cuốc ’’ Tôi không phóng đại. ( Nói một điều khó tin chỉ làm giãm uy tín mình chứ chẳng được lợi ích gì, biết thế, tôi vẫn nói)
    Đó là sự thật, trên đời này có lắm điều lạ, vì ta chưa gặp, chưa biết, nên không tin.
    Từ khi thấy bà ấy hiện về, tôi có suy nghĩ lại về câu chuyện cô bé đón xích lô cho số cũng có thể tin được. Tuy nhiên, tin hay không tin cũng tùy quý vị. Nhưng ít ra thì bài viết này cũng góp phần giải trí trong mùa Lể Ma Halloween 2012 ./.

    K/A -Phan Đông Hà
    Viết Mùa Halloween 2012
    Similar Threads
  • #2

    Đọc câu chuyện trên , chú chợt nhớ lại Bức tượng Đồng Đen ở Nghĩa trang Biên Hòa


    NGHĨA TRANG BIÊN HOÀ
    Huyền Thoại Về Tượng Thương Tiếc
    Chuyện hiển linh xưa nay không hiếm, nhưng những huyền thoại về Tượng Thương Tiếc, sống động như chuyện đời thường, chuyện hàng ngày trước mắt, khiến cho ai nghe cũng cảm động nghiêng mình kính cẩn và hết lòng thán phục.
    Huyền thoại về Tượng Thương Tiếc được lan toả khắp nơi và khá nhiều chuyện tình tiết khó hiểu:
    - Các xe chở rau từ Đà Lạt về khuya thường gặp một người lính ra chặn xe xin mua rau, khi tới bến kiểm lại tiền chỉ thấy toàn là tiền vàng mã.
    - Một chuyện khác xảy ra ở Biên Hoà, vào một buổi sáng, có một quân nhân đặt mua bánh mì khá nhiều, khi giao hàng cho người quân nhân ra về, người chủ cất tiền vô tủ, đến lúc cần tiền lấy hàng, mở tủ ra chỉ thấy toàn tiền vàng mã, trong khi đó mỗi mộ ở nghĩa trang đều được cúng một khúc bánh mì…
    - Có một cụ già ở chân núi Châu Thới, đêm nọ trời đã khuya, cụ nghe tiếng gọi ở ngoài xin nước uống. Khi đem nước và đèn ra cho người xin nước, thoạt đầu cụ tưởng như những lần quân đội hành quân vào xin nước. Nhưng khi người lính uống xong, ngẩng mặt lên cám ơn ra đi thì cụ chợt sửng sốt, tự nghĩ “sao lại có người lính giống Tượng Thương Tiếc đến như thế?”. Sáng hôm sau cụ già ra nghĩa trang để kiểm lại, cụ nhận thấy mặt mũi vóc dáng anh lính xin nước tối qua y hệt pho tượng Thương Tiếc, vết sình non hãy còn dính đầy đôi giầy trận, cụ cho rằng đêm qua bức tượng đã hiện thành người. Cụ về thuật lại với bà con ở Suối Lồ Ô, một người đi xem rồi về đồn mười, đồn trăm… lan khắp cả Thủ Đức, Tân Vạn, Biên Hoà, đổ nhau đi coi tượng đài Thương Tiếc làm xe cộ kẹt cứng cả một quãng đường trước cổng nghĩa trang.
    - Một chuyện khác, những đêm trăng, những đêm mưa gió trở trời hiu hắt, dân chúng xung quanh vùng nghĩa trang có người nhất quyết chính mắt họ trông thấy người lính giống hệt Tượng Thương Tiếc đi lại trên xa lộ!
    Chuyện huyền bí lan truyền rất nhiều trong dân chúng và trong Quân Đội. Một số sĩ quan yêu cầu Chuẩn Úy Thường Vụ Chung Sự Nghĩa Trang cho biết những gì thật sự mắt thấy tai nghe, Chuẩn Úy Thường Vụ Kể:
    “Nhân một hôm đi Chợ Tam Hiệp sắm đồ giỗ ông già, khi mua xong, tôi cho tài xế đem về nhà trước. Tôi ghé thăm các bạn ở Tam Hiệp và mời họ đến nhà ăn giỗ ngày hôm sau. Khi về, trời sẩm tối, đến cổng nghĩa trang, tôi nghỉ chân dưới bức tượng. Không biết cao hứng thế nào, trước khi lội bộ về nhà, tôi nhìn lên tượng, và nói với giọng điệu cố hữu của một Thượng Sĩ đại đội:
    - Ê mày, mai giỗ ông già tao, mày có rảnh ghé nhà tao 2 giờ chiều nhậu chơi.
    Nói xong tôi bước về nghĩa trang vì tôi ở phía sau khu nhà phục dịch chung sự. Tám giờ sáng hôm sau, việc cúng giỗ bắt đầu và tiệc nhậu kéo dài đến một giờ chiều. Tiễn khách ra về xong, tôi đi ngủ, phần vừa say, phần vì đêm qua thức khuya. Trong giấc ngủ chập chờn, tôi nghe tiếng gõ cửa ầm ầm. Nhà cửa rung rinh, tôi giật mình la to:
    - Ai phá nhà tao đó?
    Tiếng gõ cửa vẫn không dứt, tôi bực bội đứng dậy mở cửa, tôi sửng sốt, thấy Tượng Thương Tiếc đứng chình ình trước cửa và nói:
    - Chuẩn Úy Thường Vụ Bê bối quá, kêu hai giờ chiều đến nhậu, nhưng ông nằm say sưa ngủ tôi nhậu với ai?…
    Tôi hoảng, đóng sập cửa lại, không dám ngó ra ngoài. Tôi nghe tiếng cười khằng khặc và bước đi rung rinh nhà, tiếng chân xa dần rồi im bặt”.
    Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng Đại Đội Chung Sự Nghĩa Trang Biên Hoà kể trường hợp ông gặp Tượng Thương Tiếc ngồi sau xe Jeep của ông:
    “Khi chạy xe vào Nghĩa Trang, tôi hay dừng lại, đón những binh sĩ đi bộ từ cổng vào, cho họ đỡ mỏi chân. Một buổi trưa, ăn cơm xong, trở lại làm việc, lúc tới cổng nghĩa trang, tôi dừng xe đón một Hạ Sĩ xin quá giang. Lúc anh ta ngồi vào phía sau, tôi bắt đầu rồ ga, sang tay số tiếp tục chạy vào trong. Rồ ga hoài mà xe không tiến thêm môt tí nào… Tôi quay ra, định nhờ anh lính xuống đẩy giùm… thì thấy bức Tượng Thương Tiếc đang ngồi phía sau. Tôi chưa kịp phản ứng gì thì có tiếng nói cất lên:
    - Xe jeep Thiếu Tá sao chở nổi tôi…
    Tiếp đó là một tràng cười khằng khặc, đồng thời bức tượng cũng biến mất”.
    Vị Thiếu Tá còn kể tiếp:
    “Nghĩa trang ở trên đồi vào tháng mưa cỏ mọc um tùm nên phải thuê người vô cắt cỏ. Trong lúc một cô đang cắt cỏ, có một anh binh sĩ đến tán tỉnh, vì quen với lối trêu chọc của lính nên cô chẳng thèm quay lại xem hình dáng người tán tỉnh mình là ai. Cô nghe tiếng người lính hỏi:
    - Cô có biết tôi là ai không?
    Cô gái vẫn cắm cúi làm việc và trả lời:
    - Ông là ai, kệ ông chứ mắc mớ gì tôi…
    Bỗng cô gái nghe một tràng cười ngạo nghễ từ phía sau và những bước chân thật nặng nề rung chuyển cả đất. Bấy giờ cô mới quay lại, thấy bức tượng đài kỷ niệm đang đứng trước mặt. Cô la hoảng, chạy vào khu làm việc, kể lại sự tình vừa xảy ra cho tôi nghe, đồng thời cô cũng xin nghỉ việc ngay ngày hôm đó…”
    - Một chuyện khác: “Vào giữa một đêm trăng mờ năm 1968, một chiếc xe đò chở đầy hành khách từ miền Trung về, khi tới xa lộ còn cách nghĩa trang quân đội 500 thước, viên tài xế bị ngủ gật nên thắng gấp, khiến bánh xe trợt một đoạn dài, rồi lật nghiêng. Trong lúc mọi người đang khóc than, đang tìm cách đập vỡ cửa kiếng chui ra, thì chợt có tiếng nói vang lên:
    - Xin đồng bào bình tĩnh... xin đồng bào bình tĩnh... ai đâu ở đó... đã có lính nhảy dù đến cứu bồ.
    Tiếng nói vừa dứt thì xe được đẩy lại dựng đứng như cũ, anh tài xế cùng lơ xe và khách vừa mở cửa ra ngoài, vừa hết lời khen sức mạnh ghê gớm của đại ân nhân. Thế nhưng mọi người chỉ thấy ân nhân dáng người cao lớn đứng sừng sững bên kia đường, rồi ông ta bước từng bước rất dài về phía trước. Tới trước cửa nghĩa trang quân đội thì biến mất. Anh tài xế bỗng la thất thanh, chỉ vào Tượng Thương Tiếc:
    - Bà con ơi... ổng đó... ổng đó... Trời ơi... trời ơi... ổng hiển linh cứu bà con mình.
    Thế là mọi người vội leo ngay vào trong xe, rồi ai nấy đều chắp tay lạy... đều đọc kinh râm ran... cả kinh Phật lẫn kinh Chúa”.
    - Chuyện Tượng Thương Tiếc cứu người bị cướp: “Vào lúc 10 giờ tối tháng 3 năm 1969, có hai cặp tình nhân đi trên hai chiếc Honda ra xa lộ hóng gió, gần tới nghĩa trang thì bị ba chiếc khác chở 6 thanh niên tóc dài ép té bên đường. Liền sau đó 3 tên ngồi phía sau nhảy xuống dùng dao uy hiếp khổ chủ để cướp xe và lấy tiền. Trong lúc bọn cướp cạn đang trói các nạn nhân, thì bỗng có tiếng hét lớn trên đầu dốc:
    - Chớ làm càn... chớ làm càn.
    Rồi liền đó xuất hiện ở giữa đường xa lộ một bóng đen... Bóng đen khệnh khạng đi tới, một tên cướp hoảng hốt gào lên:
    - Ối giời ơi... ma ma, chạy... chạy...
    Thế nhưng không làm sao chúng chạy được, cứ thế đứng sững như trời trồng, bóng đen hai tay xách bổng hai chiếc Honda bỏ bên vệ đường, vừa lúc đó có bốn chiếc xe chạy đến, một xe Cảnh Sát đi tuần, một xe Jeep của bốn quân nhân nhảy dù, trên có một Trung Tá, còn hai xe kia là du lịch. Thấy chuyện lạ, các xe ngừng hết lại. Dưới bóng tối mờ mờ mọi người thấy trên đỉnh dốc có một bóng đen đứng hiên ngang lừng lững. Khi rõ chuyện, Cảnh Sát đến chỗ bọn cướp, đứa nào đứa nấy cứ như bị điểm huyệt. Một người lớn tiếng hỏi:
    - Còn ai đứng ở trên kia đó...
    Một tràng cười vang lên, rồi một giọng như sấm động...
    - Cố gắng, Nhảy Dù... cố gắng.
    Như hiểu ra chuyện, vị Trung Tá Nhảy Dù trấn an mọi người:
    - Không sao đâu, pho tượng Thương Tiếc đi tuần thôi.
    Sau đó ông vẫy tay la to:
    - Về nghĩ đi em, khuya rồi... Nhảy Dù...
    Bóng đen bỗng đứng nghiêm giơ tay chào:
    - Cố gắng... Tuân lệnh Trung Tá”.
    Tôi chợt nhớ một đoạn trong bài học thuộc lòng thời xa xưa:
    Họ là những anh hùng không tên tuổi
    Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông
    Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
    Nhưng can đảm và tận tình giúp nước.
    Họ là kẻ tự nghìn muôn thuở trước
    Đã phá rừng, xẻ núi, lấp đồng sâu
    Và làm cho những đất cát hoang vu
    Biến thành một dãy sơn hà gấm vóc
    Chuyện hiển linh xưa nay không hiếm, nhưng những huyền thoại về Tượng Thương Tiếc, sống động như chuyện đời thường, chuyện hàng ngày trước mắt, khiến cho ai nghe cũng cảm động nghiêng mình kính cẩn và hết lòng thán phục. Sống nằm gai nếm mật bảo vệ quê hương, chết hồn thiêng còn hiện về giúp người hoạn nạn…Dù có bị làm nhục phỉ báng cũng không quên vai trò của người lính chiến.

    TƯỞNG NHỚ NGHĨA TRANG BIÊN HÒA
    Về thăm Nghĩa trang một chiều gío lộng,
    Khung trời xưa chìm đắm ngủ say.
    Xa lộ Biên hòa cuồn cuộn gío bay,
    Biển đời ai oán, nỗi sầu chứa chan !

    Ôi, DŨNG KHÍ ĐÀI âm cảnh mơ màng,
    Linh hồn 30,000 Nghĩa sĩ, ngỡ ngàn bơ vơ !
    VÀNH KHĂN TANG đẫm lệ sương mờ…
    GƯƠM THIÊN lạnh lẽo, ngẩn ngơ gío chiều !

    Anh LÍNH TIẾC THƯƠNG, thân ngả bệ xiêu,
    Vì thương đồng đội chịu nhiều trái ngan !
    ÂM DƯƠNG cách biệt đôi đàng…
    Màng đen tội lỗi, bàng hoàng Thần linh.

    Bao mầm non trai trẻ, cõi vô hình
    Là nơi nương tựa, nghĩa tình nước non.
    Niềm tin, sự sống, con cháu Lạc Hồng
    Tự do, Hạnh phúc…non sông ba miền.

    Với người sống, ỷ thế cậy quyền,
    Buồn người khuất mặt..nhãn tiền không sai !
    Dòng đời thác nước đổ mau,
    Sông sâu ,Biển rộng…một màu trong xanh

    (ST)
    Chuyện Chưa Ai Biết
    Có một thời để nhớ - Chút lưu lại

    Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 31-10-2012, 05:11 PM.

    Comment

    • #3

      Cám ơn chú Mây nhiều lắm , xem xong thấy sợ ghê chú há...thấy tội nghiệp những người lính đó ghê đi..HB nhát lắm nhưng khoái nghe chuyện ma...

      Comment

      • #4

        Hồi xưa gia đình ketui cũng có một cái rẩy ngòai Thủ Đức đối diện với nghỉa trang quân đội... cuối tuần anh em ketui hay chạy ra đây chơi, hái trái cây đào khoai mì, chặt mía đem về Saigon... Bác Hai coi rẩy cũng hay kể về chuyện này là tối tối anh lính này cũng hay gỏ cửa xin nước uống như câu chuyện Mây kể ở trên... Lúc đó nghe cũng ớn lạnh không đứa nào dám ngủ lại đêm...

        Thanks Mây.

        Comment

        • #5

          Hồi xưa gia đình ketui cũng có một cái rẩy ngòai Thủ Đức đối diện với nghỉa trang quân đội... cuối tuần anh em ketui hay chạy ra đây chơi, hái trái cây đào khoai mì, chặt mía đem về Saigon... Bác Hai coi rẩy cũng hay kể về chuyện này là tối tối anh lính này cũng hay gỏ cửa xin nước uống như câu chuyện Mây kể ở trên... Lúc đó nghe cũng ớn lạnh không đứa nào dám ngủ lại đêm...
          Thanks Mây.

          Huyền thọai về bức tượng đồng đen (Tiếc Thương) bất cứ người lính VNVH cũng đêu biết
          Tôi còn nhớ câu chuyện như sau:
          Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu, cấp bậc Đại Úy, phục vụ Tại Cục Chiến Tranh Chính Trị, là người chịu trách nhiệm thực hiện tượng đài kỷ niệm “TIẾC THƯƠNG” cho Nghĩa Trang. Mới đầu nghệ Sĩ Thu tốn biết bao tháng ngày phác họa trên mô hình, trên giấy và thạch cao những “mẫu” Tượng Đài nhưng vẫn chưa hài lòng tác phẩm nào cả.
          Tình cờ một hôm, Đại Úy Thu đến thăm bạn ở Tiểu Đoàn III Nhảy Dù. (Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu Tá Trần Quốc Lịch, Tiểu Đoàn Phó, Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Ngọc Hạnh). Bạn Thu cư ngụ trong doanh trại ở Ngã Tư Bảy Hiền Sài Gòn (Sau này là Bệnh Viện Vì Dân). Nhưng trưóc khi vô nhà bạn, Thu ghé vào quán giải khát trước cổng, Lúc vào quán Đại Úy Thu chú ý một Hạ Sĩ Nhảy Dù đang ngồi nhậu La De ( bia). Trên bàn chỉ một mình anh nhưng có hai ly bia đầy đối nhau. Mỗi khi cầm ly bia lên, anh Hạ Sĩ Nhảy Dù vẫn không quên cụng ly bia đối diện và nói:
          -Uống đi mày, uống đi mày …
          Tiếng cụng ly, lời mời vẫn đều đặn theo nhịp uống của anh ta. Thoạt đầu, Đại Uý Thu nghĩ là anh này đã say nên không kềm chế được hành động, nhưng nhìn xung quanh chẳng ai thắc mắc thái độ lạ lùng đó, có lẻ họ đã hiểu tâm sự của anh.
          Anh Hạ Sì lại tiếp tục, tay cụng ly, miệng nói:
          -Uống đi mày …
          Ông Thu hiếu kỳ, nhìn nét mặt buồn, đau xót vời vợi của anh Hạ Sĩ. Ông hỏi chủ quán sự tình rồi đến bàn anh để biết chi tiết hơn. Anh Hạ Sĩ điềm tỉnh trả lời:
          -Trình Đại Úy, tôi và người bạn ở Vùng 4, rủ nhau gia nhập binh chủng Nhảy Dù cùng một ngày. Sau thời gian huấn luyện, cả hai về Tiểu Đoàn III. Nay … người bạn thân đã chết ở trận điạ …
          Nói tới đây anh Hạ Sĩ nghẹn ngào. Ngưng lại một lúc như để cho cơn xúc động lắng xuống, anh lại nâng ly, cụng vào ly bên kia và miệng lại nói:
          -Uống đi mày … Có Đại Úy đang uống với tao đâỵ
          Sau đó anh nói tiếp:
          -Từ ngày bạn tôi mất tôi rất buồn, khi ra đi có nhau, nay còn một, đôi lúc tôi muốn đào ngũ về quê, nhưng về quê tôi cũng không tìm lại được nó nữa, ở đâu tôi còn tìm thấy hình bóng của nó?
          Người Hạ Sĩ Nhảy Dù buồn vời vợi và tình bạn thắm thiết của anh đã gây cho Nghệ Sĩ Thu một xúc động tràn ngập, vô bờ. Từ giao cảm thiên thu đó, Nhà Điêu Khắc xin phép Tiểu Đoàn Trưởng cho biệt phái anh Hạ Sĩ làm người mẫu để ông hoàn thành bức tượng đài kỷ niệm. Bức tượng “TIẾC THƯƠNG” được hoàn thành đầu tiên bằng xi-măng.
          Sau đó, anh Hạ Sĩ Nhảy Dù trở về đơn vị, và trong một trận chiến quyệt liệt ở Tam Quan, Bồng Sơn, anh đã hy sinh trên trận địa để sang bên kia thế giới với người bạn cố tri ngày nào. Anh Hạ Sĩ sầu vời vợi vỉnh viễn ra đi, nhưng hình ảnh còn ghi mãi mãi trong lòng chúng ta.
          Nếu câu chuyện đến đây chấm dứt cũng đã nhiều lạ lùng kỳ diệu về tình bạn, tình chiến hữu, nhưng bức tượng lại còn những kỳ bí khác nữa, có thể vì những kỳ bí mà bức tượng xi măng đã đổi thành tượng đồng. Sau đó, biết bao tin đồn đại về bức tượng hóa thần..

          Comment

          Working...
          X
          Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom