• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

NHỚ HUẾ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • NHỚ HUẾ

    NHỚ HUẾ

    (Biết sao nói năng

    Nhớ ai bâng khuâng

    Cửa the gió rình

    Vườn cau nước dâng)

    (thơ Huy cận)



    Trời mưa đã ba ngày, mưa Huế dầm dề, lê thê. Hoài trở mình trên bộ phản lim lên nước bóng lưởng, nhìn ra cửa sổ, vườn cau đứng ủ ê trong gió lạnh buốt. Hoài tinh nghịch mở rộng cánh cửa gổ, rướn người thọc bàn tay vào ang đầy ăm ắp nước mưa trong vắt, cái thứ nước mưa hứng từ tàu cau có quyện mùi thơm tinh khiết của hoa cau và mùi nồng nồng của đất ẫm, Hoài xuýt xoa vì lạnh rồi cười khúc khích. Chị An mở mắt dậy càu nhàu, lăn mình tránh những tia nước lạnh rẫy ra từ tay Hoài:

    - Con nhỏ ni mi ngịch chi mà nghịch vô duyên vô đứa vậy tề? Con gái sắp lấy chồng tới nơi còn dọc nước mưa.

    Hoài chống hai bàn tay trắng xanh vào cằm, bĩu đôi môi hồng:

    - Ai bảo chị rứa? Ðứa mô thúi mồm? Tui không có lấy chồng, người ta còn nhỏ tuổi mà lấy chồng chi?

    Chị An ngồi hẵn lên, búi lại mái tóc dày đen nặng trĩu, nhún vai:

    - Ai mà thèm chộ mi làm chi, mạ nói túi nay có người tới hỏi mi đó. Không lo xuống phụ mạ nấu bếp đãi người ta mà còn ngồi mơ mộng. Túi ni mạ đãi to lắm, có chạo tôm nè, nộm sứa nè, chè sen , chè bắp với cái món mi ưa nhất là bánh lá, bánh nậm.

    Hoài xoay người ôm riết chị An vào lòng, rồi dí một ngón tay vào cái cổ cao trắng ngần của chị:

    - Nè, có nói ra là ai đến nhà mình túi ni không? Tui chọt cho chết bây giờ nì?

    Chị An cười khúc khích vùng vẫy la lớn lên:

    - Con kia, mi không biết ốt dột hả? Con gái giỡn chi mà giởn dai dữ rứa? Bỏ tau ra!

    Tiếng mạ ngân nga vang lên từ nhà sau:

    - Con An, con Hoài không xuông phụ mạ mà làm chi lục đục trên nớ ?

    Chị An thoát được khỏi tay Hoài, cười lanh lãnh chạy vụt ra khỏi phòng.

    Hoài ngồi vòng tay ôm gối, úp hai gò má đỏ bừng nóng hôi hổi vào tay áo lụa, thừ người suy nghĩ: là ai vậy ta? Con bác Nguyện thì mình không ưa, con trai chi mà gặp con gái mặt mày đỏ lựng, không nói được tiếng mô chỉ lúng búng trong mồm. Còn con chú Phán thì còn nhỏ tuổi hơn mình nhiều. Chẵng lẻ lại là . anh? Chưa chi Hoài đã thấy tim mình đập rộn ràng trong lồng ngực, hai ngón tay búp măng xoắn muốn rách vỏ áo gối lụa. Hôm qua anh có ghé nhà chơi với ba me, mình chỉ kịp chạy núp sau cửa, không ngờ mới có mấy năm mà anh khác ghê, rắn rỏi, cao lớn, da mật ong, khác hẵn hồi còn tắm sông, bắt chuồn chuồn cắn rún năm xưa. Hoài chợt bắt gặp mình đang mĩm cười, soi trong gương, hồnc căng hai má." Người chi mà bí mật quá, gặp người ta chĩ cười tủm tĩm khen lớn khen xinh, mà chẳng nói chi hết. Ðã vậy túi nay, người ta không thèm nhìn mặt, cho bỏ ghét".

    Có tiếng dàn guitar bập bùng vẵng sang từ hàng chè tàu xanh mướt ngăn cách hai nhà, Hoài lim dim mắt nhìn trộm sang, dáng anh nghiêng nghiêng bên cây đàn, mái tóc bồng bềnh che một bên mặt và từng tiếng thánh thót của bài nhạc classique "romance" hoà lẫn trong tiếng mưa buồn man mác. Một cơn gió mạnh xộc vào phòng mang theo những hạt mưa li ti lạnh buốt và hương Mai Chiếu Thủy nồng nàn, Hoài đóng vội cánh cửa sổ khi thoáng thấy đôi mắt đen của anh ngước lên nhìn đắm đuối. ?người chi mà kỳ".

    Hoài bước nhanh ra khỏi phòng, chạy ào xuống bếp bóc một miếng chả tôm nóng hôi hổi cho vào miệng. Mạ khẽ gõ chiếc đũa cả lên tay Hoài, mắng yêu:

    - Con gái chi mà hư thân quá, chưa đi đã chạy, chưa nói đã cười, ăn không coi nồi, ngồi không coi hướng. Mai mốt đây rồi về nhà chồng người ta cười mạ thúi mũi.

    Hoài nũng nịu ôm cổ mạ:

    - Thôi mà mạ, cho con xin đi, cứ chửi con hoài, con không đi lấy chồng mô, con ở vậy nuôi mạ suốt đời.

    Mạ nhăn mặt, đẫy Hoài ra, vuốt lại tóc:

    - Thôi đi cô, tui còn lạ chi mấy cô nữa, nơi liến láo rứa rùi ba bảy hai mươi mốt ngày là bỏ mạ theo chồng hết. Túi nay nhà người ta tới làm quen với mình đó, rồi hỏi xin cái lể dạm ngõ, cô liệu có ưng không để cho tui còn tính.

    Chị An cười dài giọng:

    - Tau thấy được đó Hoài, bên đó với bên ni là nhà hàng xóm, bước qua bước lại mấy bước thôi. Có chuyện chi nó ăn hiếp mi thì mi chạy về mét mạ.

    Hoài chun mũi, hít một hơi dài mùi bắp sữa ngọt ngào. Tay chị An xát đều con dao hai lưởi xắt ngọt theo thân bắp óng anh màu vàng mở gà. An nhón tay mở nắp vung nồi nước luộc cùi bắp, lao chao:

    - Ui, bắp cồn Hến hả mạ? Túi nay mạ đãi to rứa?

    - Ờ, sáng sớm ni mạ mua được mớ bắp cồn, may mình nhanh tay không thì cũng hết.

    Hoài cúi đầu bên mâm bánh lá nghi ngút khói, nhỏ giọng lí nhí:

    - Có phải không mạ Có phải nhà Mệ Nghĩa hàng xóm hỏi con không?

    - Ừa, người ta con nhà hoàng tộc, quý phái, nền nếp, mà anh Huy thì con đã biết rồi, người ta ăn học dàng hoàng ở Sài gòn về, nay mai lại đi nước ngoài tu nghiệp. Con lấy nó là có phước ba đời con ạ.

    Hoài quay ngoắt đi, che miệng cười:

    - Mà sao mạ không hỏi ý con, lỡ con không ưng thì răng?

    Mạ gí một ngón tay dính bột bánh vào cái trán dô bướng bĩnh của Hoài, đay nghiến:

    - Mồ tổ cha cô, tui lại còn phải hỏi ý kiến cô nữa sao, ba me đặt đâu thì con ngồi đó, áo mặc sau qua khỏi đầu, ngày xưa tao lấy cha tụi bay có biết mặt mô mà cũng con cái đầy đàn, sống với nhau đến bây chừ không có một lời tiếng chi!

    Hoài bụm miệng cười:

    - Vì cha con đẹp trai nhất làng mà mạ.

    Mạ bật lên cười, đôi má đỏ hồng, mắt đen lóng lánh như chuổi ngọc trai đeo trên cổ:

    - Cha tổ cô, chỉ có cái miệng nói xàm là không ai bằng. Không đi hái cho tui mấy cánh sen ướp trà mà còn đứng đó cười à? Nhân tiện hái cho tui nắm rau thơm về thái ghém ăn với cơm Hến hỉ!

    Hoài mang guốc gỗ vông lẹp kẹp, quàng vội chiếc nón lá mỏng bứơc ra sau vườn, mưa chỉ còn lắc rắc trên tàng nhản ngự trĩu trái vàng ươm. Cây khế bên hồ rung rinh, những cánh hoa tím thẫm hình sao rụng li ti trên mặt nước. Hoa Sen đã kịp nở rộ giữa hồ sau mùa trăng, những cánh hoa màu hồng nhạt vường bụi phấn vàng lấm tấm run rẩy trong gió như những bàn tay thon thả của con gái vươn lên trên lá sen màu xanh ngọc lóng lánh giọt mưa. Hoài đang nghiêng người với lấy một cành sen gần nhất thì chợt một giọng trầm ấm cất lên ngay sau lưng:

    - Ðể anh hái cho. Coi chùng té.

    Hoài dấu ngay khuôn mặt nóng bừng và run rẫy sau vành nón lá, lí nhí:

    - Làm người ta hết hồn à.

    Anh bật cười nhỏ, tinh nghịch:

    - Răng mà hết hồn? Anh làm chi mà em mất hồn dữ rứa?

    Hoài vùng vằn giận dỗi, xoay mặt lại, quên hết mắc cỡ:

    - Anh mà còn chọc như rứa là em không thèm nói chuyện với anh nữa mô.

    - Thôi anh xin lỗi mà, anh đi xa về, răng không thèm nói chuyện với anh? Răng mà lại trốn anh?

    Hoài chợt thấy mắt mình rưng rưng:

    - Người ta đi học ở xa, thiếu gì cái đẹp cái hay, tui nỏ có biết gì, nỏ có dám nói chuyện.

    Anh lại cười khẻ, ánh mắt ấm nồng như lửa:

    - Anh nỏ có thấy cái chi đẹp, cái chi hay như ở Huế mình hết. Em có nhớ câu ni không? "học trò xứ Nghệ ra thi, thấy cô gái Huế chân đi không đành". Chiều nay anh dẫn ba me qua nhà, em có chịu không?

    Hoài cúi đầu thật thấp:

    - Em không biết chi, để ba me tính. Chuyện của người lớn, có phải chuyện của em.

    - Răng không phải chuyện của em? Anh chỉ muốn biết tình cảm của em thôi. Em nghỉ sao ? Răng anh viết thư hỏi mà em không trả lời?

    Hoài cười mĩm, giơ tay ngắt một cọng ngò xanh ngắt đưa lên mũi:

    - Dân đi học Sài gòn mà không biết chi hết á? Con gái Sài gòn nói ra răng: "đưa tay ngắt lấy cọng ngò."

    Chưa nói hết câu, Hoài xoay vội người bỏ chạy vào trong nhà, má itóc thề đen mướt tung lên che đôi con mắt sắc lúng liếng tình tứ. Tiếng anh rạng rỡ đuổi theo:

    - Nè, sao không đem sen vào cho me? Túi ni đọc cho anh câu còn lại nghe!

    Hoài dừng lại bên cửa bếp ngăn hơi thở rộn ràng, thì thầm:

    - Người đâu nói không biết dị, mạ của người ta, chứ mạ mô của mình !!!

    **** **** ****

    Ðêm.

    Trăng lạnh và mờ đục trên nền trời đen thăm thẳm.

    Không gian sau mưa mát như thạch mới cắt, thấm đẫm mùi hương nồng nàn của hoa Lài, hương ngan ngát của hoa Ngâu, thanh tao của hoa cau và hương ngọt ngào của nhản lồng chín tới.

    Hoài ngồi trên hàng ba, mái tóc thề che nghiêng khuôn mặt trái xoan trắng mờ mờ trong sương đêm, đôi khi chìm lẫn với bông bướm bạc đong đưa bên thềm. Anh ngồi đối diện, ngón tay thon dài gõ rời rạc trên đàn guitar. Hoài chợt mĩm cười vu vơ, nhớ đến buổi ban chiều khi anh và ba me mới đến trước cổng rào, mạ đã hối hã giục chị An ra mở cửa, tóc anh vương li ti những bông mận trắng tinh khiết. Lúc Hoài khép nép ra chào, cô kịp thấy mắt anh đắm đuối nhìn cô chiêm ngưỡng. Chị An đã dấm dúi xoa nhẹ một lớp phấn nụ Mệ Sen lên làn da trắng mịn của Hoài, hai gò má tròn đầy phơn phớt phấn nụ màu hồng sen, và môi chúm chím ững lên một màu hồng nhạt trinh bạch. Chị An tát khẻ vào má Hoài xuýt xoa khen em tui tươi như quả táo. Còn trong mắt anh, Hoài thấy ánh sáng thảng thốt của hoàng tử khi gặp cô Tấm đi hội thử hài.

    Anh chợt ngẩng đầu lên, nheo mắt:

    - Răng từ đầu buổi tới chừ em không nói chi hết?

    - Có chi mô mà em nói. Em nghe anh đàn.

    - Bây chừ mỗi ngày anh đều sang đây chơi, em đồng ý không?

    Hoài dẫu môi:

    - Anh sang hoài, chị An chọc em. Dị lắm.

    - Hay. em sang nhà anh.

    - Vô duyên chưa kìa, người ta trộ chết, ai mà con gái lại sang nhà con trai chơi.

    - Sao hồi nhỏ ngày nào em cũng sang chơi được? Em sang đi rồi anh hái mít non chấm muối ăn, anh dạy em bơi sang Gia hội, chiều thì mình đi thả diều.

    - Xí.Anh chộ người ta hoài? bây giờ người ta lớn rồi, ai còn ăn mít non chấm muối. Người ta cũng không cần ai dạy bơi.

    Anh bật cười:

    - Vậy mà anh tưởng em còn nhỏ hoài như hồi anh bắt chuồn chuồn kim cắn rún cho em biết bơi, đau quá trời mà em gan cóc tía nằm cắn môi không dám khóc.

    Hoài cúi đầu cảm động:

    - Răng mà anh nhớ dai rứa. Anh còn nhớ gì nữa không?

    - Nhớ nhiều chớ. Anh nhớ lúc anh đạp xe chở em lên Trùi chơi, rồi hai đứa mình ăn bánh bèo cắn ớt trâu cay xé lưỡi, rồi trời mưa mình tắm mưa, té xe xuống ruộng bắp, em nhớ không? Anh và em tức quá bẻ bắp nướng ăn tới túi mới về. Hai đứa bị một trận đòn tét đít.

    Hoài bật cười khúc khích. Anh chợt nắm nhẹ tay Hoài.

    - Anh còn nhớ nhiều, nhiều lắm, ba năm đi học.

    Hoài cắt ngang, tức tưởi:

    - Ba năm đi học là ba lá thư, anh nhớ cái chi mà mỗi năm chỉ gửi cho em có một lá thư?

    - Em quên rồi. Người xưa nói "ứng thị tiên lang hoài biệt hận, ức nhân toàn tại bất ngôn tri".

    Hoài ngâm khe khẻ:

    - "Hẵn chàng ôm hận vì xa cách. Nổi nhớ cần chi thốt thành lời". Vậy anh gửi cho em tờ giấy trắng không đi, đừng có chữ mô. Mà phải là mỗi ngày một tờ, 1080 tờ tất cả.

    Anh chợt nghiêm giọng:

    - Em thì tính bằng ngày, bằng tháng, còn anh thì anh thở cũng là hơi thở của Huế, tâm trí luôn nghĩ về Huế, có nhiều lúc anh cứ nghĩ mình còn ở Kim long, bước sang hàng chè tàu là gặp được em.

    Hoài vẫn ấm ức:

    - Nhưng anh nhớ Huế chứ nhớ chi em?

    Hoài thấy tay mình bị xiết chặt trong tay anh nóng hổi:

    - Sao em cứ ương với anh như ngày nào vậy Hoài? Em có biết em là chi của anh không? Em là tất cả Huế của anh.

    Hoài cắn chặt môi rung rung, một giọt nước mắt lớn đọng hoài trên mi không rơi xuống. Tim Hoài đập rộn ràng người cô lâng lâng như đang bay lơ lững giữa bầu trời đêm cao trong thăm thẵm lấp lánh màu trắng sửa của dãi Ngân hà. Gío đêm phơ phất mang theo một làn hương thanh sạch mát rười rượi. Ðêm của Huế.
    Similar Threads
  • #16

    ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi bichlien101046 View Post
    Xin chào SAUDONG trới ơi!may mà mình múa riu qua mắt thợ rồi mình cứ tưởng SD là lớp trẻ chả biết gì mình đã cười trong bụng giờ mới ngớ ra là gặp sư tổ giả nai hihi mình đang đợi để biết thêm nhiều điều kỳ thú xin chào bạn chúc mọi điều tốt đẹp

    ui chao sis Hoa Sen Xanh ơi, nghe sis khen chẻ chung làm SĐ cười hòai. rồi tà tà soi gương, tự nhiên thấy mình chẻ đi mười tuổi, còn có.. sáu mí hà.

    Đố sis BL người nghệ sĩ nào là người đầu tiên hát bài Ngày Xưa Hòang Thị? (hát xong và có thu băng luôn á)

    Comment

    • #17

      Xin chào chị SÂUDONG em đầy dẩy thắc mắc khi đọc mấy dòng của chị em có thể đoán chị là ai rồi nhưng dự đoán chứ chưa chắc vậy chị khg cần tiết lộ rõ ràng mà chỉ phác hoạ chân dung sơ sơ là em khẳng định được chị là ai liền em rất nóng lòng hihihi em cứ tương trên diễn đàn này mình là lớn tuổi bich lien 101046 là đầy đủ tên ngày tháng năm sinh vậy em nhỏ hơn chị và xin làm em chị ok không Em rất mê bài NGAY XUA HOANG THI và bài ĐƯA EM TÌM ĐỘNG HOA VÀNG bài thứ 1 thì dể thương bai 2 thì lãng mạng ... Vài hàng sơ giao em chúc chị mọi sự như ý
      Đã chỉnh sửa bởi bichlien101046; 29-05-2013, 07:12 PM.

      Comment

      • #18

        ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi SauDong View Post
        ui chao sis Hoa Sen Xanh ơi, nghe sis khen chẻ chung làm SĐ cười hòai. rồi tà tà soi gương, tự nhiên thấy mình chẻ đi mười tuổi, còn có.. sáu mí hà.

        Đố sis BL người nghệ sĩ nào là người đầu tiên hát bài Ngày Xưa Hòang Thị? (hát xong và có thu băng luôn á)
        chị ơi, em nghe bác Phanxipang nói là cô Thai thanh là người hát đầu tiên phải không a.

        Comment

        • #19

          ơ hay SAUDONG đã nói HOANG OANH hát đầu tiên rồi mà phải khg vạy

          Comment

          • #20

            1. Ui chao, nếu dễ quá thì SauDong đố làm chi nè. Những ca sĩ trình bày bài NXHT thì Hoàng Oanh hát ti vi đầu tiên và Thái Thanh hát trên radio ngày hôm sau. Nhưng câu đố trên... kg giản dị đâu. Người nghệ sĩ đầu tiên hát bài này, tự đệm đàn và còn thu băng nữa.. chính là bác Phạm Duy. Ngày mai SĐ có chi tiết rõ hơn nhé.

            2. Só ri hôm qua chọc mí "sis" 1 chút thôi chứ SĐ là 1 thằng chứ kg phải là 1 con. Tuổi đời thì đang dạng "nằm trên nằm dưới" chứ chưa đến dạng "sấu số, sấu xí" hay dạng "bậy bạ bậy tùm lum". Có lẽ trên diễn đàn CLL thì chỉ có 5 người thực sự biết SĐ và đã có sis CT post hình trong mục nhạc rồi. Hic hic, hôm nay mò lại thì tấm hình đã biến mất vì .. lâu quá chẳng ai thèm xem. Só rì nhé, hôm nay SĐ đính chính lại để mấy chị khỏi nhầm kẻ hèn này với mí ông hàng xóm nữa.

            Năm mươi, một nửa chặng đường
            Hay là cuối dốc tha phương kiếp người
            Đã chỉnh sửa bởi SauDong; 29-05-2013, 11:59 PM.

            Comment

            • #21

              Ngo ơi chị em mình bị lừa 1 cú ngoạn muc he he cũng vui

              Comment

              • #22

                ưm hừm, để em ngọ nguậy 2 cái tai xem cảm giác làm con lừa em, nó thế nào nhe..hehe..cũng vui vẻ cả nhà à, anh- chị - em thì đều là người yêu văn nghệ cả mạ
                em cũng phục câu đồ và câu trả lời của SĐ (nay em chẳng xưng hô gì cho nó an toàn nhé) quay 1 hồi là mọi ng mòng mòng chóng mặt mất rui..
                thì đợi xem hồi sau sẽ hay vậy!

                Comment

                • #23

                  (xin phép mượn cái thread này cúa bà chị để post 1 bài SĐ đang viết nhé. Hy vọng là ngày mai viết xong phần cuối.)




                  Bụi Đỏ Ngày Xưa


                  Chiều nay tan sở ai về
                  Bước chân ngõ nhỏ đường quê phượng buồn
                  Tay cầm cuốn sổ nhìn thương
                  Ngày xưa lỡ sửa, giờ vương nỗi sầu

                  Năm 1966 Ba tôi giải ngũ và chuyển sang đời sống dân sự. Đầu tiên ông làm công chức, phục vụ tại Ty Thanh Niên-Sài Gòn. Với nhiều thì giờ rỗi rảnh, ông mầy mò tìm thêm những mối làm ăn cũng như những trò chơi mới để thay cho đời sống quân ngũ. Ông đẩy tôi và hai bà chị đi học hát lò Nguyễn Đức ở gần Chợ Lớn. Rồi thúc đẩy tôi học đàn măng cầm, tập gõ trống, và học vẽ với ban Gió Khơi ở viện Pasteur. Rồi năm 70, ông đọc một mẫu rao vặt trong trang báo Chính Luận với vài giòng như sau "nghệ thuật Viết Chữ Đẹp ... để chinh phục nhân tâm một cách thanh tao... ". Thế là ông gọi "khổ chủ" đến để tham khảo. Hôm ấy họa sĩ Lê Ngô Tài ghé nhà chúng tôi để trổ vài nét chữ. Ông mặc quần áo lính dù, ngồi trịnh trọng lấy màu nước pha một chén đỏ, rồi dùng ngòi viết lá tre để viết những giòng chữ như phượng múa trước mắt chúng tôi. Tôi có cảm tưởng như đang nhìn nét in trên tờ thiệp hồng; tôi còn nhớ trên trang giấy ông đã ghi lại một câu thơ nổi tiếng “trăm năm trong cõi người ta, chữ Tài chữ Mệnh khéo mà ghét nhau”. Tự nhiên tôi cảm phục cái nét thanh tao của người nghệ sĩ có chữ “Tài” này. Thế là suốt một tháng trời, căn phòng ăn ở nhà tôi mỗi tối đã trở thành một lớp học nho nhỏ gồm tôi, mấy bà chị và mấy cô em họ cùng gò lưng mài bút với ông thày họa sĩ này. Ba tôi cũng ham chuộng nét đẹp nên tối nào cũng ghé mắt nhìn sự tiến triển của chúng tôi.

                  Cuối khóa học, còn vài ngày nữa là học hết nghề của họa sĩ Tài thì thầy Tài cầm đến một tấm bìa trắng. Ông cắt nhỏ để khi gấp đôi lại thì chỉ bằng một bàn tay. Thế là tối hôm đó, thày Tài chỉ cho tụi tôi kẻ một bài hát bên trong tấm bìa. Bên ngòai, thày phác hoạ vài nẻt để tô điểm tờ bìa (dạo ấy không có phần mềm, không có photoshop nên cực thì thôi ! ). Phải đến tối thứ nhì tôi mới thực hiện xong tờ nhạc của tôi. Và đương nhiên tôi chọn một bài mà tôi yêu thích và.. ngắn.. cho đỡ tốn giấy mực.... tôi hãnh diện đưa cho Ba tôi xem bài Sầu Đông mà tôi kẻ khung nhạc, ghi lại lời và phía ngòai có hình vẽ một chiếc lá nằm trơ trọi trên vỉa hè.

                  Không biết Ba tôi có biết bài Sầu Đông hay không, hay là tôi có viết sai chính tả chỗ nào hay không mà Ba tôi cầm tờ nhạc nho nhỏ kia, xăm soi kỹ lắm. Khi tôi quay lưng làm tiếp bài tập khác thì Ba tôi gọi thày Tài ra góc nhà bàn chuyện. Không biết Ba tôi hỏi chuyện gì mà thày Tài bẽn lẽn nói tờ nhạc kia là một sáng kiến của thày. Thày có ý tưởng chép lại nhạc bằng cách trình bày lãng mạn riêng của mình.. từ thuở thày theo đuổi cô. Lúc ấy tôi nghe Ba tôi tấm tắc khen tác phẩm của thày Tài và sau đó hai người rù rì thì thầm gì đó cả 15-20 phút.

                  Sau khi khóa học chấm dứt, một tuần sau thày Tài trở lại và chính thức cùng Ba tôi mở đầu cho phong trào Nhạc Bỏ Túi thuở ấy. Vài bài đầu tiên tôi còn nhớ là Buồn Tàn Thu, Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài, Mộng Dưới Hoa, Kỷ Niệm ... Đại khái là bước đầu Ba tôi bỏ vốn ấn loát và dùng một góc cửa hàng của Mẹ tôi trên thương xá Tam Đa (hiệu Thanh Hương lầu 1, đầu cầu thang cuốn đi lên) để bán nhạc. Thày Tài góp công bằng cách đi mua lại bản quyền một số nhạc xưa để mang về xào lại(giá rẻ, thường là 2 đến 5 ngàn đồng một bản nhạc cũ rích đã phát hành cả chục năm về trước). Thày có công tác ghi chép lại rồi cho in ở một nhà in trong tầng dưới một ngôi chùa đường Nguyễn Huệ - Phú Nhuận (giờ là đường Thích Quảng Đức). Chỉ trong vài tháng phong trào nhạc Bỏ Túi thành công, lan rộng phổ thông khắp nước, gia đình tôi làm chủ bản quyền cho khỏang 10-15 bài hát xưa. Tôi và mấy bà chị đảm nhận công tác trả lời thư cho các Fan khắp nơi gửi về. Phải nói là giới trẻ VN tuy nghèo nhưng tinh thần đam mê âm nhạc khá cao. Tôi có đọc nhiều lá thư nguệch ngọac từ những vùng xa xăm như Cà Mau, Vũng Liêm đến những địa danh quen thuộc như Nha Trang, Quảng Trị. Đa số là thư chúc. Nhiều người còn bỏ tiền vào phong bì để đặt mua vài bản nhạc mà họ yêu thích như Trả Lại Em Yêu, Sầu Mà Chi Em, Phố Đêm... có một lần tôi đọc thấy ai đó yêu cầu xuất bản bài Sầu Đông. Với những yêu cầu này, đương nhiên là chúng tôi không có vì đâu phải bản nhạc nào cũng có. Thế là đành trả lại tiền và đính kèm một bài nhạc tặng. Tôi thích bài Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài và Tìm Nhau nên hay nhét bài này vào lá thơ hồi âm để tặng Fan. Giá mà hồi đó có e-mail như bây giờ thì tiện việc trả lời biết là bao. Và nếu có mấy phần mềm MicroSoft thì tụi tôi chỉ cần Cốp Pi rồi Dán vào thơ là .. voilà .. xong ngay.

                  Một thời gian ngắn sau Ba tôi và thày Tài tiến thêm một bước nữa là sáng tác "tập nhạc" Bỏ Túi gồm 5-6 bản trong 1 tập. Tôi còn nhớ tập nhạc đầu tiên là tập Hè Về. Phía sau bìa nhạc là 1 câu ghi "trung tâm Thanh Hương xuất bản và giữ bản quyền.. mọi chi phiếu xin gửi về ông Nguyễn Như Thức... ". Lúc ấy tuy còn nhỏ nhưng tôi cũng thấy một niềm hãnh diện khi tên Ba tôi đi đến trái tim từng người.

                  Năm 72 theo đà thành công, Ba tôi dấn thân làm liều đi xa hơn với một gian lều bán nhạc Bỏ Túi trong đại hội nhạc Trẻ ở sân Hoa Lư. Tôi còn nhớ buổi chiều mưa chợt đổ xuống khi một ban nhạc trẻ đang chơi bài "Have you seen the rain" của Rod Steward. Thế là thiên hạ chạy vội vào mấy gian lều... núp mưa. Lúc ấy tôi và mấy người cộng sự viên của Ba tôi bán không ngởt tay. Lần đó, Ba tôi kiếm được một số tiền lớn. Với số tiền này, Ba tôi và thày Tài chơi trội làm một thay đổi mà nhiều Fan Nhạc Bỏ Túi mong đợi là xuất bản những bản nhạc nổi tiếng đương thời. Thày Tài tìm đến nhà bác Phạm Duy ở Phú Nhuận với dự định mua bản quyền bài Kỷ Vật Cho Em. Chắc ai cũng nhớ tới bài KVCE xôn xao một thời và đã đi chung với phong trào phản chiến dạo ấy. Ba tôi đã bàn kỹ với thày Tài và cả hai rất chuẩn khi chọn bài này để sản xuất nhạc nhỏ. Bác Phạm Duy thuở ấy mới trạc 50t, nhìn còn phong độ lắm với một mái tóc vừa điểm sương. Tiếp Ba tôi và thày Tài, bác cười khi nghe lời đề nghị muốn mua lại bản quyền bài Kỷ Vật. Thọat đầu Ba tôi tưởng Bác không đồng ý vì giá của Ba tôi .. chắc hơi rẻ. Nhưng không, bác cười cười và phán " bài Kỷ Vật Cho Em là quá khứ rồi, giờ không ăn tiền nữa đâu các bác ơi". Tiếp lời, bác hứa sẽ bán cho "công ty" nhạc nhỏ của Ba tôi một bài hát mới toanh nhưng sẽ nổi tiếng không thua bài Kỷ Vật của năm 69-70.

                  (còn tiếp)
                  Đã chỉnh sửa bởi SauDong; 30-05-2013, 11:25 AM.

                  Comment

                  • #24

                    ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi SauDong View Post
                    (xin phép mượn cái thread này cúa bà chị để post 1 bài SĐ đang viết nhé. Hy vọng là ngày mai viết xong phần cuối.)




                    Bụi Đỏ Ngày Xưa


                    Chiều nay tan sở ai về
                    Bước chân ngõ nhỏ đường quê phượng buồn
                    Tay cầm cuốn sổ nhìn thương
                    Ngày xưa lỡ sửa, giờ vương nỗi sầu

                    Năm 1966 Ba tôi giải ngũ và chuyển sang đời sống dân sự. Đầu tiên ông làm công chức, phục vụ tại Ty Thanh Niên-Sài Gòn. Với nhiều thì giờ rỗi rảnh, ông mầy mò tìm thêm những mối làm ăn cũng như những trò chơi mới để thay cho đời sống quân ngũ. Ông đẩy tôi và hai bà chị đi học hát lò Nguyễn Đức ở gần Chợ Lớn. Rồi thúc đẩy tôi học đàn măng cầm, tập gõ trống, và học vẽ với ban Gió Khơi ở viện Pasteur. Rồi năm 70, ông đọc một mẫu rao vặt trong trang báo Chính Luận với vài giòng như sau "nghệ thuật Viết Chữ Đẹp ... để chinh phục nhân tâm một cách thanh tao... ". Thế là ông gọi "khổ chủ" đến để tham khảo. Hôm ấy họa sĩ Lê Ngô Tài ghé nhà chúng tôi để trổ vài nét chữ. Ông mặc quần áo lính dù, ngồi trịnh trọng lấy màu nước pha một chén đỏ, rồi dùng ngòi viết lá tre để viết những giòng chữ như phượng múa trước mắt chúng tôi. Tôi có cảm tưởng như đang nhìn nét in trên tờ thiệp hồng; tôi còn nhớ trên trang giấy ông đã ghi lại một câu thơ nổi tiếng “trăm năm trong cõi người ta, chữ Tài chữ Mệnh khéo mà ghét nhau”. Tự nhiên tôi cảm phục cái nét thanh tao của người nghệ sĩ có chữ “Tài” này. Thế là suốt một tháng trời, căn phòng ăn ở nhà tôi mỗi tối đã trở thành một lớp học nho nhỏ gồm tôi, mấy bà chị và mấy cô em họ cùng gò lưng mài bút với ông thày họa sĩ này. Ba tôi cũng ham chuộng nét đẹp nên tối nào cũng ghé mắt nhìn sự tiến triển của chúng tôi.

                    Cuối khóa học, còn vài ngày nữa là học hết nghề của họa sĩ Tài thì thầy Tài cầm đến một tấm bìa trắng. Ông cắt nhỏ để khi gấp đôi lại thì chỉ bằng một bàn tay. Thế là tối hôm đó, thày Tài chỉ cho tụi tôi kẻ một bài hát bên trong tấm bìa. Bên ngòai, thày phác hoạ vài nẻt để tô điểm tờ bìa (dạo ấy không có phần mềm, không có photoshop nên cực thì thôi ! ). Phải đến tối thứ nhì tôi mới thực hiện xong tờ nhạc của tôi. Và đương nhiên tôi chọn một bài mà tôi yêu thích và.. ngắn.. cho đỡ tốn giấy mực.... tôi hãnh diện đưa cho Ba tôi xem bài Sầu Đông mà tôi kẻ khung nhạc, ghi lại lời và phía ngòai có hình vẽ một chiếc lá nằm trơ trọi trên vỉa hè.

                    Không biết Ba tôi có biết bài Sầu Đông hay không, hay là tôi có viết sai chính tả chỗ nào hay không mà Ba tôi cầm tờ nhạc nho nhỏ kia, xăm soi kỹ lắm. Khi tôi quay lưng làm tiếp bài tập khác thì Ba tôi gọi thày Tài ra góc nhà bàn chuyện. Không biết Ba tôi hỏi chuyện gì mà thày Tài bẽn lẽn nói tờ nhạc kia là một sáng kiến của thày. Thày có ý tưởng chép lại nhạc bằng cách trình bày lãng mạn riêng của mình.. từ thuở thày theo đuổi cô. Lúc ấy tôi nghe Ba tôi tấm tắc khen tác phẩm của thày Tài và sau đó hai người rù rì thì thầm gì đó cả 15-20 phút.

                    Sau khi khóa học chấm dứt, một tuần sau thày Tài trở lại và chính thức cùng Ba tôi mở đầu cho phong trào Nhạc Bỏ Túi thuở ấy. Vài bài đầu tiên tôi còn nhớ là Buồn Tàn Thu, Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài, Mộng Dưới Hoa, Kỷ Niệm ... Đại khái là bước đầu Ba tôi bỏ vốn ấn loát và dùng một góc cửa hàng của Mẹ tôi trên thương xá Tam Đa (hiệu Thanh Hương lầu 1, đầu cầu thang cuốn đi lên) để bán nhạc. Thày Tài góp công bằng cách đi mua lại bản quyền một số nhạc xưa để mang về xào lại(giá rẻ, thường là 2 đến 5 ngàn đồng một bản nhạc cũ rích đã phát hành cả chục năm về trước). Thày có công tác ghi chép lại rồi cho in ở một nhà in trong tầng dưới một ngôi chùa đường Nguyễn Huệ - Phú Nhuận (giờ là đường Thích Quảng Đức). Chỉ trong vài tháng phong trào nhạc Bỏ Túi thành công, lan rộng phổ thông khắp nước, gia đình tôi làm chủ bản quyền cho khỏang 10-15 bài hát xưa. Tôi và mấy bà chị đảm nhận công tác trả lời thư cho các Fan khắp nơi gửi về. Phải nói là giới trẻ VN tuy nghèo nhưng tinh thần đam mê âm nhạc khá cao. Tôi có đọc nhiều lá thư nguệch ngọac từ những vùng xa xăm như Cà Mau, Vũng Liêm đến những địa danh quen thuộc như Nha Trang, Quảng Trị. Đa số là thư chúc. Nhiều người còn bỏ tiền vào phong bì để đặt mua vài bản nhạc mà họ yêu thích như Trả Lại Em Yêu, Sầu Mà Chi Em, Phố Đêm... có một lần tôi đọc thấy ai đó yêu cầu xuất bản bài Sầu Đông. Với những yêu cầu này, đương nhiên là chúng tôi không có vì đâu phải bản nhạc nào cũng có. Thế là đành trả lại tiền và đính kèm một bài nhạc tặng. Tôi thích bài Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài và Tìm Nhau nên hay nhét bài này vào lá thơ hồi âm để tặng Fan. Giá mà hồi đó có e-mail như bây giờ thì tiện việc trả lời biết là bao. Và nếu có mấy phần mềm MicroSoft thì tụi tôi chỉ cần Cốp Pi rồi Dán vào thơ là .. voilà .. xong ngay.

                    Một thời gian ngắn sau Ba tôi và thày Tài tiến thêm một bước nữa là sáng tác "tập nhạc" Bỏ Túi gồm 5-6 bản trong 1 tập. Tôi còn nhớ tập nhạc đầu tiên là tập Hè Về. Phía sau bìa nhạc là 1 câu ghi "trung tâm Thanh Hương xuất bản và giữ bản quyền.. mọi chi phiếu xin gửi về ông Nguyễn Như Thức... ". Lúc ấy tuy còn nhỏ nhưng tôi cũng thấy một niềm hãnh diện khi tên Ba tôi đi đến trái tim từng người.

                    Năm 72 theo đà thành công, Ba tôi dấn thân làm liều đi xa hơn với một gian lều bán nhạc Bỏ Túi trong đại hội nhạc Trẻ ở sân Hoa Lư. Tôi còn nhớ buổi chiều mưa chợt đổ xuống khi một ban nhạc trẻ đang chơi bài "Have you seen the rain" của Rod Steward. Thế là thiên hạ chạy vội vào mấy gian lều... núp mưa. Lúc ấy tôi và mấy người cộng sự viên của Ba tôi bán không ngởt tay. Lần đó, Ba tôi kiếm được một số tiền lớn. Với số tiền này, Ba tôi và thày Tài chơi trội làm một thay đổi mà nhiều Fan Nhạc Bỏ Túi mong đợi là xuất bản những bản nhạc nổi tiếng đương thời. Thày Tài tìm đến nhà bác Phạm Duy ở Phú Nhuận với dự định mua bản quyền bài Kỷ Vật Cho Em. Chắc ai cũng nhớ tới bài KVCE xôn xao một thời và đã đi chung với phong trào phản chiến dạo ấy. Ba tôi đã bàn kỹ với thày Tài và cả hai rất chuẩn khi chọn bài này để sản xuất nhạc nhỏ. Bác Phạm Duy thuở ấy mới trạc 50t, nhìn còn phong độ lắm với một mái tóc vừa điểm sương. Tiếp Ba tôi và thày Tài, bác cười khi nghe lời đề nghị muốn mua lại bản quyền bài Kỷ Vật. Thọat đầu Ba tôi tưởng Bác không đồng ý vì giá của Ba tôi .. chắc hơi rẻ. Nhưng không, bác cười cười và phán " bài Kỷ Vật Cho Em là quá khứ rồi, giờ không ăn tiền nữa đâu các bác ơi". Tiếp lời, bác hứa sẽ bán cho "công ty" nhạc nhỏ của Ba tôi một bài hát mới toanh nhưng sẽ nổi tiếng không thua bài Kỷ Vật của năm 69-70.

                    (còn tiếp)
                    trời ơi..thật là trái đất tròn, hoạ sĩ viết chữ đẹp trong bai của SD chính la..ba của NGỌ đấy!
                    Ngọ đọc mà choáng váng luôn! ngày xưa Ngọ còn nhỏ xí nên chỉ biết ba Ngọ có nha xuất bản Rồng tiên nho nhỏ và có xuất bản nhạc bỏ tui..có thể Sầu đông hco biết tên của bác trai được kg? Ngọ về hỏi ba, thế nào ba cũng biệt
                    Không ngờ có ngày người cũ mình lại gặp nhau qua CLL như thế nay..

                    Comment

                    • #25

                      ah ha quá hay hay quá ta ! từ ngày SD nhảy vô có nhiều bất ngờ lý thú ghê vui quá là vui

                      Comment

                      • #26

                        thì tên Ba tôi có ghi trong bài đó.... O Ngọ nhìn thấy chưa?

                        Xưa nhà thày Tài nằm trong 1 hèm nhỏ trên đường Trương minh Ký (Lê văn Sỹ) ... phải kg nè? Giờ thì "đi quanh tìm hoài... ai mang nhỏ Ngọ đi rồi"

                        Nếu đúng thì xin báo cho thày Tài biết là bác Thức đã qua đời, cuối tuần này là giỗ 100 ngày và SĐ viết bài này để cúng Ba mình đấy.

                        Và đây là câu đố dễ nhất nè. Hoạ sĩ Lê Ngô Tài có sáng tác 1 bài hát; vậy tên bài hát này là gì và ca sĩ nào đã "đầu tiên" trình bày lăng xê bài này?

                        Comment

                        • #27

                          ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi SauDong View Post
                          thì tên Ba tôi có ghi trong bài đó.... O Ngọ nhìn thấy chưa?

                          Xưa nhà thày Tài nằm trong 1 hèm nhỏ trên đường Trương minh Ký (Lê văn Sỹ) ... phải kg nè? Giờ thì "đi quanh tìm hoài... ai mang nhỏ Ngọ đi rồi"

                          Nếu đúng thì xin báo cho thày Tài biết là bác Thức đã qua đời, cuối tuần này là giỗ 100 ngày và SĐ viết bài này để cúng Ba mình đấy.

                          Và đây là câu đố dễ nhất nè. Hoạ sĩ Lê Ngô Tài có sáng tác 1 bài hát; vậy tên bài hát này là gì và ca sĩ nào đã "đầu tiên" trình bày lăng xê bài này?
                          trời, bác Thức thì Ng nhớ chứ sao kg? mà vì đọc nhanh qua, hồi hộp quá nên lướt qua mật
                          ngày xưa nhà ba Tài ở cư xá Kiến Thiết đường Trương minh Giảng, nay thì ở gần khu Ông tạ, Bảy hiện để Ngọ về hỏi ba xem..chứ bài hát đầu tiên của ông già Ng đã quên mất rồi hehe... chỉ là ba Tài viết lời nhạc cho 1 bài hát thội

                          Bác Thức qua đời ở đây hay đậu Ng mới gọi điện thoại cho ba Tài và ông già muốn đi thặm
                          Có gì anh cho Ng xin số điện thoại để ông già tiện việc liên lạc nhẹ
                          cảm ơn anh SĐ trược

                          Comment

                          • #28

                            Ui chao O Ngọ nguậy ơi là ngọ nguậy... SĐ đã nói là Trương Minh Ký mà còn sửa lưng tui là Trương Minh Giảng. Đường Lê Văn Sỹ lúc xưa thì từ cổng xe lửa số 6 đi về phía SaiGon thì là đường Trương Minh Giáng; từ đó đi về Lăng Cha Cả thì gọi là Trương Minh Ký. Tuy nhiên rắc rối quá nên thiên hạ đồng hoá là Trương Minh Giảng đó.

                            Sầu còn nhớ nhà thày Tài có mặt tiền bề ngang rộng, còn cô Tài thì nhỏ gầy nói tiếng Huế rặt, còn thầy Tài thì người Phan Thiết hén. Quãng 71-73 thì SĐ nhớ là o Ngọ còn nhỏ, hình như chỉ 2-3t... phải không nè.

                            Ba SĐ mất rằm tháng giêng đầu năm nay ở bang Texas Mỹ Tho, cuối tuần là xả tang 100 ngày đó. Ba tuần nữa là SĐ về thăm SaiGon, sẽ ở khúc công viên Hoàng Văn Thụ hoặc khúc cổng xe lửa số 6; vậy xin hẹn thày Tài đi ăn phở hén.

                            Riêng O thì SĐ xin hẹn O đi ăn chè ở tiệm chè 75... chắc O biết chỗ này chứ... đường Trần Quang Diệu, sát ngã tư Huỳnh Văn Bánh đó... Không có trốn à nhen !

                            À quên, bài hát của thày Tài là bài Trọn Đời Yêu Em.. mở đầu bằng câu "Nắng lên cuối đồi nghe lòng chơi vơi" và ca sĩ trình bày là Anh Khoa. Chắc O biết rành về sự liên hệ của thày Tài và Anh Khoa chứ.
                            Đã chỉnh sửa bởi SauDong; 31-05-2013, 05:04 AM.

                            Comment

                            • #29

                              chúc mưng SD va Ngo chuyện như trong tiểu thuyết rất có hậu vậy làm B L cũng vui lây ah mà SD cho đi ăn chè vơiiiiiii nhé

                              Comment

                              • #30

                                ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi bichlien101046 View Post
                                chúc mưng SD va Ngo chuyện như trong tiểu thuyết rất có hậu vậy làm B L cũng vui lây ah mà SD cho đi ăn chè vơiiiiiii nhé

                                Chết thực, quên khuấy mất không mời bà chị Hoa Sen Xanh Biếc này. Không có chị BL thì... thì... thì.... lấy ai giả tiền đây ! Hihi, 2 sis cứ tự nhiên .. ăn cho mau lớn hén.

                                Vậy chừng 1 tiếng nữa, tui trốn Sếp , ghé vào đây.. ghi tiếp về Bụi Đỏ Ngày Xưa và cái bài hát định mệnh đó hén. Để cho chị BL và O Ngọ thấy... tui hổng ưa cái bài hát vô duyên đó.

                                Tôi đã về đây con ngõ xưa
                                Nhìn vài vũng lội dưới cơn mưa
                                Bóng Ngọ tóc dài chừ buông xõa
                                Dáng thày múa chữ mấy dòng thưa

                                Tiếng nhạc vẳng đưa khúc nhạc buồn
                                Ngày Xưa Hòang Thị gói niềm thương
                                Lời hát xa xưa bao nhung nhớ
                                Ngòai trời mưa đổ, lệ theo nguồn

                                Đã chỉnh sửa bởi SauDong; 31-05-2013, 07:48 AM.

                                Comment

                                Working...
                                X
                                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom