• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

CHIA SẺ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • CHIA SẺ




    Chia sẻ là sự chia bớt, san sẻ những gì mình có cho người khác. Người biết sống chia sẻ luôn tìm thấy niềm vui và hạnh phúc. Vì niềm vui và hạnh phúc đó đến từ niềm vui và hạnh phúc của người khác.

    Chia sẻ có thể được tìm thấy trong xã hội qua nhiều cấp bậc:

    Cấp 1: Chia sẻ giữa những người thân với nhau. VD: người anh chia sẻ viên kẹo với người em, còn thằng bạn đứng đó thì không được chia viên kẹo nào.

    Cấp 2: Chia sẻ những thứ không phải của mình. Ví dụ: Nhà thờ phát bánh mì, chúng ta nhận về đem phát lại cho hàng xóm, bạn bè người thân quen,…

    Cấp 3: Chia sẻ những gì mình có dư, không dùng tới nữa, hoặc đã củ nhưng vẫn còn dùng được cho người khác. Ví dụ: chia sẻ quần áo củ, xe đạp củ, đồ chơi củ, giường, ghế, bàn củ,…

    Cấp 4: Chia sẻ những gì mình có, còn mới tốt hoặc mua những thứ mới tốt cho người khác cần. Ví dụ: mình có dư quần áo mới, đẹp chưa mặc, gạo, tiền bạc, xe đạp, máy móc, thức ăn… đem chia sẻ với người đang cần quần áo, gạo, tiền bạc, xe đạp, máy móc, thức ăn …

    Cấp 5: Chia sẻ những gì mình biết được cho mọi người cùng biết. Chia sẻ những gì mình sáng tạo ra, tạo ra, chế tạo ra, thiết kế ra, phát minh ra cho tất cả mọi người cùng biết. Không cần đăng ký bản quyền cho riêng mình, công khai tất cả mọi chi tiết tính toán, thiết kế phát minh, công nghệ không giấu một điểm nào. Ví dụ: Nếu bạn nào có khả năng thiết kế phát minh ra một loại máy có thể làm thay đổi đường bay của hỏa tiển mang đầu đạn hạt nhân quay trở lại điểm xuất phát và chia sẻ phát minh này cho tất cả các nước trên thế giới biết, thì mình nghĩ sẽ ngăn chặn được một phần nào những hiểm họa hủy diệt loài người do chiến tranh gây ra. Lúc đó không có nước nào dám bắn tên lửa vào nước khác, vì lúc đó ai cũng sợ “gậy ông đập lưng ông”.

    Cấp 6: Chia sẻ thức ăn cho các loài vật hoang dã. VD: tại Mỹ tôi thường thấy có rất nhiều người đem đồ ăn ra những công viên cho các loài chim trời, vịt trời,... và các thú vô chủ như chó, mèo, sóc... Ngoài ra chúng ta còn có thể chia sẻ thức ăn cho các loài vật côn trùng xung quanh chổ chúng ta ở như kiến, gián, rắn, thằn lằn,...để chúng không vào nhà ta tìm kiếm thức ăn.

    Cấp 7: Chia sẻ những khó khăn. Có nhiều người cùng cảnh ngộ đang khổ, đói rách,…Một gia đình trong số họ nhận được sự giúp đỡ từ một bàn tay nhân ái 5kg gạo và những thức ăn khác. Gia đình đó liền đem 5kg gạo và những thức ăn trên đem chia sẻ đều lại cho những hộ gia đình đang đói khác, mà không giữ để lại 5kg gạo đó riêng cho gia đình mình. Hành động chia sẻ này thật là tuyệt vời.

    Cấp 8: Chia sẻ nhà ở cho những người vô gia cư. Không phân biệt sang giàu, màu da, tiếng nói, dân tộc. Tại Ấn Độ có ông thánh Gandhi đã từng chia sẻ nhà của mình và sống chung với những người dân thuộc tầng lớp nghèo nhất trong xã hội.

    Cấp 9: Chia sẻ cho những người đối nghịch với mình, cho kẻ thù. Ví dụ: nếu biết người đã từng ghét mình, thường nói xấu mình, trách mắng mình, đánh mình, trộm cắp đồ của mình,... đang lúc khó khăn, cần giúp đở, chúng ta nên bỏ qua ân oán phía sau, ra tay nghĩa hiệp giúp đở họ hết mình. Phật dạy: "Chỉ có lòng yêu thương mới hóa giải hận thù".

    Cấp 10: Chia sẻ môt phần các cơ quan nội tạng như thận, phổi, gan,... hiến máu nhân đạo, truyền máu cho người thân.

    Cấp 11: Chia sẻ môt phần các cơ quan nội tạng như thận, phổi, gan,... hiến máu nhân đạo, truyền máu cho người không quen biết.

    Cấp 12: Chia sẻ tất cả những gì mình có cho tất cả mọi người, vào chùa hoặc tu viện sống đời sống như đức Phật Thích Ca cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, ba y một bát, cắt ái ly gia, khất thực từng ngày, ngày ăn một bữa, nguyện sống đời sống ly dục ly ác pháp, thiểu dục tri túc, biết sợ hãi từng lỗi nhỏ nhặt. Đời sống trắng bạch như vỏ óc, phóng khoáng như hư không, không còn bị ràng buộc và dính mắc vào bất kỳ thứ gì trên đời.

    Ngoài chia sẻ vật chất tiền bạc, của cải, tri thức, một phần thân thể, con người còn có thể chia sẻ công sức, thời gian, phương tiện, tài năng, những suy nghĩ tích cực, tư tưởng tích cực, cảm xúc tích cực và lời nói.

    Chia sẻ luôn gắn liền với danh lợi, hành động cung kính và tôn trọng, trực tiếp hoặc gián tiếp. Do vậy có 2 loại người:
    • Người thích người khác biết đến khi làm việc thiện; có người thì không thích ai biết tên tuổi hoặc mặt mình, họ chỉ âm thầm giúp đở chia sẻ hoặc có giúp ai cũng không nhận công, không để lại tên tuổi, không cần bằng khen.
    • Người tặng phẩm, đưa quà tặng bằng 2 tay, nhẹ nhàng. Còn người khác thì đưa chỉ một tay hoặc vứt lên bàn, vứt vào nón, vứt vào bát xin
    • Người thì trực tiếp mang tặng phẩm đến tận tay cho người nhận. Có người thì nhờ hoặc sai người khác trao tặng. Mời bạn đọc câu truyện "Thành phố Monza"
    • Có người chỉ chia sẻ cho người thân, có người thì không phân biệt ai, ai họ cũng chia sẻ bình đẳng như nhau.


    Tóm lại, người sống biết chia sẻ, không màng danh lợi, bình đẳng cung kính và tôn trọng, không phân biệt ai, mang niềm vui và hạnh phúc đến mọi người, cho mình, người đó có đức chia sẻ.

    Sự xếp hạng cấp bậc ở trên chỉ là tương đối. Có thể còn nhiều dạng chia sẻ khác chưa được nhắc đến, kính xin các bạn đóng góp thêm để cùng học hỏi. Cám ơn.
    Đã chỉnh sửa bởi Hương Bình; 04-05-2013, 05:46 AM.
    Similar Threads
  • #2

    CHIỀU SÂU CỦA SỰ CHIA SẺ


    Sau khi tốt nghiệp, tôi tham gia công tác từ thiện tại địa phương. Công việc của tôi là phân phát thực phẩm cho gia đình thật sự khó khăn.

    Một buổi tối nọ, tôi nhận được tin báo từ Hội Từ Thiện: có một gia đình có 8 đứa trẻ đang rất cần sự giúp đỡ. Họ không còn gì để ăn từ nhiều ngày qua. Tôi vội vã rời nhà, mang theo một ít gạo và thức ăn trong túi. Đó là một ngôi nhà cũ nát. Trong nhà không có một vật dụng gì đáng giá. Những đứa trẻ quần áo rách rưới, đang run lên vì đói. Nhìn những khuôn mặt vàng vọt, xám xịt lại vì thiếu ăn, tôi không thể cầm lòng được.

    Tôi vội vã mở túi, dốc hết gạo và thức ăn ra, rồi thúc giục người mẹ: - Chị hãy nấu ngay cho bọn trẻ một bữa ăn thật ngon nào!

    Dường như bà không nghe lời tôi nói, cũng không nhìn thấy ánh mắt nôn nóng, trông chờ của lũ trẻ; bà lập tức chia số gạo và thức ăn ra làm hai phần, để ở nhà một phần và mang phần kia chạy nhanh ra khỏi nhà.

    Vài phút sau bà quay về với vẻ mặt trông rất mãn nguyện, tôi liền hỏi:
    - Chị đi đâu thế?
    - Tôi đem gạo sang người hàng xóm. Họ cũng đang đói như chúng tôi!

    Tôi thực sự ngạc nhiên trước hành động đầy nhân ái của người phụ nữ. Theo lẽ thường, khi con người đã quá khổ sở với những khó khăn, cơ cực mà mình đang nếm trải, thì sẽ ít, thậm chí không có thời gian và tâm sức để quan tâm đến người khác, cho dù họ cũng có những nỗi đau và khó khăn như mình. Nhưng trong căn nhà cũ nát này, tôi đã thấy điều ngược lại.

    Tôi đã học được từ người phụ nữ nghèo khổ ấy nhiều điều ý nghĩa về tình người. Con người luôn có nhu cầu được chia sẻ, cả khi tuyệt vọng nhất hay hạnh phúc nhất. Chỉ cần như thế, nỗi đau sẽ vơi đi một nữa và niềm hạnh phúc sẽ được nhân đôi.
    Hạt Giống Tâm Hồn, tập VI, trang 10.

    PHÂN ĐOẠN:

    1. Sau khi tốt nghiệp, tôi tham gia công tác từ thiện tại địa phương. Công việc của tôi là phân phát thực phẩm cho gia đình thật sự khó khăn.
    2. Một buổi tối nọ, tôi nhận được tin báo từ Hội Từ Thiện: có một gia đình có 8 đứa trẻ đang rất cần sự giúp đỡ. Họ không còn gì để ăn từ nhiều ngày qua. Tôi vội vã rời nhà, mang theo một ít gạo và thức ăn trong túi.
    3. Đó là một ngôi nhà cũ nát. Trong nhà không có một vật dụng gì đáng giá. Những đứa trẻ quần áo rách rưới, đang run lên vì đói. Nhìn những khuôn mặt vàng vọt, xám xịt lại vì thiếu ăn, tôi không thể cầm lòng được.
    4. Tôi vội vã mở túi, dốc hết gạo và thức ăn ra, rồi thúc giục người mẹ: - Chị hãy nấu ngay cho bọn trẻ một bữa ăn thật ngon nào!
    5. Dường như bà không nghe lời tôi nói, cũng không nhìn thấy ánh mắt nôn nóng, trông chờ của lũ trẻ; bà lập tức chia số gạo và thức ăn ra làm hai phần, để ở nhà một phần và mang phần kia chạy nhanh ra khỏi nhà.
    Vài phút sau bà quay về với vẻ mặt trông rất mãn nguyện, tôi liền hỏi:
    - Chị đi đâu thế?
    - Tôi đem gạo sang người hàng xóm. Họ cũng đang đói như chúng tôi!
    6. Tôi thực sự ngạc nhiên trước hành động đầy nhân ái của người phụ nữ. Theo lẽ thường, khi con người đã quá khổ sở với những khó khăn, cơ cực mà mình đang nếm trải, thì sẽ ít, thậm chí không có thời gian và tâm sức để quan tâm đến người khác, cho dù họ cũng có những nỗi đau và khó khăn như mình. Nhưng trong căn nhà cũ nát này, tôi đã thấy điều ngược lại.
    7. Tôi đã học được từ người phụ nữ nghèo khổ ấy nhiều điều ý nghĩa về tình người. Con người luôn có nhu cầu được chia sẻ, cả khi tuyệt vọng nhất hay hạnh phúc nhất. Chỉ cần như thế, nỗi đau sẽ vơi đi một nữa và niềm hạnh phúc sẽ được nhân đôi.

    ĐÁP ÁN:

    1. ĐỨC HIẾU SINH THÂN HÀNH (Tham gia công tác từ thiện)
    2. ĐỨC BỐ THÍ HIẾU SINH Ý HÀNH, THÂN HÀNH (Được tin mang gạo và thực phẩm)
    3. THIẾU ĐỨC HIẾU SINH BỐ THÍ (Nhân quả tâm keo kiệt quá khứ)
    4. ĐỨC BỐ THÍ HIẾU SINH THÂN HÀNH, KHẨU HÀNH (Mở túi và thúc dục)
    5. ĐỨC HIẾU SINH BỐ THÍ CAO THƯỢNG THÂN HÀNH, KHẨU HÀNH (Chia số gạo và thức ăn ra làm hai phần…)
    6. MỘT TÂM HỒN CAO THƯỢNG HIẾU SINH.
    7. MỘT BÀI HỌC ĐỨC HIẾU SINH TUYỆT VỜI.




    Đã chỉnh sửa bởi Hương Bình; 04-05-2013, 05:40 AM.

    Comment

    • #3

      Xin có góp ý nhỏ:
      - Bạn post bài, theo ý mình. Còn người đọc, hiểu ra sao; xin để cho bạn đọc được tự do hiểu.
      Đấy là cách nên làm. Vì Diễn Đàn không phải là Lớp học của một ai.

      Những phân đoạn và những từ ngữ của Phật Giáo mà bài mà bạn Up lên. Thiển ý tôi là không nên có.

      Xin đa tạ.

      Comment

      Working...
      X
      Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom