• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Mừng tủi khi ca sĩ Randy tìm thấy mẹ ở Việt Nam

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Mừng tủi khi ca sĩ Randy tìm thấy mẹ ở Việt Nam

    "Mẹ đâu rồi mẹ hiền yêu dấu?
    Biết có ngày được gặp mẹ chăng?
    Chưa bao giờ thấy hình bóng mẹ!
    Dù chỉ là một thoáng trong mơ
    Số phận con đọa đày đen tối
    Sao sớm buồn, tủi hận mẹ ơi?
    Thân côi đày suốt đời vắng mẹ
    Thiếu lời ru tiếng hát ngọt ngào..."

    Mang hai dòng máu Việt - Mỹ và sinh sống ở nước ngoài nhưng trái tim của ca sĩ Randy luôn hướng về Việt Nam - nơi có người mẹ mà bao nhiêu năm anh kiếm tìm mà chưa gặp.
    Nhân dịp trở về Việt Nam biểu diễn, ca sĩ Randy sẽ dành tặng các bạn yêu nhạc Sức Sống Mới một món quà đó là ca khúc "Mẹ" do chính anh sáng tác.
    Mẹ bỏ ra đi lúc con còn bé nhỏ
    Không biết bây chừ mẹ ở nơi mô?
    Một mình chơi vơi không ai thương mền nuông chiều
    Bao nhiêu khó nhọc một mình cưu mang
    Chừ mẹ nơi mô con đang chờ trông mẹ
    Có biết con buồn nhớ mẹ nhiều lắm không
    Mẹ hiền yêu ơi, đơn đau đau đơn vô cùng
    Xa cha mất mẹ đâu còn có gì buồn hơn
    Ôi! không ai thương xót cho mình
    Không ai chia sẻ chút tình mẫu thân!
    Một mình một bóng đơn côi
    Có ai biết được tôi cần tình thương
    Có ai biết được tôi cần mẹ yêu
    Mẹ bỏ ra đi lúc con còn bé nhỏ!
    Bao tháng năm dài chưa được biết mẹ là ai?!
    Mẹ hiền yêu ơi, thấu chăng cho nỗi ngậm ngùi
    Xa cha mất mẹ đâu còn có gì buồn hơn!!!


    Mừng tủi khi ca sĩ Randy tìm thấy mẹ ở Việt Nam

    Khi Randy đến đầu ngõ, bà Hai đứng phắt dậy, nhìn chằm chằm. Randy tới gần, chào bà. Hai người đồng cảnh cứ đứng nắm tay nhau.

    Nhận được tin người phụ nữ gốc Huế hiện sống ở Đồng Nai nhiều khả năng là mẹ mình, chàng ca sĩ gốc Việt Randy đã quyết định tới gặp bà.

    Đối với bà Hai, cuộc gặp gỡ này là sự kỳ vọng lớn nhất sau hơn 40 năm đằng đẵng chờ đợi. Còn với Randy, từng đó thời gian nếm trải đủ gai góc và nghiệt ngã của cuộc sống đã rèn cho anh một bản năng điềm đạm trước những hoàn cảnh dễ khiến con người bộc lộ cảm xúc.

    Trước khi khởi hành, Randy nhờ người vào tiệm mua bó hoa và giỏ trái cây để tặng "mẹ". Lúc lên xe Randy mải mê kể cho những người đi cùng về các cuộc điện thoại, tin nhắn anh nhận được lâu nay.

    Cuộc gặp gỡ vui vẻ và cảm động giữa ca sĩ Randy và bà Hai.

    Sự điềm tĩnh giúp Randy đủ tỉnh táo để kiểm chứng, thẩm định thông tin và nhanh chóng khẳng định đúng hay sai, cho đến lần này…

    Randy kể, đây không phải là trường hợp đầu tiên, mà trước đó đã có trên 20 phụ nữ liên lạc nói rằng có đứa con lai bị thất lạc và khả năng họ chính là mẹ của Randy.

    Tuy nhiên sau khi đối chiếu thông tin thì có nhiều chi tiết không hoàn toàn trùng khớp với nhau. Đến nay dù không biết bà Hai có phải là mẹ của mình không nhưng sự giống nhau qua bức ảnh của bà hồi trẻ và bức phác họa chân dung của nhà ngoại cảm Đoàn Việt Tiến… khiến Randy cảm thấy cần phải gặp bà.

    "Đó sẽ là niềm hạnh phúc nếu bà là mẹ tôi nhưng nếu không phải thì tôi cũng sẽ rất vui nếu được gặp bà. Cuộc đời của tôi đã khốn khổ nhưng so với bà, nỗi đau khổ của tôi thật nhỏ bé. Chỉ riêng những nỗi buồn mà bà trải qua đã quá đủ để đem tôi đến gặp bà", Randy tâm sự.

    "Tôi đã phải chịu nhiều cảnh phân biệt đối xử nên tôi hiểu. Giờ tôi cũng đã làm bố của ba đứa trẻ nên tôi càng hiểu hơn", Randy thở dài.

    Hành lang rộng cỡ chừng hơn một m2 của dãy nhà trọ nơi bà Hai thuê đã được quét tước sạch sẽ, bày biện thêm chiếc bàn và mấy cái ghế nhựa mượn vội từ quán nước của bà chủ cho thuê nhà. Bộ đầu đĩa và TV vẫn liên tục phát ra những bài hát của ca sĩ Randy.

    Hai "mẹ con" đã ôm chằm lấy nhau trong buổi gặp mặt đầu tiên.

    Bà Hai phúc hậu trong chiếc áo bà ba màu tím Huế đang còn mới, chiếc áo chỉ mặc cho những ngày lễ trọng, cứ nhấp nhỏm ở cửa ngóng khách tới.

    "Ba đêm nay chị hai tôi không ngủ rồi đó", cô em gái út của bà Hai cười rơm rớm nước mắt. Còn bà Hai hồi hộp hỏi bằng giọng run run: "Thế Randy có xuống được không chú? Randy chắc chút nữa mới xuống sau chú nhỉ?".

    Kể từ khi chia sẻ câu chuyện đời của mình trên báo, bà Hai đã bước sang một phần khác của cuộc đời. Những người quen biết bà sững sờ trước những gì bà đã phải trải qua.

    Cô em út cứ ôm chị khóc mà nói, tưởng đã hiểu đời chị khổ như thế nào, giờ mới rõ là mình chỉ biết được 50%. Bằng thái độ khá điềm tĩnh, bà Hai bày tỏ cuộc gặp này là hên xui. Chỉ có 50% khả năng đứa con thất lạc bà đang tìm kiếm chính là nam ca sĩ này.

    "Nhưng 50% là đã quá nhiều với tôi rồi, nên tôi cố gắng gặp bằng được Randy. Nếu không gặp được ở Việt Nam, dù có qua tới đất Mỹ tôi cũng tìm gặp bằng được", bà Hai quả quyết.

    Chất giọng Huế nhẹ nhàng của bà Hai khi nói đến chuyện gặp mặt bỗng trở nên rắn rỏi và kiên định. Người phụ nữ này đã nhiều lần cắn răng ôm lấy con khi đứa bé bị trêu chọc, bị dằn vặt, bị xa lánh bởi một màu da khác biệt với chúng bạn...

    Khi những bí mật đau buồn hơn 40 năm qua đã được bộc lộ, lương tâm bà đã thanh thản hơn rất nhiều, và cũng nhẹ nhàng hơn nhiều.

    "Đọc bài báo về ca sĩ Randy, tôi thấy nhiều tình tiết rất trùng hợp, cho dù ngày và tháng có điểm không chính xác, cũng có thể do người ta thay đổi khi ghi vào sổ.

    Nhưng khi nhìn đến bức ảnh phác thảo của nhà ngoại cảm và ảnh ngày xưa của tôi thì ai cũng bảo là chính xác. Còn có cả sự trùng khớp ở chi tiết bệnh viện và nhà bảo sanh. Nếu không có chi tiết đó thì không bao giờ tôi lên tiếng cả", bà Hai tâm sự, nước mắt lại trào ra.

    Khi Randy đặt chân vào đầu ngõ, bà Hai đứng phắt dậy, nhìn chằm chằm. Randy tới gần bà, chào bà. Hai người của hai số phận nhưng đồng cảnh cứ đứng nắm tay và nhìn thẳng vào nhau im lặng thật lâu. Họ đứng như thế rất lâu rồi ngồi xuống, mắt không rời.

    Không gian như chùng xuống, tĩnh lặng, có đôi chút gượng gạo, thổn thức, ngại ngần và trìu mến… Randy phá vỡ không gian "chết sững" ấy bằng những lời thăm hỏi sức khỏe. Bà Hai bình tĩnh và dần mặn chuyện hơn.

    Câu chuyện của họ miên man về gia đình người con cả của bà Hai hiện sống ở Texas, về những đứa cháu nội đang chờ bà làm thủ tục sang đó để đoàn tụ, về gia đình và 3 đứa con cùng công việc của Randy…

    Bà Hai kể, người con cả liên tục gọi điện hỏi thăm khi nào bà và Randy gặp nhau. Randy cũng tâm sự chuyện vợ anh thường xuyên hỏi về chuyện gặp bà Hai. Khi hai người cố gắng ráp nối lại những mốc thời gian mà Randy có được khi quay về cô nhi viện Thánh Tâm hỏi lại hồ sơ, câu chuyện bắt đầu quay về chủ đề chính.

    Quá trình hồi tưởng ấy đưa họ trở về với những kỷ niệm đau lòng. Bà Hai lại khóc khi kể về quãng thời gian nhiều tủi nhục, một mình nuôi con, bị người đời dị nghị. Nghe vậy, giọng Randy chùng xuống: "Lúc chưa lập gia đình, con rất buồn và hận nữa.

    Nhưng từ khi con có vợ con rồi, con mới hiểu được nỗi lòng của cha mẹ. Có thể lúc đó tuổi đời con còn nhỏ, chưa cảm nhận được cuộc sống. Còn bây giờ con không hề oán trách gì người mẹ của mình nữa. Trong lòng con hiện giờ chỉ muốn được gặp mẹ để chia sẻ với mẹ thôi. Thế nên khi về Việt Nam con mới viết bài Xuân này con về với mẹ đó".

    Nghe đến bài hát này, bà Hai lại vui vẻ trở lại. Hai người, một già một trẻ, có nỗi đau giống nhau, lại hào hứng bàn luận về lời ca của bài hát mà ngày nào họ cũng hát, theo cách khác nhau.

    Câu chuyện của họ quay về chuyến đi gặp nhà ngoại cảm của Randy mới cách đây hơn một tháng tại Bến Tre. Trong cuộc gặp đó, khi quan sát khuôn mặt của Randy, ông tuyên bố mẹ Randy đã mất, và sẽ cố gắng giúp anh tìm được mộ mẹ.

    "Con rất cám ơn những ai cố gắng giúp con tìm được mẹ, nhưng chắc chắn con không muốn nghe đến từ ’mất’ rồi. Con chỉ cầu mong một điều là đó không phải là sự thật, vì niềm tin mẹ vẫn còn sống là động lực khiến con có nỗ lực tìm kiếm, Randy chia sẻ.

    Bà Hai cũng chia sẻ nỗi dằn vặt trong 40 năm khiến bà mệt mỏi, và ước rằng, dù có là mẹ con thật hay không, bà cũng sẽ là người mẹ tinh thần cho Randy. Hai người quyết định là sẽ đi thử ADN cho dù một vài thông tin không khớp.

    "Nếu trong trường hợp xấu nhất là không phải, thì con vẫn vui vì cô là người mẹ tinh thần của con, bởi người như cô sẽ thấu hiểu nhất cuộc sống cũng như nỗi buồn của con và những người anh em lai bạn bè của con, ở Mỹ hay ở Việt Nam", Randy chia sẻ.

    Randy quyết định sẽ ở lại Việt Nam đến đầu tháng 9 để hoàn thành việc xét nghiệm ADN, để hai người và hai bên gia đình được mãn nguyện. Randy kể cho bà Hai vết hằn tâm lý mà những người con lai như anh từng phải chịụ đựng, cú sốc văn hóa lẫn sự phân biệt đối xử mà anh và bạn bè đã trải qua suốt thời thơ ấu, cả ở Việt Nam và ở Mỹ.

    Bà Hai cũng trải lòng về những dằn vặt tâm lý của bà mẹ có con lai, vì sự xô đẩy của số phận mà phải rời bỏ máu thịt của mình.

    Cũng trong thời gian qua, nam ca sĩ Mỹ gốc Việt này đã liên lạc với chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly" (một chương trình truyền hình tương tác) để nhờ tìm mẹ giúp.

    Mới đây, ban tổ chức thông báo đã tìm được một cô gái, có khả năng là em ruột của Randy. Bước đầu cô gái này cho biết, người mẹ già đã qua đời cách đây khá lâu và hiện chị vẫn còn giữ ảnh của anh trai mình rất có thể là Randy. Toàn bộ chi tiết về trường hợp này vẫn được giữ kín đến phút chót.

    Nam ca sĩ có giọng hát trầm buồn cho biết, hiện nay tâm trạng anh khá hồi hộp mong chờ kết quả xét nghiệm ADN như thế nào. Nhưng nếu ngay cả những trường hợp "người nhận là mẹ" trên vẫn không đúng thì anh sẽ công bố kết quả ADN của mình trên các phương tiện truyền thông để bà mẹ nào hoàn cảnh tương tự có thể tiện đối chiếu.

    Randy tâm sự: "Tôi luôn hy vọng mẹ còn sống, nhưng nếu sự thật mẹ đã mất thì tôi cũng phải chấp nhận thôi. Dù thế nào tôi cũng cần phải kiểm chứng rõ ràng. Trong trường hợp nếu mẹ mất thật thì tôi hy vọng mình vẫn còn anh em họ hàng thân thích".

    Còn bà Hai thì rưng rưng: "Còn có rất nhiều bà mẹ cùng hoàn cảnh như tôi. Tôi muốn họ hãy trải lòng ra, kể câu chuyện của mình và để cho những đứa con có cơ hội được tìm thấy họ, đừng có gì mà ngại ngần nữa".

    Cuộc gặp gỡ bịn rịn của Randy và bà Hai kéo dài gần tiếng đồng hồ. Cả hai chẳng ai muốn rời xa. Randy tâm sự: "Tôi hy vọng đó là mẹ tôi. Nếu kết quả ADN không công nhận điều đó thì tôi cũng mong người phụ nữ ấy giải tỏa được nỗi đau của riêng mình. Còn tôi, tôi sẽ tiếp tục hành trình tìm mẹ".

    *Tên người mẹ trong bài đã được thay đổi

    (Nguồn: An Ninh Thế Giới, VnExpress)
    *Tôi nghe đi nghe lại bài Mẹ của Randy mà cảm xúc vô cùng!!
    Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 02-11-2012, 02:47 AM.
    Similar Threads
  • #2

    Ước gì cho quê hương

    Randy ra album "Ước gì cho quê hương"
    Bao nhiêu năm qua, chàng ca sĩ mang thân phận mồ côi này vẫn chưa bao giờ thôi hy vọng về ngày không xa sẽ tìm được người mẹ đã bỏ rơi mình từ khi tấm bé.
    Mặc dù được xét sang Mỹ từ năm 1990 theo diện “con lai tìm về đất cha” nhưng Randy (tên Việt là Trần Quốc Tuấn) vẫn thường xuyên trở về Việt Nam để biểu diễn và tìm người mẹ ruột của mình.
    Cũng vì niềm tin đó, Randy tìm cơ hội về Việt Nam nhiều hơn. Anh sẵn sàng nhận lời đi khắp nơi biểu diễn để mong cầu một vận may. Và để chia sẻ nỗi lòng với mình với những người yêu nhạc, Randy thường thả nỗi buồn và sự khát khao tình mẫu tử của mình vào những ca khúc mang âm hưởng buồn, da diết, sâu nặng tình yêu thương…


    Mới đây, Randy cùng kết hợp với Trung tâm Băng nhạc Rạng Đông phát hành album “Ước gì cho quê hương”. Đây là albumtiếp nối thành công cho album “Ngọt ngào quê mẹ” đã được phát hành trước đó không lâu. Cũng giống như album trước, “Ước gì cho quê hương” mang âm hưởng dòng nhạc quê hương sâu lắng, vẫn với nỗi nhớ khắc khoải về người mẹ chưa tìm được như thấm vào từng câu, từng chữ trong mỗi sáng tác mới của anh.
    “Với tôi, dòng nhạc quê hương đã trở nên thân thuộc ngay từ những ngày lên 10 tuổi, ngày mà cậu bé da đen mồ côi cha mẹ lầm lũi với những buổi chăn trâu trên đồng hoang cỏ cháy, sớm biết buồn với những ngày tủi phận bọt bèo" – Randy chia sẻ.
    Ca khúc chủ đề “Ước gì cho quê hương” là một sáng tác mới của Randy, ghi lại những cảm xúc của anh trong những chuyến lưu diễn trên suốt chiều dài đất nước, được chứng kiến sự thay đổi từng ngày của đất nước quê hương, sự hiếu khách của bà con khán giả, đặc biệt là những bà mẹ già ở những vùng xa xôi hẻo lánh... Vẫn chất giọng ngọt ngào sâu lắng, êm ái đi vào lòng người bởi những ca từ mộc mạc nhưng giàu tính nhân văn..., Randy còn khoe khả năng sáng tác của mình với những ca khúc mới như: Khán giả xa gần, Vết thương vô hình, Xuân này bên mẹ...


    Tháng 9 tới đây, anh sẽ tiếp tục ra mắt một tuyển tập album bao gồm những bài hát do chính mình sáng tác, như để đánh dấu những ngày trên quê hương anh đã được khán giả yêu thương trong vòng tay ấm áp, và cũng là dịp đánh dấu hành trình đi tìm mẹ đầy cảm xúc suốt bao năm trời nhưng vẫn chưa tìm ra. Với anh, đây là một hành trình đầy gian nan nhưng cũng lắm thú vị, bởi người mẹ ruột chưa thấy nhưng hiện giờ anh đã diện kiến rất nhiều bà mẹ tìm con chân tình và khát khao tình mẫu tử.
    Nhân dịp ra mắt album, ngày 17/5 vừa qua, với sự tổ chức của Trung tâm băng nhạc Rạng Đông, Randy đã có một đêm nhạc "hoành tráng" để ra mắt khán giả cùng hàng loạt các bạn nghệ sĩ thân thiết trên sân khấu Trống Đồng như: ca sĩ Ngọc Sơn, Lý Hải, Kasim Hoàng Vũ, Hà My, cùng nhóm hài Tấn Beo, Hồng Tơ, Nhật Cường, nhóm hài Hoàng Sơn…

    Nỗi buồn con lai của ca sĩ Mỹ gốc Việt Randy

    Từ đầu năm 2012, người ta thấy bóng một chàng trai Mỹ đen có giọng ca buồn ảo não thấp thoáng khắp các đường phố Hà Nội, Quảng Nam, TP HCM để… tìm người mẹ ruột và cội nguồn bí ẩn của mình.

    Chàng trai ấy là Randy, nổi lên từ năm 1992 trong làng giải trí cộng đồng người Việt ở Mỹ với giọng ca mộc, không trau chuốt như lời tự sự trào ra từ cõi lòng, khiến khán thính giả phải rơi nước mắt.


    Ca sĩ Randy
    Giọng ca của anh đã đưa ca khúc "Nó" chu du khắp cộng đồng người Việt trên thế giới, rồi theo con đường record đĩa lậu tràn về các miệt vườn sâu tận quê nhà Việt Nam. Giai đoạn đó, hầu như đi đâu người ta cũng nghe giọng anh nỉ non: "Thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ…".

    Chuyến về Việt Nam lần này là chuyến thứ 4 trong hành trình tìm cội nguồn bí ẩn của Randy - ca sĩ mang hai dòng máu Mỹ - Việt. Chuyến đầu tiên vào năm 2007. Chuyến này, anh đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất đúng vào ngày giao thừa tết Dương lịch 2011-2012.

    Từ khi bắt đầu nhận biết mình tồn tại trên cõi đời này, anh đã thấy mình mang tên Trần Quốc Tuấn và đang sống trong một cô nhi viện của nhà thờ. Như bao đứa trẻ mồ côi khác, anh sống những ngày ấu thơ vô ưu trong vòng tay thương yêu của những dì sơ.

    Mặc dù có cái tên Việt chính thức trong khai sinh là Trần Quốc Tuấn, sinh năm 1971 nhưng anh vẫn lờ mờ nhận ra gốc gác hai dòng máu Mỹ - Việt của mình qua lời nói của những người xung quanh: "Đó là thằng nhóc lai Mỹ đen".

    Theo chính sách của Viện mồ côi, các dì sơ tìm cho anh một gia đình nhận làm con nuôi. Cuối năm 1975, một gia đình nông dân ở thôn 3, Cẩm Hà (nay là Thanh Hà), Hội An nhận nuôi anh. Người mẹ nuôi tên Nguyễn Thị Nữ và cha nuôi tên Nguyễn Húy. Họ có tất cả 7 người con gồm 5 trai 2 gái nhưng không hiểu sao, tất cả những người con trai trong gia đình này đều chết non.

    Họ xin nhận anh làm con nuôi để khỏa lấp nỗi đau mất con. Dù mang tiếng là con nuôi nhưng anh chỉ được phép gọi mẹ nuôi bằng "thím" và cha nuôi bằng "chú".

    Thời điểm đó, đất nước đang trong giai đoạn phục hồi, nền kinh tế bị khủng hoảng do di chứng chiến tranh, nhiều gia đình khu vực nông thôn thiếu đói. Do cái nghèo cái khó bủa vây, bà mẹ nuôi phải lãnh bò về cho anh chăn thuê để kiếm thêm tiền gạo.

    Do mặc cảm thân phận con lai, anh mang ý nghĩ mình như một người ngoài hành tinh lạc loài giữa trái đất nên tự xa lánh mọi người, chui rúc vào rừng hoang, ruộng vắng, buồn một mình.

    Đến năm 1983, khi nghe tin Chính phủ Mỹ có chính sách cho những gia đình nuôi con lai Mỹ ở Việt Nam nhập cư, một gia đình người Hoa ở Hội An muốn nhập cư Mỹ nên đề nghị mẹ nuôi giao anh cho họ.

    Đổi lại, họ trao cho mẹ nuôi anh 3 cây vàng. Đang vật vã với cái nghèo, cái khổ, người mẹ nuôi đồng ý giao anh. Anh nhập hộ khẩu vào gia đình người Hoa này để hợp thức hóa thủ tục xin di trú vào Mỹ. Dù nhận làm con nuôi nhưng gia đình người Hoa nọ hoàn toàn không có chút thiện cảm nào với anh. Để chứng minh "công nuôi dưỡng", họ cho anh đi học.

    Đến năm 1987, lại có nguồn tin cho biết chính phủ Mỹ bỏ chính sách nhập cư trẻ lai, gia đình người Hoa này cho rằng mình "đầu tư nhầm chỗ" nên không cho anh đi học nữa. Họ hoàn toàn bỏ mặc anh. Mang nỗi mặc cảm, tự ti thân phận anh lang thang đi tìm việc làm thuê để tự nuôi sống mình.

    Anh xin vào một xưởng chế biến xì dầu để có cơm ăn, chỗ ở và nhận chút tiền lương. Năm 1987, cha nuôi anh bị chứng ung thư bộc phát. Lần đầu tiên đem món tiền làm thuê về thăm cha nuôi, anh rất hạnh phúc. Trong cơn đau, cha nuôi muốn được ăn tô bún bò. Anh dùng đồng tiền của mình đi mua bún bò cho ông. Ông vừa ăn vừa khóc vì sung sướng. Đang ăn, ông ho ra máu rồi qua đời.

    Đến năm 1990, gia đình người Hoa tất tả đi tìm anh về vì có thông báo chính thức từ Đại sứ quán Mỹ. Anh cùng gia đình người Hoa này được sang California định cư.

    Những tưởng chính phủ của "quê cha" sẽ dang tay chào đón giọt máu của những người "chết vì lá cờ Mỹ", không ngờ, họ chẳng đoái hoài gì đến thân phận của hơn 20.000 đứa trẻ lai ở chiến trường Việt Nam. Anh chỉ nhận được tấm "thẻ xanh" như những người lưu vong khác. Khi gia đình người Hoa đã đạt được mục đích, thì họ cũng chẳng thiết đoái hoài đến anh nữa.

    Theo quy chế, hàng tháng Chính phủ Mỹ trợ cấp cho gia đình người Hoa đó một khoản tiền tính theo số đầu người. Họ sòng phẳng trao cho anh 220 USD. Anh phải trả 100 USD cho họ để được ngủ ở phòng khách, 80 USD còn lại cho tiền ăn.

    Lạ khí hậu, anh đổ bệnh nhưng không ai chăm sóc. Nằm bẹp dí trong căn phòng khách cô đơn, nhớ về quê mẹ Việt Nam, anh khóc tủi thân một mình. Lạc lõng giữa đất Mỹ, anh lại muốn quay về quê mẹ nhưng không thể.

    Sau 7 tháng làm quen môi trường mới, anh tự mò mẫm đi làm hồ sơ xin nhập học. Nhờ bản tính hòa đồng, thân thiện anh có được nhiều bạn bè ở ngôi trường này.

    Năm 1992, anh tham gia một cuộc thi karaoke có 80 thí sinh và đạt được giải khuyến khích. Phấn khích, anh tiếp tục tham gia cuộc thi hát karaoke được tổ chức ở quán cà phê Văn - California, lần này anh đã đoạt giải nhất với ca khúc "Lần đầu cũng là lần cuối".

    Giọng ca lạ, u buồn của anh đã thu hút sự chú ý của một nhạc sĩ (nay đã qua đời). Nhờ sự giới thiệu của nhạc sĩ ấy mà anh được Trung tâm Hải Âu ký hợp đồng mời hát. Trung tâm Hải Âu giao cho anh ca khúc "Nó".

    Lần đầu tiên thể hiện ca khúc này, anh cảm nhận được "thằng bé" mồ côi trong nhạc phẩm chính là thân phận thật của mình. Đồng cảm với ca khúc, anh đã hát như khóc than cho chính số phận con lai của mình. Những uất ức, buồn tủi ứ đọng từ thuở ấu thơ tràn hết qua giọng ca của anh. Những người lần đầu nghe anh hát đều rơi lệ thổn thức. Có người đã ôm lấy anh khóc òa.

    Kiểu hát tự sự bằng giọng mộc, tự do phiêu, không cầu kỳ của anh đã khiến làng ca nhạc Việt ở hải ngoại có thêm màu sắc mới. Anh bắt đầu xuất hiện thường xuyên ở các sân khấu ca nhạc Việt ở Mỹ. Ở buổi hát nào anh cũng chạm đến tuyến lệ của người nghe.

    Sau này, anh được một số ca sĩ có tên tuổi khác mời hát chung. Thời điểm vàng son, trung bình mỗi tháng anh thu nhập khoảng 20.000 USD. Đời anh rẽ sang trang mới, đầy ánh hào quang.

    Không còn vật lộn với miếng ăn, chỗ ở nữa, anh có thời gian để nghĩ đến quá khứ của mình.

    Câu hỏi "mẹ là ai ở quê nhà" bắt đầu trào dâng trong tâm khảm Randy. Những đêm cô đơn quạnh hiu, anh tưởng tượng mẹ ruột của mình là một bà lão mặc áo bà ba, tóc sương, hiền hậu. Cứ mỗi dịp đến ngày Mother's day, anh thèm được tặng quà cho mẹ như mọi người.

    Nỗi day dứt ấy xui khiến anh tự sáng tác một ca khúc về mẹ. "Cuộc đời tôi nơi đây, bước chân trên đường xa lạ. Dù là nơi quê cha, vẫn mang nhiều chua xót... Ôi nói sao cho vừa, bao nhớ nhung trong tim tràn dâng...".

    Randy đến với nghiệp hát như một sự tình cờ của số phận. Anh không có chút kiến thức nhạc lý khi đã đăng quang trên sân khấu. Vì thế, ca khúc "Mẹ" của anh cũng chỉ nằm trong ý tưởng sáng tác. Anh quyết định đi học một lớp nhạc lý căn bản tại trường Golden West để có thể tự sáng tác.

    Đến năm 2000, anh mới hoàn chỉnh ca khúc "Mẹ". Ca khúc lập tức được nhiều người đón nhận, bởi nó được sáng tác bằng tất cả nỗi niềm khát khao của một đứa trẻ mồ côi.

    Dù sống trên đất Mỹ, Randy chưa bao giờ có ý định tìm cha mình là ai, mặc dù, chuyện đó hoàn toàn không khó. Ở Mỹ, muốn tìm cha, anh chỉ việc đến Trung tâm lưu trữ hồ sơ lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam thử ADN là có kết quả. Nhưng anh không làm.

    Anh hận cuộc chiến tranh của quê cha đã tạo ra những nghịch cảnh ở quê mẹ. Anh căm ghét cái giả dối, đạo đức giả của chính phủ quê cha lúc bấy giờ, với ý nghĩ: "Họ thực hiện các chính sách đón con lai để kiếm phiếu bầu của cử tri chứ họ không hề đoái hoài đến số phận của những con người này".

    Randy tâm sự trong anh chỉ có duy nhất tình yêu quê mẹ đã cưu mang đùm bọc anh từ thuở lọt lòng. Anh hướng lòng về quê mẹ trong những ca khúc buồn và tự hứa sẽ về Việt Nam tìm mẹ ruột.
    Dấu tích ở viện mồ côi.

    Mới đây một bà cụ 72 tuổi đang sống ở Đồng Nai đã lên tiếng nhận Randy là con ruột bỏ rơi của mình, với nhiều cơ sở cho rằng câu chuyện cuộc đời của anh tương đồng với những điểm về đứa con lai bà gửi vào Viện mồ côi Thánh Tâm Đà Nẵng.

    Bận chuẩn bị chương trình ca nhạc tại Hà Nội, Randy vẫn chưa vào Nam để gặp mặt người phụ nữ này.

    "Cũng có thể không phải là con tôi, nhưng tôi vẫn muốn gặp Randy một lần để nói rằng nếu nỗi tủi thân của đứa con lai mồ côi là một thì nỗi tủi nhục, đau đớn của bà mẹ có con lai như tôi phải là 10. Hãy thông cảm và tha thứ cho những bà mẹ giống tôi", bà cụ chia sẻ.Trở thành ca sĩ nổi tiếng, Randy đi diễn khắp các cộng đồng người Việt trên thế giới. Sau mỗi lần hát xong, anh luôn nhắn nhủ lời tìm mẹ với khán giả. Nhiều lần anh tự hỏi rồi tự trả lời với lương tâm mình: Điều tôi cần duy nhất trong đời này là chính thức một lần gặp mẹ, được cảm nhận tình cảm máu mủ ruột rà.

    Dấu tích ở viện mồ côi

    Năm 2007, sau nhiều lần thu xếp, anh quyết định về Việt Nam tìm về cội nguồn thật của mình.

    Nơi đầu tiên anh tìm đến là nhà mẹ nuôi đã hơn 80 tuổi để hỏi thăm một số thông tin về gốc gác của mình. Lần theo thông tin này, Randy đến Viện mồ côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng. Sơ Diệu Thới đặt trước mặt anh một quyển sổ ghi chép khá dày. Anh và sơ dò tìm suốt ngày mới tìm ra cái tên Trần Quốc Tuấn của mình.

    Theo ghi chép, anh sinh vào ngày 25/1/1971 tại Bệnh viện Hải Châu, Đà Nẵng. Một tháng sau, tức ngày 26/2/1971, chính mẹ ruột của anh mang anh đến gửi vào Viện. Tiếc rằng, tên mẹ ruột của anh không được ghi vào sổ. Bí mật này, có lẽ bà sơ ghi chép nắm giữ, nhưng bà đã qua đời. Cũng theo thông tin trong sổ ghi chép, ngày 15/11/1975, anh được giao cho người mẹ nuôi mà anh biết.

    Sơ Diệu Thới phân tích, tất cả những đứa trẻ mồ côi không lai lịch, khi đến Viện đều được mang tên lót là "Bảo" và mang họ của người tiếp nhận. Riêng anh mang tên lót là "Quốc", chứng tỏ, khi vào Viện, anh đã có tên sẵn do chính mẹ ruột đặt cho. Điều đó mang cho anh chút hy vọng mong manh rằng mẹ đang sống đâu đó trên đất nước Việt Nam và anh vẫn còn có cơ hội tìm gặp mẹ.

    Nhưng những dòng chữ ít ỏi lưu trong sổ không hề có chỉ dấu nào để anh lần ra tông tích của bà. Randy bật khóc như đứa trẻ bị số phận đời chối bỏ. Anh còn khóc vì lần đầu tiên biết thân phận, gốc gác thật của mình.

    Anh đi tìm nhà ngoại cảm Đoàn Việt Tiến với hy vọng mong manh. Nhà ngoại cảm cho biết, mẹ anh đã chết, đồng thời vẽ lại chân dung mẹ cho anh. Đi đâu anh cũng mang theo bức ảnh này. Nhà ngoại cảm hứa sẽ tìm mộ mẹ cho Randy.

    Nhưng trong tâm khảm mình, anh không tin mẹ đã chết. Chính sự khao khát về mẹ đến vô bờ như vậy nên mỗi lần về Việt Nam anh vẫn mòn mỏi kiếm tìm…

    Sau 4 lần về Việt Nam, chuyến này, anh dự định ở lại 2 năm để tìm cho ra tông tích mẹ.

    Randy chia sẻ: "Tôi vẫn tin rằng, khi giao tôi cho Viện cô nhi, mẹ tôi rất khổ đau. Có lẽ do áp lực gia đình, áp lực chiến tranh, mẹ tôi buộc lòng phải làm thế. Nếu mẹ nhẫn tâm, có thể mẹ bỏ tôi đâu đó ngoài đường. Mẹ mang tôi đến tận Viện cô nhi, tức là mẹ mong tôi được các sơ chăm sóc tốt, sống nên người".

    Anh tự hào về dòng máu Việt trong huyết quản của mình, thế nên trong tất cả các sáng tác của mình, anh đều hướng về quê mẹ. Ca khúc "Ước gì cho quê hương" là nỗi lòng thật của anh dành cho quê mẹ: "Ước mơ ngày trở về quê mẹ hiền tôi thương nhớ. Đường làng cây đa đó có bao giờ tôi quên. Ta cùng nhau ước cho quê hương hết những nhọc nhằn, cho mọi người ta thương ta mến…".

    Nó - Randy
    (Cuộc chiến điêu tàn nên đời nó khổ...)
    Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 02-11-2012, 05:08 PM.

    Comment

    • #3




      Ngọt Ngào Quê Mẹ
      Từ ngày tôi ra đi, vẫn luôn mơ về quê mẹ
      Một vùng quê đơn sơ, mái tranh nghèo xơ xác
      Mà tình quê lai láng vấn vương trong lòng nào nguôi
      Thương nhớ sao cho vừa, câu hát bao năm ru ầu ơ

      Cuộc đời tôi nơi đây, bước chân trên đường xa lạ
      Dù là nơi quê cha, vẫn mang nhiều chua xót
      Đèn ngập dâng muôn lối, vẫn không quên tình làng quê
      Ôi nói sao cho vừa, bao nhớ nhung trong tim tràn dâng

      Mơ rồi đây ta sẽ, sẽ về dựng căn nhà xưa
      Xây mái trường đổ nát, vui lại một thời nên thơ...
      Mơ bình minh tươi sáng, sẽ tràn ngập khu vườn xưa
      Cho gốc trầu xanh lá, cho mẹ nụ cười yên vui .

      Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 02-11-2012, 04:42 PM.

      Comment

      • #4


        Nước Mắt Mẹ Hiền
        Đêm nay nhìn mưa xót xa trong lòng
        Nghe tiếng mưa rơi hay giòng lệ rơi
        Bao nhiêu mưa đổ ngoài hiên
        Bấy nhiêu nước mắt mẹ hiền
        Đêm ngày mong ngóng tin con
        Mưa rơi ngày nao ướt đôi vai gầy
        Bên mái tranh xiêu gian khổ nuôi con
        Mưa rơi rét lạnh từng đêm
        Vẫn nghe hơi ấm êm đềm
        Nhà mình tuy nghèo mà vui
        Con đi, bao năm xa cách mẹ cha
        Hay chăng nơi chốn quê nhà
        mẹ già mong ngóng ngày đêm
        Thương con bao đêm trăn trở thẫn thờ
        Đâu biết rằng bao giờ con sẽ trở về quê hương
        Tháng rộng ngày dài con vẫn ngàn xa
        Bao nhiêu giọt mưa bấy nhiêu giọt sầu
        Như vẫn đâu đây tiếng cười con thơ
        Đêm nay mưa đổ ngoài hiên
        Đêm nay nước mắt mẹ hiền
        Thương người con ở miền xa
        Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 02-11-2012, 04:39 PM.

        Comment

        Working...
        X
        Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom