• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

“Thuốc thôi miên” có thực

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • “Thuốc thôi miên” có thực


    “Thuốc thôi miên” có thực


    Một cuốn phim tài liệu mới đây tiết lộ về loại thuốc đáng sợ nhất thế giới, đó là loại thuốc mà bọn tội phạm thường dùng để xóa trí nhớ và làm mất ý thức tạm thời của nạn nhân.

    Loại thuốc có tên Scopolamine hay còn gọi là “Hơi thở của quỷ” có nguồn gốc từ cây Borrachero, loại cây dại mọc phổ biến ở Bogota, Colombia.

    Trong tự nhiên, loại cây này tự sản sinh và phát ra chất Scopolamine. Các bà mẹ nơi đây thường dặn con phải cẩn thận với những bông hoa màu vàng và trắng rất đẹp của loại cây này bởi phấn hoa có khả năng gây ra “những giấc mơ kì lạ”.

    Chiết xuất từ hạt Borrachero không màu, không mùi và không vị, không chỉ tạo ra “những giấc mơ kỳ lạ”. Đặc tính dễ tan trong nước, những tên tội phạm dùng chất này cho vào thức ăn, nước uống của nạn nhân.

    Hãng tin Reuters cho biết, nạn nhân rơi vào trạng thái vô thức (như bị thôi miên) và trở nên ngoan ngoãn nghe lời, về nhà lấy hết của cải hay đến ngân hàng rút sạch tiền để đưa cho những tên tội phạm. Đặc biệt, những người phụ nữ bị bỏ thuốc “hơi thở của quỷ” trong nhiều ngày, bị hãm hiếp và bán vào nhà thổ.

    Anh Ryan Duffy, phóng viên của hãng tin VICE đã đến Bogota, Colombia làm một phóng sự mang tên “Loại thuốc đáng sợ nhất thế giới”. Đoạn phóng sự dài 35 phút của anh được đăng trải trên Youtube vào hôm 11/5 đã thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng.

    Tiến sỹ Stephen M. Pittel, nhà tâm lý học pháp y và cũng là người tiên phong nghiên cứu về văn hóa thuốc ở San Francisco có viết: “Các báo cáo hàng ngày cho thấy nhiều vụ cưỡng hiếp, trộm cắp, bắt cóc… ở Mỹ và Canada có liên quan đến thuốc Burundanga, một dạng khác của Scopalamine vốn được sử dụng trong nhiều thập niên qua ở Columbia trong các nghi lễ bản địa”.

    Tiến sỹ cho biết thêm: “Thông thường, những tên tội phạm bí mật bỏ thuốc vào nước hoặc vẩy bột thuốc vào mặt của nạn nhân. Nạn nhân đưa toàn bộ trang sức, tiền, chìa khóa xe, thậm chí còn rút cả tiền ngân hàng để đưa cho chúng. Khi tỉnh lại họ mới nhận ra đã mất đồ và hoàn toàn không biết kẻ đó là ai”.

    Đó là lý do tại sao những năm gần đây, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra cảnh báo đối với du khách, cẩn thận với “những tên tội phạm ở Colombia sử dụng thuốc vô hiệu hóa tạm thời khách du lịch”.

    Chỉ một lượng nhỏ thuốc là có thể “sai khiến” được nạn nhân trong khi lượng lớn hơn có thể gây bất tỉnh ngay lập tức và gây mất trí nhớ. Bộ Ngoại giao và Thương mại Quốc tế Canada cũng đưa ra lời khuyên cho du khách đến các vùng nông thôn Colombia. Theo đó, du khách phải cẩn thận, tránh đến các quán bar một mình, cẩn thận với nước uống và đồ ăn nơi đây.

    Ngay cả trên website của Bộ Ngoại giao Colombia cũng có lời cảnh báo khách du lịch đến Colombia “cẩn thận với chất Scopolamine, thường được gọi là Burundanga khi chúng được hòa với sữa, nước, thuốc lá hay qua đường hô hấp”.

    Thuốc thường được những tên trộm và bắt cóc dùng trong các quán rượu địa phương. Colombia cũng nổi tiếng là đất nước có tỉ lệ bắt cóc cao nhất thế giới.

    Tại Việt Nam mấy năm gần đây có rất nhiều nạn nhân trình báo cơ quan công an rằng họ đã bị các du khách nước ngoài thôi miên đến mức ngoan ngoãn tự mở tủ đưa hết tài sản trong tình trạng vô thức.

    Phan Yến
    Similar Threads
  • #2

    Tại Việt Nam mấy năm gần đây có rất nhiều nạn nhân trình báo cơ quan công an rằng họ đã bị các du khách nước ngoài thôi miên đến mức ngoan ngoãn tự mở tủ đưa hết tài sản trong tình trạng vô thức


    Tiệm vàng Tín Huy, nơi vừa xảy ra vụ cướp
    Có hay không thuật thôi miên cướp của?

    (Cho đến nay, khoa học chưa chứng minh có hiện tượng gọi là "thôi miên" để thực hiện một hành vi trái với ý muốn của người bị xâm hại.
    Dư luận những ngày qua khá xôn xao về vụ cướp tiệm vàng lạ lùng xảy ra ở Quảng Ngãi sáng 21-10. Vẫn chưa có kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, dưới góc độ chuyên môn y học, có hay không những loại thuốc mê có thể ngấm vào cơ thể mà nạn nhân không hay biết? Thuật thôi miên chi phối như thế nào đến sức khoẻ tâm thần của con người?
    Vẫn chỉ là chuyện đồn đoán
    Trước đó, ở một số nơi cũng đã có không ít vụ cướp tài sản được mô tả lại chỉ với một lời nói, một ánh mắt mà có thể khiến nạn nhân như vật vô tri, bảo gì làm nấy. Không ít người đã nhận thức, đề phòng với những cảnh báo này. Nhưng khi bị rơi vào cuộc, nạn nhân lại không thể tự thoát ra để cứu lấy mình.

    Theo nhiều nhà khoa học và căn cứ vào các kết quả nghiên cứu, không thể xác định đâu là nguyên nhân khiến cho nạn nhân rơi vào trạng thái mê muội, rồi đưa hết tài sản cho kẻ xấu. Chúng ta chỉ có thể phỏng đoán một số trạng thái do hít phải hoá chất gây mê có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm mất hoàn toàn ý thức, phản xạ và mọi cảm giác của người sử dụng.

    Trong các vụ án, các loại tội phạm thường lợi dụng phản ứng của thuốc để lừa nạn nhân. Khi hấp thụ thuốc, nạn nhân sẽ bị bất động, ngủ say và hoàn toàn không hay biết, tự chủ những hành động của mình. Một số loại thuốc an thần thể nhẹ cũng gây cho nạn nhân cảm giác không kiểm soát được lý trí.

    Hiện tại, thuốc gây mê có hai dạng phổ biến: thuốc dùng đường tiêm tĩnh mạch để khởi mê nhanh và thuốc gây mê bay hơi thể khí được dùng qua đường hô hấp để duy trì trạng thái mê. Bên cạnh đó, còn có loại chất gây mê qua da. Đây thực chất là một loại á phiện, chỉ được dùng trong hệ thống y tế, có sự chỉ định và kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.

    Tuy nhiên, không ngoại trừ thuốc có ở những cơ sở bán thuốc trái phép. Tội phạm có thể sẽ lợi dụng loại thuốc này để chiếm đoạt tài sản người dân. Bằng cách nào đó, kẻ trộm để da của nạn nhân vô tình bị bôi thuốc mê qua một cái nắm tay, một cú va chạm tưởng vô tình, chỉ trong vài giây nạn nhân sẽ rơi vào trạng thái không tỉnh táo, lọt vào bẫy kẻ trộm. Tuy nhiên, mọi giải thích cũng chỉ ở khía cạnh phỏng đoán, tìm hiểu nguyên nhân của một vấn đề cần dựa vào các cơ quan điều tra chức năng.

    Với vụ cướp tiệm vàng Tín Huy ở Quảng Ngãi, cho đến giờ, mọi nghi án từ vụ cướp vẫn chưa tìm ra nguyên nhân xác thực. Tuy nhiên, nếu nạn nhân bị ngấm thuốc mê, người ngoài có thể nhận thấy thông qua gương mặt của họ: nạn nhân có biểu hiện lờ đờ, gương mặt mệt mỏi, không tỉnh táo, nói năng những câu ngớ ngẩn, vô nghĩa.

    Từ trước tới nay, những vụ trộm cướp tài sản do thôi miên chỉ là tin đồn thất thiệt. Bởi không có bất cứ một chuyên gia thôi miên nào dù tài năng đến đâu có thể làm được điều này. Theo Phân tâm học của Sigmund Freud, trạng thái thôi miên là sự thay đổi từ bên trong của cơ thể, là hệ thống có kỹ thuật, phương pháp rõ ràng chứ không chỉ là tạo cảm giác ảo, hoặc đánh lừa thị giác, thính giác bề ngoài như ảo thuật. Sử dụng thôi miên để lừa gạt là điều không thể xảy ra. Mọi hành động, ám thị trong thôi miên phải được thân chủ đồng ý và thích với tinh thần thoải mái, tự nguyện, nếu không ám thị đó sẽ bị đẩy ngược trở lại, không có tác dụng.

    Khi chấp nhận được thôi miên, cơ thể con người thay đổi thật sự, ngay cả tuyến hormon, hoá chất sinh học trong cơ thể cũng thay đổi. Thực chất, những người bị thôi miên không hề “ngoan ngoãn” mà họ hoàn toàn có ý thức tự chủ chứ không phải bị sai khiến, và họ cũng không rơi vào trạng thái nửa ngủ nửa mê mà đó chỉ là biểu hiện của sự tập trung quá mức. Để thoát ra khỏi trạng thái thôi miên, cần phải trải qua giấc ngủ, sau đó sẽ hoàn toàn không nhớ những gì đã hành động trước đó.

    Tâm trạng của người được thôi miên cũng hoàn toàn khoẻ khoắn, chứ không hề mệt mỏi như những nạn nhân trong các vụ trộm cắp. Thôi miên chỉ xảy ra khi và chỉ khi có sự hợp tác của người bị thôi miên. Không ai có thể ép người bị thôi miên làm những gì mà họ không muốn làm, người bị thôi miên có thể chấp nhận hay từ chối các gợi ý. Nếu những lời gợi ý không phù hợp, người bị thôi miên ngay lập tức sẽ thoát ra khỏi trạng thái thôi miên nếu họ muốn.
    Đâu là sự thật trong vụ “cướp” tiệm vàng ở Quảng Ngãi?
    Qua những thông tin ban đầu về vụ việc, lời khai của chủ tiệm vàng, có thể thấy vụ án có rất nhiều vấn đề cần làm rõ. Từ trước đến nay chưa từng có vụ cướp nào mà nạn nhân tự nguyện lấy tiền bạc, tài sản của mình để giao cho kẻ cướp trong tình trạng bị mê, mất kiểm soát, mất ý thức về hành vi của mình như lời khai của bà chủ tiệm vàng. Trong cuộc sống có thuật thôi miên, nhưng nói là dùng thuật này để đi cướp là chưa từng có và thiếu cơ sở khoa học.
    Mấy ngày qua, các báo đều đưa thông tin “bị cướp” ở tiệm vàng Tín Huy. Nhưng căn cứ thông tin từ camera của tiệm vàng cho thấy, kẻ phạm tội không dùng vũ lực hay có hành vi đe dọa khác mà tự người bị hại thực hiện hành vi giao vàng, tiền. Đây cũng chưa hẳn là sự “cưỡng đoạt tài sản”. Bởi cưỡng đoạt tài sản thể hiện việc một người tìm mọi cách làm cho người có tài sản sợ hãi phải giao tài sản cho người phạm tội. Ở tội danh này nghi can cũng phải có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người bị hại nhằm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên qua những thông tin bước đầu có được thì người bị hại không hề bị sợ hãi dẫn đến việc phải giao tài sản cho nghi can.
    Đã có những đồn đoán rằng chủ tiệm vàng trúng một loại thuốc mê của tên cướp, cũng có người nhận định do bị thôi miên, cũng có ý kiến nghi ngờ đây là “màn kịch”. Hiện nay, việc tiệm vàng Tín Huy bị cướp khiến nhiều tiểu thương ở chợ Châu Ổ mất ăn mất ngủ vì họ đã tin tưởng và gửi nhiều tiền, vàng cho tiệm vàng này để lấy lãi.

    Hiện khoa học chưa chứng minh có hiện tượng gọi là "thôi miên" hay dùng tà thuật nào đó để thực hiện một hành vi trái với ý muốn của người bị xâm hại. Nếu như xảy ra khả năng đối tượng phạm tội dùng một loại thuốc nào đó tác động vào nạn nhân trong một thời gian ngắn, khiến nạn nhân không kiểm soát được mình và tự làm theo yêu cầu của hung thủ thì có thể phải xem là một loại tội phạm mới, cần có sự nghiên cứu và đánh giá của các cơ quan chức năng.
    Bùi Hữu Cuờng

    Các thủ đoạn thôi miên lừa đảo, cướp tài sản
    Phần lớn bị hại của nạn thôi miên, lừa đảo, cướp tài sản đều không hiểu vì sao mà mình lại tự nguyện đưa tiền, vàng, trang sức... cho các đối tượng lạ mặt.

    Mới đây, ngày 21 - 10, tại Quảng Ngãi xảy ra một vụ thôi miên cướp tiệm vàng chấn động. Giữa ban ngày, một thanh niên đã dùng thuật thôi miên lấy đi khoảng 100 cây vàng cùng 1,3 tỷ đồng trong két sắt của tiệm vàng Tín Huy (tổ dân phố số 1, thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi). Ước tính tổng thiệt hại gần 5 tỷ đồng.

    "Anh ta đưa cọc tiền, tôi thối lại, rồi hỏi có tiền lẻ không đổi cho một ít, bỗng lúc đó tay chân tôi rã rời, đầu choáng váng và cứ làm theo yêu cầu của tên này", chủ tiệm vàng Tín Huy vừa bị mất 100 cây vàng và hơn một tỷ đồng kể lại.

    Theo các hình ảnh ghi lại từ camera, chị Thúy lần lượt cho vàng và nữ trang vào túi rồi đưa thanh niên kia, không hề có hành động trấn áp, hay xô xát giữa hai bên. Theo nhận định của cơ quan chức năng, lợi dụng lúc chị Thuý đứng bán hàng một mình, đối tượng này vào vờ mua vàng để dùng thuật thôi miên hoặc đánh thuốc mê, lấy tài sản rồi tẩu thoát. Hiện cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được hung thủ gây án.

    Cũng giống như chị Thuý, một ngày cuối tháng 5 - 2011, C. (sinh viên năm 4, khoa Công tác xã hội, trường Đại học KHXH&NV TPHCM) đang ngồi học bài trong phòng thì có một người phụ nữ trạc 30 tuổi bước vào phòng, bắt chuyện liên hồi. Sau đó, người phụ nữ nắm lấy tay, vỗ lên vai của C. rồi bảo mang ra cho cô ta toàn bộ tài sản gồm một laptop và 4,5 triệu đồng tiền mặt.

    Sau khi lấy xong, người phụ nữ ung dung đi ra khỏi phòng và biến mất. C. ngẩn ngơ người đến cả buổi thì mới tỉnh lại. “Lúc đó không hiểu tại sao em đưa tiền cho bà ấy nữa, chỉ nhớ bà ta nắm lấy tay, sờ vai em. Sau khi tỉnh dậy, em mới biết mình bị mất tài sản”. - C. cho biết.

    Trước đó, khoảng nửa cuối tháng 3 - 2011, Công an TP Đông Hà - Quảng Trị tiếp nhận đơn trình báo của một phụ nữ về việc chị mất hơn 22 triệu đồng do "bị thôi miên".

    Chị H., nhân viên cửa hàng ĐTDĐ Hồng Ngọc, số 10 Hùng Vương, TP Đông Hà) trình báo, chiều tối 16-3, có ba người khách nước ngoài vào cửa hàng hỏi mua điện thoại. Những người này xem một lúc rồi đột ngột bỏ đi. Sau ít phút, chị H. nghi ngờ, kiểm tra ngăn kéo để tiền thì phát hiện hơn 22 triệu đồng đã “bốc hơi”.

    Khác với các trường hợp trên, nhiều người chỉ vì trót tin người, uống một cốc nước, hay vì muốn nhận hàng, sản phẩm khuyến mại mà phải trả giá bằng tài sản của mình, thậm chí là cả mạng sống.

    Buổi sáng ngày 7 – 4 - 2011, thấy chị M. (quê Kiên Giang; ở trọ tại phường An Phú, thị xã Thuận An - Bình Dương) đeo nhiều vòng vàng, Bùi Thị Thu (SN 1983) giả vờ vào phòng trọ xin uống nước, sau đó đưa ra một gói cà phê bột hai trong một, bảo là hàng siêu thị đang trong đợt khuyến mãi trúng thưởng.

    Thu yêu cầu chị M. mở ra xem có trúng thưởng không, chị M. mở gói cà phê, bên trong có một mẩu giấy nhỏ ghi “chúc may mắn, bạn trúng một chiếc máy ảnh”. Thu nói đủ thứ chuyện làm cho chị M. mất tập trung.

    Sau đó, Thu mời chị M. lên siêu thị lãnh thưởng và yêu cầu chị tạm ứng 500.000 đồng để ủng hộ nạn nhân chất độc da cam. Chị M. không có tiền, Thu yêu cầu chị đưa hai chiếc nhẫn trên tay để làm tin. Chị M. lột hai chiếc nhẫn đưa cho Thu. Một lúc sau, chị M. lờ đờ, người mệt lử. Đồng bọn Thu ở bên ngoài ập vào lột sạch dây chuyền, vòng vàng trên tay chị rồi tẩu thoát.

    Ngày 16-3, hai phụ nữ vào nhà của ông K. 79 tuổi, ngụ xã Phú Lâm, huyện Tân Phú, Đồng Nai xưng là nhân viên của một tổ chức từ thiện quốc tế và yêu cầu ông cào thẻ may mắn, sau đó cho biết ông đã trúng gần nửa tỉ đồng.

    Để nhận được số tiền thưởng này, ông K. phải mang tài sản của mình ra để họ giám định nhằm thông báo cho tổ chức từ thiện quốc tế biết. Ông K. mang ra 20 triệu đồng và năm chỉ vàng. Thừa lúc ông K. mất tập trung, hai phụ nữ này đã cuỗm mất số tài sản nói trên.

    Cùng ngày, với thủ đoạn tương tự, hai người này cũng đã lấy của ông H. 77 tuổi, ngụ xã Thanh Sơn, huyện Tân Phú, một dây chuyền, 4 nhẫn vàng 24 K và 10 triệu đồng.

    Trước đó, từ đầu năm 2008 đến cuối năm 2010, trên địa bàn sáu tỉnh Tây Ninh, Bến Tre, An Giang, Tiền Giang, Đắc Lắc, Long An, liên tiếp xảy ra tám vụ án giết người, cướp tài sản.

    Qua nghiên cứu thủ đoạn các vụ cướp cho thấy, đối tượng gây án luôn sử dụng thủ đoạn làm quen với những người tu hành trông coi tại các am, miếu, chùa bằng cách đề nghị được cúng tiến, công đức, tạo niềm tin.

    Sau đó lợi dụng khi những người tu hành không để ý, đối tượng bỏ thuốc mê, thuốc trừ sâu vào các loại nước uống, mời bị hại uống, lục soát cướp tài sản rồi tẩu thoát.

    Sau khi bị bắt giữ, CQĐT xác định Ngừng đã liên tiếp gây ra các vụ cướp tài sản ở sáu tỉnh, thành phố, làm ba người chết, tổng tài sản Ngừng cướp được gần 150 triệu đồng.

    Mới ngày hôm 22-10, Công an Cần Thơ bắt quả tang bà Nguyễn Thị Bé (51 tuổi, trú quận Ninh Kiều), Phó giám đốc Cty TNHH Bảo vệ Tây Cửu Long ở Sóc Trăng, gây mê cướp tài sản.

    Nghi can Nguyễn Thị Bé tại cơ quan điều tra

    Công an tạm giữ trên 2,3 triệu đồng, bốn nhẫn vàng, hai lọ thuốc tây và nhiều tang vật tại nhà trọ Phương Thành, ở quận Ninh Kiều. Nạn nhân là ông Nguyễn Văn Ng. (56 tuổi, ngụ tại Hậu Giang), làm nghề bán vé số.

    Theo đó, ngày 22-10, hai người hẹn gặp uống cà phê rồi vào nhà trọ Phương Thành tâm sự. Bà Bé bỏ hai viên thuốc mê vào lon bia của ông Ng, khiến ông mê man. Khi bà Bé lục lọi người ông Ng. để lấy tài sản thì bị các trinh sát ập vào bắt quả tang. Theo nhận định ban đầu của cơ quan chức năng, bà Bé đã gây ra 30 vụ gây mê cướp tài sản thời gian qua, trong đó có một nạn nhân tử vong…
    Trường Phong
    Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 20-11-2012, 04:46 PM.

    Comment

    Working...
    X
    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom