• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Du lịch các làng nghề truyền thống Việt Nam

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Du lịch các làng nghề truyền thống Việt Nam

    Việt Nam có nhiều làng nghề làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, không những đáp ứng trong sinh hoạt hằng ngày mà còn trở thành các tác phẩm nghệ thuật, mang đậm tính nhân văn và bản sắc dân tộc.Thăm làng nghề Việt Nam là dịp được khám phá, tìm hiểu quy trình kỹ thuật của nghề, thâm nhập cuộc sống cộng đồng với những phong tục, tập quán và các nghi thức phường, hội riêng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Phần lớn làng nghề đều có cảnh quan nên thơ, giàu chất trữ tình, nét đặc trưng là cây đa, bến nước, đình, chùa, đền, miếu gắn liền với các sinh hoạt văn hóa, lễ hội dân gian. Hiện nay, các công cuộc đổi mới, xây dựng kinh tế nông thôn được chú trọng, các nghề truyền thống đang từng bước được phục hồi, tạo nên sinh khí, góp phần nâng cao mức sống nhân dân.

    Làng nghề gốm sứ bát tràng
    Gom su bat trang

    Đặc điểm chung của làng nghề là thường nằm ở gần trung tâm đô thị lớn, các trục giao thông đường bộ, đường sông, tạo thuận lợi trong mua bán, vận chuyển. Có thể kể một số vùng mà mật độ làng nghề truyền thống khá cao như Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Bình, Ninh Bình, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bến Tre... Ngay tại cửa ngõ phía tây thủ đô, bên dòng sông Nhuệ là làng lụa Vạn Phúc thuộc tỉnh Hà Tây. Dạo bộ trên đường làng, du khách nghe rõ tiếng thoi đưa lách cách từ những khung cửi đang cần mẫn dệt thành những tấm lụa tơ tằm óng ả và các vuông gấm đủ màu sắc. Lụa Vạn Phúc cùng các làng dệt Hòa Xá, Phùng Xá, Tân Lập, La Khê đã làm nên tuổi lụa Hà Đông được ưa chuộng trong nước và nước ngoài. Cách đấy không xa là làng thêu Quất Động, làng may Trạnh Xá. Dọc theo quốc lộ 1A còn gặp làng Duyên Thái, Chuyên Mỹ điêu luyện về nghê sơn mài, khảm trai; làng Nhân Hiền giỏi nghề điêu khắc đá. Dịch sang một chút là làng cổ Nhị Khê có nghề mộc và tiện gỗ, rồi làng Vác làm quạt giấy, lồng chim; làng Chuông làm nón; làng mây tre đan Phú Vinh; làng giò chả Ước Lễ; làng bún Liên Bạt. Một làng nghề lâu đời của Hà Nội, hiện là điểm du lịch khá đông khách trên tuyến sông Hồng là làng cổ gốm sứ Bát Tràng. Nhiều người thợ tài hoa tiếp thu kinh nghiệm cha ông và bằng tri thức mới đã sáng tạo khá nhiều đồ vật có mẫu mã đẹp, sưu tầm, phục chế các kiểu dáng, họa tiết, nước men từ thời Lí, Trần. Nằm trong vùng châu thổ sông Hồng còn có gốm Hương Canh của Vĩnh Phúc sản xuất những sản phẩm đất nung gan gà. Ngược lên phía bắc là các làng nghề Bắc Ninh dày đặc, tiêu biểu như làng gốm Thổ Hà với dạng gốm đỏ, gốm men nâu đặc sắc, làng gỗ Đồng Kỵ, làng đúc đồng Đại Bái, làng tranh Đông Hồ. Mạn phía đông là làng gốm Cậy nối tiếp dòng gốm hoa lam Chu Dậu thanh nhã và làng kim hoàn Châu Khê của Hải Dương. Trở lại Hà Nội, bên cạnh các phố nghề trong nội thành, là vành đai làng nghề thân quen như làng hoa Ngọc Hà, Quảng Bá, Nghi Tàm, các làng chuyên trồng đào Nhật Tân, trồng quất Tứ Liên, làm cốm ở làng Vòng, làm đậu phụ ở Hoàng Mai hay Xuân Đỉnh, Xuân La làm bánh kẹo, gây cây giống; làng kim hoàn Địng Công; làng chiều khúc dệt may, làm nón, phất trần; làng mỹ nghệ Đông Mỹ, làng Canh rèn sắt; Lệ Mật chế biến món ăn đặc sản rắn; làng mây tre Đông Ngạc; may mặc Ninh Hiệp v.v....

    Ở miền Trung, để cung cấp vật dụng cho kinh đô dưới các triều đại phong kiến nhà Nguyễn trước đây và buôn bán với các nước, đã hình thành những làng nón Phú Cam, điêu khắc Mỹ Xuyên, Thuận Hòa, làng Sình vẽ tranh, đúc đồng Dương Xuân, làng gốm Phước Phú, làng đá mỹ nghệ Non Nước, làng mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà, làng đúc Phước Kiều... Các bản làng Tây Bắc và Tây Nguyên có nghề dệt thổ cẩm tạo hình và màu đan xen tinh xảo. Ở Nam Bộ có làng gốm Tân Vạn, làng đục đá Bửu Long của Đồng Nai; các miệt vườn, lò ép mía và nấu đường của Tiền Giang, Cần Thơ, Tây Ninh; làm bánh tráng, kẹo dừa của Sóc Trăng, Bến Tre... Tỉnh Bình Dương có làng sơn mài Tương Bình Hiệp và vùng gốm sứ Hưng Định, Thuận Giao, Bình Hòa, Tân Phước Khánh. Dọc các bờ sông có các làng nghề chưyên nghề nhân giống, chiết cành, tạo dáng bon-sai cây cảnh. Một số vùng dân cư ven biển ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Nha Trang, Phan Thiết, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau, Kiên Giang có nghề nuôi trồng, đánh bắt hải sản, làm các loại mắm.

    Làng nghề truyền thống Việt Nam Chứa đựng tiềm năng dồi dào của loại hình du lịch chuyên khảo hấp dẫn. Ngành du lịch và các địa phương đang nghiên cứu xây dựng quy hoạch tổng thể và định hướng đầu tư khôi phục, bảo tồn, phát triển các vùng làng nghề, xây dựng tuyến du lịch, bảo đảm vệ sinh môi trường, nâng cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm nhằm thu hút du khách, vừa giới thiệu bức tranh muôn vẻ của làng quê đất nước, vừa đảy mạnh hoạt động kinh tế thông qua "xuất khẩu tại chỗ" các mặt hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ.Các làng nghề nổi tiếng của Việt Nam:
    Làng tranh Đông Hồ
    Làng gốm sứ Bát Tràng - Tranh sứ bát tràng - Quà tặng gốm sứ
    Làng nghề Kinh Bắc
    Làng nghề gỗ Đồng Kỵ
    Làng gốm Hương Canh
    Làng dệt Vạn Phúc
    Làng nón Chuông
    Làng mây tre đan Bằng Sở
    Nhị Khê - làng văn, làng nghề
    Làng thêu Quất Động
    Làng khảm trai, xà cừ Chuyên Nghiệp
    Làng Đúc Đồng Ngũ Xã
    Làng chạm bạc Đồng Xâm
    Làng mây tre đan Phú Vinh
    Làng hương Yên Phụ
    Làng trống Lâm Yên
    Làng đá Non Nước
    Làng chiếu Cẩm Nê
    Làng làm nón bài thơ Tây Hồ
    Tranh làng Sình
    Làng bánh khô mè Cẩm Lệ
    Làng làm bánh chưng ở Hà Nội
    Làng dệt Mã Châu
    Làng nghề thuyền nan Nội Lễ
    Làng nghề Hạ Thái
    Rượu nếp gảy làng Tó - Hà Nội
    Làng nghề đúc đồng Cồn Cát
    Làng rèn Phúc Sen thuộc xã Phúc Sen
    Làng gốm Thanh Hà (Hội An, Quảng Nam)
    Lục Yên-cái nôi của nghề tranh đá quí (Yên Bái)
    Làng đan lát Lưu Thượng (Hà Tây)
    Làng đường Bảo An (Quảng Nam)
    Làng Giới Tế với sản phẩm mành tre truyền thống (Bắc Ninh)
    Làng chiếu Cói Nga Sơn (Thanh Hóa)
    Làng đúc đồng Trà Đồng
    Làng nhiễu Hồng Đô
    Làng tranh khắc Tiến Tài-Tiến Lộc (Thanh Hóa)
    Địa chỉ một số làng nghề ở Thanh Hoá
    Làng quạt Chàng Sơn (Hà Tây)
    Các làng rối
    Làng nón Phú Cam (Thừa Thiên Huế)
    Nghề làm nón Ba Ðồn (Thừa Thiên Huế)
    Nghề gốm Bầu Trúc (Ninh Thuận)
    Thổ cẩm Nam Tây Nguyên (Lâm Đồng)
    Xôi nếp ngũ sắc Tú Lệ (Yên Bái)
    Trống Đọi Tam (Hà Nam)
    Giò chả làng Chèm (ngoại thành Hà Nội)
    Bánh gio làng Giá (Hà Tây)
    Có một XQ như thế - Làng tranh thêu (Đà Lạt)
    Nghề gỗ lũa - Vẻ đẹp nguyên sơ
    Nghề làm bánh đa nem ở Nguyên Lý, Hà Nam
    Cốm Làng Vòng, Hà Nội
    Làng thêu Ninh Hải (Ninh Bình)
    Làng dệt lụa Phủm Xoài (An Giang)
    Võ Lăng – Làng nghề tạc tượng (Hà Tây)
    Làng kim hoàn Định Công (Thanh Trì- Hà Nội)
    Ngói mũi hài Đồng Táng (Hà Tây)
    Làng mộc Kim Bồng (Hội An)
    Làng rau Trà Quế (Hội An)
    Làng đúc đồng Phước Kiều (Quảng Nam)
    Làng dệt Mã Châu(Quảng Nam)
    Làng dâu tằm Đông Yên- Thi Lai (Quảng Nam)


    Tranh vẽ Gom su Bat Trang , Chọn mua Ấm chén Bát Tràng cho người thân, Mua Quà tặng gốm sứ cho người trung tuổi | Tranh sứ Bát Tràng |Tượng sứ Bát Tràng
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom