Chân giò lợn giàu dinh dưỡng, có protein, chất béo, gelatin, carbohydrat; ngoài ra còn có Ca, P, Fe… Theo Đông y, chân giò vị mặn, tính bình; vào vị. Có tác dụng bổ huyết, thông nhũ, sinh cơ liền sẹo. Dùng cho các trường hợp huyết hư suy nhược, sản phụ ít sữa, mụn nhọt lở ngứa. Hằng ngày có thể dùng 1 hoặc 2 cái bằng cách nấu, hầm… Sau đây là một số món ăn - bài thuốc có chân giò lợn:
Sản phụ sau đẻ bị tắc sữa, ít sữa: móng giò 2 cái, mộc thông 20g. Mộc thông nấu lấy nước (bỏ bã) nấu với chân giò, nấu thành canh, thêm gia vị, ăn ngày 1 lần.
Hoặc: móng giò 1 cái, gạo tẻ 100g. Nấu thành cháo, thêm muối gia vị.
Hoặc: lạc hạt 90g, chân giò 1 cái. Lạc hạt đập nghiền vụn, chân giò làm sạch chặt khúc, thêm gia vị hầm nhừ.
Hoặc: chân giò 1 cái, vừng đen 250g. Vừng đen rang chín, tán mịn để sẵn. Mỗi lần ăn 10 - 15g, ăn kèm với canh chân giò hầm, ngày 3 lần.
Thiếu máu, giảm bạch cầu và tiểu cầu: móng giò 2 cái, lạc nhân 50g, đại táo 10 quả, thêm gia vị hầm nhừ ăn ngày 1 lần.
Trường hợp thận hư liệt dương, sản phụ ít sữa tắc sữa: chân giò 1 cái, tôm 100 - 150g. Chân giò làm sạch chặt miếng; tôm bóc vỏ, cho rượu đun nhỏ lửa cho chín; thêm gia vị (có thể thêm khoai tây, cà rốt...); hầm chín nhừ, ăn trong ngày. Dùng cho sản phụ ít sữa, nam giới liệt dương.
Móng giò lợn nấu lạc nhân bổ huyết, tốt cho sản phụ thiếu sữa, người bị thiếu máu giảm bạch cầu và tiểu cầu.
Ngoài ra móng giò còn dùng chữa một số bệnh:
Chảy máu cam, đại tiểu tiện xuất huyết: móng giò 2 cái, tây thảo 30g, hoè hoa 30g, đại táo 10 trái. Hòe hoa, tây thảo gói trong vải xô, cùng hầm chín nhừ, bỏ bã thuốc, thêm gia vị.
Chữa huyết hư đau nhức chân tay, phù nề lở ngứa: móng giò 2 cái, hành sống 50g. Móng giò rửa sạch chặt lát, cho hành, muối, nước đun nhỏ lửa cho chín nhừ, thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Tỳ vị hư, ăn kém, gầy sút, lao phổi, ho khan, họng khô, khát nước: hoàng tinh 12g, đảng sâm 12g, đại táo 5 quả, gừng tươi 15g, nóng giò 750g. Chân giò được làm sạch, nướng qua trên bếp than, chặt lát; hoàng tinh, đảng sâm được gói trong vải xô. Tất cả cho vào nồi, đổ nước hầm cho chín nhừ. Bỏ bã thuốc, ăn trong ngày.
Sản phụ sau đẻ bị tắc sữa, ít sữa: móng giò 2 cái, mộc thông 20g. Mộc thông nấu lấy nước (bỏ bã) nấu với chân giò, nấu thành canh, thêm gia vị, ăn ngày 1 lần.
Hoặc: móng giò 1 cái, gạo tẻ 100g. Nấu thành cháo, thêm muối gia vị.
Hoặc: lạc hạt 90g, chân giò 1 cái. Lạc hạt đập nghiền vụn, chân giò làm sạch chặt khúc, thêm gia vị hầm nhừ.
Hoặc: chân giò 1 cái, vừng đen 250g. Vừng đen rang chín, tán mịn để sẵn. Mỗi lần ăn 10 - 15g, ăn kèm với canh chân giò hầm, ngày 3 lần.
Thiếu máu, giảm bạch cầu và tiểu cầu: móng giò 2 cái, lạc nhân 50g, đại táo 10 quả, thêm gia vị hầm nhừ ăn ngày 1 lần.
Trường hợp thận hư liệt dương, sản phụ ít sữa tắc sữa: chân giò 1 cái, tôm 100 - 150g. Chân giò làm sạch chặt miếng; tôm bóc vỏ, cho rượu đun nhỏ lửa cho chín; thêm gia vị (có thể thêm khoai tây, cà rốt...); hầm chín nhừ, ăn trong ngày. Dùng cho sản phụ ít sữa, nam giới liệt dương.
Móng giò lợn nấu lạc nhân bổ huyết, tốt cho sản phụ thiếu sữa, người bị thiếu máu giảm bạch cầu và tiểu cầu.
Chảy máu cam, đại tiểu tiện xuất huyết: móng giò 2 cái, tây thảo 30g, hoè hoa 30g, đại táo 10 trái. Hòe hoa, tây thảo gói trong vải xô, cùng hầm chín nhừ, bỏ bã thuốc, thêm gia vị.
Chữa huyết hư đau nhức chân tay, phù nề lở ngứa: móng giò 2 cái, hành sống 50g. Móng giò rửa sạch chặt lát, cho hành, muối, nước đun nhỏ lửa cho chín nhừ, thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Tỳ vị hư, ăn kém, gầy sút, lao phổi, ho khan, họng khô, khát nước: hoàng tinh 12g, đảng sâm 12g, đại táo 5 quả, gừng tươi 15g, nóng giò 750g. Chân giò được làm sạch, nướng qua trên bếp than, chặt lát; hoàng tinh, đảng sâm được gói trong vải xô. Tất cả cho vào nồi, đổ nước hầm cho chín nhừ. Bỏ bã thuốc, ăn trong ngày.
TS. Nguyễn Đức Quang