Không Gian Chữ Việt
trích từ : Tôi Yêu Tiếng Việt
(mViet 2004)
Chữ Việt có không gian ư? nó hình ra sao? lớn to nhỏ thế nào? Ngước nhìn trời chúng ta đôi lúc thấy những áng mây khác nhau trôi nổi bồng bềnh trên nền trời xanh. Mỗi cụm mây chiếm một chỗ trong không gian mà chúng ta gọi là 3 chiều: chiều ngang chiều dọc và chiều đứng.
Bạn hãy tưởng tượng mỗi một ngôn ngữ là một áng mây. Tiếng Việt là một áng mây ở phương Nam hướng Đông. Tôi đã từ lâu muốn biết áng mây Việt ra sao? Bầu trời thì rộng áng mây thì nhiều, thì sao nhận ra nó đây.
Mây trên trời tạo bởi các phân tử hơi nước, mỗi phân tử là tổng hợp của 2 Hydrogen và 1 Oxygen và mây nào cũng thế thôi, khác nhau màu sắc tùy lúc ánh sáng mặt trời khúc xạ qua nó: lúc mây hồng lúc đỏ rực, lúc tím thẫm...
Còn mây ngôn ngữ thoạt nhìn thì cái nào cũng giống cái nào, cũng là một chuỗi mẫu tự, nhất là những ngôn ngữ dùng chung mẫu tự La Tinh. Ắt là chúng khác nhau là thứ tự cách tạo ra từ (word)!!! Đó là chúng ta chưa nói tới câu văn, đoạn văn,...
Tiếng Việt có thêm 6 nguyên âm â ă ê ô ơ ư và có thêm 5 dấu thanh sắc huyền hỏi ngã nặng.Nămdấu này như 5 màu tô điểm trên hầu hết mọi nguyên âm. Mồi bạn thămmây Việt ngũ sắc, sau khi thăm bạn có thể lấy 1 vốc mây mà biết nó từ mây Việt chớ không phải từ những cụm mây khác.
Chúng ta hãy nhìn các lớp/tầng của mây Việt trong việc tạo các phân tử Từ /Chữ. Mỗi từ Việt nhìn đơn giản có 4 phần: 3 phần đầu là <âm đầu>,<âm giữa> và <âm cuối>. Âm được tạo bởi mẫu tự. Riêng âm giữa tạo ra chỉ bởi nguyên âm. Phần thứ tư là mây ngũ sắc tượng trưng cho 5 giọng (sắc, huyền, hỏi, ngã, và nặng) soi vào tầng 3 tạo thêm 5 phân tử mới với 5 nghĩa mới.
Như vậy chúng ta thấy các tầng lớp như sau:
Tầng 4: giọng áp dụng trên tầng 3: trông, trống, trồng, trổng, trỗng, trộng
Tầng 3: phân tử: thứ tự <âm đầu><âm giữa><âm cuối>: tr|ô|ng
Tầng 2: ba loại âm (tạo ra từ tầng 1): tr, ô, ng
Tầng 1: mẫu tự: t | r| ô | n | g
Tóm lại chúng ta nhận ra mây Việt khi chúng ta nhận ra cấu trúc nêu trên. Một chữ (chuỗi mẫu tự) không là chữ Việt (nói tắt là không-Việt) khi nó không có cấu trúc này!!!
Nhận thức được mây Việt rất quan trọng trong việc tránh đánh dấu trên các từ ngữ không-Việt!
Bài tiếp chúng tôi tìm chính xác bờ (biên giới) của mây Việt. Không phải chuỗi mẫu tự (tấng) nào cũng tạo ra âm (tầng 2); không phải 3 lại âm (tầng 2) nào cũng tạo ra phân tử trong tầng 3; và không phải lúc nào mây ngũ sắc cũng áp dụng được (thí dụ: tuyết và tuyệt chỉ có 2 giọng sắc và nặng mà thôi)
Edited by: mviet
trích từ : Tôi Yêu Tiếng Việt
(mViet 2004)
Chữ Việt có không gian ư? nó hình ra sao? lớn to nhỏ thế nào? Ngước nhìn trời chúng ta đôi lúc thấy những áng mây khác nhau trôi nổi bồng bềnh trên nền trời xanh. Mỗi cụm mây chiếm một chỗ trong không gian mà chúng ta gọi là 3 chiều: chiều ngang chiều dọc và chiều đứng.
Bạn hãy tưởng tượng mỗi một ngôn ngữ là một áng mây. Tiếng Việt là một áng mây ở phương Nam hướng Đông. Tôi đã từ lâu muốn biết áng mây Việt ra sao? Bầu trời thì rộng áng mây thì nhiều, thì sao nhận ra nó đây.
Mây trên trời tạo bởi các phân tử hơi nước, mỗi phân tử là tổng hợp của 2 Hydrogen và 1 Oxygen và mây nào cũng thế thôi, khác nhau màu sắc tùy lúc ánh sáng mặt trời khúc xạ qua nó: lúc mây hồng lúc đỏ rực, lúc tím thẫm...
Còn mây ngôn ngữ thoạt nhìn thì cái nào cũng giống cái nào, cũng là một chuỗi mẫu tự, nhất là những ngôn ngữ dùng chung mẫu tự La Tinh. Ắt là chúng khác nhau là thứ tự cách tạo ra từ (word)!!! Đó là chúng ta chưa nói tới câu văn, đoạn văn,...
Tiếng Việt có thêm 6 nguyên âm â ă ê ô ơ ư và có thêm 5 dấu thanh sắc huyền hỏi ngã nặng.Nămdấu này như 5 màu tô điểm trên hầu hết mọi nguyên âm. Mồi bạn thămmây Việt ngũ sắc, sau khi thăm bạn có thể lấy 1 vốc mây mà biết nó từ mây Việt chớ không phải từ những cụm mây khác.
Chúng ta hãy nhìn các lớp/tầng của mây Việt trong việc tạo các phân tử Từ /Chữ. Mỗi từ Việt nhìn đơn giản có 4 phần: 3 phần đầu là <âm đầu>,<âm giữa> và <âm cuối>. Âm được tạo bởi mẫu tự. Riêng âm giữa tạo ra chỉ bởi nguyên âm. Phần thứ tư là mây ngũ sắc tượng trưng cho 5 giọng (sắc, huyền, hỏi, ngã, và nặng) soi vào tầng 3 tạo thêm 5 phân tử mới với 5 nghĩa mới.
Như vậy chúng ta thấy các tầng lớp như sau:
Tầng 4: giọng áp dụng trên tầng 3: trông, trống, trồng, trổng, trỗng, trộng
Tầng 3: phân tử: thứ tự <âm đầu><âm giữa><âm cuối>: tr|ô|ng
Tầng 2: ba loại âm (tạo ra từ tầng 1): tr, ô, ng
Tầng 1: mẫu tự: t | r| ô | n | g
Tóm lại chúng ta nhận ra mây Việt khi chúng ta nhận ra cấu trúc nêu trên. Một chữ (chuỗi mẫu tự) không là chữ Việt (nói tắt là không-Việt) khi nó không có cấu trúc này!!!
Nhận thức được mây Việt rất quan trọng trong việc tránh đánh dấu trên các từ ngữ không-Việt!
Bài tiếp chúng tôi tìm chính xác bờ (biên giới) của mây Việt. Không phải chuỗi mẫu tự (tấng) nào cũng tạo ra âm (tầng 2); không phải 3 lại âm (tầng 2) nào cũng tạo ra phân tử trong tầng 3; và không phải lúc nào mây ngũ sắc cũng áp dụng được (thí dụ: tuyết và tuyệt chỉ có 2 giọng sắc và nặng mà thôi)
Edited by: mviet
Comment