Bố tôi ra đời sau 1 trận Tây càn vào làng.
Ông Tây thủ phạm, sau này thành ông nội Tây của tôi, chỉ là 1 binh nhì hạng bét trong đội quân Tây viễn chinh. Là 1 chàng Tây trẻ lơ ngơ về chiến tranh, con 1 ông chủ đồn điền trồng Táo và Lê ở đảo Corse xa tít tắp của nước Pháp. Chàng Tây tóc đen mắt xanh bị thôi thúc bởi giòng máu thích chinh phục và khai phá những vùng đất lạ của tổ tiên người xứ Corse, đã lên đường nhập ngủ và lênh đênh trên con tàu đổ bộ lên đất nước Đông dương xa xôi hoang vu này hẵn không bao giờ ngờ định mệnh éo le sẽ xô đẩy mình vào mối tình kỳ lạ với rơm rạ.
Bà nội của tôi , bị đẻ rơi trên 1 cánh đồng rạ sau mùa gặt hái, và được đặt tên Nguyễn thị Rạ.
Tiếng là con gái của vợ bé ông Chánh Tổng, nhưng cô Rạ, chẳng khác nào 1 đứa con rơi trong đàn con gái lít chít của các bà vợ mà ông Tổng rãi ở mổi làng, mổi thôn trong tổng chỉ đẻ toàn 1 bề vịt bầu. Vậy là ông Tổng lại mãi miết miệt mài trong cuộc đi săn tìm 1 thằng con trai nối dõi tông đường, bỏ quên đàn vịt bầu lít chít ở sau lưng.
Vì thế nên cô Rạ, bà nội tôi, mới bị bỏ rơi lại trong 1 trận Tây càn vào làng. Thiệt ra bà tôi cũng hơi bị lãng đãng từ bé, ngoài làn da trắng nỏn như búp hoa huệ, bà tôi có nụ cười mơ màng và tâm trí hồn nhiền như đúa trẻ mới lên 5.
Không hồn nhiên sao bà lại có thể ngủ ngon lành trên đống rơm sau nhà vào ngày Tây càn ?
Tôi lại chỉ nghĩ đó hoàn toàn là do bàn tay của số phận sắp đăt để cho cô thôn nử Rạ sau 1 ngày chơi đùa bên bờ sông sau nhà, hái hoa bắt bướm, làm bạn với ếch nhái, chuồn chuồn đã mệt nhoài lăn ra ngủ mê mệt bên đống rơm êm ấm, dưới những cành hoa cúc dại đong đưa và những con ong lang thang đi hút mật vo ve trong nắng xế.
Chàng Tây trẻ cũng chỉ đang ở tuổi 20, lang thang tìm nước uống sau khi vào ngôi làng vườn không nhà trống tịnh không 1 bóng người. Cảnh đẹp yên bình của làng quê trong chiến tranh gợi lên trong lòng chàng trai xa nhà nổi nhớ quê hương và thôi thúc bước chân chàng đi mãi về phía bờ sông, nơi có ngôi nhà tranh xiêu vẹo núp sau tàng cây đa khuất khỏi mùi khói đạn.
Và bất ngờ ngay bên cây rơm vàng óng còn thơm mùi lúa đồng, chàng bắt gặp 1 cô gái trắng như búp Huệ, tóc đen rưng rức như gổ mun , ngủ ngoan giữa mùi hương đồng nồng nàn như nàng Bach tuyết trong câu chuyện cổ tích mà từ nhỏ chàng đã được nghe kể đi kể lại, vừa giống như những bức tranh nóng rực về nhiệt đới của Gaugin. Và cũng như chàng hoàng tử trong truyện cổ tích, chàng Tây trẻ tin đây là định mệnh của đời mình, đã cúi xuống bên cạnh cô thôn nử và đặt lên môi nàng 1 cái hôn đầy ngưỡng mộ. Trong giấc mơ màng của tuổi thanh xuân , bà tôi giật mình tỉnh dậy và trái lại với mọi trí tưởng tượng bình thường, bà tôi không là hét, không chống cự, chỉ nhoẻn 1 nụ cười thơ trẻ và quàng đôi tay đầy tin cậy lên cổ chàng trai xa lạ nhìn mình đăm đắm. Nụ cười ngây thơ thần tiên đó đã chinh phục chàng Tây trẻ hoàn toàn và vòng tay ôm đầy tin tưởng đó đã dậy lên trogn chàng làn sóng rung động cực kỳ mãnh liệt đầu đời, làn sóng đã đi theo chàng đến cuối đời đến nổi từ bỏ cả đảo Corse quê hương và theo bà tôi lang thang khắp các cánh đồng rơm rạ từ Bắc vào Nam (mà thôi chuyện đó sẽ được kể lại sau này).
Tôi tin vào câu chuyện thần tiên do bà tôi kể, không phải là câu chuyện đầy trần tục mà người ta hay hằn học lên án . Tôi tin vào giây phút trong veo của 2 trái tim trẻ gặp nhau , 1 bên thì đã quá mệt mõi và chán ngắt cuộc chiến tranh đẫm máu phi lý, 1 bên là cô gái lảng vừa dậy thì chỉ quen với những chọc ghẹo sờ mó sàm sở và đôi mắt dòm chòng chọc thô bỉ vào sâu sau làn áo yếm nâu màu vải sồi, lần đầu tiên bắt gặp những va chạm ấu yếm trân trọng nâng niu. Đó là khảnh khắc vô tận của tình yêu trong chiến tranh.
Chuyện này vào thời đó chẳng khác nào quả bom nổ ngay giữa cái làng nhỏ bé. KHi bụng bà tôi ngày càng lớn và bà tôi khư khư ôm giữ nâng niu cái bụng bầu vô chủ của mình, không hé răng gì về cuộc gặp gỡ bên đống rơm chiều nào, mặc cho những tra gạn và những giọt nước mắt của bà cố, đôi mắt dè bỉu khinh khi của cả dân làng, bà chỉ nhoẽn 1 nụ cười thơ trẻ.
Rồi bố tôi cũng ra đời, bà tôi nâng niu bố tôi theo cái cách các cô bé gái chăm chút 1 con búp bê mình yêu thích. May mà bố tôi được thừa hưởng mái tóc đen dày của cả bố và mẹ, đôi mắt chỉ hơi nâu hạt dẻ không đến nổi xanh lơ như mắt ông Nội, và nụ cười sáng rực trên đôi môi cong đỏ chót, đã giảm bớt đi định kiến của bà cố và dân làng.
Lúc đó ông Nội tôi quay trở lại, như 1 chàng trai đã từ bỏ quân ngủ, và xin hỏi cưới bà nội tôi và đem cả 2 mẹ con về đảo Corse.
Bà tôi không ở được lâu trên hòn đảo xanh nhức mắt và giữa khu vườn táo um tùm của miền Nam nước Pháp. Ngày nào bà cũng ngồi xoay mặt về phía biển mà khóc. Ngày nào bà cũng đòi ông Nội Tây đốt cho bà 1 đống rơm để bà được ngửi lại mùi khói đồng. Đêm bà đòi ngủ trong ổ rơm và sợ hãi tiếng giường nệm lò xo kêu cọt kẹt. Bà cạn kiệt như cây mạ non bị rút lên khỏi đất bùn vì nhớ đất , nhớ đồng, nhớ khói.
Thế là, quá thương cô vợ không biết 1 chử Pháp bẻ đôi ông Nội Tây đã tự mày mò học tiếng Việt và dắt vợ con ngược trở về Việt nam vào những năm 1954, khi Pháp đã bại trận ở Đông dương và bỏ chạy hoàn toàn khỏi Việt nam. Ông là ông Tây duy nhất quay lại Việt nam thời bấy giờ.
Từ miền Bắc, ông nội Tây theo tàu lớn di cư vào Nam và lang thang khắp các tỉnh thành miền Trung tìm được 1 vùng đất có thể làm cho cô Rạ của ông được sống lại với mùi khói đồng như xưa. Cho đến ngày cả gia đình dạt trôi vào Nam, và dừng chân ở ngoại vi thành phố Sài gòn. 1 ngày ở miệt Long an, cô Rạ đã nức nở khóc thấy lại được cánh đồng vàng rực , với những gốc rạ lô nhô sau mùa gặt lần đầu tiên sau bao năm lưu lạc. Và ông Nội Tây của tôi quyết định dừng lại ở Bình chánh lập nghiệp với cái nghề đặc biệt, cả đời dính líu mật thiết vời rơm ra: nghề trồng nấm!
Tôi quên nói, bố tôi tên là Rơm, đến đời tôi là con cháu bà tôi khăng khăng muốn có thêm 1 thế hệ của Khói, lúa, hạt...khác nữa, nhưng bố tôi nhất định không nhượng bộ, chắc hẳn ông đã quá mệt mõi với cái tên gây tò mò và bị trêu chọc tai quái suốt thời còn đi học.
Nhà Nội tôi rộng mênh mông mấy mẫu ở Bình Chánh, sau vườn lúc nào cũng có mấy cây rơm, ụ rơm và những luống rơm rạ mục ẩm trồng nấm rơm chạy dài mút mắt. Ngày còn nhỏ mấy chị em tôi thích chơi trò trốn tìm sau những ụ rơm và thức khuya đợi chờ xem nâm con tách rơm nhô cái đầu đen bé xíu trồi lên khỏi mặt rơm như thế nào, tò mò đếm từng cái nấm mèo trổ loang lổ trên thân cây So đũa. Nhưng sau này khi toàn thân tôi mọc đầy ghẻ chóc do bị con bù mắt trong ổ rơm chích và mùi hăng nồng của meo nấm bốc lên ngai ngái từ áo quần của tôi, tôi bị cấm không được chạy chơi sau vườn nữa.
Tôi từ đó bị lây bịnh nghiện mùi rơm rạ và mùi khói đốt rơm của bà Nội.
Tôi lớn lên, về thành phố học, với vóc dáng cao ráo và nhan sắc lãng đãng Tây lai, cũng có vài nới chào mời làm người mẫu chụp hình, lui tới với giới nghệ thuật ồn ào hoa mỹ làm tôi xa dần làng quê Bình Chánh. Mấy năm tôi cũng không trở về nhà. Vã lại tôi không muốn anh người yêu mới, là đai gia địa ốc đang quyết chí mua cho tôi 1 căn hộ cao cấp, lại biết được quá khứ con lai của mình và góc vườn xưa vương vãi rơm rạ quê mùa.
Cho đến ngày ông nội Tây của tôi bị bênh nặng rồi qua đời, tôi mới lật đật đón chuyến xe bus cuối ngày lao về Bình chánh.
Lối vào làng thênh thang tráng nhựa. Nhà cửa xây bê tông và xi măng kiên cố. Những khu quy hoạch mênh mang cỏ và dở dang công trình. Tôi không thể nào nhận ra làng quê xưa của mình.
Duy nhất 1 mình nhà tôi còn giữ chiếc cổng gổ, rào hoa dâm bụt và hàng tre xanh chạy dài dọc theo lối vào. Trong nhà không có 1 ai, tôi thơ thẩn men theo vườn chuối và những cây rơm cao ngất ra đến tận cánh đồng khô cháy sau nhà. Giữa nắng chiều vàng úa chân ruộng bà Nội tôi đứng 1 mình, mái tóc bạc trắng như cước rung rinh trong gió. Tôi gọi bà:
- Bà ơi, cháu về đây, Bà làm gì vậy?
Bà tôi chậm chạp quay lại, đôi mắt trong veo như trẻ thơ cười lấp lánh:
- Bà xem khói.
- Cả nhà đâu rồi bà?
- Đi xem khói.
- Ông chôn ở đâu?
- Ông thành khói rồi.
Và đến lúc đó, tôi mới thấy 1 giọt nước mặt long lanh trong mắt bà.
Bầu trời phía sau lưng cuồn cuồn mây bay đi như từng đợt khói vươn cao mãi tới thăm thẳm.
Ông Tây thủ phạm, sau này thành ông nội Tây của tôi, chỉ là 1 binh nhì hạng bét trong đội quân Tây viễn chinh. Là 1 chàng Tây trẻ lơ ngơ về chiến tranh, con 1 ông chủ đồn điền trồng Táo và Lê ở đảo Corse xa tít tắp của nước Pháp. Chàng Tây tóc đen mắt xanh bị thôi thúc bởi giòng máu thích chinh phục và khai phá những vùng đất lạ của tổ tiên người xứ Corse, đã lên đường nhập ngủ và lênh đênh trên con tàu đổ bộ lên đất nước Đông dương xa xôi hoang vu này hẵn không bao giờ ngờ định mệnh éo le sẽ xô đẩy mình vào mối tình kỳ lạ với rơm rạ.
Bà nội của tôi , bị đẻ rơi trên 1 cánh đồng rạ sau mùa gặt hái, và được đặt tên Nguyễn thị Rạ.
Tiếng là con gái của vợ bé ông Chánh Tổng, nhưng cô Rạ, chẳng khác nào 1 đứa con rơi trong đàn con gái lít chít của các bà vợ mà ông Tổng rãi ở mổi làng, mổi thôn trong tổng chỉ đẻ toàn 1 bề vịt bầu. Vậy là ông Tổng lại mãi miết miệt mài trong cuộc đi săn tìm 1 thằng con trai nối dõi tông đường, bỏ quên đàn vịt bầu lít chít ở sau lưng.
Vì thế nên cô Rạ, bà nội tôi, mới bị bỏ rơi lại trong 1 trận Tây càn vào làng. Thiệt ra bà tôi cũng hơi bị lãng đãng từ bé, ngoài làn da trắng nỏn như búp hoa huệ, bà tôi có nụ cười mơ màng và tâm trí hồn nhiền như đúa trẻ mới lên 5.
Không hồn nhiên sao bà lại có thể ngủ ngon lành trên đống rơm sau nhà vào ngày Tây càn ?
Tôi lại chỉ nghĩ đó hoàn toàn là do bàn tay của số phận sắp đăt để cho cô thôn nử Rạ sau 1 ngày chơi đùa bên bờ sông sau nhà, hái hoa bắt bướm, làm bạn với ếch nhái, chuồn chuồn đã mệt nhoài lăn ra ngủ mê mệt bên đống rơm êm ấm, dưới những cành hoa cúc dại đong đưa và những con ong lang thang đi hút mật vo ve trong nắng xế.
Chàng Tây trẻ cũng chỉ đang ở tuổi 20, lang thang tìm nước uống sau khi vào ngôi làng vườn không nhà trống tịnh không 1 bóng người. Cảnh đẹp yên bình của làng quê trong chiến tranh gợi lên trong lòng chàng trai xa nhà nổi nhớ quê hương và thôi thúc bước chân chàng đi mãi về phía bờ sông, nơi có ngôi nhà tranh xiêu vẹo núp sau tàng cây đa khuất khỏi mùi khói đạn.
Và bất ngờ ngay bên cây rơm vàng óng còn thơm mùi lúa đồng, chàng bắt gặp 1 cô gái trắng như búp Huệ, tóc đen rưng rức như gổ mun , ngủ ngoan giữa mùi hương đồng nồng nàn như nàng Bach tuyết trong câu chuyện cổ tích mà từ nhỏ chàng đã được nghe kể đi kể lại, vừa giống như những bức tranh nóng rực về nhiệt đới của Gaugin. Và cũng như chàng hoàng tử trong truyện cổ tích, chàng Tây trẻ tin đây là định mệnh của đời mình, đã cúi xuống bên cạnh cô thôn nử và đặt lên môi nàng 1 cái hôn đầy ngưỡng mộ. Trong giấc mơ màng của tuổi thanh xuân , bà tôi giật mình tỉnh dậy và trái lại với mọi trí tưởng tượng bình thường, bà tôi không là hét, không chống cự, chỉ nhoẻn 1 nụ cười thơ trẻ và quàng đôi tay đầy tin cậy lên cổ chàng trai xa lạ nhìn mình đăm đắm. Nụ cười ngây thơ thần tiên đó đã chinh phục chàng Tây trẻ hoàn toàn và vòng tay ôm đầy tin tưởng đó đã dậy lên trogn chàng làn sóng rung động cực kỳ mãnh liệt đầu đời, làn sóng đã đi theo chàng đến cuối đời đến nổi từ bỏ cả đảo Corse quê hương và theo bà tôi lang thang khắp các cánh đồng rơm rạ từ Bắc vào Nam (mà thôi chuyện đó sẽ được kể lại sau này).
Tôi tin vào câu chuyện thần tiên do bà tôi kể, không phải là câu chuyện đầy trần tục mà người ta hay hằn học lên án . Tôi tin vào giây phút trong veo của 2 trái tim trẻ gặp nhau , 1 bên thì đã quá mệt mõi và chán ngắt cuộc chiến tranh đẫm máu phi lý, 1 bên là cô gái lảng vừa dậy thì chỉ quen với những chọc ghẹo sờ mó sàm sở và đôi mắt dòm chòng chọc thô bỉ vào sâu sau làn áo yếm nâu màu vải sồi, lần đầu tiên bắt gặp những va chạm ấu yếm trân trọng nâng niu. Đó là khảnh khắc vô tận của tình yêu trong chiến tranh.
Chuyện này vào thời đó chẳng khác nào quả bom nổ ngay giữa cái làng nhỏ bé. KHi bụng bà tôi ngày càng lớn và bà tôi khư khư ôm giữ nâng niu cái bụng bầu vô chủ của mình, không hé răng gì về cuộc gặp gỡ bên đống rơm chiều nào, mặc cho những tra gạn và những giọt nước mắt của bà cố, đôi mắt dè bỉu khinh khi của cả dân làng, bà chỉ nhoẽn 1 nụ cười thơ trẻ.
Rồi bố tôi cũng ra đời, bà tôi nâng niu bố tôi theo cái cách các cô bé gái chăm chút 1 con búp bê mình yêu thích. May mà bố tôi được thừa hưởng mái tóc đen dày của cả bố và mẹ, đôi mắt chỉ hơi nâu hạt dẻ không đến nổi xanh lơ như mắt ông Nội, và nụ cười sáng rực trên đôi môi cong đỏ chót, đã giảm bớt đi định kiến của bà cố và dân làng.
Lúc đó ông Nội tôi quay trở lại, như 1 chàng trai đã từ bỏ quân ngủ, và xin hỏi cưới bà nội tôi và đem cả 2 mẹ con về đảo Corse.
Bà tôi không ở được lâu trên hòn đảo xanh nhức mắt và giữa khu vườn táo um tùm của miền Nam nước Pháp. Ngày nào bà cũng ngồi xoay mặt về phía biển mà khóc. Ngày nào bà cũng đòi ông Nội Tây đốt cho bà 1 đống rơm để bà được ngửi lại mùi khói đồng. Đêm bà đòi ngủ trong ổ rơm và sợ hãi tiếng giường nệm lò xo kêu cọt kẹt. Bà cạn kiệt như cây mạ non bị rút lên khỏi đất bùn vì nhớ đất , nhớ đồng, nhớ khói.
Thế là, quá thương cô vợ không biết 1 chử Pháp bẻ đôi ông Nội Tây đã tự mày mò học tiếng Việt và dắt vợ con ngược trở về Việt nam vào những năm 1954, khi Pháp đã bại trận ở Đông dương và bỏ chạy hoàn toàn khỏi Việt nam. Ông là ông Tây duy nhất quay lại Việt nam thời bấy giờ.
Từ miền Bắc, ông nội Tây theo tàu lớn di cư vào Nam và lang thang khắp các tỉnh thành miền Trung tìm được 1 vùng đất có thể làm cho cô Rạ của ông được sống lại với mùi khói đồng như xưa. Cho đến ngày cả gia đình dạt trôi vào Nam, và dừng chân ở ngoại vi thành phố Sài gòn. 1 ngày ở miệt Long an, cô Rạ đã nức nở khóc thấy lại được cánh đồng vàng rực , với những gốc rạ lô nhô sau mùa gặt lần đầu tiên sau bao năm lưu lạc. Và ông Nội Tây của tôi quyết định dừng lại ở Bình chánh lập nghiệp với cái nghề đặc biệt, cả đời dính líu mật thiết vời rơm ra: nghề trồng nấm!
Tôi quên nói, bố tôi tên là Rơm, đến đời tôi là con cháu bà tôi khăng khăng muốn có thêm 1 thế hệ của Khói, lúa, hạt...khác nữa, nhưng bố tôi nhất định không nhượng bộ, chắc hẳn ông đã quá mệt mõi với cái tên gây tò mò và bị trêu chọc tai quái suốt thời còn đi học.
Nhà Nội tôi rộng mênh mông mấy mẫu ở Bình Chánh, sau vườn lúc nào cũng có mấy cây rơm, ụ rơm và những luống rơm rạ mục ẩm trồng nấm rơm chạy dài mút mắt. Ngày còn nhỏ mấy chị em tôi thích chơi trò trốn tìm sau những ụ rơm và thức khuya đợi chờ xem nâm con tách rơm nhô cái đầu đen bé xíu trồi lên khỏi mặt rơm như thế nào, tò mò đếm từng cái nấm mèo trổ loang lổ trên thân cây So đũa. Nhưng sau này khi toàn thân tôi mọc đầy ghẻ chóc do bị con bù mắt trong ổ rơm chích và mùi hăng nồng của meo nấm bốc lên ngai ngái từ áo quần của tôi, tôi bị cấm không được chạy chơi sau vườn nữa.
Tôi từ đó bị lây bịnh nghiện mùi rơm rạ và mùi khói đốt rơm của bà Nội.
Tôi lớn lên, về thành phố học, với vóc dáng cao ráo và nhan sắc lãng đãng Tây lai, cũng có vài nới chào mời làm người mẫu chụp hình, lui tới với giới nghệ thuật ồn ào hoa mỹ làm tôi xa dần làng quê Bình Chánh. Mấy năm tôi cũng không trở về nhà. Vã lại tôi không muốn anh người yêu mới, là đai gia địa ốc đang quyết chí mua cho tôi 1 căn hộ cao cấp, lại biết được quá khứ con lai của mình và góc vườn xưa vương vãi rơm rạ quê mùa.
Cho đến ngày ông nội Tây của tôi bị bênh nặng rồi qua đời, tôi mới lật đật đón chuyến xe bus cuối ngày lao về Bình chánh.
Lối vào làng thênh thang tráng nhựa. Nhà cửa xây bê tông và xi măng kiên cố. Những khu quy hoạch mênh mang cỏ và dở dang công trình. Tôi không thể nào nhận ra làng quê xưa của mình.
Duy nhất 1 mình nhà tôi còn giữ chiếc cổng gổ, rào hoa dâm bụt và hàng tre xanh chạy dài dọc theo lối vào. Trong nhà không có 1 ai, tôi thơ thẩn men theo vườn chuối và những cây rơm cao ngất ra đến tận cánh đồng khô cháy sau nhà. Giữa nắng chiều vàng úa chân ruộng bà Nội tôi đứng 1 mình, mái tóc bạc trắng như cước rung rinh trong gió. Tôi gọi bà:
- Bà ơi, cháu về đây, Bà làm gì vậy?
Bà tôi chậm chạp quay lại, đôi mắt trong veo như trẻ thơ cười lấp lánh:
- Bà xem khói.
- Cả nhà đâu rồi bà?
- Đi xem khói.
- Ông chôn ở đâu?
- Ông thành khói rồi.
Và đến lúc đó, tôi mới thấy 1 giọt nước mặt long lanh trong mắt bà.
Bầu trời phía sau lưng cuồn cuồn mây bay đi như từng đợt khói vươn cao mãi tới thăm thẳm.
Comment