Sách châm cứu học là cuốn sách trình bày những kiến thức cơ bản cho người mới bắt đầu học châm cứu, từ khái niệm, nguồn gốc châm cứu, các huyệt vị, kim châm cứu, cách thức châm kim...Bài viết hôm nay sẽ đi vào tìm hiểu cuốn sách hay này.
Khái niệm, nguồn gốc châm cứu trong sách châm cứu học:
Sách châm cứu học xuất bản năm 1965, của tác giả T.T Thích Tâm Ấn, sách thuộc thể loại y học sức khỏe, và được xuất bản bởi nhà xuất bản Y học. Cuốn sách này gồm 19 chương, chủ yếu luận giải về ngành châm cứu.
Đầu tiên chúng ta sẽ đi tìm hiểu nguồn gốc của phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu:
Châm cứu là một phương pháp chữa bệnh thời tối cổ của Trung Quốc cách đây hơn 5.000 năm. Người thượng cổ vì sự sống quá thô sơ nên phần nhiều bị ngoại tà xâm nhập làm thịt nhức, gân co. Khi có bệnh chỉ biết dùng lửa để hơ và dùng đá nhọn để châm chích (thạch khí thời đại). Cách trị liệu này dần dần đúc kết thành phương pháp châm cứu ngày nay.
Các nhà khảo cổ học hiện đại đã tìm thấy những kim châm đầu tiên bằng đá (biếm thạch) trong một số di chỉ. Họ suy đoán rằng đến thời đại đồ Đồng người ta đã làm ra các cây kim bằng đồng (đồng châm). Đến thời Xuân Thu Chiến Quốc (770.221 TCN) con người đã biết dùng sắt để tạo ra các cây kim bằng sắt nhỏ tinh xảo hơn. Và đến ngày nay những chiếc kim châm đã được chế tạo bằng thép không gỉ, giúp ích nhiều hơn trong việc bảo quản cũng như chữa bệnh.
Tóm lại châm cứu có nguồn gốc từ rất xa xưa, là phương pháp chữa bệnh được đúc rút từ kinh nghiệm sống và chữa bệnh của người dân mà nên. Trải qua nhiều năm tháng thì châm cứu đã phát triển và có những bước tiến như ngày nay.
Khái niệm châm cứu: Châm cứu là hai phương pháp chữa bệnh, một là dùng kim nhọn (châm), một là dùng ngải đốt (cứu). Tuy là dùng những phương pháp khác nhau nhưng cả hai đều cùng một mục đích là kích thích, tác động lên huyệt trên cơ thể nhằm thông kinh hoạt lạc, điều hòa khí huyết, giúp cân bằng âm dương và trừ bệnh. Trong quá trình chữa bệnh người thầy thuốc có thể dùng châm hoặc cứu, cũng có thể kết hợp cả hai giúp đem lại hiệu quả cao, nên người ta gọi chung là phép châm cứu.
Hình ảnh huyệt vị, kim châm cứu và cách thức châm cứu:
Huyệt vị:
Như chúng ta đã biết để có thể thực hành chữa bệnh bằng châm cứu, thì nắm rõ được vị trí các huyệt vị là rất quan trọng. Nó liên quan đến các bộ phận, cơ quan, tức là liên quan đến căn bệnh và vị trí huyệt điều trị, do vậy người học cần phải nắm rõ các huyệt vị trên cơ thể con người. Trong những chương đầu tiên của cuốn sách châm cứu học cũng đã đề cập đến vấn đề này. (Xem thêm bài viết Bệnh viện châm cứu Nguyễn Tài Thu tại đây).
Trên cơ thể chúng ta có 3 huyệt chính đó là: huyệt của kinh, huyệt ngoài kinh và huyệt ở chỗ đau. Trên huyệt của kinh và huyệt ngoài kinh lại bao gồm nhiều huyệt khác nằm trong nó, còn huyệt ở chỗ đau là những huyệt không cố định, không tồn tại mãi mãi mà chỉ xuất hiện khi bị bệnh nên huyệt này chỉ được điều trị trong các chứng đau nhức cấp và mãn tính.
Những huyệt trên cơ thể chúng ta có những tác dụng khác nhau:
- Tác dụng trong sinh lý
- Tác dụng trong bệnh lý
- Tác dụng phòng và chữa bệnh
- Tác dụng trong chuẩn đoán.
Do đó người học cần phải nắm thật chắc những huyệt này.
Kim châm cứu: Đây là một công cụ không thể thiếu trong chữa bệnh bằng châm cứu. Sách châm cứu học cũng trình bày về vấn đề này rất cụ thể.
Có rất nhiều chủng loại kim châm cứu, nhưng dùng phổ biến nhất 3 loại kim chính đó là: kim 3 cạnh, kim châm da và hào kim. Mỗi loại kim này có những cách châm, công dụng chữa bệnh khác nhau. Các bạn có thể xem cụ thể trong bài viết Hình ảnh kim châm cứu tại đây.
Cách thức châm cứu: đây là bước quan trọng trong điều trị bệnh. Nó là bước cuối cùng hội tụ của tất cả các yếu tố trên từ hiểu biết về phương pháp châm cứu, nắm rõ huyệt vị, phân biệt kim châm cứu và tác dụng của nó.
Trước khi học cách châm cứu, người học sẽ phải luyện cách châm kim bằng các bước luyện sức ngón tay, khử độc kim châm, tìm điểm huyệt châm....và với mỗi loại kim trên người ta sẽ châm tùy từng loại bệnh khác nhau với những góc độ châm khác nhau. Bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn 3 góc châm chính:
- Góc thẳng đứng: góc châm này là phổ biến nhất hiện nay.
- Góc châm nghiêng: là thân kim để nghiêng nửa góc vuông mà đâm vào. Cách châm này phù hợp với những nơi tầng cơ nông, mỏng, hoặc các tạng phủ, cơ quan trọng yếu như vùng đầu, quanh ổ mắt, ngực.
- Góc châm ngang: cũng gọi là châm dưới da, là thân kim để nằm ngang với mặt da mà châm. Cách châm này thường sử dụng ở huyệt vị trên mặt và một số tạng khí trọng yếu.
Những kiến thức về châm cứu trong bài viết hôm nay mới chỉ cung cấp cho các bạn những kiến thức hết sức thô sơ và đơn giản, hi vọng sẽ đem lại cho các bạn những mối quan tâm đầu tiên về châm cứu chữa bệnh. Cuốn sách châm cứu học sẽ là một tài liệu đầy đủ, chi tiết và bổ ích cho các bạn nếu muốn đi sâu nghiên cứu và học tập.
Các bạn có thể xem thêm bài viết Châm cứu trị bệnh tự kỷ tại đây.
Khái niệm, nguồn gốc châm cứu trong sách châm cứu học:
Sách châm cứu học xuất bản năm 1965, của tác giả T.T Thích Tâm Ấn, sách thuộc thể loại y học sức khỏe, và được xuất bản bởi nhà xuất bản Y học. Cuốn sách này gồm 19 chương, chủ yếu luận giải về ngành châm cứu.
Đầu tiên chúng ta sẽ đi tìm hiểu nguồn gốc của phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu:
Châm cứu là một phương pháp chữa bệnh thời tối cổ của Trung Quốc cách đây hơn 5.000 năm. Người thượng cổ vì sự sống quá thô sơ nên phần nhiều bị ngoại tà xâm nhập làm thịt nhức, gân co. Khi có bệnh chỉ biết dùng lửa để hơ và dùng đá nhọn để châm chích (thạch khí thời đại). Cách trị liệu này dần dần đúc kết thành phương pháp châm cứu ngày nay.
Các nhà khảo cổ học hiện đại đã tìm thấy những kim châm đầu tiên bằng đá (biếm thạch) trong một số di chỉ. Họ suy đoán rằng đến thời đại đồ Đồng người ta đã làm ra các cây kim bằng đồng (đồng châm). Đến thời Xuân Thu Chiến Quốc (770.221 TCN) con người đã biết dùng sắt để tạo ra các cây kim bằng sắt nhỏ tinh xảo hơn. Và đến ngày nay những chiếc kim châm đã được chế tạo bằng thép không gỉ, giúp ích nhiều hơn trong việc bảo quản cũng như chữa bệnh.
Tóm lại châm cứu có nguồn gốc từ rất xa xưa, là phương pháp chữa bệnh được đúc rút từ kinh nghiệm sống và chữa bệnh của người dân mà nên. Trải qua nhiều năm tháng thì châm cứu đã phát triển và có những bước tiến như ngày nay.
Khái niệm châm cứu: Châm cứu là hai phương pháp chữa bệnh, một là dùng kim nhọn (châm), một là dùng ngải đốt (cứu). Tuy là dùng những phương pháp khác nhau nhưng cả hai đều cùng một mục đích là kích thích, tác động lên huyệt trên cơ thể nhằm thông kinh hoạt lạc, điều hòa khí huyết, giúp cân bằng âm dương và trừ bệnh. Trong quá trình chữa bệnh người thầy thuốc có thể dùng châm hoặc cứu, cũng có thể kết hợp cả hai giúp đem lại hiệu quả cao, nên người ta gọi chung là phép châm cứu.
Hình ảnh huyệt vị, kim châm cứu và cách thức châm cứu:
Huyệt vị:
Như chúng ta đã biết để có thể thực hành chữa bệnh bằng châm cứu, thì nắm rõ được vị trí các huyệt vị là rất quan trọng. Nó liên quan đến các bộ phận, cơ quan, tức là liên quan đến căn bệnh và vị trí huyệt điều trị, do vậy người học cần phải nắm rõ các huyệt vị trên cơ thể con người. Trong những chương đầu tiên của cuốn sách châm cứu học cũng đã đề cập đến vấn đề này. (Xem thêm bài viết Bệnh viện châm cứu Nguyễn Tài Thu tại đây).
Trên cơ thể chúng ta có 3 huyệt chính đó là: huyệt của kinh, huyệt ngoài kinh và huyệt ở chỗ đau. Trên huyệt của kinh và huyệt ngoài kinh lại bao gồm nhiều huyệt khác nằm trong nó, còn huyệt ở chỗ đau là những huyệt không cố định, không tồn tại mãi mãi mà chỉ xuất hiện khi bị bệnh nên huyệt này chỉ được điều trị trong các chứng đau nhức cấp và mãn tính.
Những huyệt trên cơ thể chúng ta có những tác dụng khác nhau:
- Tác dụng trong sinh lý
- Tác dụng trong bệnh lý
- Tác dụng phòng và chữa bệnh
- Tác dụng trong chuẩn đoán.
Do đó người học cần phải nắm thật chắc những huyệt này.
Kim châm cứu: Đây là một công cụ không thể thiếu trong chữa bệnh bằng châm cứu. Sách châm cứu học cũng trình bày về vấn đề này rất cụ thể.
Có rất nhiều chủng loại kim châm cứu, nhưng dùng phổ biến nhất 3 loại kim chính đó là: kim 3 cạnh, kim châm da và hào kim. Mỗi loại kim này có những cách châm, công dụng chữa bệnh khác nhau. Các bạn có thể xem cụ thể trong bài viết Hình ảnh kim châm cứu tại đây.
Cách thức châm cứu: đây là bước quan trọng trong điều trị bệnh. Nó là bước cuối cùng hội tụ của tất cả các yếu tố trên từ hiểu biết về phương pháp châm cứu, nắm rõ huyệt vị, phân biệt kim châm cứu và tác dụng của nó.
Trước khi học cách châm cứu, người học sẽ phải luyện cách châm kim bằng các bước luyện sức ngón tay, khử độc kim châm, tìm điểm huyệt châm....và với mỗi loại kim trên người ta sẽ châm tùy từng loại bệnh khác nhau với những góc độ châm khác nhau. Bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn 3 góc châm chính:
- Góc thẳng đứng: góc châm này là phổ biến nhất hiện nay.
- Góc châm nghiêng: là thân kim để nghiêng nửa góc vuông mà đâm vào. Cách châm này phù hợp với những nơi tầng cơ nông, mỏng, hoặc các tạng phủ, cơ quan trọng yếu như vùng đầu, quanh ổ mắt, ngực.
- Góc châm ngang: cũng gọi là châm dưới da, là thân kim để nằm ngang với mặt da mà châm. Cách châm này thường sử dụng ở huyệt vị trên mặt và một số tạng khí trọng yếu.
Những kiến thức về châm cứu trong bài viết hôm nay mới chỉ cung cấp cho các bạn những kiến thức hết sức thô sơ và đơn giản, hi vọng sẽ đem lại cho các bạn những mối quan tâm đầu tiên về châm cứu chữa bệnh. Cuốn sách châm cứu học sẽ là một tài liệu đầy đủ, chi tiết và bổ ích cho các bạn nếu muốn đi sâu nghiên cứu và học tập.
Các bạn có thể xem thêm bài viết Châm cứu trị bệnh tự kỷ tại đây.