• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Xà bông Cô Ba

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Xà bông Cô Ba

    Xà bông Cô Ba

    Nguyễn Ngọc Chính




    Ở Sài Gòn vào những thập niên 40-50, nhãn hiệu Xà bông Cô Ba rất phổ biến, không những tại Việt Nam mà còn lan rộng sang tận xứ Cao Miên và Lào. Xà bông thơm Cô Ba nổi danh trong mấy thập niên liền, đủ sức đánh bạt xà bông ngoại hoá, nhập cảng từ Pháp.

    Nếu người miền Bắc khâm phục nhà tài phiệt Bạch Thái Bưởi thì ở miền Nam có ông Trương Văn Bền (1883 – 1956), chủ nhân nhãn hiệu Xà bông Cô Ba. Cả hai đều thành công trên thương trường nhưng lại không hề trải qua trường lớp và dĩ nhiên, cũng không bằng cấp. Họ là những con người có đầu óc kinh doanh, tháo vát, nhiều sáng kiến.

    Trước khi làm một nhà doanh thương, ông Bền còn là một người thuộc Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ. Gia sản đồ sộ của Trương Văn Bền là do công sức của ông làm ra. Không phải ông Bền làm giàu bằng ruộng đất, ông có một lối đi riêng bằng con đường công nghiệp đáng để làm gương cho những người đi sau.

    Là người Việt gốc Hoa, sinh năm 1883 tại Chợ Lớn, ông Trương Văn Bền sinh trưởng trong một gia đình khá giả. Ông có đi Pháp nhiều lần, nhưng chưa hề học qua một trường lớp nào. Theo bảng lượng giá để đánh thuế của Phủ toàn quyền Đông Dương ở Hà Nội, năm 1941, ông Trương Văn Bền phải đóng thuế cho chính phủ một số tiền lên tới 107.000 đồng, trong khi đó, giá vàng khoảng 60 đồng/lượng.

    Là người nhạy cảm trong kinh doanh, ông Bền biết rõ một tiềm năng kinh tế Việt Nam chưa được khai thác: đó là cây dừa. Từ năm 1918, ông đã lập xưởng ép dầu dừa (dùng trong kỹ nghệ xà bông, mỹ phẩm) mỗi tháng sản xuất 1.500 tấn.

    Năm 1932, hãng xà bông Trương Văn Bền được thành lập tại đường Quai de Cambodge trong Chợ Lớn (trước chợ Kim Biên bây giờ), ban đầu sản xuất 600 tấn xà bông giặt mỗi tháng. Từ khi Xà bông Cô Ba, xà bông thơm đầu tiên của Việt Nam, ra đời đã đánh bạt xà bông thơm của Pháp, nhập cảng từ Marseille, nhờ phẩm chất tốt, giá thành thấp.

    Trong thương trường, ông Bền chủ trương luôn cải tiến chất lượng và sản phẩm phải hợp với túi tiền người tiêu dùng. Ông nhìn xa thấy rộng, không theo lối chụp giựt, ăn xổi ở thì. Mặc đầu có địa vị cao trong xã hội, nhưng ông Bền không tự mãn. Ông luôn luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm mỗi lần có dịp qua Pháp.


    Xà bông Việt Nam của Trương Văn Bền

    Khi máy giặt được phát minh và nhập cảng vào Việt Nam, ông Bền liền sản xuất loại bột giặt để thích ứng ngay. Loại bột giặt Viso của ông Trương Văn Khôi, và bột giặt Việt Nam của hãng xà bông Trương Văn Bền (lúc đó đổi thành Hãng Xà bông Việt nam), có đủ sức cạnh tranh với bột giặt nhập cảng từ Mỹ.

    Người Sài Gòn không ai không biết đến xà bông Cô Ba. Hình ảnh quen thuộc của Cô Ba với mái tóc vấn cao in nổi ngay trên cục xà bông thơm, ngoài hộp xà bông bằng giấy carton cũng có in hình người đàn bà ‘búi tóc’.

    Nhiều giai thoại kể lại rằng người đàn bà in hình trong cục xà bông thơm chính là người vợ thứ của ông Bền. Cái hay của ông Trương Văn Bền là biết áp dụng tâm lý trong kinh doanh, đưa hình ảnh Cô Ba, người mang đậm vẻ đẹp của phụ nữ miền Nam làm nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hoá của mình.

    Khi đã định hình được tên tuổi sản phẩm và thị trường tiêu dùng, Trương Văn Bền đặc biệt chú trọng vào khâu quảng cáo, khuếch trương thương hiệu. Trong suốt thời gian dài, hầu hết báo chí thời đó đều đăng quảng cáo “Dùng xà bông xấu, mục quần áo” hoặc “Người Việt Nam nên xài xà bông Việt Nam” của Hãng Xà bông Trương Văn Bền.

    Trong các cuộc triễn lãm được mở cửa hàng năm tại Sài Gòn và các tỉnh, bao giờ gian hàng của ông Bền cũng được thiết kế ấn tượng nhất với mô hình một cục xà bông khổng lồ, gây được sự chú ý và tò mò đặc biệt của người xem. Chưa dừng lại ở đó, tại các gian hàng còn bán xà bông gọi là ‘chào hàng’ với giá rẻ hơn bên ngoài đến 25%.

    Trương Văn Bền còn đưa nhãn hiệu xà bông Việt Nam vào những hình thức nghệ thuật dân tộc được người Việt yêu thích như vọng cổ, thơ lục bát, đề cao tinh thần dân tộc, lòng yêu nước. Có thể nói, từ giới bình dân đến trí thức đều biết, đều dùng và đều yêu mến sản phẩm của ông.

    Với sự ra đời của Hãng Xà bông Trương Văn Bền ở Nam Kỳ năm 1932, Việt Nam có được một xưởng công nghệ quy mô, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế trong thời kỳ phôi thai. Các xưởng ép dầu, xưởng làm xà bông, tạo công ăn việc làm cho hơn 200 công nhân. Khi công việc làm ăn phát đạt thêm, ông Bền còn xuất tiền cất một dãy phố 50 căn, gần Ngã Sáu Chợ Lớn, nằm góc đường Armans Rousseau (đường Hùng Vương ngày nay) và Général Lizé (đường Minh Mạng).

    Ông Bền có nhiều con. Tôi được nghe nhắc tới ông Trương Khắc Trí, từng là chủ tịch ban quản trị Việt nam Công Thương Ngân Hàng (thành lập năm 1953) tại Sài gòn. Người con trai út, ông Trương Khắc Cần, thay cha quản lý Hãng Xà bông Việt nam cho tới năm 1975. Ông Trương Khắc Cần được nhà nước ‘ưu ái’ cho phép hiến tặng tất cả tài sản mà gia đình thân phụ ông tạo lập từ hơn nửa thế kỷ nay, để được đi định cư tại Pháp!


    Quảng cáo Xà bông Việt Nam với tên ‘Trưong Van Beng’ nơi góc phải

    Sau năm 1975, Công ty Trương Văn Bền và Các con trở thành Nhà máy Hợp doanh Xà bông Việt Nam thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. Năm 1995, đơn vị này trở thành công ty Phương Đông thuộc Bộ Công nghiệp. Tháng 7/1995, công ty Phương Đông liên doanh với tập đoàn Proter & Gamble (P&G) lập một nhà máy mới ở Sông Bé.

    Trong ký sự Một tháng ở Nam Kỳ, nhà văn Phạm Quỳnh có nhắc đến ông Trương Văn Bền, với giọng văn của thập niên 1940:

    “Ông Trương Văn Bền là một nhà công nghiệp to ở Chợ Lớn, năm trước cũng có ra xem hội chợ ở Hà Nội, đem xe hơi ra đón các phái viên Bắc Kỳ về xem nhà máy dầu và nhà máy gạo của ông ở Chợ Lớn. Xem qua cái công cuộc ông gây dựng lên, đã to tát như thế mà chúng tôi thấy hứng khởi trong lòng, mong mỏi cho đồng bào ta ngày một nhiều người như ông, ngõ hầu chiếm được phần to trong trường kinh tế nước nhà và thoát ly được cái ách người Tàu về đường công nghệ thương nghiệp”.

    Trích từ
    Triệu phú Sài Gòn xưa
    Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

    Similar Threads
  • #2

    Xà bông Cô Ba từ cây dừa Bến Tre

    Trích từ bài viết của Dương Thế Hùng

    Một lần tình cờ vô siêu thị Coop.Mark Bến Tre, tôi bỗng thấy khá nhiều xà bông Cô Ba trưng bày trên kệ. Chúng chễm chệ, kiêu kỳ không kém các sản phẩm nổi tiếng bên cạnh như Lux, Camay, Enchenteur… Cầm một hộp ngửi thử, cái hương thơm chân chất ngọt ngào của nó vẫn y như hồi bốn chục năm về trước. Má tôi buộc miệng: “Cái này hồi tụi bây còn nhỏ tao mua cho tắm hoài. Trong tủ lúc nào cũng để một hộp cho thơm quần áo…”

    Thương hiệu Việt từ năm 1930

    Hóa ra tới bây giờ người ta vẫn còn làm ra nó. Lần theo địa chỉ ghi trên nhãn hộp, tôi tìm đến số 40 đường Kim Biên, quận 5, TP Sài Gòn . Đó là một dãy nhà lớn bên hông chợ Kim Biên ngày nay. Mặt dựng trước dãy nhà vẫn còn nguyên cái logo nổi hình người phụ nữ đầu búi tóc, vẻ dịu dàng thanh thoát. Nhìn biết ngay đó là Cô Ba, biểu tượng của người phụ nữ Nam bộ. Chỉ có điều hơi khác, bên dưới logo trước kia có hàng chữ “Công ty Trương Văn Bền và các con”, nay đã thay thế bằng “Công ty Phương Đông”.


    Hình ảnh Cô Ba trên thương hiệu xà bông Cô Ba
    nức tiếng hơn 80 năm

    Ông Nguyễn Đức Hiệp, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất Thương mại Phương Đông, xác nhận: “Cơ sở này trước kia chính là của ông Trương Văn Bền, chuyên sản xuất xà bông cục 72% dầu có nhãn hiệu “xà bông Việt Nam”, với xuất xứ từ nguyên liệu cây dừa Bến Tre. Và sản phẩm độc đáo nhất chính là cục xà bông thơm mang nhãn hiệu “xà bông Cô Ba” nức tiếng một thời. Năm 1977, người con út của ông là Trương Khắc Cẩn vẫn còn làm Phó Giám đốc. Năm 1995, công ty được cổ phần hóa do nhà nước quản lý. Hiện nay công ty vẫn tiếp tục sản xuất sản phẩm xà bông Cô Ba bởi nhiều người lớn tuổi vẫn còn ưa dùng. Và trên hết là bảo tồn một thương hiệu truyền thống khắc sâu lòng người hơn 80 năm qua”.

    Tại Bảo tàng Sài Gòn hiện nay vẫn còn lưu giữ những hiện vật ít ỏi còn lại của thương hiệu nổi tiếng một thời này. Đó là một bộ khuôn dập nhãn hiệu xà bông Cô Ba, những vỏ hộp in hình người phụ nữ Nam bộ có gương mặt phúc hậu, mặc áo dài đen, cổ đeo dây chuyền vàng đóng khung trong hình oval; những cục xà bông đã ngã vàng là xà bông đá nhãn hiệu Việt Nam; cục xà bông thơm màu xanh, một mặt in chữ nổi “Co Ba”, mặt kia in hình logo Cô Ba đầu búi tóc cao quen thuộc.

    Đặc biệt, trong số hiện vật trưng bày còn có tờ rơi quảng cáo in hình vận động viên cách điệu cục xà bông đang trên đường chạy, bên dưới ghi hàng chữ “bao giờ cũng nhứt” rất ngộ nghĩnh. Từ hồi xưa, ông Trương Văn Bền đã nghĩ ra cách quảng cáo sản phẩm cực kỳ độc đáo như vậy. Ngoài ra, gian trưng bày còn có danh thiếp ghi rõ tên công ty bằng tiếng Pháp cùng với nhãn hiệu “Cô Ba” quen thuộc với hàng chữ “Fonde En 1930 – Ets Truong-Van-Ben & Fils S.A - Huilerie et Savonnerie Vietnam (thành lập năm 1930 – Công ty Trương Văn Bền và Các con - Dầu và Xà bông Việt Nam).


    Những cục xà bông Việt Nam 72% dầu và xà bông thơm
    hiệu Cô Ba trưng bày trong Bảo tàng thành phố Sài Gòn

    *
    Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

    Comment

    • #3

      Hồi nhỏ tui thấy cái biển "công ty Trương văn Bền và các con" dán chễm chệ trên 1 xưởng ở Chợ Lớn. Cái ấn tượng đầu tiên là.. thấy ngồ ngộ vì đây 1 cái tên đặc biệt, đặc biệt ở 3 chữ cuối.

      Thời ấy, tôi thấy hình Cô Ba in trên cục xà phòng, in trên hình trên hộp. Và lớn thêm 1 chút thì đọc bài viết về cô Ba Trà nức tiếng của miền Nam. Lúc ấy tôi cứ nghĩ hai Cô Ba này là một. Giờ mới biết mình bé cái lầm.

      Comment

      Working...
      X
      Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom