• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

QUÁN MỤ LIÊN, QUÁN CÔ TƯ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • QUÁN MỤ LIÊN, QUÁN CÔ TƯ

    Ở ngã tư Bến đò Chợ Dinh có hai cái quán, phên tre, lợp tranh, đâu mặt nhau, trên đường đi về Bãi Dâu. Đó là quán mụ Liên và quán cô Tư.
    Chủ quán là hai bà già, lưng còng, tóc bạc. Cô Tư trông trẻ hơn chút và khuôn mặt sáng sũa. Hai quán đều bán hàng bánh kẹo lẽ, rượu trắng cho khách và một số đồ lặt vặt cho gia đình như kim, chỉ, hương, đèn, ….
    Thường là trẻ con mua kẹo hay bánh để ăn vặt. Người lớn ra quán làm một cốc rượu đế, …
    Quán Mụ Liên ở góc vườn rộng bạt ngàn của nhà ông Nho, sát bên ngôi miếu đi xuống bến đò của xóm Chợ Dinh. Ngôi miếu trông hơi y chùa một cột ở Hà Nội, nhưng từ dưới lên mái đều thẳng. Mỗi năm khi xóm Chợ Dinh cúng tế cụ Chằng đều quét dọn và mang đồ ra cúng. Ba mươi, mồng một, mười bốn, rằm, người ta cũng thường ra miếu thắp hương cúng, bái khi gặp chuyện hay cầu phúc, ….
    Ngôi miếu là dấu tích của một nền văn hóa truyền thống, kế thừa những nếp sống và suy nghĩ mà trong từng khoảnh khắc luôn có sự hiện diện của những người đã khuất.
    Ngôi miếu nay đã không còn. Trong thời kỳ bao cấp, ngôi miếu đã chịu chung số phận của những đợt đập phá am miếu, mệnh danh là bài trừ mê tín dị đoan...Để lại hôm nay đã trên 3 thập niên, nghề làm đồ mã đã phục hồi và lớn mạnh như cơn bão, nhà nhà khi cúng đều đốt đồ giấy. Người người khi cúng đều cầu phúc cầu lộc: Cho làm ăn ngày càng giàu hơn, cho tuổi thọ làm sao vượt trên 100 tuổi. OK! đồ mã bao nhiêu cũng làm: Nhà biệt thự, xe hơi, đại để đốt luôn bằng lái xe cho người âm ...
    Trở lại quán Mụ Liên, diện tích của quán khoảng đâu được 16m2, vuông vức, đây là một không gian nho nhỏ ấm cúng. Sau quầy dọn đồ bán là một chiếc phản gỗ, về đêm, mụ Liên ngủ luôn ở đây. Quán có bếp, có ảng nước trông ra vườn ông Nho bằng một cửa sau, cũng cửa chống, bên cạnh chỗ ngủ, có kê bàn để khách ngồi. Mùa đông ấm cúng, mùa hè thoáng mát, bởi gió bờ sông Hương lồng lộng. Các vách của quán, lưu ý nửa vách từ mặt đất trở lên, là xây bằng tập lô, nửa bức còn lại lên tới mái là phên tre, trét đất sét. Một phần vì vậy mà quán mát mẽ, ấm cúng.
    Tôi nhớ mãi, mỗi khi có được một đồng là vù một cái, tôi qua mụ Liên mua miếng kẹo đậu phụng. Mụ Liên bán đủ các thứ bánh kẹo, cung cấp cho người mua quà ăn vặt, nào kẹo gừng, kẹo que, kẹo đậu phụng, kẹo mè xững, …Bánh thì bàn quy, bánh tráng nướng, ngoài ra còn có chuối bán lẽ treo từng nãi như chuối mật, chuối bà lùn, và cây kim, cuộn chỉ.
    Quán cô Tư thì nằm trên góc vườn nhà bác Thông, hai mặt, mặt hướng ra đường Ôn Như Hầu (Phú Hậu), mặt ngó qua quán mụ Liên (hướng đi về Bãi Dâu). Cũng y như quán mụ Liên, quán cô Tư có cửa sau thông ra góc vườn nhà bác Thông. Nhưng quán cô Tư đơn giản vì cô Tư chỉ bán ban ngày, chiều tối, cô sập cửa, về nhà. Quán bán các mặt hàng cũng y như mụ Liên. Tôi thấy quán cô Tư đông khách đến ăn và mua đồ ăn vặt, ngồi chơi chuyện vãn nhiều hơn. Còn quán mụ Liên thì bán rượu đế cho mấy ông sồn sồn giãi quyết cơn ghiền nhiều hơn.
    Bác Tri, hình như thường chiều nào cũng ra quán mụ Liên uống một cốc rượu đế đâu khoảng 50 xu. Thế là thỏa mãn “cái chơn dơn”, từ bác Tri hay dùng khi nói chuyện với cha tôi.
    Ngoài ra còn có bác Bút.
    Bác Bút, sau mỗi chiều chèo đò xong, thế là đến quán mụ, kề cà vài ly rượu trắng. Thế là say, lè nhè nói đủ chuyện trên trời dưới đất mà hậu kết là hình ảnh một người đàn ông nằm lăn quay giữa đất chẳng biết trời trăng gì nữa. Có khi say quá, ông cởi luôn áo quần tồng ngồng, làm mất công mấy ông cảnh sát đến hốt đem về đồn Gia Hội.
    Thỉnh thoảng có cụ Chằng, em bác Tri qua quán mụ Liên làm một cốc. Thế là về. Cụ Chằng cũng chèo đò ở bến chợ Dinh nhưng cụ trẻ hơn bác Bút và tĩnh táo hơn, ít uống rượu. Có uống cũng không say.
    Một số khách khác, sau làng Phú Hậu, dưới Bãi Dâu. Đặc biệt có ông Đội Xếp mặt thường đỏ ửng khi uống vào, và gặp ai cũng chửi mắng lung tung, nhưng biết là ông say nên mọi người chỉ cười thây kệ.
    Gọi là ông Đội xếp có thể là vì ngày trước ông là lính của Pháp làm đến chức đội trưởng chăng. Ông người theo đạo Thiên Chúa, nhưng đối với chúng tôi, đặc biệt là anh tôi biết nhiều về gia đình ông phải chăng là vì ông Đội xếp có hai cô con gái. Còn quá nhỏ nhưng nhìn hai cô gái tôi cũng biết là đẹp. Cả hai chị em đều có nét lai. Nhưng có thể vì người cha hung dữ, hách dịch quá, mọi người đều ngán nên chẳng có ai nghĩ đến chuyện tán tỉnh, chinh phục người đẹp?
    Tuy nhiên, quán mụ Liên sau này lại cho vợ bác hớt tóc ở tuốt sau đường Võ Tánh, Phú Hậu thuê chèn vô để bán bún khô.
    Tôi ăn tô bún thịt nướng hay gọi là tô bún khô lần đầu tiên trong đời phải nói là từ quán mụ Liên.
    Ấn tượng đầu tiên là tô bún thịt nướng quá ngon, đậm đà. Tôi thích nhất là những củ hành hương chua ngọt, những cọng rau xanh như cải con, rau ngố, sa lách, … lẫn trong bún.
    Khi chan nước lèo vào, trước khi ăn, ta trộn đều tô bún. Cảm giác ngon miệng lan nhanh. Ta thích thú tận hưởng vị ngon của bún qua thịt bò nướng, hành chua ngọt, và cảm giác dịu nhẹ khi răng bạn nhai đều vị rau xanh một cách ngon lành, thỉnh thoảng nhai trúng củ hành hương hay củ kiệu chua ngọt thì thích thú làm sao! Tô bún đã hết lúc nào mà tôi không hay. Nhìn cái tô trống rỗng, lòng hơi tiếc rẽ, nhưng thôi đành vậy…
    Đã gần nửa thế kỷ trôi qua. Tóc tôi đã đốm bạc, vậy mà kỷ niệm vẫn rạng rỡ trong tôi mỗi lần trở về chốn xưa.
    Tất cả đều đã không còn. Quán mụ Liên bây giờ đã được thay thế bằng một quán bán cà phê cốc, không còn mái tranh vách đất mà xây vách, lợp tôn.
    Nhìn qua bên trái, quán cô Tư đã xóa sổ. Bây giờ đã rào chắn. Ngôi nhà bác Thông đã đổi chủ. Vẫn như ngày nào nhưng cửa đóng, vườn xưa hoang tàn, không người coi sóc. Tất cả không thấy có dấu vết sinh hoạt.
    Chủ mới mua nhưng vẫn chưa đến ở.
    Và … Bến đò chợ Dinh nay đã vắng bóng người chèo. Một chiếc cầu đã bắc ngang nối dài bên này với bên kia. Không còn xa vời vợi như ngày xưa, mỗi lần nhìn dòng nước lạnh lùng. Chiếc cầu nằm sừng sững sát nhà dân xóm Chợ Dinh ở gần. Có lẽ vì để tiết kiệm tiền bồi thường giải tỏa.
    Người ta đã so sánh chiếc cầu như một ngôi nhà không có sân, không có không gian chứa. Nó trở nên xơ cứng đến độ vô duyên chưa kể về vấn đề bảo đảm an toàn cho người dân sống gần cầu.
    Và … Bến đò chợ Dinh vẫn còn nhưng đã vắng chiếc đò ngày nào với hính bóng người chèo. Bến đò cũng không còn như ngày xưa. Bến bị thu hẹp lại nhỏ như con hẽm do người dân hai bên lấn đất bởi lòng tham vô độ.
    Tất cả đều đã không còn!
    Kỉ niệm, … Xa quá mà cũng gần quá phải không bạn?
    Đã chỉnh sửa bởi Nguyễn Lương Tuấn; 24-04-2013, 05:46 AM.
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom