Mùi hương cơ thể là một trong những yếu tố hấp dẫn người khác giới, nhưng cũng có những trường hợp làm bạn mất đi sự tự tin. Bạn có thể đến bác sĩ hoặc tự thực hiện một số biện pháp đơn giản để khắc phục điều này. Mùi bàn chân Khi vi khuẩn trên bàn chân gặp độ ẩm đọng lại ở bít tất và giày, chúng sẽ tiết ra những mùi hôi rất đặc trưng. Độ ẩm ở bàn chân là yếu tố xúc tác tạo ra mùi đặc trưng này; chỉ cần chân khô là mùi hết. Hãy mang bít tất bằng chất liệu sợi hút nước, đi giày làm bằng vật liệu thoáng khí như da. Xịt chút bột làm khô vào giày mỗi sáng là cách để có bàn chân khô. Ngâm chân trong nước ấm và thoa xà phòng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Sử dụng bàn chải tơ thật mềm để đánh sạch các kẽ ngón. Luôn giữ cho chân khô khi đi giày. Thay tất và miếng lót trong giày tthường xuyên. Với những người có chân quá nặng mùi, đến nỗi những lời khuyên trên chưa đủ hiệu quả, hãy thử ngâm chân bằng những chất khử mùi tự nhiên như nước trà, dấm chua (pha loãng với nước), axit cacbonat natri (sodium bicarbonate). Ngâm 5-10 phút, khoảng 3 lần mỗi tuần. Mùi hơi thở Chải răng có thể ngăn ngừa sâu răng, nhưng không thể che giấu hơi thở có mùi, vì vấn đề này thật sự nằm ở lưỡi và cổ họng, chứ không phải ở răng. Khi vi khuẩn trong miệng không tiếp xúc được với oxy (có thể xảy ra khi bạn dùng nước súc miệng có cồn, uống một số thuốc kê đơn cho bệnh trầm cảm, huyết áp cao hay đơn giản ngậm miệng lâu), chúng sẽ tiết ra những hợp chất sunfurơ có mùi hôi. Điều này tương tự như quá trình hình thành mùi hôi ở chân. Ăn tỏi và hành cũng khiến hơi thở có mùi vì hai thực phẩm này chứa những hợp chất sunfurơ, tương tự như chất vi khuẩn tiết ra khi gặp ẩm và oxy. Việc cạo lưỡi không gột sạch mùi hôi hơi thở như một số người vẫn tưởng, vì các hợp chất sunfurơ vẫn còn. Cách tốt nhất là luôn giữ miệng đủ oxy bằng cách uống nước đều trong ngày; dùng nước xúc miệng chứa đi-ôxit-clo vào buổi sáng và chiều nhằm trung hoà các hợp chất sunfurơ. Nhai những thực vật giàu oxy như bạc hà cũng có thể giúp giảm mùi hôi. Ngoài ra, nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần đánh răng ít nhất 2-3 phút. Nếu những cách này vẫn không có tác dụng, bạn nên đi khám. Mùi cơ thể Nếu mọi người có vẻ như muốn lảng xa bạn, hoặc “nín thở” khi bạn đang ở gần họ, đó là cơ hội để bạn biết chắc cơ thể mình đang có “mùi hương” gì đây. Để loại bỏ mùi hôi trên cơ thể, hãy cố gắng tắm ít nhất 1 lần mỗi ngày. Trong khi tắm cần chú ý đến một số vùng “nhạy cảm” để dùng xà phòng diệt khuẩn hoặc khử mùi. Cơ thể hôi cũng có thể là hậu quả của chứng tăng tiết mồ hôi (do tuyến giáp hoạt động quá tích cực), hoặc hàm lượng đường trong máu thấp. Nếu đó là nguyên nhân, nên đi khám để nhận lời khuyên của bác sĩ. Mùi “đặc trưng” của phái đẹp Kinh nguyệt thường gây ra mùi hôi từ vùng sinh dục. Ngoài những ngày hành kinh, sự mất cân bằng vi khuẩn ở vùng sinh dục cũng gây ra mùi hôi. Để cải thiện tình hình, nên vệ sinh thường xuyên và lau khô vùng sinh dục. Không thụt rửa vùng sinh dục bằng hoá chất vì có thể gây viêm tấy ở khu vực nhạy cảm này. Không sử dụng giấy vệ sinh tẩm hương thơm hay băng vệ sinh khử mùi, vì chúng có thể gây dị ứng và mất cân bằng vi khuẩn ở vùng kín. (Theo Thị Trường & Tiêu Dùng)
——————————————————————————————
2
Trị “mùi hương” của cơ thể bằng cây cỏ
Cơ thể “nặng mùi” sẽ làm bạn mất tự tin. Nước hoa thường được xem là giải pháp hiệu quả tức thì nhưng còn lâu dài? Đã bao giờ bạn thử dùng cây cỏ từ thiên nhiên chưa? Trà gừng rất hữu ích với người nhiều mồ hôi. Mùi cơ thể có thể từ dưới cánh tay hoặc ở chân, mùi từ tóc, từ tuyến mồ hôi. Điều quan trọng là bạn phải hiểu được lý do gây ra mùi khó chịu này và cố gắng giải quyết nó hơn là dụng mỹ phẩm để che giấu tạm thời. Nếu do stress và chế độ dinh dưỡng: 1. Hãy pha một cốc nước chanh lá cam với ít đường và muối. Ngày uống 3 lần ( nếu bạn bị bệnh tiểu đường thì chỉ nên pha với muối). Nước chanh lá cam sẽ giúp cơ thể giải độc tố. 2. Nhấp chút nước trà gừng trước và sau bữa ăn giúp ngăn tuyến mồ hôi ra quá nhiều. 3. Cắt giảm đồ gia vị trong thực đơn ăn kiêng của bạn. Ăn ít thịt đỏ và thức ăn như bánh mỳ trắng và đồ chế biến sẵn. Tăng lượng rau xanh, nước ép trái cây tươi hoặc hoa quả trong bữa ăn của bạn 4. Uống ít hoặc ngừng uống rượu và cà phê. Thay đổi chế độ ăn kiêng, bạn sẽ thấy hiệu quả ngay, tình trạng “rau mùi” sẽ được cải thiện trong vòng từ 1 tuần đến 10 ngày Nếu do lối sống: 1. Ngâm miếng vải cotton trong rượu táo và thấm nó chỗ dưới cánh tay, chân, nơi cơ thể bạn ra nhiều mùi khó chịu nhất. Cách này sẽ giúp cân bằng lại độ pH trong cơ thể và giảm mùi từ vi khuẩn gây nên. 2. Bạn có thể kết hợp rượu giấm táo với nước chanh lá cam pha loãng để hạn chế viêm nhiễm và cung cấp vitamin C cho da. 3. Cho nước hoa hồng vào trong nước tắm của bạn để giữ cho cơ thể luôn mát, hạn chế ra mồ hôi trong thời gian dài. 4. Chà xát những miếng khoai tây vào các khu vực hay ra mồ hôi để giảm mùi cơ thể. 5. Nếu tóc bạn có mùi hôi thì ở lần nước gội cuối bạn nên cho nước chanh vào. Chúng giúp phục hồi lại độ pH cho tóc và da đầu đồng thời hạn chế được mùi khó chịu. 6. Nếu chân có mùi hôi thì có nghĩa là cơ thể đang muốn nói với bạn rằng bạn cần phải thay đổi chế độ ăn kiêng. Đi tất cotton (thay chúng ngày hai lần) và nên đi giày da để da chân trao đổi được với không khi bên ngoài. Hàng tối ngâm chân vào nước nóng có pha chút phèn. Chà xát một vài miếng khoai tây dưới gan bàn chân để khử mùi và có thể rắc ít bột nở vào chân trước khi đi tất. Bột nở là loại chống mồ hôi rất tốt. Minh Anh
——————————————————————————————–
3
Các tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, vi khuẩn, tế bào chết… sẽ tạo thành mùi đặc trưng của cơ thể. Tùy theo cơ địa, cộng với vấn đề vệ sinh thân thể mà ở người này toát ra hương thơm dễ chịu, trong khi ở người khác mùi cơ thể lại khiến những người xung quanh tránh xa. Nếu không may cơ thể bạn không được thơm tho, bạn cũng đừng quá buồn bã. Hãy tìm xem thủ phạm gây ra sự khó chịu đó trú ẩn ở vùng nào để rồi chế ngự chúng. Theo các nghiên cứu, mùi hôi của cơ thể thường xuất phát từ 3 “điểm đặc biệt” sau: Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này Tuyến mồ hôi. Miệng: Mùi hôi là do hơi thở có chất lưu huỳnh hoặc acid béo. Nguyên nhân dẫn đến hơi thở có các chất kể trên là do lượng nước bọt tiết ra ít; do các vi khuẩn ký sinh trong miệng; do vệ sinh răng miệng và do thức ăn; do thuốc. Một nửa những người bị hôi miệng là do bệnh nướu răng, viêm miệng, lưỡi, lợi nướu răng, viêm amidan, nghẹt hay giảm bài tiết nước miếng; viêm xoang, bệnh mũi, giãn khí quản; tiểu đường; urê-huyết (hơi thở có mùi amoniac); chai gan (hơi thở có mùi tỏi hay trứng thối); thận hư (mùi tanh); bệnh liên quan đến dạ dày, hẹp môn vị, thoát vị khe thực quản… Giải pháp cho vấn đề này là vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Làm sạch kẽ răng bằng chỉ tơ, dùng nước súc miệng và vệ sinh lưỡi hằng ngày cũng giúp bạn loại bỏ mùi hôi do vi khuẩn gây ra. Điều trị những bệnh vùng miệng, mũi. Chân: Mùi hôi thường do các loại vi khuẩn, nấm ở chân sinh ra, nhất là ở những người có bệnh viêm da chân, mồ hôi ở chân nhiều. Trong các thủ phạm trên thì mồ hôi chân đứng ở vị trí số 1. Do lượng mồ hôi nhiều nên chân dễ bắt bẩn, vi khuẩn gây mùi hôi có điều kiện sinh sôi nảy nở nhanh hơn. Để hết mùi hôi chân, trước tiên bạn phải tìm cách để chân không ra mồ hôi nữa, đó là: đi giày hở mũi hoặc xăng-đan cho chân được thông thoáng. Đi tất làm từ sợi cotton và nên thay thường xuyên, đồng thời thay đổi giày dép luân phiên mỗi ngày để giày dép kịp khô ráo. Rửa sạch chân bằng nước ấm (hoặc ngâm chân vào nước pha muối hay pha giấm cũng có hiệu quả). Dùng bàn chải tơ thật mềm để đánh sạch các kẽ ngón chân, sau đó lau khô chân bằng khăn sạch, thoa phấn rôm để giữ chân khô ráo. Ảnh minh họa(nguồn Internet). Nách: Tuyến mồ hôi nhầy có ở nách, vùng sinh dục, bắt đầu phát triển từ tuổi dậy thì, hoạt động mạnh trong độ tuổi sinh đẻ và giảm hoạt động khi nhiều tuổi. Mồ hôi nhầy ngoài thành phần giống như mồ hôi nước còn có thêm glycogen, cholesterol, các hợp chất amoniac, acid béo… Sự phân hủy tổ chức đã bị ngấm mồ hôi bởi các vi khuẩn, nấm tạo nên một tổ hợp mùi ở nách rất khó ngửi. Nếu bị hôi nách nhẹ, chỉ cần thường xuyên dùng xà bông thơm và nước ấm rửa sạch nách, sau đó thoa phấn thơm. Nếu vẫn có mùi hôi thì dùng phèn chua phi lên tán thành bột xát vào nách khử mùi hôi. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại mỹ phẩm khử mùi ở dạng phun hơi, sáp, hay bi lăn. Công thức của loại này gồm có chất diệt vi khuẩn, chất làm giảm tiết mồ hôi và các hoạt chất bắt giữ mùi hôi. Chúng tác dụng với các chất có mùi hôi ở nách tạo thành một hợp chất không có mùi. Dùng phun xịt, hoặc lăn vào nách 2 lần/ngày, khi bớt thì dùng duy trì ngày một lần.
BS. Việt Lân