• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

CHÚNG TA SẼ SỐNG THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG HỐI TIẾC LÚC SẮP LÌA TRẦN

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • CHÚNG TA SẼ SỐNG THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG HỐI TIẾC LÚC SẮP LÌA TRẦN

    5 ĐIỀU HỐI TIẾC NHẤT LÚC SẮP LÌA TRẦN

    Một nữ y tá người Úc tên Bronnie Ware đã có nhiều năm chuyên chăm sóc người bệnh ở thời kỳ 12 tuần cuối của cuộc đời họ. Qua đó cô đã có cơ hội ghi lại những điều mà người bệnh còn hối tiếc trước khi nhắm mắt. Cô nhận ra rằng khi người sắp qua đời được hỏi có điều gì trong cuộc đời mà họ hối hận vì đã không làm khác đi, đã có một số câu trả lời rất phổ biến trong tâm lý chung của con người ở giai đoạn này mà cô có thể tổng kết lại thành năm điều và viết thành cuốn sách cùng tên: “5 điều hối tiếc nhất lúc sắp lìa trần”. Đã không có câu trả lời nào đề cập đến sự ham muốn về tình dục hay những cú nhảy bungee mạo hiểm.
    Dưới đây là năm điều hối tiếc phổ biến nhất của những người sắp chết, mà Ware đã ghi lại:

    1. Giá mà tôi có đủ can đảm để sống một cuộc sống đúng với bản thân mình, chứ không phải là cuộc sống mà những người khác mong đợi ở tôi.
    “Đây là niềm hối tiếc phổ biến nhất. Khi con người ta nhận ra rằng cuộc đời của họ đang gần đến điểm kết thúc, ngoảnh nhìn lại, thật dễ dàng để nhận ra có bao nhiêu giấc mơ đã trôi đi mà chưa thành hiện thực. Hầu hết mọi người đã không tôn trọng thậm chí chỉ một nửa giấc mơ của mình và giờ đây họ phải ra đi trong suy nghĩ rằng điều này hoàn toàn do những gì họ đã lựa chọn, hoặc không lựa chọn. Sức khỏe mang lại một sự tự do mà rất ít người nhận ra, cho đến khi họ không còn có nó được nữa”.

    2. Giá mà tôi đã không làm việc một cách cật lực.
    “Điều hối tiếc này này đến từ tất cả các bệnh nhân nam mà tôi chăm sóc. Họ đã bỏ lỡ tuổi trẻ của con cái họ cũng như sự đồng hành của người bạn đời. Phụ nữ cũng có nhắc đến điều hối tiếc này, nhưng vì hầu hết họ đến từ thế hệ cũ, họ đã không cần phải là trụ cột gia đình. Tất cả những người đàn ông mà tôi đã chăm sóc đều hối hận một cách sâu sắc rằng họ đã chi tiêu quá nhiều cuộc sống của họ để chạy đua với công việc”.

    3. Giá mà tôi có đủ can đảm để bộc lộ cảm xúc của mình.
    “Nhiều người phải ức chế cảm xúc của mình để giữ hòa khí với những người xung quanh. Kết quả là, họ phải tự nén mình xuống sống một cuộc sống tầm thường và không bao giờ trở thành người mà họ đã thực sự có khả năng trở thành. Nhiều căn bệnh phát triển liên quan đến sự cay đắng và oán giận mà họ đã phải ôm trong người”.

    4. Giá mà tôi giữ liên lạc với bạn bè của tôi.
    “Thường thì họ sẽ không thực sự nhận ra những lợi ích đầy đủ của những người bạn cũ cho đến những tuần cuối cùng của cuộc đời, và không phải lúc nào cũng có thể tìm lại được bạn bè. Nhiều người đã bị kẹt trong cuộc sống riêng của họ đến nỗi đã để những tình bạn vàng trôi đi theo năm tháng. Đến cuối đời họ cảm thấy rất ân hận bởi đã không dành đủ thời gian và nỗ lực để chăm chút cho tình bạn của mình. Tất cả họ đều nhớ đến những người bạn của mình khi họ đang hấp hối”.

    5. Giá mà tôi để cho bản thân mình được hạnh phúc hơn.
    “Đây là một niềm hối hận phổ biến đến mức ngạc nhiên. Nhiều người cho đến phút cuối cùng mới nhận ra hạnh phúc chính là một sự lựa chọn cho cuộc sống. Họ bị kẹt trong những mô hình và thói quen cũ. Cái gọi là “sự dễ chịu” của sự quen thuộc đã lấn át đời sống tinh thần cũng như thể chất của họ. Sự sợ phải thay đổi đã khiến họ phải giả vờ với mọi người xung quanh và với chính bản thân họ, rằng họ đang rất mãn nguyện, nhưng thực ra, ở sâu bên trong, họ thèm được cười hết mình và có được lại sự khờ dại”.

    (S.T)Collapse this post
    Similar Threads
  • #2

    Đâu đợi đến sắp lìa trần mới hối tiếc.Nửa đời người là đã bắt đầu có những "giá như "rồi!
    xin cám ơn

    Comment

    • #3

      Chỉ cần biết sống buông xuống sạch tất cả, không dính mắc vào ai, vật gì, hoàn cảnh môi trường xung quanh thì làm gì có nối tiếc. Ngoài ra, luôn trau dồi sống có đạo đức nhân bản - nhân quả, "không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh."

      1- Luôn giữ gìn tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự trước mọi việc xả ra , nhìn chúng với đôi mắt nhân quả.
      2- Luôn sống biết thương yêu và tha thứ.
      3- Chỉ nói lời nói ái ngữ, ôn tồn, nhã nhặn, nhẹ nhàng và thành thât.
      4- Luôn sống biết cung kính và tôn trọng mọi người dù là trẻ em.
      5- Sống biết nhẫn nhục tuỳ thuận và bằng lòng với mọi lời nói, ý kiến và việc làm của người, để người vui, mình vụi
      6- Nhìn lỗi mình, đừng nhìn lỗi người.

      Comment

      • #4

        Bạn [phimanh] nói thật hay! Cứ như là một Giảng Sư (?)
        Nếu bạn post bài của ai đó, xin vui lòng cho ghi tên tác giả hoặc nguồn của bài.
        Còn không ghi chi hêt.. như bài trên; chúng tôi sẽ nghĩ rằng là của chính tác giả [phinhanh].

        Góp chút ý nhỏ, vì lợi ích chung của http://chutluulai.net/forums

        Rất mong bạn thực hiện và tôn trọng tác quyền. Để tránh việc là DĐ bị kiện vì tội vi phạm bản quyền, rất đáng xấu hỗ cùng nên tránh trong một thế giới có văn hoá trong ứng xử.
        Xin cảm tạ.
        Đã chỉnh sửa bởi LUONGYVIET; 07-05-2013, 04:58 AM.

        Comment

        Working...
        X
        Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom